Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Yêu bản thân
Từ VLOS
(đổi hướng từ Yêu Bản thân)
Hầu như ai cũng hiểu thế nào là yêu một người khác. Mong ước cháy bỏng, ngưỡng mộ và đầu tư tình cảm vào người khác có thể giống nhau trong mọi trường hợp. Chúng ta dành nhiều công sức để nuôi dưỡng tình yêu đối với người khác. Thế còn yêu bản thân thì sao? Có vẻ như đó là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người trong chúng ta. Yêu bản thân là tổng hợp của sự chấp nhận bản thân, sự điềm tĩnh (khác với sự ám ảnh về bản thân), tự nhận thức, sự tốt bụng và tôn trọng bản thân. Yêu bản thân vừa có nghĩa là nhận thức về việc bạn xứng đáng được tôn trọng và đối xử tử tế, vừa là hành động thể hiện sự yêu thương và chăm sóc bản thân. Nói đơn giản, yêu bản thân là thái độ tích cực về bản thân được thực hiện bằng hành động.
Mục lục
Các bước[sửa]
Cải thiện Suy nghĩ Bên trong của Bạn[sửa]
- Vượt qua những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Nhiều người cảm thấy khó bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Suy nghĩ đó thường bắt nguồn từ người khác mà ý kiến của họ được ta đánh giá cao và từ những người mà ta cần được họ yêu thương và chấp nhận. [1]
-
Tránh
cầu
toàn.
Một
số
người
gặp
khó
khăn
trong
việc
chấp
nhận
những
gì
còn
chưa
hoàn
hảo
của
bản
thân.[2]
Nếu
bạn
thấy
mình
có
tính
cầu
toàn
và
suy
nghĩ
tiêu
cực
về
bản
thân
vì
không
hoàn
hảo,
hãy
thực
hiện
ba
bước
đơn
giản
sau.
Ngừng
ngay
dòng
suy
nghĩ
hiện
tại,
tập
trung
nỗ
lực
cần
thiết
để
làm
việc
nhằm
đạt
được
mục
tiêu,
và
thường
xuyên
áp
dụng
nỗ
lực
đó.[3]
- Điều chỉnh mối quan tâm của bạn từ kết quả cuối cùng (được đánh giá bằng "sự hoàn hảo") sang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ (khó để định lượng là "hoàn hảo" hơn) có thể giúp bạn hiểu rõ giá trị công việc mà bạn đã làm tốt.
- Từ bỏ việc lọc thông tin một cách tiêu cực. Chỉ tập trung vào điều tiêu cực trong cuộc sống là một thói quen xấu. Tập trung quá mức vào sự kiện không vui hoặc kém may mắn trong cuộc sống có thể khiến sự kiện đó trở nên nghiêm trọng không đáng có.[2] Nếu bạn thấy mình phàn nàn rằng mọi thứ xảy ra với bạn đều tồi tệ, hãy tìm một chút dẫn chứng chứng minh điều ngược lại; mọi việc không phải lúc nào cũng thực sự tồi tệ.
-
Đừng
bao
giờ
tự
lăng
mạ
mình.
Tự
lăng
mạ
mình
là
hạ
thấp
bản
thân
thành
vật
bạn
không
mong
muốn.[2]
- Nói “Mình là kẻ thất bại” sau khi bị đuổi việc là điều không đúng và không công bằng với bạn. Thay vào đó, hãy đưa ra bình luận tích cực như: “Mình mất việc rồi, nhưng mình sẽ coi đó là kinh nghiệm để tìm và giữ cho mình một công việc mới”.
- Nói“Mình thật ngu ngốc” cũng không đúng và là hạ thấp mình. Nếu bạn cảm thấy ngốc nghếch, thì nhiều khả năng bạn thiếu kiến thức về một điều nào đó. Thay vì vậy, hãy nghĩ: “Mình không biết cách dọn dẹp nhà cửa một cách đơn giản. Có lẽ mình nên tham gia một khóa học để biết cách làm việc đó trong thời gian tới”.
