"Làm lành" vết thương cho phụ nữ bị cưỡng hiếp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cưỡng dâm là biến cố chấn thương tâm lý có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ về mặt thể chất lẫn tâm lý. Hậu quả của bạo hành tình dục có thể bao gồm hội chứng bị chấn thương do hãm hiếp, sợ hãi và nghi ngờ, mối quan hệ chuyển biến xấu, hồi tưởng, kích động, và ăn uống thất thường. Điều quan trọng cần ghi nhớ đó là sự bạo hành này không phải do lỗi của bạn. Có rất nhiều dịch vụ được cung cấp nhằm giúp chữa lành chấn thương này, bao gồm trung tâm khắc phục khủng hoảng bị cưỡng hiếp, nhân viên tư vấn và nhóm hỗ trợ. Bằng sự hiểu biết về triệu chứng cũng như hậu quả, bạn có thể vượt qua nỗi đau bị cưỡng bức và tiếp tục sống một cuộc sống trọn vẹn.

Các bước[sửa]

Tìm kiếm Sự trợ giúp Ngay lập tức[sửa]

  1. Gọi điện đến dịch vụ khẩn cấp nếu bạn đang rơi vào tình trạng nguy hiểm. Dịch vụ khẩn cấp có thể đưa bạn đến nơi an toàn và cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế.[1]
  2. Đi đến nơi an toàn. Tìm một nơi mà bạn cảm thấy an toàn khi ở lại. Có thể đến nhà bạn bè hoặc người thân trong gia đình.
  3. Tìm bạn bè hoặc thành viên gia đình đáng tin cậy. Nhờ người bạn đó ở lại với bạn. Người này cũng có thể hỗ trợ bạn thực hiện một số công việc cần thiết như là đi khám bác sĩ hoặc trình báo cảnh sát nếu bạn muốn làm vậy.
  4. Đi đến hoặc gọi điện cho trung tâm khắc phục khủng hoảng bị hãm hiếp. Trung tâm khắc phục khủng hoảng bị hãm hiếp cung cấp dịch vụ tư vấn ngoài việc cung cấp thông tin liên quan đến nạn nhân phải đối mặt với mang thai do cưỡng hiếp. Mục đích chính của dịch vụ này là để trao quyền cho bạn đưa ra quyết định sáng suốt mà không bị ép buộc.
    • Trung tâm khắc phục khủng hoảng bị hãm hiếp có thể kết nối bạn với người biện hộ gặp mặt trực tiếp tại bệnh viện hoặc đồn cảnh sát.
  5. Bảo quản bằng chứng. Không nên tắm rửa hoặc thay quần áo cho đến khi đã tiến hành kiểm tra y tế. Nếu bạn muốn trình báo cảnh sát, thì nên giữ lại bằng chứng còn sót lại trên người.[2]

Đi khám Bác sĩ[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ. Đầu tiên và trước hết, bạn cần hiểu rằng sức khỏe thể chất là vô cùng quan trọng. Trong trường hợp không có đầy đủ thông tin và kiến thức về sức khỏe, bạn sẽ không thể chịu trách nhiệm đối với cuộc sống của mình. Bạn cần đi khám bác sĩ và tiến hành tất cả xét nghiệm cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều nạn nhân bị hãm hiếp không tìm kiếm sự chăm sóc y tế vì nhiều lý do:
    • Bạn đang bị sốc và không thể nghĩ đến chuyện mình đã bị xâm hại và không có khả năng suy nghĩ về những hành động cần làm tiếp theo.
    • Bạn đang chìm trong nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với sự kỳ thị xã hội và chỉ trích.
    • Bạn không chắc người khác sẽ tin mình và nhận được sự ủng hộ và thông cảm từ những người xung quanh như gia đình, bạn bè, cảnh sát, hoặc chuyên gia y tế.
    • Bạn cố gắng khắc phục bằng cảm giác xấu hổ và bối rối và bởi những nguy cơ chưa xảy ra (câu hỏi thăm dò, khám sức khỏe lấy chứng cứ, hoặc nỗi sợ hãi xét nghiệp dương tính với bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục).
    • Bạn cảm thấy bị đe dọa đến nỗi chỉ muốn đợi các triệu chứng tự biến mất mà không một ai có thể biết được.
  2. Đề nghị một người bạn đáng tin cậy đi cùng. Nếu cần hỗ trợ tinh thần trong khi gặp bác sĩ, bạn nên nhờ bạn bè hoặc người thân đáng tin cậy đi cùng mình. Người này có thể giải thích tình hình cho bác sĩ biết nếu bạn không thể đề cập về nó được.
  3. Khám sức khỏe toàn diện. Nạn nhân bị cưỡng hiếp thường bị tổn thương về mặt cảm xúc và để lại sẹo. Nhưng đó cũng là khía cạnh thể chất do bị hãm hiếp gây nên. Nạn nhân có thể tổn thương trên cơ thể, bao gồm viêm nhiễm qua đường tình dục hoặc chấn thương. Việc khám sức khỏe đầy đủ sẽ giúp bạn nhận biết sớm các vấn đề liên quan đến thể chất.[3]
  4. Tiến hành xét nghiệm viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục (STI). Một câu hỏi mà hầu hết nạn nhân bị hãm hiếp tự hỏi là liệu cô ấy có bị viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục hay không. Khả năng mắc phải sẽ tăng cao nếu bị cưỡng hiếp không dùng biện pháp an toàn. Hoang mang, nghi ngờ và lo lắng có thể khiến cho nạn nhân không dám đi xét nghiệm. Điều này có thể làm cho tâm trí của bạn trở nên hỗn loạn hơn. Trong trường hợp không điều trị STI, bạn có thể phải sống trong nỗi lo thường trực về tình trạng tâm lý và thể chất của bản thân.
    • Đừng chờ đợi cho đến khi dấu hiệu STI xuất hiện. STI thường tiềm ẩn trong một thời gian dài trước khi biểu hiện thành triệu chứng. Thậm chí nếu không xuất hiện triệu chứng, bạn cũng nên đi xét nghiệm để xem có mắc phải STI hay không.[4]
    • Khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, STI có thể chữa được và điều trị triệt để.
    • Nếu bạn phớt lờ triệu chứng, STI có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng và mãn tính. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Giải quyết Mang thai Ngoài ý muốn[sửa]

  1. Uống viên thuốc ngừa thai. Thuốc tránh thai ngăn chặn mang thai do cưỡng hiếp có bán sẵn ở hiệu thuốc và bạn cần uống trong vòng 72 giờ sau khi bị hãm hiếp. Plan B One-Step và Next Choice có sẵn ở hiệu thuốc dành cho phụ nữ từ 17 tuổi trở lên. Ella là một lựa chọn khác đòi hỏi phải có toa thuốc của bác sĩ.[5]
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên khắc phục khủng hoảng bị hãm hiếp về loại thuốc và tác dụng phụ có thể xảy ra.
    • Nếu dưới 17 tuổi, bạn cần toa thuốc tránh thai khẩn cấp.
  2. Tiến hành thử thai. Trong trường hợp nghi ngờ mang thai, bạn nên xét nghiệm để xác định chắc chắn.
    • Một khi biết được mình đã mang thai, bạn có thể bị ngập chìm hoặc bao vây bởi cảm giác và cảm xúc tội lỗi, tự trách mình, sợ hãi, xấu hổ, hoài nghi, và bất lực.
  3. Nói chuyện với người bạn đáng tin cậy. Đây là tình huống khó khăn nhưng bạn cần biết rằng những chuyện đã xảy ra không phải do lỗi của mình. Tốt nhất bạn nên tìm người hiểu rõ tình hình của bạn. Người này nên sẵn sàng hỗ trợ và là chỗ dựa vững chắc cho bạn.
    • Nếu không tìm được người bạn hoặc thành viên gia đình có thể làm trụ cột và không phán xét bạn, thì bạn nên tìm đến nhân viên tư vấn có chuyên môn trong việc đối phó với những tình huống như thế này.
  4. Đi đến hoặc gọi điện cho trung tâm khắc phục khủng hoảng bị hãm hiếp. Trung tâm khắc phục khủng hoảng bị hãm hiếp cung cấp dịch vụ tư vấn ngoài việc cung cấp thông tin liên quan đến nạn nhân phải đối mặt với mang thai do cưỡng hiếp. Mục đích chính của dịch vụ này là để trao quyền cho bạn đưa ra quyết định sáng suốt mà không bị ép buộc.
  5. Bạn có thể lựa chọn biện pháp phá thai nếu muốn. Nếu đang mang thai, bạn có thể quyết định không tiếp tục mang thai nữa.
    • Trung tâm khắc phục khủng hoảng bị hãm hiếp có thể hỗ trợ chi phí trước và sau khi phá thai. Quyết định không tiếp tục mang thai có thể mang lại cho bạn nhiều cảm giác và cảm xúc rối bời. Điều này có thể làm bạn căng thẳng nhưng đồng thời cũng khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm. Các vấn đề sau khi phá thai có thể nảy sinh như là trầm cảm, cảm giác tội lỗi, tức giận, và lòng tự trọng bị giảm sút. Bạn nên liên lạc với nhân viên tư vấn tại trung tâm khắc phục khủng hoảng. Họ có thể khuyến cáo nên trị liệu tâm lý.
    • Planned Parenthood cung cấp nguồn dịch vụ phá thai trong khu vực.
  6. Bạn là người ra quyết định cuối cùng. Bây giờ bạn có rất nhiều sự lựa chọn. Bạn không nhất thiết nghe theo lời khuyên cần phải làm gì hoặc cái gì là đúng hay sai từ người xung quanh. Cưỡng hiếp không phải sự lựa chọn của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn phải tránh đưa ra quyết định liên quan đến việc bị hãm hiếp. Cuộc sống là của bạn và bạn nên đưa ra quyết định cuối cùng. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên lý trí cũng như tình cảm.
    • Bạn có thể tham khảo ý kiến của người khác. Tuy nhiên bạn vẫn phải giữ quyền quyết định nên làm gì. Bạn có thể làm vết thương nặng thêm bằng cách cho người khác quyền đánh giá, ý kiến, hoặc phán xét.[6]
  7. Không nên vội vã. Đừng để người khác ép buộc bạn phải làm điều mà bản thân mình không tin tưởng hay không muốn làm. Nhận thức được nhu cầu riêng là bước tiến trong việc giành lại và giữ lòng tự trọng, độc lập và khả năng chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân.[6]

Nắm rõ Hậu quả Tiềm ẩn[sửa]

  1. Hiểu được hậu quả có thể xảy ra sau khi bị cưỡng hiếp. Nạn nhân bị hãm hiếp có thể gặp phải vấn đề liên quan đến cảm xúc lẫn thể chất sau khi trải qua khoảnh khắc đau thương này.[7] Các triệu chứng có thể bao gồm:
    • Hội chứng chấn thương do bị hãm hiếp/PTSD: Hội chứng bao gồm cảm giác lo lắng, căng thẳng, bất lực, tội lỗi, tức giận, không có khả năng tập trung, xấu hổ, lạm dụng thuốc, hoặc tự tử.
    • Sợ hãi và ngày càng nghi ngờ về con người và hành vi cũng như ý định của họ.
    • Mối quan hệ bị ảnh hưởng: Vấn đề này có thể phát sinh như là kết quả của việc ít đáp lại tình cảm, tách biệt khỏi người thân yêu, hoặc nghi ngờ về hành động và ý định của bạn bè và gia đình.
    • Mất ngủ, không thể ngủ ngon, hoặc gặp ác mộng.
    • Chối bỏ: Bạn có thể không thừa nhận thực tế rằng mình bị hãm hiếp và không có khả năng nhớ lại những gì đã xảy ra
    • Hồi tưởng: Tâm trí có thể lặp đi lặp lại hồi ức liên quan đến sự bạo hành đến mức bạn không thể phân biệt rạch ròi giữa những chuyện đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại.
    • Kích động: Bạn luôn cảnh giác cao độ nhằm đảm bảo cho bản thân mình được an toàn.
    • Rối loạn ăn uống như ăn vô độ, biếng ăn hoặc ăn quá nhiều.
    • Rối loạn chức năng tình dục.
    • Triệu chứng sinh lý: Bao gồm tiêu chảy, táo bón, tim đập nhanh và thở dồn dập, chóng mặt, đau đầu không rõ nguyên nhân và đau dạ dày.
  2. Nắm rõ triệu chứng chính của hội chứng chấn thương do bị hãm hiếp. Hội chứng chấn thương do bị hãm hiếp (RTS) là một dạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) có ảnh hưởng đến nạn nhân bị bạo hành tình dục.[8] Hầu hết các phương pháp điều trị dành cho nạn nhân bị hãm hiếp tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng của PTSD. Đây là điều mà hầu hết các nạn nhân bị bạo hành tình dục mắc phải do hậu quả bị cưỡng hiếp.[9]
    • Một số triệu chứng của PTSD bao gồm: hồi tưởng, tránh né, khó ngủ, sợ hãi, rối loạn cảm xúc và lo lắng, và dễ bị kích động.[10]
    • Nạn nhân có thể bị cản trở bởi sự sợ hãi và cảm giác bị tấn công liên tục. Những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực có thể khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Họ có xu hướng mất lòng tin đối với xã hội nói chung, và đàn ông hay phụ nữ nói riêng. Một số có thể ngừng hòa nhập hoặc giao lưu với mọi người vì lo sợ bị tấn công một lần nữa. Họ cố gắng tạo sự thay đổi lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như chuyển nhà, thay đổi trường học/nơi làm việc, hoặc chuyển đến thành phố khác.
  3. Chú ý đến hành vi tránh né. Nạn nhân bị hãm hiếp bị ám ảnh bởi ký ức về sự cố đau thương là điều bình thường. Âm thanh, mùi vị, hình ảnh hoặc thậm chí suy nghĩ và cảm xúc nhất định có thể gợi nên ký ức khó chịu mà có thể biểu hiện thành triệu chứng sinh lý và tâm lý. Nạn nhân có thể thực hiện hành vi tránh né nhằm ngăn chặn dòng ký ức tồi tệ đó.
    • Bạn có thể tránh đi trên con đường đã xảy ra biến cố hoặc tránh né những người khiến bạn nhớ lại ngày hôm đó.
    • Tránh xa sự khó chịu và sợ hãi là bình thường và trong thực tế được xem là hữu ích. Tuy nhiên, những tác động tích cực chỉ có thể xuất hiện trong thời gian ngắn. Điều này không hữu ích trong thời gian dài. Trong thực tế, hành vi né tránh này có thể dẫn tới những ký ức và triệu chứng biểu hiện theo chiều hướng khác tồi tệ hơn.[11], [12]

Tìm kiếm Sự trợ giúp Chuyên môn[sửa]

