Xuất bản một cuốn sách

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Việc xuất bản một cuốn sách dường như khó khăn hơn là việc viết ra cuốn sách đó. Nhưng với một hướng dẫn đúng đắn thì tất cả đều có thể! Để sách của bạn được xuất bản, bạn phải đảm bảo rằng cuốn sách đó được viết tốt nhất có thể trước khi gửi đến nhà xuất bản. Việc xuất bản sách của bạn sẽ mất rất nhiều thời gian nghiên cứu và kiên nhẫn nhưng sẽ rất đáng nếu bạn thấy tác phẩm của mình được in. Nếu bạn muốn biết làm thế nào để xuất bản sách, chỉ cần thực hiện những bước đơn giản dưới đây:

Các bước[sửa]

Chuẩn bị Sách cho việc Xuất bản[sửa]

  1. Biết khi nào bạn cần chuẩn bị bản thảo hoặc đề cương. Các tiểu thuyết gia nên chuẩn bị một bản thảo với dung lượng dài nhưng thay vào đó các nhà văn viết về người thật việc thật nên chuẩn bị một đề cương ngắn gọn. Biết những gì cần phải viết sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và khiến bạn trông chuyên nghiệp hơn khi mang tác phẩm của mình đến với công chúng.
    • Nhiều tiểu thuyết gia cố gắng đem xuất bản sách của họ trước khi hoàn thành bản thảo – vô ích. Nếu bạn là một nhà văn dày dạn kinh nghiệm làm việc với một nhà đại diện văn học, và rồi chỉ một vài chương hoặc thậm chí một đề cương có thể giúp bạn có được hợp đồng nhưng đối với hầu hết nhà văn bắt đầu con đường sáng tác tiểu thuyết thì cuốn sách nên được hoàn thiện 100% trước khi chuyển sang giai đoạn xuất bản.
    • Nếu bạn đang viết về người thật việc thật, thì việc đầu tiên là cần hoàn thiện đề cương. Nếu bạn đang viết một cuốn sách về sức khỏe hoặc nấu ăn thì bạn nên tập trung vào đề cương. Nếu bạn đang sáng tác những tác phẩm đậm chất văn học hơn thì bạn nên viết những chương tiêu biểu hoặc thậm chí hoàn thiện bản thảo trong một số trường hợp.
    • Nếu bạn quyết định chỉ cần một đề cương cho thể loại người thật việc thật mà bạn đang sáng tác hãy đến bước 6 và quyết định liệu bạn có thuê một nhà đại diện văn học hay trực tếp đến nhà xuất bản.
    • Nếu bạn đang viết một cuốn giáo trình, hãy đến mục cuối và tìm hiểu cách làm thế nào để xuất bản sách bằng việc liên hệ trực tiếp với nhà xuất bản.
  2. Chỉnh sửa sách. Việc chỉnh sửa sách thậm chí có thể là công đoạn khó khăn hơn là hoàn thành cuốn sách đó. Một khi viết bản thảo ngắn cho cuốn sách của mình, cho dù đó là một cuốn tiểu thuyết lịch sử hay kinh dị, thì bạn sẽ cần hiệu chỉnh để cuốn sách của mình trong trạng thái tốt nhất có thể trước khi mang đến một nhà đại diện hoặc nhà xuất bản. Dưới đây là một số điều bạn cần làm khi chỉnh sửa sách:
    • Đảm bảo rằng cuốn sách của bạn hấp dẫn nhất có thể. Cho dù không phải mọi cuốn sách đều là tiểu thuyết trinh thám hoặc một cuốn sách thú vị, nhưng hãy đảm bảo độc giả bị lôi cuốn ngay từ đầu và luôn có lý do để đọc những trang sách đó.
    • Rất nhiều nhà đại diện nói rằng họ hiếm khi chấp nhận một cuốn sách hơn 100.000 từ của một tiểu thuyết gia mới vào nghề.
    • Đảm bảo rằng bạn truyền tải được tư tưởng của mình. Cho dù đang viết một cuốn tiểu thuyết lãng mạn hay khoa học viễn tưởng thì bạn nên nắm lấy ý định của mình và truyền tải thông điệp qua trang sách.
    • Hãy đảm bảo rằng những suy nghĩ của bạn càng rõ ràng càng tốt. Ý tưởng có thể dễ hiểu đối với bạn, nhưng chúng sẽ làm cho độc giả của bạn thấy rối tung lên. Tất nhiên, cuốn sách của bạn có thể được nhắm tới một đối tượng độc giả nhất định, một số người trong nhóm độc giả đó (chẳng hạn như sinh viên đại học hoặc y tá) sẽ có thể hiểu một cách rõ ràng những suy nghĩ của bạn.
  3. Tiếp nhận phản hồi về cuốn sách của bạn. Một khi nghĩ rằng bạn đã "thực sự" hoàn thành, điều quan trọng là tiếp nhận một số phản hồi về cuốn sách của mình để biết liệu nó đã sẵn sàng cho việc xuất bản hay chưa. Bạn có thể cảm thấy nó hoàn toàn hoàn hảo, nhưng gần như vẫn luôn cần phải hoàn thiện. Việc nhận được phản hồi từ một đồng nghiệp hoặc một chuyên gia tin cậy sẽ tốt hơn là bị nhà đại diện hoặc nhà xuất bản từ chối. Nếu yêu cầu cho ý kiến quá sớm trong quá trình viết bản thảo, bạn có thể thấy ngột ngạt, vì vậy hãy đảm bảo cuốn sách của bạn được hoàn thiện trước khi bạn cần sự giúp đỡ. Dưới dây là một số cách để nhận thông tin phải hồi về cuốn sách của bạn:
    • Hãy nhờ một nhà văn đồng nghiệp. Một người biết cách viết sẽ có một sự hiểu biết sâu sắc đối với những gì hiệu quả và không hiệu quả trong một cuốn sách.
    • Hãy nhờ một người ham thích đọc sách. Một người đọc nhiều sẽ có thể cho bạn biết cuốn sách của bạn thú vị, hoặc họ thấy buồn ngủ ngay từ chương đầu tiên.
    • Hãy nhờ những người hiểu về chủ đề mà bạn viết. Nếu bạn đang viết theo thực tế về một lĩnh vực như kinh doanh, khoa học hoặc nấu ăn, hãy nhờ chuyên gia trong lĩnh vực đó để thấy bạn thực sự hiểu về chuyên môn của mình.
    • Hãy đem phương pháp sáng tác của mình tới một cuộc hội thảo về sáng tác văn học. Cho dù bạn cùng bạn bè trong vùng tổ chức cuộc gặp gỡ thân mật với các nhà văn hay tham dự một hội thảo về sáng tác văn học, thì việc đem một chương trong tác phẩm của bạn tới hội thảo có thể ngay lập tức mang lại cho bạn sự hiểu biết sâu sắc hơn đối với những ý kiến khác nhau.
    • Nếu bạn đang học thạc sĩ khoa học xã hội hoặc thạc sĩ nghệ thuật về sáng tạo văn bản, bạn sẽ có rất nhiều nguồn thông tin phản hồi, cho dù phản hồi đó là từ bạn học cùng lớp hay giảng viên của bạn.
    • Tìm một biên tập viên có uy tín và yêu cầu một sự đánh giá về bản thảo. Điều này có thể rất tốn kém, nhưng yêu cầu đúng người có thể giúp bạn biết được liệu sách của bạn đã sẵn sàng xuất bản.
    • Hãy nhớ xem xét những phản hồi bạn nhận được một cách cẩn trọng. Không phải ai cũng sẽ yêu thích sách của bạn, và đó là điều bình thường. Điều quan trọng là có được những phản hồi mang tính xây dựng từ những người bạn tin tưởng, nhưng phải hiểu rằng không phải mọi ý kiến sẽ giúp ích cho bạn. Nhận được phản hồi tốt có nghĩa là bạn tìm đúng người.
  4. Hiệu chỉnh cuốn sách của bạn hơn nữa nếu cần thiết. Việc hiệu chỉnh dựa trên những phản hồi bạn nhận được. Bạn sẽ không hối tiếc vì điều đó. Hãy dành một chút thời gian để tiếp thu những phản hồi bạn nhận được, và sau đó bắt đầu làm việc.
    • Mặc dù việc chỉnh sửa của bạn đã đi đúng hướng nhưng bạn vẫn nên yêu cầu cho ý kiến phản hồi nhiều hơn để đảm bảo rằng bạn đã viết bản thảo tốt hơn.
    • Khi đã chỉnh sửa bản thảo một lần nữa, hãy cất nó đi trong vài tuần hoặc thậm chí là một tháng. Sau đó lấy nó ra và đọc lại với con mắt khách quan để xem liệu nó đã được viết tốt nhất có thể hay chưa.
    • Cuối cùng, sao chép lại chỉnh sửa của cuốn sách. Một khi tất cả các vấn đề quan trọng đã được lưu ý, thì bạn hãy đảm bảo bản thảo của bạn không có lỗi ngữ pháp và dấu câu. Những lỗi này sẽ làm cho công việc của bạn không chuyên nghiệp và độc giả không đánh giá cao công việc vất vả của bạn.
  5. Chuẩn bị bản thảo của bạn. Một khi bạn cảm thấy rằng bản thảo của mình đã hoàn thiện, bạn sẽ phải đóng khổ sách để đáp ứng các yêu cầu của nhà đại diện hoặc các nhà xuất bản mà bạn đang tìm kiếm. Có một vài kinh nghiệm mà bạn có thể áp dụng nhưng cũng nên xem lại các trang web của nhà xuất bản hoặc hướng dẫn của nhà đại diện để đảm bảo rằng bản thảo của bạn đáp ứng những tiêu chuẩn của họ. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm:
    • Luôn đánh cách dòng đôi trong bản thảo của bạn.
    • Căn chỉnh bản thảo của bạn với lề trái và lề phải là 2,5 cm.
    • Không để các phông chữ lạ. Kiểu Times New Roman là phông chữ tốt nhất để sử dụng. Courier hoặc phông chữ trông giống như đánh từ máy đánh chữ được dùng để làm nổi bật hơn nhưng TNR vẫn là phông chữ tốt nhất có thể sử dụng.
    • Đánh số trang. Đánh số trang bản thảo của bạn ở phía trên cùng bên phải, cùng với tên của bạn và tiêu đề trước số trang.
      • Ví dụ: "Smith/BẦU TRỜI TRONG VEO/1"
    • Có một trang bìa. Trang bìa phải bao gồm những nội dung dưới đây:
      • Họ tên, địa chỉ email, số điện thoại, và địa chỉ sẽ xuất hiện ở phía bên trái của trang.
      • Tiêu đề cuốn tiểu thuyết của bạn nên được viết hoa và đặt ở giữa trang, cùng với tên của bạn. Ví dụ: "BẦU TRỜI TRONG VEO" trên một dòng và "sáng tác bởi John Smith" được viết ngay bên dưới nó.
      • Số từ nên để cuối trang. Bạn có thể làm tròn tới gần nhất 5.000 từ. Bạn có thể viết, "khoảng 75.000" từ.
  6. Quyết định xem liệu bạn muốn tranh thủ sự giúp đỡ của nhà đại diện văn học hay đi thẳng tới nhà xuất bản. Mặc dù ký hợp đồng với một nhà đại diện văn học là vô cùng khó khăn, nhưng trực tiếp liên hệ với một nhà xuất bản để cố gắng xuất bản cuốn sách của mình thậm chí còn khó khăn hơn.
    • Lợi ích của việc làm việc trực tiếp với một nhà xuất bản là bạn không cần phải sử dụng (hoặc trả) nhà đại diện như một người trung gian. Nhược điểm là các nhà xuất bản tin tưởng các nhà đại diện để chọn lọc tác phẩm, vì vậy họ sẽ có khả năng ít để ý đến bạn nếu bạn không có một nhà đại diện.
    • Bạn cũng có thể gặp nhà đại diện văn học trước và rồi đến các nhà xuất bản nếu việc đó không có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tác phẩm của bạn bị các nhà đại diện văn học từ chối thì thậm chí sẽ dễ bị các nhà xuất bản chối từ hơn.

Xuất bản Sách với sự Trợ giúp của một Nhà đại diện văn học[sửa]

  1. Nghiên cứu thị trường. Một khi bạn đã sẵn sàng để mang sách của mình đến các nhà đại diện văn học, bạn cần nghiên cứu thị trưởng để tìm được sự phù hợp với mình. Tìm những cuốn sách theo lĩnh vực hoặc thể loại bạn thích để xem bạn phù hợp với thể loại và lĩnh vực gì và làm thế nào để những quyển sách đó được bán và ai là người nổi tiếng trong lĩnh vực sáng tác của bạn. Nếu sách của bạn không phù hợp với một thể loại, hãy nghiên cứu nhiều thể loại mà sách của bạn có thể phù hợp.
    • Một khi đã nghiên cứu thị trường, bạn sẽ có thể tìm thấy cách để khéo léo mô tả cuốn sách của bạn. Sách của bạn thuộc thể loại khoa học viễn tưởng, văn học, hay lịch sử? Thuộc thể loại khoa học viễn tưởng hay một cuốn tiểu thuyết lịch sử? Thuộc về văn chương, hay nhiều hơn một cuốn tiểu thuyết dành cho giới trẻ? Hiểu về loại sách sẽ giúp bạn liên hệ với đúng nhà đại diện.
  2. Nghiên cứu những nhà đại diện văn học. Bây giờ bạn biết nhà đại diện nào cần hợp tác, đã đến lúc bạn tìm kiếm nhà đại diện hoàn hảo để đại diện cho bạn. Nhà đại diện lý tưởng sẽ hiểu được ý tưởng của bạn, sẽ say mê tác phẩm của bạn và sẽ làm việc với bạn để hiệu chỉnh lại sách của bạn và bán cho nhà xuất bản. Đảm bảo nhà đại diện bán sách theo thể loại bạn sáng tác hoặc liên hệ với nhà đại diện đó chỉ làm mất thời gian. Dưới đây là cách làm thế nào để tìm một nhà đại diện tốt cho bạn:
    • Nghiên cứu chỉ dẫn tin cậy về các Nhà đại diện Văn học.[1] Cuốn sách này sẽ cho bạn biết thêm về hàng ngàn đại diện văn học và cũng sẽ đề cập đến những thể loại mà họ chuyên về, bao nhiêu khách hàng mới họ đảm nhận mỗi năm và doanh thu gần đây họ thu về bao nhiêu.
    • Tìm hiểu về thương trường của Nhà xuất bản. Cho dù bạn sẽ phải trả 500.000 đồng một tháng để truy cập hoàn toàn vào trang web, bạn sẽ có hiểu biết sâu sắc về số lượng sách họ bán được gần đây, loại sách nào họ bán và ai là người đang bán được nhiều sách nhất.[2]
    • Tìm hiểu về trang web Query Tracker. Trang web này sẽ giúp bạn xem những đại diện nào hồi đáp những thắc mắc một cách nhanh chóng, và ai hiếm khi trả lời hoặc mất hàng tháng để hồi đáp. Các số liệu thống kê trên trang web này được những nhà văn khác báo cáo, vì vậy bộ dữ liệu là chưa đầy đủ, nhưng nó có thể cung cấp cho bạn một số liệu tốt về việc các nhà đại diện tiếp nhận như thế nào. Trang web cũng có thể cho bạn biết nhà đại diện nào chuyên về thể loại gì.[3]
    • Tìm hiểu các trang web của những nhà đại diện khác nhau. Khi bạn tìm thấy một nhà đại diện có vẻ phù hợp, hãy tìm hiểu về người đó để có thêm thông tin về những quy định nộp hồ sơ và thể loại gì và khách hàng nào họ đại diện.
    • Hãy đảm bảo rằng nhà đại diện nhận hồ sơ tự nguyện. Trừ khi bạn có mối quan hệ, bạn sẽ phải nộp cho nhà đại diện theo cách này.
    • Cẩn thận với những kẻ lừa đảo giả danh nhà đại diện. Không nhà đại diện uy tín nào sẽ yêu cầu một khoản phí đọc để xem bản thảo của bạn. Nhà đại diện sẽ chỉ kiếm tiền nếu họ có thể bán được sách cho bạn. Truy cập trang web Preditors & Editors để đảm bảo nhà đại diện có đánh giá cao.[4]
  3. Viết một bức thư truy vấn. Một khi bạn đã tìm thấy nhà đại diện như mơ của mình – hoặc một số các nhà đại diện như mơ thì càng tốt – đã đến lúc chuẩn bị một bức thư truy vấn. Bức thư truy vấn của bạn sẽ là cơ hội để bạn giới thiệu bản thân với nhà đại diện, để thu hút nhà đại diện vào sách của bạn và để đưa ra một bản tóm tắt ngắn về sách của mình. Có thể sẽ mất một thời gian để nhận được phản hồi từ nhà đại diện, vì vậy hãy liên hệ với một vài nhà đại diện cùng lúc (miễn là họ cho phép gửi hồ sơ đồng thời) và ngồi xuống chờ đợi. Bức thư truy vấn nên thực hiện theo cấu trúc dưới đây:[5]
    • Đoạn một: giới thiệu về cuốn sách của bạn và sự quan tâm của bạn đối với nhà đại diện. Dưới đây là những gì nên viết trong đoạn đầu tiên:
      • Bắt đầu với một hoặc hai câu mang đến cho nhà đại diện một "lời giới thiệu" rằng sách của bạn nói về nội dung gì. Việc này cần phải cụ thể, độc đáo và hấp dẫn.
      • Sau đó, cho nhà đại diện biết sách của bạn thuộc thể loại gì, cho dù nó là đa văn hóa, về giới trẻ hay lịch sử. Nó có thể thuộc về một số thể loại. Bạn cũng nên đề cập đến số từ trong đoạn đầu tiên.
      • Cho nhà đại diện biết tại sao bạn lại họ. Có phải họ đại diện rất nhiều sách thuộc thể loại của bạn, hay họ đại diện cho một vài tác giả có tác phẩm giống như của bạn? Bạn có mối quan hệ cá nhân với nhà đại diện? Nếu vậy, hãy đề cập đến điều đó ngay lập tức.
    • Đoạn hai: tóm tắt về cuốn sách của bạn. Dưới đây là những gì nên có trong tóm tắt:
      • Mô tả những gì xảy ra trong cuốn sách của bạn và chủ đề gì được nhấn mạnh. Hãy mô tả chính xác và hấp dẫn nhất có thể.
      • Cho biết các nhân vật chính là ai, họ đóng vai trò gì, và tại sao cuốn sách của bạn lại quan trọng.
      • Bạn có thể viết về những điều này trong tối đa một hoặc hai đoạn văn.
    • Đoạn ba: một số thông tin ngắn gọn về bản thân. Cho nhà đại biện biết nếu bạn đã giành được bất kỳ giải thưởng nào và cuốn sách gắn với đời sống của bạn như thế nào.
    • Đoạn bốn: cho nhà đại diện biết rằng bản thảo chính thức hoặc các chương tiêu biểu (nếu bạn đang viết về người thật việc thật) có thể được gửi theo yêu cầu và cung cấp thông tin liên lạc của bạn. Cảm ơn nhà đại diện đã dành thời gian cân nhắc tác phẩm của bạn.
    • Thực hiện những hướng dẫn này một cách cẩn trọng. Nếu nhà đại diện cũng yêu cầu một đề cương hoặc những chương tiêu biểu thì hãy gửi cho họ.
  4. Nếu bạn nhận được một đề nghị của nhà đại diện, hãy ký hợp đồng – nếu thấy ổn. Nếu nhà đại diện thích bức thư truy vấn của bạn, người đó sẽ yêu cầu bạn gửi kèm một số chương hoặc thậm chí toàn bộ bản thảo. Nếu sau đó nhà đại diện yêu thích tác phẩm của bạn thì bạn sẽ đạt được điều đã mong muốn: một lời đề nghị của nhà đại diện! Nhưng trước khi bạn ký hợp đồng với nhà đại diện, bạn phải đảm bảo rằng người đó là nhà đại diện như mơ mà bạn đang tìm kiếm.
    • Nói chuyện với nhà đại diện qua điện thoại. Nếu có thể, hãy đích thân đến gặp nhà đại diện. Nếu bạn sống gần Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Min, thì sẽ tốt hơn vì rất nhiều nhà đại diện văn học có trụ sở tại thành phố lớn. Hãy có cảm nhận về tính cách của người đó và người đó nhiệt tình như thế nào đối với tác phẩm của bạn.
    • Tin vào linh cảm của bạn. Nếu có điều gì đó cho bạn thấy nhà đại diện có vẻ quá bận, tắt máy quá nhanh chóng, hoặc không có hứng thú với tác phẩm của bạn thì đừng ký hợp đồng với người đó. Tiếp tục tìm kiếm nhà đại diện sẽ tốt hơn là trao sách của mình cho nhầm người.
    • Hãy yêu cầu nếu bạn có thể nói chuyện với một vài khách hàng của nhà đại diện. Một nhà đại diện tốt sẽ vui lòng cho bạn tên của một vài khách hàng, vì vậy bạn có thể trò chuyện với họ và có trực giác tốt hơn liệu nhà đại diện đó có phù hợp hay không.
    • Kiểm tra lại những tìm hiểu của bạn. Đảm bảo rằng nhà đại diện có doanh thu và có một danh sách khách hàng đáng tin cậy trước khi bạn hợp tác.
    • Đọc hết hợp đồng của bạn một cách cẩn thận. Một khi bạn thấy hợp đồng khá chuẩn, và nhà đại diện được khoảng 15% doanh thu trong nước và 20% doanh thu nước ngoài của bạn, và bạn cảm thấy ổn về việc ký kết với nhà đại diện, hãy ký hợp đồng, gửi nó vào email và chúc mừng công việc của bạn rất suôn sẻ.
  5. Hiệu chỉnh tác phẩm cùng với nhà đại diện. Ngay cả khi nhà đại diện từ chối về cuốn sách của bạn thì bạn gần như luôn phải chỉnh lý lại cuốn sách một, hai, hoặc thậm chí ba lần trước khi nó sẵn sàng được tung ra thị trường. Bạn sẽ phải làm những việc như cắt giảm số lượng từ, làm cho người kể chuyện của bạn đáng yêu hơn và trả lời bất kỳ những câu hỏi nào mà nhà đại diện có thể hỏi.
    • Hãy nhớ rằng cuốn sách vẫn là của bạn và bạn không cần phải thay đổi nó hoàn toàn để phù hợp với yêu cầu của nhà đại diện. Hãy chỉ thay đổi cuốn sách của mình khi bạn thấy thoải mái.
  6. Xuất bản cuốn sách của bạn ra thị trường. Một khi nhà đại diện hài lòng với bản thảo của bạn và bạn chuẩn bị đóng gói bưu kiện cho cuốn sách, họ sẽ mang nó đến nhà xuất bản. Đây là phần căng thẳng nhất vì số phận của cuốn sách sẽ vượt ra khỏi bàn tay bạn. Nhà đại diện của bạn sẽ mang cuốn sách tới những biên tập viên đáng tin cậy tại các nhà xuất bản khác nhau, và nếu may mắn, bạn sẽ kết thúc với một thỏa thuận với biên tập viên tại nhà xuất bản!
    • Việc ký kết hợp đồng bao gồm bạn, nhà đại diện của bạn và nhà xuất bản.
  7. Làm việc với một biên tập viên. Bây giờ sách của bạn đã được bán ra, bạn sẽ ký hợp đồng với một nhà xuất bản và sẽ tiếp tục chỉnh lý cuốn sách với một một biên tập viên ở đó. Bạn sẽ làm việc cho đến khi văn phong chính xác ở mỗi đoạn nên thế nào và rồi những khâu khác của quá trình xuất bản sẽ được quyết định khi nào và làm thế nào để sách của bạn được phát hành, và bìa sách sẽ như thế nào.
    • Nhưng bạn không thể chỉ ngồi im một chỗ và đợi ngày công bố. Sẽ có nhiều việc phải làm!
  8. Tiếp thị sách của bạn. Một khi thực tế cuốn sách sẽ được xuất bản của bạn bị chìm xuống, bạn sẽ phải làm việc cật lực để tiếp thị sách của mình, cho dù phải thông qua người quảng cáo, trang web, Facebook, những buổi đọc tác phẩm thân mật và truyền miệng. Hãy làm những gì bạn phải làm để truyền tải được những điều đó để doanh số bán hàng của bạn tăng lên khi cuốn sách được xuất bản.
    • Đừng bao giờ ngừng quảng bá cho cuốn sách của bạn – đặc biệt là sau khi được công bố. Bạn có thể tắm mình trong vinh quang ít lâu nhưng nhớ rằng việc quảng bá sách cũng quan trọng như việc viết ra nó!

Xuất bản Sách bằng cách Liên hệ Trực tiếp với Nhà xuất bản[sửa]

  1. Nghiên cứu các nhà xuất bản. Tìm hiểu các trang web của các nhà xuất bản khác nhau để xem nếu họ chấp nhận bức thư truy vấn hoặc nếu họ chỉ chấp nhận lời ngỏ ý từ các nhà đại diện. Nhiều nhà xuất bản chỉ chấp nhận tác phẩm được mang đến thông qua một nhà đại diện.
    • Tìm nhà xuất bản không chỉ chấp nhận việc nộp hồ sơ không thông qua nhà đại diện, mà còn chuyên về thể loại mà bạn đang viết.
  2. Viết một bức thư truy vấn tới đúng nhà xuất bản. Các phương pháp viết một bức thư truy vấn cho một nhà xuất bản giống như khi viết để liên hệ với một nhà đại diện. Bạn sẽ phải giới thiệu về cuốn sách của bạn cũng như chính mình và cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về tác phẩm.
    • Nếu các nhà xuất bản ấn tượng với bức thư của bạn, bạn sẽ được yêu cầu gửi cùng một phần hoặc toàn bộ bản thảo.
  3. Nếu sách của bạn được chấp thuận, hãy ký kết với một nhà xuất bản có uy tín. Nếu nhà xuất bản ấn tượng với tác phẩm của bạn, bạn sẽ nhận được một lời đề nghị. Xem hợp đồng của bạn một cách cẩn thận và ký nếu nó đáp ứng nhu cầu của bạn.
  4. Hiệu chỉnh sách với một biên tập viên. Hãy làm việc với một biên tập viên để chỉnh sửa sách của bạn cho đến khi nó sẵn sàng để xuất bản.
  5. Tiếp thị sách của bạn. Trong khi bạn đang chờ đợi cuốn sách được phát hành, hãy tiếp thị sách với những người bạn biết – và những người bạn không biết. Khi sách của bạn được xuất bản, bạn sẽ phải tiếp tục quảng bá sách của mình. Bạn có thể thưởng thức ấn phẩm của mình nhưng hãy nhớ rằng việc tiếp thị không bao giờ nên dừng lại.
    • Quảng bá sách của bạn thông qua blog, phỏng vấn, và trích đoạn từ cuốn sách của bạn.
    • Xây dựng một trang web và trang hâm mộ trên Facebook để quảng bá cho cuốn sách của mình.