- Đừng cho rằng điều xấu nhất có thể xảy ra. Ta thường dễ dàng cho rằng kết quả tồi tệ nhất sẽ xảy ra trong mọi tình huống.[2] Tuy nhiên, thay đổi để suy nghĩ bên trong trở nên thực tế và chân thực có thể giúp bạn tránh tình trạng vơ đũa cả nắm hay phóng đại, thói quen thường đi cùng với việc giả định những điều tồi tệ nhất.
-
Viết
lại
suy
nghĩ
của
bạn.
Khi
bạn
nhận
thấy
mình
đang
nghĩ
tiêu
cực
về
bản
thân,
hãy
thừa
nhận
điều
đó,
xác
định
nguồn
gốc
gây
ra
cảm
giác
đấy,
và
viết
lại
suy
nghĩ
một
cách
có
chủ
ý
theo
hướng
tích
cực
hơn.[4]
- Ví dụ, nếu bạn quên gửi một email quan trọng về công việc, bạn có thể nghĩ: “Mình thật ngớ ngẩn! Sao mình có thể quên được nhỉ?”
- Hãy dừng lại, và nghĩ: “Mình cảm thấy ngớ ngẩn bởi vì quên gửi email. Lúc bé, mỗi lần mình quên làm gì, bố thường bảo mình là ngớ ngẩn. Đấy là lời của ông ấy trong đầu mình, không phải lời của mình”. Và hãy nghĩ: “Mình là nhân viên có năng lực, ai chẳng có lúc mắc lỗi. Mình sẽ cố gắng tự nhắc mình nhớ làm việc này. Bây giờ mình sẽ gửi email cùng với lời xin lỗi vì đã quên gửi trước đó”.
Tập Yêu Bản thân[sửa]
-
Liệt
kê
những
đức
tính
tốt
của
bạn
và
suy
ngẫm
về
chúng
hàng
ngày.
Điều
này
có
thể
khó
với
người
có
thói
quen
suy
nghĩ
tiêu
cực
về
bản
thân,
nhưng
hãy
cố
gắng
tìm
một
điều
tốt
đẹp
về
mình
để
đưa
vào
danh
sách
mỗi
tuần
một
lần.
Cuối
mỗi
ngày,
hãy
dành
thời
gian
suy
ngẫm
về
danh
sách
đó.[5]
- Hãy liệt kê cụ thể. Thay vì dùng tính từ chung chung để mô tả bản thân, hãy liệt kê hành động hay tính cách mô tả bạn là ai và bạn làm gì.
- Ví dụ, thay vì nói đơn giản là: "Tôi là người hào phóng", bạn có thể viết: "Bất cứ lúc nào biết bạn mình đang gặp khó khăn, tôi đều tặng cô ấy một món quà nhỏ, ý nghĩa để thể hiện sự quan tâm. Điều đó khiến tôi cảm thấy mình thật hào phóng".
- Khi bạn đọc và suy nghĩ về danh sách, hãy nhớ rằng mỗi tính cách liệt kê trong danh sách, dù có vẻ như không quan trọng, là lý do khiến bạn đáng được tôn trọng và yêu thương.
- Hãy dành tặng bản thân món quà thời gian. Đừng cảm thấy tội lỗi khi dành thời gian suy ngẫm về bản thân và cuộc đời mình.[6] Dành cho mình thời gian và cho phép mình yêu bản thân là rất quan trọng. Bạn sẽ thấy bằng cách đó, bạn sẽ dành thời gian quý báu để giúp đỡ người khác hơn.
- Ăn mừng và tự thưởng. Đây là phần thú vị trong việc yêu bản thân: tự thưởng cho mình![7] Nếu bạn đạt được thành tích đáng kể, hãy ăn mừng bằng một bữa tối thịnh soạn tại nhà hàng sang trọng mà bạn yêu thích. Nghĩ về công việc vất vả bạn làm hàng ngày và tìm lý do để thưởng cho mình một điều gì đó tốt đẹp. Hãy mua một quyển sách mới hay trò chơi điện tử bạn từng để mắt đến. Thư giãn dưới vòi hoa sen hay tắm bồn. Đi câu cá một mình hay đi mát-xa.
-
Lên
kế
hoạch
xử
lý
tình
trạng
thoái
trào
hoặc
tiêu
cực.
Để
ý
điều
gì
khiến
bạn
chệch
ra
khỏi
trạng
thái
yêu
bản
thân
hiện
tại,
và
tìm
cách
giải
quyết
vấn
đề
này
như
thế
nào.[8]
Hãy
nhớ
rằng
bạn
không
kiểm
soát
được
lời
nói
và
hành
động
của
người
khác
nhưng
bạn
có
thể
kiểm
soát
lời
nói
và
phản
ứng
của
bạn.
- Bạn có thể thấy bình luận tiêu cực của một người nào đó, như mẹ hay sếp của bạn, đẩy bạn vào vòng xoáy của sự tiêu cực. Nếu điều đó diễn ra thường xuyên, cố gắng tìm hiểu lý do vì sao.
- Quyết định cách xử lý suy nghĩ tiêu cực của bạn. Có thể bạn cần nghỉ ngơi để ngồi thiền hay hít thở. Thừa nhận cảm xúc của mình và điều chỉnh phản ứng tiêu cực bằng những lời nhắc nhở tích cực về giá trị của bản thân.
-
Gặp
chuyên
gia
trị
liệu.
Tìm
hiểu
những
suy
nghĩ
tiêu
cực
và
xác
định
tác
nhân
gây
ra
cảm
xúc
đó
có
thể
gợi
lại
kỷ
niệm
hay
cảm
giác
trong
quá
khứ,
đây
là
việc
rất
khó
làm.[9]
- Chuyên gia trị liệu, người có nhiều kinh nghiệm xử lý quá khứ đau buồn, có thể giúp bạn hồi phục mà không phải nhớ lại kỷ niệm buồn đã qua.[10]
- Văn phòng của chuyên gia trị liệu có thể là nơi tuyệt vời để học cách kiểm soát suy nghĩ tiêu cực một cách hiệu quả và nhận biết giá trị tích cực của bạn.
-
Nhắc
lại
những
khẳng
định
tích
cực
mỗi
ngày.
Tìm
một
vài
suy
nghĩ
tích
cực
giúp
bạn
cảm
thấy
vui
vẻ
hơn
và
nhắc
lại
chúng
mỗi
ngày.
Việc
này
ban
đầu
có
vẻ
hơi
ủy
mị
hay
kỳ
cục,
nhưng
khi
thành
thói
quen,
các
suy
nghĩ
tích
cực
sẽ
ngấm
dần
vào
bạn,
bạn
sẽ
tin
chúng
dù
lúc
trước
không
hề.
- Một trong những khẳng định tích cực để thúc đẩy việc yêu bản thân là: “Mình là một cá thể trọn vẹn, đáng được tôn trọng. Mình tôn trọng, tin tưởng và yêu bản thân”.
- Nếu bạn thấy những lời khẳng định như vậy không có tác dụng, hãy gặp chuyên gia trị liệu để có phương pháp điều trị ở những mức độ khác nhau với các cách tiếp cận khác.[11]
- Làm những việc khiến bạn thấy thoải mái. Nghĩ đến cảm giác vui vẻ về thể chất, tình cảm và tinh thần. Làm những việc khiến bạn thấy phấn chấn theo nhiều cách khác nhau, như tập thể dục, thiền, khiêu vũ và viết nhật ký về những điều tích cực. Hãy tìm công việc bạn thích làm và thực hiện thường xuyên.
- Suy ngẫm về tác động của việc yêu bản thân. Khi bạn dành thời gian yêu thương và thưởng cho bản thân, bạn sẽ thấy lợi ích của nó lan tỏa ở các khía cạnh khác của cuộc sống. Để ý xem bạn có được tiếp thêm năng lượng không, hay bạn có tiếp xúc với mọi người nhiều hơn không. Bạn sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn với điều bạn lựa chọn và kiểm soát cuộc sống tốt hơn.
Tập Thiền Tâm từ[sửa]
- Tìm hiểu về Thiền Tâm từ (Loving-Kindness Meditation). Thiền tâm từ là một dạng thiền phát triển cảm xúc nhân từ đối với bản thân và người khác. Thiền tâm từ có thể cung cấp cho bạn biện pháp cần thiết để yêu bản thân một cách hiệu quả. [12]
-
Nắm
bắt
nguyên
lý
của
Thiền
tâm
từ.
Thiền
tâm
từ
là
yêu
thương
không
kỳ
vọng,
không
điều
kiện.
Nó
khuyến
khích
bạn
yêu
không
phán
xét
(dù
đó
là
bản
thân
hay
người
khác).
[12]
- Phán xét bản thân và người khác thường gây tổn thương đến mối quan hệ với mọi người hay tâm hồn của chính chúng ta. Học để yêu không phán xét là học để yêu một cách vị tha.
- Hít thở sâu. Bắt đầu bằng hít thở sâu và chậm. Ngồi thoải mái trên ghế và hít sâu để không khí tràn đầy lồng ngực, mở rộng cơ hoành. Sau đó, thở ra chậm, rồi thở ra hết. [12]
-
Hỗ
trợ
bằng
những
khẳng
định
tích
cực.
Trong
khi
hít
thở
sâu,
hãy
nhắc
đi
nhắc
lại
những
khẳng
định
dưới
đây:
[12]
- Liệu mình có thực hiện được những ước mơ, sống hạnh phúc và bình yên.
- Liệu mình có thể yêu thương người khác bằng cả trái tim.
- Mình cầu mong gia đình và bản thân luôn được bình an.
- Mình cầu mong gia đình, bạn bè và bản thân luôn khỏe mạnh.
- Liệu mình có học được cách tha thứ cho bản thân và người khác.
- Xác định phản ứng tiêu cực của bạn đối với những khẳng định tích cực đó. Nếu bạn thấy mình nghĩ tiêu cực trong khi nhắc lại những khẳng định trên, hãy nghĩ điều gì đã khiến bạn có suy nghĩ tiêu cực như vậy. Xác định người khiến bạn cảm thấy khó có thể yêu thương vô điều kiện. Nhắc lại những khẳng định trên và nghĩ về người đó. [12]
- Nghĩ về người nào đó bạn cảm thấy yêu quý. Nhắc lại các khẳng định và nghĩ về người đó.
- Nghĩ về người mà bạn không có cảm xúc. Nhắc lại các khẳng định và nghĩ về người đó.
- Hãy để cảm xúc tích cực từ những lời khẳng định lan tỏa hoàn toàn trong bạn. Nhắc lại những lời khẳng định mà không nghĩ về một người nào cụ thể. Thay vào đó, tập trung vào cảm xúc tích cực có được từ những lời khẳng định. Hãy để cảm xúc đó lan tỏa hoàn toàn trong bạn, và trải rộng cảm xúc đó ra thế giới bên ngoài. [12]
- Kết thúc bằng việc đọc câu thần chú về tình yêu thương. Khi bạn đã mở rộng cảm xúc tích cực ra bên ngoài, hãy nhắc đi nhắc lại câu thần chú sau: “Chúc cho mọi người được vui vẻ, hạnh phúc và khỏe mạnh”. Nhắc lại khẳng định này 5 lần để cảm nhận từng lời thấm vào cơ thể và trải rộng cảm xúc đó ra thế giới bên ngoài. [12]
Tìm hiểu về Yêu bản thân[sửa]
-
Hiểu
được
mối
nguy
hiểm
khi
không
yêu
bản
thân.
Bạn
có
thể
đưa
ra
lựa
chọn
tai
hại
khi
không
yêu
bản
thân.
Không
yêu
bản
thân
giống
như
thiếu
giá
trị
bản
thân
dẫn
đến
chủ
ý
hoặc
vô
tình
hủy
hoại
bản
thân,
đồng
thời
khiến
bạn
không
ủng
hộ
các
nhu
cầu
thiết
yếu
của
bản
thân.
- Không yêu bản thân có thể dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào người khác để xác định giá trị của chính mình.[13] Phụ thuộc vào người khác để xác định giá trị bản thân thường khiến mọi người từ bỏ nhu cầu của mình để có được sự đồng ý của người khác.
- Không yêu bản thân cũng ngăn cản quá trình hàn gắn và tiến triển về cảm xúc. Nghiên cứu cho thấy những người hay tự trách bản thân và thờ ơ với chính mình thường có kết quả trị liệu tâm lý xấu hơn.[14]
-
Thừa
nhận
tầm
quan
trọng
của
kỷ
niệm
thời
thơ
ấu
đối
với
việc
yêu
bản
thân.
Mối
quan
hệ
cha
mẹ-con
cái
có
ảnh
hưởng
lâu
dài
đến
việc
phát
triển
tính
cách;
những
đứa
trẻ
không
được
đáp
ứng
nhu
cầu
thể
chất,
tình
cảm
và
tinh
thần
có
thể
gặp
phải
các
vấn
đề
dai
dẳng
liên
quan
đến
mức
độ
tự
trọng
thấp.[15]
- Những thông điệp tiêu cực được tiếp nhận thời thơ ấu - đặc biệt là các thông điệp lặp đi lặp lại - thường ăn sâu vào trí nhớ và hình thành quan niệm về bản thân sau này.
- Ví dụ, một đứa trẻ thường bị bảo là “đần” hay “tẻ nhạt” khi trưởng thành sẽ nghĩ rằng họ đúng là đần và tẻ nhạt thật, dù thậm chí thực tế ngược lại (ví dụ như có nhiều bạn, hay pha trò, hoặc có lối sống thú vị).[16]
-
Tìm
hiểu
cách
bố
mẹ
có
thể
hỗ
trợ
lòng
tự
tôn.
Bố
mẹ
có
thể
làm
theo
lời
khuyên
dưới
đây
để
cải
thiện
suy
nghĩ
về
giá
trị
bản
thân
của
trẻ:
-
Lắng
nghe
con
bạn;
điều
này
sẽ
tăng
giá
trị
bản
thân
của
chúng.[17]
- Thật dễ dàng bắt một đứa trẻ hay nói phải "im miệng" bằng cách không thực sự lắng nghe nó đang nói gì. Tuy nhiên, nếu bạn lắng nghe và tương tác với trẻ bằng cách đưa ra câu hỏi và đáp lại lời của chúng thì trẻ sẽ cảm nhận được bạn thấy giá trị của lời chúng nói.
-
Dạy
trẻ
theo
cách
không
bạo
lực
(không
đánh,
quát,
hay
mắng
mỏ)
để
giúp
ổn
định
cảm
nhận
của
chúng
về
giá
trị
bản
thân.[17]
- Ví dụ, nếu con bạn đánh một đứa trẻ khác, bạn có thể kéo con ra một chỗ và bình tĩnh nói với con không được đánh bạn vì có thể làm bạn đau. Nếu cần, hãy để con bạn nghỉ một lúc để bình tĩnh lại và nhắc nhở con trước khi cho chơi tiếp.
-
Dành
cho
trẻ
sự
ấm
áp,
yêu
mến,
hỗ
trợ
và
tôn
trọng
không
điều
kiện
để
trẻ
cảm
nhận
mình
xứng
đáng
được
yêu
thương
và
chấp
nhận.
[17]
- Nếu con nói với bạn rằng nó buồn vì một điều mà với bạn nghe có vẻ vớ vẩn (như mặt trời lặn chẳng hạn) thì đừng bỏ qua cảm xúc của con. Hãy đồng ý với cảm nhận của con và nói rằng: "Bố/mẹ biết con rất buồn khi mặt trời lặn". Tiếp theo, hãy cố gắng hết sức giải thích vì sao việc này không thể khác được bằng cách nói: "Mặt trời lặn vào buổi tối vì trái đất quay và những người sống ở phía bên kia Trái đất cũng cần ánh nắng. Còn mình cũng được nghỉ ngơi để sẵn sàng cho ngày hôm sau". Cuối cùng, bạn hãy ôm hoặc âu yếm con để làm con yên lòng và hiểu rằng bạn đồng cảm với con dù bạn không thể thay đổi được điều đó.
-
Lắng
nghe
con
bạn;
điều
này
sẽ
tăng
giá
trị
bản
thân
của
chúng.[17]
-
Hiểu
ảnh
hưởng
của
những
nhận
xét
bên
ngoài
đối
với
việc
yêu
bản
thân.
Bạn
sẽ
gặp
những
điều
không
vui
trong
cuộc
sống.
Bạn
không
thể
thực
hành
tình
yêu
đối
với
bản
thân
trong
môi
trường
chân
không
mà
không
chịu
ảnh
hưởng
của
nhận
xét
bên
ngoài
cũng
như
các
yếu
tố
tiêu
cực
tiềm
ẩn.
Bởi
vậy,
bạn
phải
học
cách
xử
lý
tình
huống
tiêu
cực
từ
vợ/chồng,
bố
mẹ
hay
sếp
của
bạn,
thậm
chí
là
người
lạ
gặp
trên
đường.
- Bạn có thể trang bị cho mình khả năng bỏ qua những điều tiêu cực mà không ảnh hưởng đến cảm nhận giá trị bản thân mình.
Lời khuyên[sửa]
- Nhắc bản thân rằng bạn xứng đáng được yêu thương. Nhiều người có xu hướng không tin vào bản thân khi trên thực tế tất cả chúng ta đều là con người! Hãy luôn tin vào chính mình, tự tin và lạc quan.
- Tránh những thứ cổ súy cho ý tưởng hình mẫu, như tạp chí sắc đẹp chẳng hạn.
- Hãy là chính bạn và đừng quan tâm về những gì người khác nghĩ. Hãy là phiên bản tốt nhất của bản thân mà bạn có thể.
- Là chính mình không có gì xấu cả. Chúng ta đều muốn trở thành người tốt nhất nếu được. Nhưng hãy nhớ rằng nếu bạn cố gắng để trở thành người khác, hoặc bạn cảm thấy giả tạo khi phải tỏ ra suy nghĩ tích cực dù cố gắng thực hiện trong thời gian dài thì đó không phải cách để yêu chính BẠN. Hãy chấp nhận bản thân, xác định điều gì mình chưa có. Thử những điều mới mẻ và chế ngự nỗi sợ. Bạn sẽ ngạc nhiên về điều mà bạn phát hiện ra!
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.cognitivetherapyguide.org/negative-thinking-patterns.htm
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 http://cmhc.utexas.edu/selfesteem.html
- ↑ http://www.pbs.org/thisemotionallife/blogs/happiness-exercise-how-overcome-perfectionism
- ↑ http://www.cognitivetherapyguide.org/thought-records.htm
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/functioning-flourishing/201411/ten-reasons-focus-your-strengths
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/high-octane-women/201202/why-you-shouldnt-feel-guilty-about-stealing-little-time-yourself
- ↑ http://au.reachout.com/how-to-build-self-confidence
- ↑ http://psychcentral.com/lib/how-to-raise-your-self-esteem/000737
- ↑ http://psychcentral.com/lib/self-esteem-struggles-and-strategies-that-can-help/0006320
- ↑ http://www.nj-act.org/self.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/wired-success/201305/do-self-affirmations-work-revisit
- ↑ 12,0 12,1 12,2 12,3 12,4 12,5 12,6 Kearney DJ1, McManus C, Malte CA, Martinez ME, Felleman B, Simpson TL (2014) Loving-kindness meditation and the broaden-and-build theory of positive emotions among veterans with posttraumatic stress disorder. Med Care, Dec;52(12 Suppl 5):S32-8
- ↑ Wiltermuth SS1, Cohen TR2 (2014), “I’d only let you down”: Guilt Proneness and the Avoidance of Harmful Interdependence. Journal of Personal and Social Psychology, Nov;107(5):925-42
- ↑ Ryum T1, Vogel PA, Walderhaug EP, Stiles TC. (2105) The role of self-image as a predictor of psychotherapy outcome. Scandinavian Journal of Psychology Feb;56(1):62-8
- ↑ Zaleznik, Abraham. Executive’s Guide to Understanding People. Palgrave MacMillian, 2009
- ↑ Efficacy, Agency, and Self-Esteem. Kernis, Michael H. Springer Science + Business Media, 1995
- ↑ 17,0 17,1 17,2 Handbook of Positive Psychology. Snyder, CR and SJ Lopez, eds. Oxford UP, 2002.