  1. Tìm cố vấn có kinh nghiệm trong việc đối phó với các trường hợp bị hãm hiếp. Bạo hành tình dục đôi khi làm nạn nhân cảm thấy bất lực và lạc lối. Bạn không thể biết được cần phải làm gì. Sau khi tìm kiếm trợ giúp, dịch vụ tư vấn hỗ trợ và thông tin có giá trị dưới hình thức tư vấn y tế (chẳng hạn như làm thế nào để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn do bị hãm hiếp) và tư vấn pháp lý (chẳng hạn như làm thế nào để chống lại thủ phạm hợp pháp).
    • Dịch vụ tư vấn thường được cung cấp bởi chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với những trường hợp bị hãm hiếp. Tư vấn cho nạn bị hãm hiếp thường diễn ra theo hình thức một đối một. Các tư vấn viên sẽ giúp nạn nhân bị hãm hiếp đối phó với hậu quả do cưỡng bức gây nên.
    • Tư vấn viên hiểu được tầm quan trọng của việc nạn nhân cần cảm giác an toàn và được hỗ trợ. Tư vấn là nơi mà nạn nhân bị hãm hiếp được đối xử tôn trọng và hỗ trợ đầy đủ. Nhân viên tư vấn có khả năng lắng nghe nạn nhân một cách kiên nhẫn và tích cực.[13], [9]
    • Liệu pháp hành vi nhận thức có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng tâm lý phát sinh do hậu quả sau khi bị hiếp dâm. Nạn nhân vẫn cần phục hồi hoàn toàn khỏi các triệu chứng này. Trao quyền cho nạn nhân và giúp họ xây dựng lại lòng tự trọng, sự tự tin và chịu trách nhiệm về cuộc sống lại là các bước cần thiết để phục hồi thành công.
  2. Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về ứng phó tích cực vấn đề trọng tâm. Kỹ thuật tập trung vấn đề có tác dụng giải quyết vấn đề. Kỹ thuật này giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình và hướng dẫn bạn đi đúng hướng. Bạn nên dũng cảm đối mặt với vấn đề thay vì tránh né.
    • Nếu bạn tiếp tục tránh né triệu chứng và sự tồn tại của vấn đề, thì mọi thứ có vẻ sẽ tốt hơn một chút. Nhưng vấn đề vẫn sẽ nằm im lìm và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Sự phun trào này có thể dẫn đến bản thân bị tổn thương nhiều hơn.[14]
    • Kỹ thuật đối phó tập trung vấn đề giúp bạn truy tìm gốc rễ của vấn đề cũng như đối phó với các triệu chứng và nguyên nhân gây nên những triệu chứng đó.
  3. Tránh áp dụng kỹ thuật đối phó tập trung cảm xúc. Loại hình này nên tránh hoặc ít sử dụng. Kỹ thuật đối phó tập trung cảm xúc khuyến khích các biện pháp như né tránh và từ chối. Kỹ thuật này dựa trên ý tưởng rằng tốt nhất nên tránh vấn đề mà bạn không thể đối đầu và thách thức. Dòng suy nghĩ nói rằng nếu chúng ta ngừng suy nghĩ về điều gì đó, nó sẽ đi ra khỏi bộ nhớ hoàn toàn.
  4. Tìm gia đình và bạn bè để được tư vấn. Nạn nhân bị hãm hiếp là người chiến đấu anh dũng, nhưng đôi khi chiến binh cũng cần hỗ trợ từ người thân yêu. Ngoài ra, sự bạo hành tình dục không những làm tổn hại đến bạn mà còn ảnh hưởng đến người thân và bạn bè. Họ thường được gọi là nạn nhân thứ hai vì sự ảnh hưởng của biến cố đau thương có thể bao phủ lên "nạn nhân thứ hai."[15]
    • Tư vấn được cung cấp cho gia đình và bạn bè để giúp họ tăng cường nỗ lực của nạn nhân bị hãm hiếp trong việc vượt qua giai đoạn không mấy tốt đẹp cũng như hậu quả của nó.
  5. Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về các loại thuốc. Có một số loại thuốc dùng để điều trị triệu chứng phát sinh từ hội chứng chấn thương bị hãm hiếp và PTSD. Những thuốc này bao gồm: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI), Thuốc ức chế monoamin oxidaza (MAOI), Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA), và thuốc chống co giật.
    • Mặc dù dược lý có hiệu quả ở mức độ nhất định, bạn cần ghi nhớ rằng các hình thức điều trị khác luôn đầy hứa hẹn và mang lại kết quả tốt hơn mà không gây ra tác dụng phụ. Trong khi thuốc chỉ có thể làm triệu chứng suy yếu trong một thời gian, thì phương pháp điều trị thâm nhập vào gốc rễ của vấn đề có thể giải quyết triệt để mà không gây nên tác dụng phụ.[16]
    • Bạn sẽ cần bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa kê loại thuốc này.
  6. Tham khảo điều trị tiếp xúc kéo dài. Liệu pháp tiếp xúc kéo dài, còn được gọi là tràn ngập, là một kỹ thuật tâm lý giúp nạn nhân ít nhạy cảm với suy nghĩ và ký ức về hiếp dâm. Quá trình gây tê được thực hiện bằng cách khuyến khích nạn nhân liên tục xem lại, nhớ lại và liên hệ ngay những chi tiết quan trọng nhất của vụ việc. Điều này liên quan đến việc ghi nhớ những gì đã xảy ra, chúng xảy ra như thế nào, tâm trạng của bản thân, chấn thương mà bạn đã trải qua, và sự cưỡng bức thống trị cuộc sống, niềm tin, suy nghĩ và hành vi của bạn như thế nào.
    • Liệu pháp này được "kéo dài" bởi vì nó không chỉ giới hạn trong một hoặc hai phiên. Thay vào đó, liệu pháp được tính bằng buổi (cao nhất là 18 buổi tùy thuộc vào điều kiện của từng cá nhân), với mỗi phiên kéo dài khoảng 30-45 phút.
    • Nạn nhân nghe ghi âm kể lại sự việc đau buồn.
    • Liên tiếp bắt buộc nạn nhân trải qua những cảm giác, cảm xúc, chấn thương để quen dần với cảm xúc và suy nghĩ. Mục đích cuối cùng là nạn nhân không còn buồn phiền nữa. Điều này giúp họ chấp nhận sự việc và làm hòa với quá khứ dễ dàng hơn.
    • Liệu pháp này không dễ dàng thực hiện đối với nạn nhân cũng như bác sĩ chuyên khoa. Nạn nhân cần phải xem xét và kể lại chi tiết về vụ hiếp dâm. Nhà trị liệu cũng cảm thấy khó khăn khi yêu cầu bệnh nhân cung cấp chi tiết về sự cố đó.
    • Liệu pháp tiếp xúc kéo dài được xem là giải quyết các triệu chứng của PTSD thành công ngoài việc đối phó với cảm giác tội lỗi và triệu chứng trầm cảm.[9]
  7. Tìm hiểu quá trình tái xử lý gây tê chuyển động mắt. Tái xử lý gây tê chuyển động mắt (EMDR) là hình thức tâm lý trị liệu nhằm giảm bớt hoặc kiềm chế các triệu chứng như lo âu, căng thẳng, bất lực, trầm cảm, sợ hãi, và tội lỗi biểu hiện sau khi xảy ra sự cố đau thương như bị hãm hiếp.[17] Khi một người thực hiện liệu pháp này, các chuyển động nhanh của mắt có khả năng giảm thiểu chấn thương liên quan đến biến cố bị cưỡng dâm.
    • Khi một người nhớ lại biến cố đau thương, những suy nghĩ, cảm giác và cảm xúc đi cùng sự việc ảnh hưởng xấu đến hoạt động của não. Điều này là vì hành động nhớ lại khoảnh khắc bị hiếp dâm có thể được xem là tương đương với việc vượt qua nó trong lần đầu tiên. Khung cảnh, âm thanh, mùi vị và những suy nghĩ liên quan đến vụ việc đóng vai trò như là lời nhắc nhở về sự việc đã xảy ra.
    • Nhà trị liệu sẽ làm động tác tay và yêu cầu nạn nhân theo dõi chuyển động trong khi họ di chuyển bàn tay ra trước và sau. Đôi khi nhà trị liệu sẽ đan xen các động tác tay với ngón tay hoặc ngón chân. Trong khi đó, nạn nhân sẽ được khuyến khích nhớ lại những sự việc đau buồn và mọi thứ khác liên quan đến vụ việc, bao gồm cả cảm xúc, suy nghĩ, khung cảnh, mùi vị và âm thanh. Dần dần bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa nạn nhân vào dòng suy nghĩ và đề cập đến sự việc khác tốt đẹp hơn.
    • Liệu pháp này được cho là có tác dụng giảm thiểu cảm xúc tiêu cực, do đó làm giảm triệu chứng phát sinh do sự hiện diện của cảm xúc tiêu cực.
    • EMDR đặc biệt hữu ích trong việc điều trị những nạn nhân không thể đề cập đến vụ bạo hành tình dục. Phương pháp cũng có thể được sử dụng để điều trị rối loạn ăn uống, lạm dụng rượu và chất kích thích xuất hiện do hậu quả của việc bị hiếp dâm.
    • Liệu pháp này không phải là liệu pháp trao đổi như liệu pháp nhận thức hành vi khác. Nó cũng không khuyến khích sử dụng thuốc.[18]
  8. Áp dụng liệu pháp ngăn ngừa căng thẳng. Liệu pháp ngăn ngừa căng thẳng (SIT) là cơ chế đối phó và phòng ngừa có thể giúp nạn nhân bị cưỡng bức khắc phục hậu quả của vụ việc. Nó cũng đặt nền móng giúp nạn nhân tránh khỏi căng thẳng trong tương lai.[19]
    • SIT là một dạng điều trị hành vi nhận thức tập trung vào bệnh nhân có thể điều chỉnh và thay đổi để phù hợp với nhu cầu cá nhân.
    • SIT là quá trình can thiệp ba giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, bác sĩ chuyên khoa thiết lập mối quan hệ mang tính xây dựng và hợp tác với nạn nhân bị hãm hiếp. Cá nhân được khuyến khích xem nỗi sợ hãi, đe dọa nhận thức, căng thẳng và lo lắng là vấn đề cần được giải quyết chứ không nên né tránh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành phỏng vấn, kiểm tra tâm lý và đưa ra một số đánh giá đối với nạn nhân. Trong giai đoạn thứ hai, cá nhân được dạy các kỹ năng, bao gồm kỹ năng chấp nhận và chú ý hướng đối phó; kỹ năng tự thư giãn và tự an ủi; và kỹ năng giao tiếp cũng như xây dựng mối quan hệ. Trong giai đoạn thứ ba, nạn nhân sẽ tinh chỉnh kỹ năng đối phó của mình. Nạn nhân cũng có thể được yêu cầu hỗ trợ cho người khác trong tình huống tương tự nhằm đẩy mạnh nỗ lực của họ và khuyến khích nạn nhân đánh giá cao những chuyển biến tích cực đã thực hiện.[19]

Chăm sóc Bản thân[sửa]

  1. Nói chuyện với bạn bè và gia đình. Bạn không nên tự cô lập mình khỏi những người hiểu rõ tình hình của bạn. Bạn bè, gia đình cũng như chuyên gia có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của bạn. Thái độ cũng như phản ứng tích cực và hỗ trợ của gia đình và bạn bè có thể tạo cơ hội phục hồi toàn diện.[20]. Đó là những người thậm chí âm thầm cung cấp hỗ trợ cần thiết cho bạn.
  2. Tránh xa những người chối bỏ vấn đề của bạn. Có những người sẽ đề nghị bạn quên đi sự việc như thể nó chưa bao giờ xảy ra. Một số người, thậm chí trong gia đình và bạn bè, có thể khuyên bạn quên đi sự việc đau thương này.
    • Sẽ có người đổ lỗi, chỉ trích và ép buộc bạn phải chịu trách nhiệm với những điều xảy ra với mình. Họ có thể cho rằng hiếp dâm là hậu quả do hành vi vô trách nhiệm của bạn gây nên.
    • Có những người không tin câu chuyện của bạn. Họ thậm chí có thể đưa ra những câu hỏi, "Tại sao bạn lại không làm như thế này? Bạn có thể trốn thoát bằng cách này."
    • Sẽ có người áp đặt quyết định của họ lên bạn, đưa ra quyết định thay cho bạn, hoặc la hét om sòm khi nói rằng bạn phải lắng nghe họ.
    • Một số gia đình có thể bảo vệ quá mức nhằm nỗ lực cung cấp hỗ trợ và tình thương tối đa cho nạn nhân. Điều này có thể cản trở sự phục hồi của họ. Thái độ và hành động bảo vệ của gia đình liên tục nhắc nhở rằng cô ấy bị một vết sẹo khó lành trong cuộc sống. Nạn nhân quen với việc được bảo vệ và cảm thấn khó khăn khi muốn bắt đầu cuộc sống mới.[21]
    • Tránh xa những người có khả năng kích động phản ứng và cảm xúc tiêu cực. Thái độ và phản ứng tiêu cực từ gia đình và bạn bè có thể dẫn đến việc nạn nhân áp dụng chiến lược đối phó tránh né nhưng lại thích nghi không tốt và có thể cản trở quá trình hồi phục của người đó.[22]
  3. Tham gia nhóm hỗ trợ. Dịch vụ tư vấn cố gắng để tập hợp nạn nhân bị hãm hiếp dưới hình thức nhóm hỗ trợ. Nhóm hỗ trợ đóng vai trò khắc phục khủng hoảng vì các thành viên đều cùng ngồi trên một chiếc thuyền. Họ cũng là những nạn nhân bị bạo hành tình dục và đã trải qua quá trình đối phó với hậu quả bị hãm hiếp.
    • Nhóm hỗ trợ giúp bạn tiếp xúc với những người đã vượt qua sự bạo hành và phát triển theo chiều hướng tốt trong cuộc sống. Gặp gỡ và tương tác với những người cùng hoàn cảnh sẽ giúp bạn tháo dỡ bức tường mất lòng tin mà bạn đã và đang xây dựng sau khi bị cưỡng hiếp.[23]
  4. Tập trung vào việc ăn uống điều độ. Đây là thời điểm mà hầu hết mọi người không còn hứng thú với đồ ăn thức uống nữa. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng trong danh sách chuyên gia y tế. Bạn cần nạp thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn uống có tiếng nói quan trọng đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn. Tránh ăn thức ăn vặt và nhiều đường.
  5. Tích cực hoạt động thể chất. Bạn có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ hay đấm bốc; bất kỳ loại hình nào cũng được. Chỉ cần tập trung hoạt động theo khả năng của mình.
    • Tập thể dục hoặc vận động cơ thể giúp giải toả căng thẳng, lo lắng và cảm xúc bị dồn nén. Nó cũng giúp chuyển hướng sự chú ý của bạn khỏi những suy nghĩ và ký ức đau thương. Tập thể dục cũng làm tăng sự tự tin và lòng tự trọng. Ngồi lì ở nhà không cải thiện tình trạng của bạn được. Bạn sẽ cảm thấy uể oải hơn và làm nặng thêm nỗi sợ hãi, lo lắng hoặc trầm cảm.
    • Tập thể dục cũng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Một trong những triệu chứng có thể gặp là không ngủ ngon giấc và nghỉ ngơi phù hợp. Hoạt động thể chất sẽ giúp bạn thư giãn tốt hơn.
  6. Áp dụng bài tập chánh niệm. Chánh niệm là kỹ thuật đã được chứng minh tích hợp vào nhiều liệu pháp đối phó với PTSD, trầm cảm, lạm dụng rượu và ma túy. Kỹ thuật này rất thành công khi sử dụng cho mục đích cụ thể, chẳng hạn như giảm thiểu lối mòn trong quá trình suy nghĩ, kiềm chế hoặc kiểm soát sử dụng rượu và ma túy, đau mãn tính, và cải thiện tập trung.
    • Chánh niệm giúp bạn chấp nhận suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác khó khăn. Nó hỗ trợ bạn giải phóng suy nghĩ hiện ra trong đầu mà không có bất kỳ lời phán xét nào. Chỉ cần ở trong hiện tại và tập trung vào hiện tại. Để cho dòng suy nghĩ tự đến và tự đi. Bằng cách này, bạn sẽ thoát ra được suy nghĩ và cảm xúc khó khăn và giữ trạng thái ổn định.
    • Chánh niệm có thể được sử dụng để chuẩn bị cho các liệu pháp như tiếp xúc kéo dài và quá trình nhận thức.[24]
  7. Luyện tập yoga. Yoga giúp cải thiện sự tự tin, nhận thức và kiểm soát cơ thể. Bằng việc rèn luyện yoga thường xuyên, bạn có thể làm chủ suy nghĩ cũng như chỉ đạo các luồng tư tưởng. Yoga có tác dụng cải thiện biến thiên nhịp tim giúp bạn bình tĩnh hơn.
    • Khi một người đang trải qua giai đoạn hồi tưởng, rất khó để phân biệt cái gì là thật và điều gì là tưởng tượng. Thực hành yoga dạy cho bạn cách liên hệ thường xuyên với hiện tại. Bạn hoàn toàn ý thức được chính mình, cơ thể, suy nghĩ và môi trường xung quanh.
    • Yoga là cách an toàn và nhẹ nhàng nhất để làm quen với cơ thể của bạn. Nạn nhân bị bạo hành tình dục có thể bắt đầu ghét cơ thể hoặc các bộ phận cơ thể bị xâm phạm. Yoga giúp bạn chấp nhận chính mình bằng sự khoan dung. Thái độ tự chấp nhận này là chìa khóa giúp phục hồi tốt hơn.[25]
  8. Tập thiền yoga nidra. Yoga nidra, hoặc ngủ yoga được thực hiện ở vị trí nằm. Trong yoga nidra, bạn sẽ thực hành theo một loạt hướng dẫn và thở nhịp nhàng.
    • Các hướng dẫn có thể hướng bạn đến quá trình hình ảnh thị giác (quét hình cơ thể). Toàn bộ quá trình quét hình khiến tâm trí bận rộn và tập trung cũng như tránh khỏi phiền nhiễu.
    • Ngay sau đó, cơ thể và tâm trí đạt đến một trạng thái yên bình và thư giãn. Năng lượng của bạn tập trung vào con mắt thứ ba (luân xa nằm giữa hai lông mày). Con mắt thứ ba này hoạt động như bộ điều khiển hóc môn tuyến tùng, nằm ở trung tâm của não.
    • Các hóc môn tuyến tùng, melatonin có tác dụng như viên thuốc kỳ diệu giúp ngăn ngừa, điều trị và chữa lành tổn thương trên cơ thể và trong tâm trí. Nó giúp giảm căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch hoạt động, đảm bảo giấc ngủ tốt, thư giãn hệ thần kinh, và chữa trị toàn diện.[26]
    • Podcast hoặc tập tin âm thanh thiền yoga nidra có thể tải về từ internet.
  9. Dành thời gian hòa mình với thiên nhiên. Bạn có thể mất niềm tin sau khi bị bạo hành tình dục. Khi đó việc dành nhiều thời gian tiếp xúc với cây cỏ hoa lá có thể giúp bạn xây dựng lại niềm tin vào nhân loại. Cảnh vật hoang sơ, âm thanh và mùi vị giúp trẻ hóa và thay đổi tâm trạng của bạn. Bạn sẽ bắt đầu nhớ rằng thế giới là một nơi tuyệt đẹp để tồn tại và đáng sống.
  10. Tập trung học tập hoặc làm việc. Một biến cố không thể làm bạn từ bỏ tất cả mọi thứ. Bạn nên tập trung học hành hoặc làm việc. Tham gia tình nguyện tại tổ chức từ thiện mà bạn yêu thích. Hòa nhập vào thế giới có thể giúp bạn giảm căng thẳng và kết nối với mọi người.
  11. Đọc sách mang lại nguồn cảm hứng. Hiện nay có nhiều câu chuyện kể rằng nạn nhân bị hãm hiếp đã vượt qua chấn thương thể chất và tinh thần để thành đạt trong cuộc sống. Bạn nên đọc những câu chuyện nói về họ.
    • Pandora’s Project có nhiều nguồn như sách viết về nạn nhân bị hãm hiếp, bạo hành quan hệ, cưỡng dâm đồng tính, lạm dụng tình dục trẻ em, và các nguồn khác.

Khắc phục Hậu quả Khác[sửa]

  1. Nhận biết rối loạn ăn uống. Ăn uống là một trong những cách mà nạn nhân bị hiếp dâm áp dụng để đối phó với đau thương. Nhiều nạn nhân bị bạo hành tình dục cảm thấy rằng sự xuất hiện của họ đã dẫn đến vụ việc xấu.[7] Họ có thể chè chén say sưa hay để bụng đói (chán ăn, ăn vô độ). Họ cũng có thể sử dụng việc ăn uống như một chiến lược đối phó vì làm thay đổi ngoại hình và làm cho mình kém hấp dẫn để cảm thấy an toàn, do đó giảm thiểu cơ hội bị lạm dụng tình dục trong tương lai. Dấu hiệu của rối loạn ăn uống có thể bao gồm:[27]
    • Giảm hoặc tăng cân đáng kể.
    • Bận tâm về thức ăn hoặc ăn kiêng
    • Vàng răng hoặc hơi thở có mùi
    • Giảm nhiệt độ cơ thể
    • Từ chối đi ăn ngoài
    • Thói quen hình thành trong giờ ăn, chẳng hạn như cắt thức ăn thành miếng nhỏ hoặc đẩy thức ăn ra xung quanh đĩa
    • Trao đổi với bác sĩ, tư vấn viên hoặc nhóm hỗ trợ để được trợ giúp. The National Eating Disorders Association (Hiệp hội Quốc gia Nghiên cứu Rối loạn Ăn uống) cung cấp nguồn giúp bạn cải thiện tình trạng rối loạn ăn uống.[28]
  2. Nhận biết biểu hiện tự gây hại cho bản thân. Nạn nhân bị hãm hiếp thường cảm thấy rất xấu hổ và bối rối về những gì đã xảy ra đến nỗi họ cố gắng làm biến dạng, méo mó hoặc làm hư hỏng các bộ phận cơ thể bị xâm phạm hoặc toàn bộ cơ thể. Họ hy vọng có được cảm giác nhẹ nhõm. Một số hành vi tự gây hại có thể bao gồm cắt, cắn hoặc đốt bản thân. Nếu bạn đang suy nghĩ về việc tự gây hại, thì nên tiến hành các bước sau ngay lập tức:[29]
    • Tránh xa vật dụng mà bạn đang có kế hoạch sử dụng để tự hại mình. Rời khỏi phòng ngay lập tức.
    • Viết cảm xúc của bạn vào nhật ký.
    • Dùng bút lông đánh dấu những chỗ mà bạn định làm hại.
    • Gọi điện thoại hoặc nhắn tin cho bạn bè.
    • Tìm kiếm hỗ trợ từ S.A.F.E. Alternatives. Tổ chức này cung cấp nguồn ngăn chặn việc tự làm hại bản thân.
  3. Tham khảo ý kiến nhà trị liệu tình dục. Rối loạn chức năng tình dục thường là hậu quả do bị hãm hiếp. Rối loạn chức năng tình dục có nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như không có khả năng quan hệ, đau khi giao hợp, co thắt âm đạo (khi các cơ âm đạo tự nguyện giãn nở trong khi thâm nhập[30]), hoặc giảm ham muốn tình dục. Nhà trị liệu tình dục có khả năng điều trị tình trạng rối loạn chức năng tình dục.
    • Nạn nhân bị hãm hiếp thường lo ngại về phản ứng và hành vi của đối tác. Họ tự hỏi đời sống tình dục sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, làm thế nào để cùng nhau vượt qua chấn thương này, hoặc liệu họ vẫn tận hưởng cuộc vui trước khi bị cưỡng dâm.[10] Liệu pháp điều trị dành cho cặp đôi có thể hữu ích, giúp xác định, hiểu rõ và giải quyết vấn đề tồn tại của cả hai.
    • Trị liệu tình dục là một bước tiến so với điều trị dành cho cặp đôi bởi vì nó tập trung vào các mối quan hệ thể xác gần gũi.
    • Trong trị liệu tình dục, các nhà trị liệu sẽ thay đổi kiểu suy nghĩ và thái độ của nạn nhân liên quan đến tình dục. Nhà trị liệu sử dụng các bài tập khác nhau và kỹ thuật như "tập trung cảm giác" và bài tập Kegel để điều trị rối loạn chức năng tình dục.[31]
    • Rối loạn chức năng tình dục cũng có thể được điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức.

Lời khuyên[sửa]

  • Nạn nhân bị hãm hiếp có thể bắt đầu ăn mặc theo phong cách khác nhằm đảm bảo an toàn trong tương lai. Nếu nạn nhân cảm thấy rằng kiểu trang phục làm cô ấy bị cưỡng hiếp, thì người đó sẽ ăn mặc kín đáo để tránh khiêu khích kẻ xấu trong tương lai.[32]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu có ý định tự tử, bạn cần gọi 911 ngay lập tức hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.janedoe.org/find_help/for_victims_and_survivors_of_sexual_violence/immediate_steps_after_a_sexual_assault
  2. http://www.nhs.uk/chq/Pages/2482.aspx
  3. http://www.joyfulheartfoundation.org/learn/sexual-assault-rape/effects-sexual-assault-and-rape
  4. http://www.pandys.org/articles/copingwithstis.html
  5. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/morning-after-pill/basics/definition/prc-20012891
  6. 6,0 6,1 http://www.pandys.org/articles/rapeandpregnancy.html
  7. 7,0 7,1 http://www.aaets.org/article178.htm
  8. http://www.aftersilence.org/rape-trauma-syndrome.php
  9. 9,0 9,1 9,2 http://www.healthyplace.com/abuse/rape/rape-therapy-a-treatment-for-rape-victims/
  10. 10,0 10,1 http://www.uic.edu/depts/owa/sa_emotional.html
  11. http://www.mentalhealthamerica.net/conditions/post-traumatic-stress-disorder
  12. http://www.anxietybc.com/sites/default/files/adult_hmptsd.pdf
  13. http://rapecrisis.org.za/services/counselling/
  14. Lazarus and Folkman (1984)
  15. Morrison et al., 2007
  16. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2323517/
  17. http://nrepp.samhsa.gov/ViewIntervention.aspx?id=199
  18. http://www.webmd.com/mental-health/emdr-what-is-it
  19. 19,0 19,1 http://www.apa.org/divisions/div12/rev_est/sit_stress.html
  20. Littleton & Breitkopf, 2006
  21. http://www.secasa.com.au/sections/for-students/the-psychological-adjustment-of-the-rape-victim/
  22. http://www.aifs.gov.au/acssa/pubs/sheets/rs2/
  23. http://www.secasa.com.au/sections/for-students/the-psychological-adjustment-of-the-rape-victim/
  24. http://www.ptsd.va.gov/public/treatment/therapy-med/mindful-ptsd.asp
  25. http://www.yogajournal.com/article/health/healing-lifes-traumas/
  26. http://www.amrityoga.org/benefits-yoga-nidra.html
  27. https://rainn.org/get-information/effects-of-sexual-assault/eating-disorders
  28. http://www.nationaleatingdisorders.org/find-help-support
  29. https://www.rainn.org/get-information/effects-of-sexual-assault/self-harm
  30. http://www.webmd.com/women/guide/vaginismus-causes-symptoms-treatments
  31. http://www.webmd.com/sexual-conditions/guide/sex-therapy-counseling?page=2
  32. http://iris.lib.neu.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1014&context=couns_psych_diss

Liên kết đến đây