Xử lý vết cắt do giấy

Từ VLOS
(đổi hướng từ Xử lý Vết cắt do Giấy)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Kể từ khi giấy được phát minh, chúng ta đã phải xử lý những vết thương tuy nhỏ nhưng khá phiền toái của vết cắt do giấy tạo ra. Vì chúng thường xảy ra trên đầu ngón tay nên chúng sẽ gây nhiều đau đớn cho bạn hơn là những vết trầy xước khác. Tuy vậy, có một số điều bạn có thể làm để sự khó chịu và đau rát đó nhanh chóng biến mất.

Các bước[sửa]

Rửa Vết cắt[sửa]

  1. Rửa sạch vết thương với nước lạnh và sạch để loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn trên vết thương.[1] Nước lạnh giúp bạn giảm bớt sự đau rát do vết thương gây ra.
  2. Hãy thật nhẹ nhàng. Chà sát quá mạnh sẽ làm cho vết cắt bị hở nhiều hơn.
  3. Rửa vết cắt dưới vòi nước lạnh và sạch cho đến khi sạch xà phòng.
    • Trong trường hợp không có vòi nước, bạn có thể sử dụng ống kim tiêm hoặc đục một lỗ trên chai nhựa và xịt nước vào vết thương .
  4. Tránh sử dụng chất tẩy, cồn và thuốc sát trùng. Đặc tính của những dung dịch này có thể diệt vi khuẩn nhưng cũng có thể tổn thương luôn cả những tế bào mô khỏe mạnh và làm chậm tốc độ hồi phục vết thương của bạn.[2]
  5. Cầm máu nếu cần thiết. Nếu vết thương chảy máu quá nhiều hoặc lâu ngừng chảy máu, hãy cầm máu bằng cách nhẹ nhàng ép vết thương lại với một mảnh vải hoặc băng gạc sạch.[3]
  6. Hãy để vết thương tự lành. Giữ vết thương luôn sạch sẽ. Không khí sẽ giúp vết thương mau khô và chỉ trong vài ngày bạn sẽ chẳng còn nhớ là bạn đã từng có một vết thương như vậy.

Băng bó Vết cắt[sửa]

  1. Hãy nhớ rằng đó chỉ là một vết thương ngoài da do giấy. Nó sẽ dễ dàng tự lành. Tuy nhiên việc băng bó sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đau và hoạt động dễ dàng hơn.
  2. Bôi một lớp mỏng thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ để giúp giữ ẩm cho bề mặt vết thương. Tuy điều này không giúp vết thương lành nhanh hơn, nhưng nó giúp ngăn chặn nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình tự hồi phục của cơ thể.[4]
    • Một số thành phần trong thuốc kháng sinh và thuốc mỡ có thể gây kích ứng da và phát ban nhẹ. Nếu bạn thấy bất kì dấu hiệu nào của sự phát ban, hãy ngưng dùng thuốc ngay.
  3. Băng bó vết thương. Sử dụng băng cá nhân sạch, đặc biệt ở những vùng mà vết thương dễ bị vấy bẩn như ngón tay hoặc bàn tay. Nó sẽ hạn chế một lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn và cũng sẽ giúp bảo vệ bạn hạn chế va chạm vào vết thương hở.[5]
    • Dán miếng băng dính được chuẩn bị sẵn lên vùng da bị thương, để máu lưu thông đến vết thương thì bạn không nên dán quá chặt. Như vậy vết thương mới có thể mau hồi phục.
  4. Thay băng. Thay băng dán nếu nó bị dơ hoặc ướt. Bạn phải giữ cho vùng bị thương luôn sạch sẽ để đẩy nhanh quá trình tự lành.
  5. Sử dụng keo lỏng nếu bạn không thể giữ cho băng gạc được khô. Một số sản phẩm có tác dụng gây tê cục bộ giúp giảm đau. Bạn có thể tìm trong nhà thuốc những sản phẩm dành riêng cho những vết thương nhỏ ngoài da.
    • Những sản phẩm siêu dính có thể gây đau, nhưng nó có thể bao phủ lên vết thương và vùng da luôn khô ráo để miệng vết thương nhanh chóng lành lại. Những sản phẩm này không được dùng để sử dụng trực tiếp lên da nên nếu bạn chọn sử dụng phương pháp này thì hãy cân nhắc vì nó sẽ gây đau và bỏng rát.
  6. Tháo băng gạc khi vết cắt bắt đầu lành. Với hầu hết những vết cắt do giấy gây ra, chỉ mất vài ngày để vết thương lành lại. Việc bạn băng vết thương quá lâu có thể khiến cho vết thương không lấy được lượng oxi cần thiết cho quá trình chữa lành.

Chữa lành Vết cắt Bằng Phương pháp Dân gian[sửa]

  1. Thoa mật ong nguyên chất lên vết cắt. Mật ong được sử dụng phải là mật ong nguyên chất, nếu nó đã qua pha chế thì tất cả những enzim kháng khuẩn sẽ bị loại bỏ.[6]
    • Phương pháp dân gian không thể thay thế cho các loại thuốc. Nhưng những thông tin trong phần này là những cách đơn giản nhất để thử được tổng hợp theo nhiều nguồn khác nhau để có thể giúp vết thương của bạn mau lành hơn. Bạn vẫn cần phải rửa vết thương đúng cách, sử dụng các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng (bao phủ vết thương khi chưa lành), và dùng thuốc nếu trở nên nhiễm trùng.
  2. Đắp lô hội tươi lên trên vết cắt. Bạn cũng có thể sử dụng tuýp gel được bán trên thị trường. Lô hội được biết đến với khả năng đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
  3. Lá bạc hà. Làm ấm một túi trà bạc hà trong nước sôi, sau đó đặt túi trà lên vết thương hay nhúng ngón tay bị thương của bạn vào ly trà bạc hà lạnh. Bạc hà có tác dụng làm dịu các mô bị viêm.[3]
  4. Thoa dung dịch tỏi. Trộn 3 tép tỏi nghiền với 1 ly rượu, để yên trong vòng 2-3 tiếng rồi sau đó lược lại. Dùng vải sạch bôi dung dịch lên vết cắt 1-2 lần/ngày.
  5. Dùng thuốc mỡ Calendula, dầu hoa oải hương, thuốc mỡ mao lương hoa vàng và tinh dầu trà. Tất cả đều có thể được tìm thấy trong hiệu thuốc, và được biết đến bởi khả năng giúp vết thương chóng lành. Sử dụng trực tiếp lên vết thương hoặc qua băng gạc 2-4 lần/ngày.[6]

Lời khuyên[sửa]

  • Đến gặp bác sĩ nếu vết cắt khá sâu, không ngừng chảy máu trong vòng 30 phút hoặc chảy máu quá nhiều. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, như mẩn đỏ, sưng tấy, đau nhức, hoặc tiết dịch mủ ở vùng bị cắt.
  • Để tránh những vết cắt do giấy, cố đừng miết ngón tay của bạn lên cạnh của tờ giấy. Điều này có thể gây khó khăn nhất định trong công việc hoặc trong khi đang phải hoàn thành dự án, nhưng cũng đừng quá vội vã và hãy sử dụng những biện pháp phòng ngừa để tránh những vết thương không đáng có.[3]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây