Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Xử lý ngón tay bị gãy
Từ VLOS
Gãy ngón tay là tai nạn khi một trong những đoạn xương ngón tay bị vỡ. Ngón cái có hai đoạn xương, những ngón còn lại thì có ba đoạn. Gãy ngón tay là một chấn thương phổ biến có thể xảy ra do té ngã khi chơi thể thao, bị kẹt tay vào cửa xe ô tô hay những tai nạn khác. Để điều trị ngón tay bị gãy đúng cách, đầu tiên bạn phải xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương, sau đó sơ cứu vết thương tại chỗ trước khi đi đến bệnh viện gần nhất.[1]
Mục lục
Các bước[sửa]
Xác định mức độ nghiêm trọng của vết thương[sửa]
-
Kiểm
tra
ngón
tay
có
bị
bầm
hoặc
sưng
không.
Sưng
hoặc
bầm
xảy
ra
khi
những
mạch
máu
nhỏ
trong
ngón
tay
bị
vỡ.
Nếu
xương
ngón
tay
bị
gãy
thì
có
khả
năng
những
tụ
máu
màu
tím
sẽ
xuất
hiện
bên
dưới
móng
tay
của
bạn
và
ngón
tay
sẽ
tím
bầm
lại.[2]
- Bạn cũng sẽ cảm thấy đau dữ dội nếu chạm vào ngón tay. Đó chính là dấu hiệu gãy ngón tay. Một vài người vẫn có thể cử động ngón tay cho dù nó đã bị gãy mà chỉ cảm thấy tê hoặc đau nhẹ. Tuy nhiên, điều này có thể lại là nguy cơ của vỡ hoặc gãy xương ngón tay và bạn cần phải được điều trị y tế ngay lập tức.[3]
- Kiểm tra xem ngón tay có bị mất cảm giác hoặc mất khả năng bơm máu cho mao mạch không. Bơm máu cho mao mạch là sự đẩy máu trở lại các ngón tay dưới tác động của áp lực.
-
Kiểm
tra
xem
ngón
tay
có
vết
thương
hở
hay
bị
lồi
xương
không.
Bạn
có
thể
thấy
một
vết
thương
hở
khá
lớn
hoặc
một
phần
của
xương
khi
da
bị
rách
và
khiến
xương
nhô
ra
khỏi
da.
Những
dấu
hiệu
này
chứng
tỏ
tình
trạng
của
bạn
khá
nặng.
Nếu
gặp
phải
trường
hợp
này,
ngay
lập
tức
tìm
đến
cơ
sở
y
tế
gần
nhất.[3]
- Hoặc, nếu máu chảy ra quá nhiều từ miệng vết thương hở thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay.[4]
-
Kiểm
tra
độ
biến
dạng
của
ngón
tay.
Nếu
một
đoạn
ngón
tay
bị
chĩa
về
một
hướng
khác,
thì
xương
chắc
hẳn
là
đã
bị
gãy
hoặc
trật
khớp.
Trật
khớp
ngón
tay
xảy
ra
khi
xương
bị
lệch
ra
khỏi
vị
trí
ban
đầu
và
thông
thường
chỉ
xảy
ra
ở
những
khớp
nối
như
khớp
ngón
tay.[2]
Hãy
đến
gặp
bác
sĩ
nếu
bạn
bị
trật
khớp
ngón
tay.
- Có ba đoạn xương trong mỗi ngón tay và chúng được sắp xếp theo cùng một thứ tự. Đoạn xương thứ nhất được gọi là xương đốt ngón gốc, đoạn thứ hai là xương đốt ngón giữa, và đoạn xương phía ngoài gọi là xương đốt ngón xa. Vì ngón cái là ngón tay ngắn nhất, do đó nó không có xương đốt ngón giữa. Thông thường chúng ta hay bị gãy ngón tay ở các đốt ngón tay hoặc là những khớp nối.[5]
- Gãy xương đốt ngón xa thường dễ điều trị hơn là gãy khớp hoặc đốt ngón tay.[6]
-
Lưu
ý
liệu
cơn
đau
và
sưng
tấy
có
giảm
đi
sau
vài
tiếng
đồng
hồ.
Nếu
ngón
tay
không
bị
biến
dạng
cũng
như
cơn
đau
và
sưng
tấy
cùng
lắng
xuống
thì
có
thể
bạn
chỉ
bị
bong
gân
mà
thôi.
Bong
gân
xảy
ra
khi
các
dây
chằng
(dây
tế
bào
gắn
những
đoạn
xương
trong
ngón
tay
lại
tại
các
khớp
ngón
tay
lại
với
nhau)
bị
kéo
quá
căng.[2]
- Nếu bị bong gân, bạn nên tránh cử động ngón tay đó. Tay bạn sẽ ổn hơn sau 1 đến 2 ngày. Còn nếu không có gì tiến triển thì bạn phải điều trị diễn biến bằng biện pháp y tế để chắc rằng ngón tay của mình chỉ bị bong gân hoặc có thể bị nặng hơn thế nữa. Chụp X quang là cách để biết chính xác điều đó.
Sơ cứu trên đường đến gặp bác sĩ[sửa]
-
Chườm
đá.
Bọc
đá
lạnh
bằng
khăn
và
chườm
lên
ngón
tay
trên
đường
đến
phòng
khám.
Cách
này
giúp
giảm
bầm
tím
và
sưng
tấy.
Không
được
áp
đá
lạnh
trực
tiếp
lên
vết
thương.[7]
- Giữ ngón tay cao hơn tim để giúp giảm sưng tấy và mất máu.
-
Nẹp
vết
thương.
Thanh
nẹp
sẽ
giữ
xương
ngón
tay
không
bị
lệch.
Để
nẹp
vết
thương
cần:
- Dùng một vật mỏng và dài gần bằng ngón tay bị gãy như một cây bút hoặc que kem.
- Đặt thanh nẹp ngay ngón phần tay bị gãy hoặc nhờ bạn bè hay người thân giữ nó đúng vị trí.
- Dùng gạc cố định cây bút /chiếc que với ngón tay. Buộc nó lại từ từ. Đừng siết quá chặt nếu không sẽ dẫn đến sưng tấy và cản trở quá trình lưu thông máu trong ngón tay bị thương.[7]
- Tháo nhẫn hoặc vòng đeo tay. Nếu có thể, hãy cố tháo nhẫn trên ngón tay ra trước khi nó sưng lên. Sẽ càng khó khăn hơn để tháo bỏ nó ra một khi ngón tay đã bị sưng và trở nên đau.[7]
Tiếp nhận điều trị y tế[sửa]
- Tiếp nhận thăm khám của bác sĩ. Bác sĩ cần biết lịch sử điều trị của bạn và kiểm tra để có thêm thông tin cũng như nguyên nhân gây ra vết thương. Chuyên gia sẽ kiểm tra độ biến dạng, sự nguyên vẹn của dây thần kinh trên ngón tay cùng với vùng da bị rách hoặc chấn thương.
- Chụp X quang ngón tay. Điều này cho phép bác sĩ xác định liệu xương ngón tay của bạn có bị gãy hay không. Có hai kiểu thường gặp: đơn giản và phức tạp. Mỗi kiểu gãy xương có cách thức điều trị riêng.[8]
-
Để
bác
sĩ
băng
bó
ngón
tay
nếu
bạn
chỉ
bị
gãy
theo
kiểu
đơn
giản.
Gãy
xương
đơn
giản
khá
ổn
định,
không
có
vết
thương
hở
hay
vết
cắt
nào
trên
da.
Các
triệu
chứng
sẽ
không
trở
nên
tệ
hơn
và
không
ảnh
hưởng
đến
khả
năng
hoạt
động
ngón
tay
của
bạn
sau
này.[8]
- Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ buộc ngón tay gãy vào với ngón tay khác bên cạnh nó, có tác dụng như là một thanh nẹp. Thanh nẹp sẽ giữ ngón tay ở đúng vị trí để chữa lành.[2]
- Bác sĩ cũng có thể di chuyển xương về lại vị trí ban đầu, gọi là phương pháp nắn xương. Bạn sẽ được gây tê cục bộ khu vực bị thương để bác sĩ chỉnh sửa lại vị trí xương.
-
Hỏi
ý
kiến
chuyên
gia
về
thuốc
giảm
đau.
Bạn
có
thể
dùng
thuốc
để
giảm
đau
và
sưng
tấy,
nhưng
bạn
vẫn
nên
hỏi
ý
kiến
chuyên
môn
về
việc
nên
sử
dụng
loại
thuốc
nào
và
liều
lượng
sử
dụng
ra
sao.[10]
- Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giảm đau dựa trên mức độ nghiêm trọng của vết thương.
- Nếu bạn có vết thương hở trên ngón tay, bạn sẽ cần uống thuốc kháng sinh và tiêm ngừa uốn ván. Những loại thuốc này bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị vi khuẩn tấn công từ vết thương.
-
Cân
nhắc
phẫu
thuật
nếu
vết
thương
quá
nghiêm
trọng.
Nếu
xương
bị
gãy
quá
nặng,
bạn
sẽ
cần
phải
phẫu
thuật
để
cố
định
những
mẩu
xương
bị
vỡ.
- Bác sĩ có thể đề nghị một ca phẫu thuật mở. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một đường nhỏ trên ngón tay của bạn để thấy xương bị gãy và sắp xếp lại. Trong một vài trường hợp, họ sẽ dùng một sợi dây nhỏ hoặc nẹp và ốc vít để cố định cho xương dần phục hồi.[11]
- Những vật này sẽ được tháo bỏ sau khi ngón tay hồi phục hoàn toàn.
-
Nhận
giới
thiệu
về
một
bác
sĩ
phẫu
thuật
chỉnh
hình
hoặc
bác
sĩ
phẫu
thuật
tay.
Nếu
bạn
bị
gãy
xương
nặng,
vết
thương
nghiêm
trọng
hoặc
bị
tổn
thương
mạch
máu,
bác
sĩ
sẽ
tư
vấn
cho
bạn
một
bác
sĩ
phẫu
thuật
chỉnh
hình
(chuyên
về
xương
khớp)
hoặc
với
một
bác
sĩ
phẫu
thuật
tay.[7]
- Những chuyên gia này sẽ xem xét vết thương và quyết định xem bạn có cần phải thực hiện một ca phẫu thuật hay không.
Chăm sóc vết thương[sửa]
- Giữ khu vực bó bột trên cao, sạch sẽ và khô ráo. Việc này sẽ ngăn chặn những tác động bên ngoài, đặc biệt là khi bạn có vết thương hở hoặc vết cắt trên tay. Giữ ngón tay trên cao sẽ giúp ngón tay ở đúng vị trí và hồi phục dễ dàng.[2]
-
Không
dùng
ngón
tay
hoặc
tay
cho
tới
ngày
tái
khám.
Sử
dụng
bên
tay
không
bị
thương
để
làm
công
việc
cá
nhân
như
ăn
uống,
tắm
rửa
và
cầm
nắm
đồ
vật.
Để
ngón
tay
có
thời
gian
phục
hồi,
không
hoạt
động
hay
gây
bất
cứ
ảnh
hưởng
tới
vùng
băng
bó
là
một
điều
vô
cùng
quan
trọng.[12]
- Buổi hẹn tái khám với bác sĩ hoặc với chuyên gia về tay nên là một tuần sau khi bắt đầu điều trị. Trong buổi tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra xem các mảnh xương có còn ở đúng vị trí và đang trong quá trình phục hồi hay không.[2]
- Với hầu hết các vết gãy xương, ngón tay sẽ mất tới 6 tuần nghỉ ngơi trước khi trở lại với hoạt động thể thao bình thường hay công việc.
- Bắt đầu cử động ngón tay khi đã tháo bột. Ngay khi bác sĩ đảm bảo rằng ngón tay đã được hồi phục và có thể tháo bột, hãy cử động ngón tay. Nếu bạn giữ bó bột quá lâu hoặc ít cử động ngón tay sau khi tháo bột thì các khớp xương sẽ cứng lại và sẽ rất khó để cử động ngón tay một cách linh hoạt.[2]
- Gặp bác sĩ trị liệu nếu vết thương quá nặng. Bác sĩ trị liệu sẽ cho bạn lời khuyên làm cách nào để cử động ngón tay một cách bình thường. Bác sĩ cũng có thể đưa cho bạn những bài tập tay mà bạn có thể thực hiện để giữ cho ngón tay cử động và lấy lại sự linh hoạt cho ngón tay.[7]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2684218/
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 http://www.nhs.uk/conditions/broken-finger/Pages/Introduction.aspx
- ↑ 3,0 3,1 http://www.medicinenet.com/broken_finger/page3.htm
- ↑ http://www.healthgrades.com/right-care/bones-joints-and-muscles/broken-finger--symptoms
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/broken_finger/article_em.htm
- ↑ http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00011M
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 http://www.medicinenet.com/broken_finger/page4.htm
- ↑ 8,0 8,1 http://www.emedicinehealth.com/broken_finger/page4_em.htm
- ↑ 9,0 9,1 http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/bone-joint-muscle-conditions/bone-conditions-treatment/hand-fractures/
- ↑ http://www.drugs.com/cg/finger-fracture.html
- ↑ http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/bone-joint-muscle-conditions/bone-conditions-treatment/hand-fractures-treatment/
- ↑ http://www.medicinenet.com/broken_finger/page5.htm