Tự Xuất bản Sách[sửa]

  1. Tra cứu công ty tự xuất bản.
  2. Tạo một tài khoản với các công ty làm việc với bạn.
  3. Viết cuốn sách của bạn bằng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word hoặc các phần mềm soạn thảo tương tự. Hầu hết các công ty tự xuất bản sẽ yêu cầu bạn tải lên một tập tin Microsoft Word về sách của bạn.
  4. Chọn kích cỡ và thể loại sách bạn muốn (bìa mềm so với bìa cứng).
  5. Sau khi hoàn tất các bước cần thiết để tự xuất bản cuốn sách của mình, hãy để mọi người có thể mua sách một cách dễ dàng.
    • Đảm bảo đưa ra một lựa chọn về phương thức thanh toán, bạn có thể nhận số tiền bạn kiếm được từ mỗi cuốn sách được bán ra.
  6. Quảng bá sách của bạn. Hãy bắt đầu bằng cách nói với bạn bè và gia đình. Điều này sẽ làm tăng cơ hội về việc những người khác sẽ mua sách của bạn. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và quảng cáo trực tuyến để cuốn sách của bạn được biết đến nhiều hơn nữa.

Lời khuyên[sửa]

  • Là một nhà văn mới, bạn sẽ bị từ chối nhiều lần. Không bao giờ để điều này phá vỡ tinh thần của bạn. Nhiều nhà văn lớn đã bị từ chối trước khi họ được chấp nhận. Rất ít nhà văn thành công trong việc xuất bản cuốn sách đầu tay. Một nhà văn đích thực sẽ tiếp tục viết, bất kể cuốn sách được xuất bản hay không.
  • Nếu bạn không gặp may mắn trong việc hợp tác với một nhà đại diện hoặc nhà xuất bản, bạn nên cân nhắc việc tự xuất bản.
  • Hãy thử xuất bản một trích đoạn từ cuốn sách của bạn trước khi bạn mang nó đến một nhà đại diện hoặc nhà xuất bản. Điều này sẽ giúp bạn tạo độ tin cậy như một nhà văn và sẽ cho thấy cuốn sách của bạn có sự hấp dẫn nhiều hơn.
  • Bạn cũng phải cảnh giác với bất kỳ công ty xuất bản sách có thu phí. Những nhà xuất bản này là những nhà in phù phiếm điển hình.
  • Luôn làm việc với những chuyên gia xuất bản sách đáng tin cậy. Bất kỳ nhà đại diện văn học nào thu một khoản phí để đọc sách của bạn là không đáng tin cậy.
  • Không có đại diện? Tìm hiểu Nhà xuất bản tại khu vực của bạn. Đi tới khu vực Hướng dẫn Nộp hồ sơ và ký tên thực hiện theo những hướng dẫn của họ. Những nhà xuất bản khác có thể có cùng chi nhánh ở nhiều nơi; hãy tìm hiểu về những chi nhánh đó.
  • Nếu bạn muốn giao thiệp với những đại diện văn học, hội thảo sáng tác văn học sẽ phù hợp với bạn nơi bạn có thể gặp gỡ và tiếp cận với những nhà đại diện để nói về cuốn sách của mình. Chỉ cần đảm bảo là bạn làm như thế khi được đồng ý.
  • Nếu ngân sách của bạn hạn hẹp, hãy tìm kiếm những nhà xuất bản ở nơi bạn sống để không phải đi xa gặp họ. Nếu bạn có bạn bè ở gần một số công ty xuất bản mà bạn thích thì hãy giữ liên lạc với họ! Hãy bỏ ra một khoản chi phí ở khách sạn và bạn có thể kết giao với họ trong khi sách của bạn (có thể) được xuất bản.

Cảnh báo[sửa]

  • Có rất nhiều nhà đại diện và nhà xuất bản sách không tốt. Hãy đảm bảo tìm hiểu trước khi bạn tham gia kinh doanh với bất kỳ ai. Không ký hợp đồng với một nhà đại diện yêu cầu một khoản phí đọc!

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây