Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Xoa dịu cơn táo bón với dầu thầu dầu
Từ VLOS
(đổi hướng từ Xoa dịu cơn Táo bón với dầu Thầu dầu)
Tinh dầu thầu dầu được chiết xuất từ hạt cây thầu dầu, và được xem là liệu pháp tự nhiên để trị chứng táo bón. Nó có chức năng như một chất kích thích nhuận tràng và giúp bôi trơn ruột mà không cần hấp thu bất cứ hơi ẩm nào từ thành ruột. Nếu thỉnh thoảng bạn trải qua tình trạng táo bón, dầu thầu dầu có thể giúp xoa dịu triệu chứng khó chịu trong cơ thể. Tuy nhiên, tinh dầu này có thể gây ra một vài phản ứng phụ không mong muốn và cũng không an toàn khi sử dụng đối với một vài người. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ trước khi dùng dầu thầu dầu để điều trị chứng táo bón.[1]
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị Dùng Tinh dầu Thầu dầu[sửa]
-
Cho
bác
sĩ
hoặc
dược
sĩ
biết
về
tất
cả
loại
thuốc
mà
bạn
đang
uống.
Dầu
thầu
dầu
có
thể
tương
tác
với
một
vài
loại
thuốc
nhất
định,
và
bạn
nên
chắc
chắn
rằng
bạn
sẽ
không
trải
qua
bất
cứ
tình
trạng
tương
tác
thuốc
nguy
hiểm
nào
trước
khi
uống
tinh
dầu.[2]
- Bên cạnh đó, cho bác sĩ biết bạn có bị dị ứng với thứ gì đó hay không. Tinh dầu thầu dầu thường chứa một số thành phần xác định có thể ảnh hưởng đến cơ thể nếu bạn bị dị ứng với chúng.
-
Không
sử
dụng
dầu
thầu
dầu
nếu
bạn
đang
mang
bầu.
Phụ
nữ
có
thai,
cho
con
bú,
và
đang
trong
thời
kỳ
kinh
nguyệt
được
khuyến
cáo
là
không
nên
sử
dụng
dầu
thầu
dầu.
Một
vài
đối
tượng
khác
cũng
không
nên
dùng
tinh
dầu
này
để
xoa
dịu
cơn
táo
bón
bao
gồm:[2]
- Người bị đau bụng dữ dội
- Người đang bị tắc ruột hay bị sỏi mật
- Người hay buồn nôn và ói mửa
- Người đang bị đau bụng không chẩn đoán rõ nguyên nhân hay bị chảy máu hậu môn
- Dầu thầu dầu không nên dùng chung với thuốc lợi tiểu, trừ khi dùng dưới sự giám sát của bác sĩ. Tình trạng mất cân bằng điện giải cũng có thể gây ra chứng táo bón, đặc biệt liên quan đến thiếu hụt kali.
-
Tìm
hiểu
một
vài
phản
ứng
phụ
đi
kèm
có
thể
xảy
ra.
Hầu
hết
mọi
người
đều
uống
dầu
thầu
dầu
an
toàn
mà
không
gặp
bất
cứ
vấn
đề
nào.
Tuy
nhiên,
bạn
cũng
nên
chuẩn
bị
tinh
thần
để
trải
nghiệm
một
số
phản
ứng
phụ.
Hầu
hết
chúng
đều
không
gây
hại
và
sẽ
biến
mất
trong
thời
gian
ngắn.
Nhưng
cũng
có
một
số
phản
ứng
phụ
có
thể
gây
nguy
hiểm.[2]
- Phản ứng phụ không đáng kể bao gồm đau bụng hoặc chuột rút, buồn nôn, tiêu chảy, và mệt lả người. Triệu chứng trên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nếu chúng kéo dài, hãy đến khám bác sĩ ngay.
- Phản ứng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm ói mửa, tim đập không đều, hoa mắt, và hoảng loạn. Bạn cũng nên theo dõi có triệu chứng phát ban nào xuất hiện trên cơ thể hay không, vì điều này có thể cho thấy bạn đang bị phản ứng dị ứng. Ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn đang trải qua triệu chứng trên.
Uống Liều thứ nhất[sửa]
-
Mua
dầu
thầu
dầu.
Mặc
dù
việc
sử
dụng
tinh
dầu
này
không
phổ
biến
như
trước
đây,
nhưng
hầu
hết
quầy
thuốc
và
siêu
thị
đều
có
bán.
Dầu
thầu
dầu
thường
là
chai
nhỏ
màu
nâu,
và
được
bày
bán
ở
khu
vực
liên
quan
đến
thuốc/sản
phẩm
dành
cho
đường
ruột.
- Khi mua tinh dầu này, bạn nên tìm một số từ trọng tâm ghi trên nhãn mác như dầu ép lạnh, nguyên chất, 100% tinh khiết, và đáp ứng đủ tiêu chuẩn đề ra trong FCC để đảm bảo bạn mua sản phẩm chất lượng cao.[3]
-
Xác
định
liều
lượng
thích
hợp.
Có
một
số
hướng
dẫn
khác
nhau
trong
việc
xác
định
dùng
bao
nhiêu
lượng
tinh
dầu
thầu
dầu
là
vừa
phải.
- Nếu bạn đang dùng tinh dầu dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, tốt nhất là nên áp dụng liều lượng sử dụng mà bác sĩ kê cho bạn.
- Một số chai dầu có thể liệt kê hướng dẫn cụ thể trong việc sử dụng liều lượng thích hợp. Bạn nên đọc kỹ nhãn mác để xem liệu có bất kỳ lời khuyên nào liên quan đến áp dụng lượng tinh dầu phù hợp hay không.
- Trong trường hợp bác sĩ không ghi toa và nhãn mác trên sản phẩm không có bất kỳ chú thích nào về vấn đề này, thì nguyên tắc phổ biến là áp dụng 15 ml - 60 ml tinh dầu đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, và 5 ml -15 ml đối với trẻ em từ 2-11 tuổi, và 1 ml -5 ml đối với trẻ em dưới 2 tuổi.[4]
- Uống tinh dầu thầu dầu khi bụng rỗng. Việc này sẽ giúp thuốc có tác dụng nhanh hơn. Nếu bạn muốn có kết quả từ từ, hãy uống tinh dầu với thức ăn.[5]
- Ước lượng liều dùng chính xác bằng muỗng hoặc cốc định lượng. Điều quan trọng là bạn không nên sử dụng muỗng trong nhà bếp như một vật để thay thể cho muỗng/cốc định lượng. Đồ dùng bằng bạc không có kích cỡ chính xác và có thể mang đến kết quả sai lệch.[6]
- Trộn lẫn lượng dầu thầu dầu đã được ước định với một cốc nước ép. Dầu thầu dầu được biết đến là loại thuốc có vị đắng và không mấy hấp dẫn. Bạn có thể giúp chúng có vị dễ chịu hơn bằng cách pha loãng tinh dầu với nước ép trái cây.
-
Bạn
có
thể
muốn
đi
đại
tiện
trong
vòng
vài
giờ.
Tinh
dầu
thầu
dầu
thường
có
tác
dụng
trong
vòng
ít
nhất
2
tiếng
đồng
hồ
hoặc
nhiều
nhất
6
tiếng
đồng
hồ.
Nếu
bạn
không
cảm
thấy
muốn
đi
đại
tiện
trong
khoảng
thời
gian
này,
có
thể
bạn
đang
gặp
phải
vấn
đề
nghiêm
trọng
hơn,
như
tắc
nghẽn
đường
ruột
hoặc
phân
bị
lèn
chặt.
Hãy
đi
bác
sĩ
ngay
lập
tức.[5]
- Không uống dầu thầu dầu vào buổi tối, bởi tác dụng nhuận tràng thường xảy ra rất nhanh.[2]
- Bạn có thể không đi đại tiện được trong vòng vài ngày sau khi dầu thầu dầu bắt đầu phát huy công dụng. Tinh dầu này được biết đến là có thể làm sạch toàn bộ bộ máy tiêu hóa hơn là chỉ làm sạch khu vực ruột già. Vì lý do này, tình trạng phổ biến chung là bạn có thể không đi đại tiện được trong vòng từ 2 đến 3 ngày sau khi triệu chứng táo bón đã biến mất hoàn toàn.[8]
Lặp lại Quá trình Uống Tinh dầu Thầu dầu[sửa]
- Chuẩn bị liều lượng phù hợp với cơ thể. Thực hiện tương tự như các bước mà bạn đã uống liều tinh dầu đầu tiên.
- Uống dầu thầu dầu ở cùng một thời điểm vào mỗi ngày. Uống liều lượng ở khoảng thời gian cố định sẽ giúp bạn đi đại tiện thường xuyên và có thể tiên đoán trước được. Thông thường, tinh dầu này phát huy tác dụng trong vòng vài giờ, do đó tốt hơn hết là bạn nên uống liều đầu tiên vào buổi sáng, hơn là buổi tối.[2]
-
Ngưng
sử
dụng
sau
7
ngày.
Dầu
thầu
dầu
thường
được
xem
là
phương
pháp
điều
trị
bệnh
táo
bón
tạm
thời,
và
điều
đó
không
có
nghĩa
là
bạn
có
thể
uống
chúng
về
lâu
về
dài.
Trừ
phi
có
sự
giám
sát
của
bác
sĩ,
bạn
không
nên
uống
dầu
thầu
dầu
hơn
7
ngày.
Điều
này
có
thể
dẫn
đến
nguy
cơ
dùng
thuốc
quá
liều
hay
làm
bạn
bị
phụ
thuộc
vào
tinh
dầu.[2]
- Uống quá nhiều tinh dầu có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải.
-
Theo
dõi
dấu
hiệu
uống
quá
liều.
Miễn
là
bạn
uống
dầu
thầu
dầu
theo
đúng
chỉ
dẫn,
thì
điều
đó
sẽ
không
còn
là
vấn
đề
đáng
lo
ngại.
Tuy
nhiên,
nếu
bạn
trải
qua
bất
kỳ
triệu
chứng
nào
sau
đây,
tốt
hơn
hết
là
bạn
nên
ngưng
sử
dụng
và
liên
hệ
ngay
với
bác
sĩ.[9]
- Bị tiêu chảy kéo dài.
- Đau bụng dữ dội.
- Choáng váng hoặc hỗn loạn.
- Nôn mửa.
- Khó thở hoặc đau ngực.
- Đến gặp bác sĩ nếu bạn vẫn gặp một số vấn đề với tình trạng táo bón. Nếu bạn đã uống dầu thầu dầu nhưng vẫn gặp vấn đề về tiêu hóa, có thể bạn đang chịu đựng một tình trạng bệnh khác mà không phải là táo bón thông thường. Hãy đến khám bác sĩ và kiểm tra liệu có nguyên nhân nào khác làm bạn bị táo bón hay không.
Lời khuyên[sửa]
- Bên cạnh việc dùng dầu thầu dầu, bạn cũng có thể thử thay đổi chế độ ăn uống. Thêm nhiều chất xơ vào món ăn hàng ngày được xem là giải pháp lâu dài có thể giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo thêm một số mẹo hay liên quan đến việc tăng cường chất xơ trong bữa ăn trong hệ thống bài viết của chúng tôi.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Muỗng hoặc cốc định lượng
- Dầu thầu dầu
- Nước ép (Tùy ý)
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3348737/
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 http://www.drugs.com/monograph/castor-oil.html
- ↑ http://castoroil.org/where-to-buy-castor-oil/
- ↑ http://www.rxlist.com/castor-page3/supplements.htm
- ↑ 5,0 5,1 5,2 http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/laxative-oral-route/proper-use/drg-20070683
- ↑ http://www.pharmacy.ca.gov/publications/measuring_liquid_medicine.pdf
- ↑ http://castor-oil.com/castor-oil-laxative/
- ↑ http://www.puristat.com/constipation/castoroil.aspx
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002768.htm