Ôn tập thành công

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ôn tập Thành công)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Không có lý do gì để sợ các kỳ thi. Học cách ôn tập để có một kỳ thi thành công có thể giúp bạn tự tin khi học tập và thi cử, đảm bảo rằng bạn sẽ không rơi vào tình trạng dở sống dở chết. Bạn có thể học cách ôn tập thành công bằng việc chuẩn bị ôn tập hiệu quả, ôn tập chủ động và nhờ hỗ trợ nếu cần để hoàn thành đến nội dung cuối cùng. Hãy bắt đầu từ Bước 1 để có nhiều thông tin hơn.

Nếu bạn muốn học cách ôn tập một tác phẩm, nhấn vào đây.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị Ôn tập[sửa]

  1. Tìm một nơi thích hợp để ôn tập. Một nơi yên tĩnh và đủ ánh sáng sẽ thích hợp để bạn ôn tập và giúp bạn không bị phân tâm.
    • Đăng xuất hoặc tạm thời tắt các phương tiện xã hội như Facebook, cố gắng đăng nhập hoặc bật chúng sẽ làm bạn nản chí và sau một ngày bạn sẽ không muốn cố gắng ôn tập nữa – bạn sẽ mất nhiều thời gian để xem và theo dõi thông tin! Khoa học cũng chứng minh rằng bộ não được kích thích hoạt động tốt nhất ở những mức độ nào đó – về cơ bản chúng ta làm việc tốt hơn nếu chúng ta cảm thấy lạnh hơn mức độ chịu đựng được một chút hoặc ngồi trên một chiếc ghế cứng. Ngồi vào bàn viết hoặc bàn ăn – trông sẽ nghiêm túc hơn và giúp bạn có cảm giác như ở phòng thi. Nhưng tất nhiên là bạn cần thấy thoải mái khi bắt đầu ôn tập trong bộ đồ của bạn – bạn có thể mặc quần áo thoải mái vào ngày đó. Một số người thích có một chỗ ngồi học nhất định trong khi một số người khác thích di chuyển giữa phòng của họ, quán cà phê, thư viện và những nơi có thể ngồi học khác để phá vỡ sự nhàm chán. Chọn bất cứ điều gì tốt cho bạn và phù hợp với thói quen của bạn.
    • Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thông tin bạn thu lượm ở những nơi khác nhau cho phép bạn chia nhóm thông tin, giúp bạn nhớ lại chúng một cách dễ dàng hơn ở một thời điểm về sau nếu bạn có thể liên kết thông tin với nơi bạn thu lượm chúng.
    • Một số sinh viên thấy việc học ở nơi công cộng hiệu quả hơn vì khó có thể xem ti vi và mất tập trung vì những trò vớ vẩn như ở nhà. Chọn cách phù hợp với bạn và bỏ ra khỏi đầu những thói quen xấu trong lúc ôn thi. [1]
  2. Xây dựng kế hoạch ôn tập và bám sát kế hoạch đó. Bạn muốn ôn tập xong vào cuối tuần? Cuối ngày? Ôn tập theo kế hoạch đã xây dựng giúp bạn làm rõ mục tiêu trong mỗi nội dung ôn tập và cho phép bạn theo dõi tiến độ ôn tập của mình. Nếu bạn xây dựng kế hoạch ôn tập, bạn sẽ bớt lo lắng hơn và nó đảm bảo thêm một lần nữa là bạn đã ôn tập hết các nội dung cần thiết.
    • Nếu ôn tập theo đề cương không phải phong cách của bạn và bạn là người hay thay đổi, phương án thay thế là viết tick list/ to-do list (danh sách những việc cần làm) của tất cả các chủ đề hoặc bài học mà bạn cần ôn tập. Bạn có thể phân biệt các chủ đề bằng cách bôi màu hoặc chia các chủ đề thành từng trang để thấy rõ những nội dung cần ôn tập hoặc những việc cần làm. Việc này cho phép bạn ôn tập được các nội dung khó hoặc ôn tập nhiều nội dung trong một ngày.
  3. Đặt ra mục tiêu hợp lý mà bạn biết bạn có thể đạt được. Đặt ra mục tiêu ôn tập hết mười hai chương lượng giác học trong một đêm trước kỳ thi quan trọng có lẽ là hại bạn hơn là tốt cho bạn. Giống như vậy, cố gắng ôn tập tất cả các tác phẩm của Shakespeare vài tuần trước khi kiểm tra có thể không phải cách tốt nhất để nhớ thông tin cho tới khi bạn thi. Hãy sắp xếp các nội dung ôn tập một cách hiệu quả để nhớ thông tin quan trọng nhất mà bạn cần học.
    • Bạn có thể ôn tập các nội dung đã học trong năm bằng việc dành 15 phút mỗi ngày ghi chép những nội dung chính. Thực hiện việc này liên tục trong một thời gian ngắn giúp bạn ghi nhớ nhiều hơn và cảm thấy đỡ căng thẳng hơn. Một tháng trước kỳ thi, bạn cần hoàn thành toàn bộ bản ghi chép để có thể dành một vài giờ mỗi ngày ôn tập lại các nội dung đó và làm bài luyện viết có tính thời gian.
    • Nếu sau khi học một thời gian dài bạn mới thi (mặc dù có lẽ 80% các bạn không nằm trong trường hợp này), sau mỗi bài học mới, hãy ghi các nội dung học vào thẻ chữ Q (nó chỉ mất một vài phút!) và dùng những thẻ này để ôn tập – cách này giúp bạn củng cố kiến thức mà tiết kiệm thời gian và tránh được cảm giác hoang mang sợ hãi vào cuối năm học. Nếu bạn nằm trong số 80% những người cảm thấy hoảng sợ vào phút cuối với 7 kỳ thi đã sắp đến trong 8 ngày – ĐỪNG HOẢNG SỢ - KHÔNG BAO GIỜ là quá muộn. Bạn đã bắt đầu việc ôn tập rồi và căng thẳng chỉ nên là điều cuối cùng bạn cần làm.

Ôn tập Chủ động[sửa]

  1. Hiểu sâu tài liệu. Thay vì chỉ đọc nhanh những tài liệu chán ngắt mà bạn phải học, hãy chủ động hơn bằng việc viết câu hỏi của chính bạn lên thẻ chữ Q, khoảng 5 câu hỏi mỗi thẻ là hợp lý sao cho các câu hỏi tổng hợp được tất cả thông tin trong tài liệu. Sau đó bạn có thể dùng những câu hỏi này để tự kiểm tra hoặc nhờ một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình kiểm tra bằng hình thức vấn đáp – nếu bạn trả lời sai, câu trả lời ở mặt sau của thẻ! Bạn có thể dùng màu sáng để làm thẻ trông thú vị hơn cũng như phân chia chủ đề.
    • Bạn cũng có thể: đánh dấu trong vở/sách của bạn, sử dụng bản đồ tư duy/tóm tắt nội dung của mỗi trang hoặc DẠY điều bạn vừa học cho một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình. Bài kiểm tra kiến thức tốt nhất là liệu bạn có thể dạy điều đó cho người khác – nhớ rằng: "Nếu bạn không thể giải thích điều đó một cách đơn giản – bạn chưa hiểu đủ sâu về nó" (Albert Einstein). Bằng cách chuyển việc ôn tập thành một hoạt động mà bạn phải tham gia, bạn có thể làm kiến thức trở lên sống động và giúp trí nhớ của bạn làm việc hiệu quả hơn.
    • Đưa ra những câu hỏi mở ở mỗi tài liệu hoặc chủ đề bạn ôn tập bằng cách viết câu hỏi vào lề hoặc trên một tờ giấy riêng. Cố gắng nghĩ về kết quả có thể xảy ra nếu những yếu tố nhất định của vấn đề được thay đổi hoặc những tình tiết nhất định xảy ra theo một hướng khác. Dù là khoa học hay lịch sử thì những thay đổi nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt to lớn và phương pháp tư duy của bạn là một phần quan trọng. [2]
  2. Nhớ lại và tóm tắt nội dung. Trong khi học, bạn nên dừng lại sau một vài phút để tóm tắt những gì bạn vừa đọc. Tóm tắt một cách ngắn gọn--trong một vài câu--trong giấy nhớ hoặc ở cuối trang. Tóm tắt theo cách hiểu của chính bạn. Một cách hay để nhớ lại là viết nội dung ra giấy theo trí nhớ của bạn, sau đó xem lại và điền vào chỗ trống bằng bút chì hoặc bút bi khác màu. Bạn sẽ biết màu khác là thông tin bạn có thể thấy khó nhớ.
    • Cố gắng lặp lại phương pháp tóm tắt nội dung một cách thường xuyên, viết lên một tờ giấy riêng những gì bạn biết về đề tài hoặc vấn đề được đưa ra mà không xem sách hoặc bản ghi chép trước của bạn. So sánh bản ghi chép mới với bản cũ, kiểm tra để biết những gì bạn đã quên và những gì bạn vẫn nhớ. [3]
  3. Vẽ hoặc viết tự do trong khi ôn tập. Khi ôn tập bằng cách đọc tài liệu, việc chuyển thông tin dạng văn bản sang hình vẽ hoặc biểu đồ rất quan trọng vì nó giúp người học ghi nhớ thông tin lâu hơn. Biểu đồ, bản đồ tư duy và hình vẽ bằng tay là những phương pháp hữu ích giúp bạn hiểu sâu thông tin và chúng là công cụ hỗ trợ trí nhớ giúp bạn hiểu văn bản dễ hơn là chỉ đọc văn bản. Đừng ngại sử dụng màu để hỗ trợ theo cách này––tô màu hình vẽ hoặc dùng màu để đánh dấu văn bản.
  4. Tìm ai đó không biết về chủ đề đó và giải thích cho họ. Thậm chí việc đó giống như việc bạn đang giải thích với chiếc gương hay con mèo của bạn thì hãy dành thời gian giải thích cho ai đó như thể họ học điều đó lần đầu tiên và bạn là giáo viên. Bạn sẽ khó có thể quên điều đó một khi bạn đã dạy nó cho một người khác và bắt bản thân chắt lọc thông tin cũng như giải thích nó một cách đơn giản và súc tích nhất có thể.
    • Nếu không có ai quanh đó, hãy giả bộ như bạn đang trên ti vi hoặc đài để trả lời phỏng vấn về chủ đề đó. Tự đưa ra cho bản thân một loạt câu hỏi, trả lời một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất có thể như thể có ai đó đang nghe bạn nói và muốn học tất cả điều đó.
  5. Cố gắng sử dụng hướng dẫn ôn tập và đề kiểm tra trước đây. Trả lời câu hỏi kiểm tra hoặc làm đề kiểm tra trước đây trong thời gian của kỳ thi hoặc bài kiểm tra thật và trong không gian như phòng thi sẽ cho bạn cơ hội tự kiểm tra bản thân. Việc này giúp bạn nhận thấy lỗ hổng kiến thức mà bạn cần xem lại và đây cũng là một cách hữu ích để xem liệu bạn có thể diễn đạt hết những gì bạn muốn nói với thời gian giới hạn. Bạn cần luyện tập với điều kiện tính giờ bằng cách sử dụng đồng hồ bấm giờ trên điện thoại. Với cách này bạn cũng có thể tìm thấy một số câu hỏi quan trọng, ai mà biết được?
  6. Nghỉ ngơi đều đặn để cơ thể tập trung hơn. Nếu bạn nghỉ ngơi một cách thường xuyên, bạn sẽ tập trung hơn và sẽ thấy mình ghi nhớ nhiều thông tin hơn là cố gắng cày liên tục. Đừng lãng phí sức lực và thời gian ôn tập với bộ não quá mệt mỏi đến nỗi không nhớ những gì vừa đọc.
    • Cố gắng bám sát kế hoạch ôn tập. Chắn chắn rằng bạn đã đánh dấu những đề tài và chủ đề đã ôn tập xong. Thậm chí sẽ là một ý hay khi tự thưởng cho mình một điều thú vị nếu hoàn thành mục tiêu để khuyến khích bản thân đạt được điều đó. Đó là động lực tốt để bạn không nghĩ đến lựa chọn việc từ bỏ.

Nhờ Hỗ trợ[sửa]

  1. Nói chuyện với giáo viên. Hãy coi giáo viên và các chuyên gia là một nhân tố trong “mạng lưới hỗ trợ” của bạn và sử dụng nguồn tài liệu mà họ giới thiệu. Hãy nhờ họ hỗ trợ nếu bạn thực sự cần. Bạn biết bạn cần họ hỗ trợ càng sớm, bạn càng dễ gặp họ và nhận được sự giúp đỡ của họ.
  2. Ôn tập cùng bạn học. Tìm một nhóm phù hợp với bạn, với những học sinh tốt, những người mong muốn thành công và sắp xếp những cuộc gặp thường xuyên xen kẽ các hoạt động ôn tập khác của bạn. Thảo luận đề tài ôn tập, giúp nhau giải quyết vấn đề, hiểu các tài liệu và kiểm tra nhau sau khi đọc. Học theo nhóm có thể là một cách hay để bạn cảm thấy đỡ lo lắng, thấy việc ôn tập thú vị và hiệu quả.
    • Tìm các cách để kiểm tra lẫn nhau, chơi trò chơi trong khi ôn tập như một thử thách. Sử dụng thẻ sáng hoặc cấu trúc các nội dung ôn tập như một trò chơi vấn đáp. Bạn có thể nói chuyện trực tuyến nếu không có thời gian gặp mặt nhau.
    • Chắc chắn rằng thời gian ôn tập với bạn bè thực sự dành cho việc ôn tập. Bạn có thể ôn tập tốt hơn hẳn với người bạn cùng lớp mà bạn không thân thiết.
  3. Để gia đình giúp đỡ bạn. Gia đình của bạn có thể giúp đỡ bạn thậm chí khi họ không hiểu những gì bạn đang học. Nhờ họ kiểm tra bạn, làm rõ vấn đề cho bạn, đọc với bạn và giúp bạn sắp xếp việc diễn đạt. Bố mẹ và anh chị em những người đã trải qua việc ôn tập sẽ có ý tưởng hay để giúp bạn chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Hơn nữa, gia đình và bạn bè có thể là sự hỗ trợ tinh thần tốt khi bạn xuống tinh thần hoặc lo lắng về việc ôn tập.
    • Bạn có thể cần nhiều sự hỗ trợ tinh thần như những sự hỗ trợ khác và nếu bạn có thể tin tưởng một người nào đó, hãy nói cho họ băn khoăn hoặc lo lắng của bạn, điều này có thể giúp bạn trút bỏ nhiều vấn đề không cần thiết cho một người chú tâm lắng nghe. Thậm chí bạn có thể tin tưởng một người tồn tại trên mạng interniet hoặc điện thoại, có họ vẫn tốt hơn là không có ai.
  4. Thư giãn. Dành thời gian thư giãn mỗi ngày như nghe nhạc yêu thích của bạn, đi dạo hoặc bơi, dành thời gian chăm sóc thú cưng hoặc nói chuyện với một người bạn tốt. Những hoạt động này sẽ giúp bạn thư giãn và kết nối với người khác và thế giới trong khi bạn tiếp tục ôn tập. Bạn cũng có thể thực hiện những bài tập thư giãn, thiền hoặc đơn giản là nằm xuống và thư giãn…Có thể cầm một thẻ chữ Q trong tay.

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng làm giấy nhớ trở lên vô nghĩa hoặc chỉ sao chép một đoạn tài liệu khổng lồ. Xem đề kiểm tra trước đây, xem cách trả lời câu hỏi và ôn tập theo chủ đề mà có khả năng sẽ kiểm tra. Làm giấy nhớ thú vị bằng cách sử dụng ký hiệu đơn giản hoặc sáng tác bài hát về nội dung ôn tập. Theo cách này, bạn sẽ nhớ thông tin dễ hơn nhiều. Làm thẻ ôn tập và bôi màu thông tin; đừng sao chép tất cả mọi thứ từ sách giáo khoa! Đừng bỏ qua những câu hỏi trong đề thi. Xem cách trả lời câu hỏi để giành nhiều điểm nhất có thể. Như giải thích ở trên, ôn tập một cách chủ động sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
  • Nhờ ai đó kiểm tra bạn hoặc đọc văn bản, tóm tắt nội dung và nhắc lại. Việc này giúp bạn tự tin và nhớ lâu. Bạn cũng có thể dạy những điều bạn đang ôn tập cho một người khác – bạn sẽ học được 95% những gì bạn dạy cho người khác. Nhờ bố mẹ hoặc ai đó chịu trách nhiệm cho phép bạn chỉ dùng điện thoại hoặc đồ dùng khác trong một thời gian giới hạn trong ngày. Cố gắng hết sức để tránh bị phân tâm.
  • Tự tin. Nếu bạn lạc quan về kỳ thi, bạn có vẻ sẽ có được thông tin cần thiết hơn và nhớ nó khi cần.
  • Thư giãn. Đừng Quá áp lực. Điều tốt nhất luôn luôn là ngủ một giấc thật ngon trước khi kỳ thi diễn ra. Việc này cũng giúp bạn ghi nhớ nhiều hơn.
  • Trộn các chủ đề. Xác định các chủ đề là điểm mạnh và điểm yếu của bạn và đan xen chúng trên thời gian biểu ôn tập. Theo cách này, bạn không bị ép ôn tập các chủ đề ác mộng một lúc và có thể đan xen nội dung khó với nội dung thú vị.
  • Cố gắng thực hiện các phương pháp ôn tập mới như sử dụng bản đồ tư duy hoặc bản vẽ để thấy việc ôn tập hấp dẫn và thú vị hơn bởi vì nó sẽ làm bạn nhớ lại thông tin dễ dàng hơn!
  • Việc tập trung rất quan trọng và cũng là một nhân tố quan trọng để việc ôn tập nhanh chóng hoàn thành.
  • Bạn có thể ghi chép việc ôn tập vào điện thoại, khi vào giường bạn có thể nghe đi nghe lại vấn đề mà bạn không nhớ. Nó sẽ giúp bạn ghi nhớ.
  • Không ngủ dậy quá muộn vào buổi sáng – sự thật là việc tiêu hóa sẽ diễn ra dễ dàng hơn vào buổi sáng.
  • Vận dụng cả não trái và não phải khi ôn tập, nó sẽ giúp bạn ôn tập nhanh hơn.
  • Trataka (Thiền với nến) là một bài tập yoga giúp bạn tập trung sâu hơn và nếu bạn luyện tập 10 phút mỗi ngày bạn sẽ dần dần có thói quen ngồi tập trung học trong nhiều giờ.
  • Bạn nên tập trung hơn vào giải quyết các loại câu hỏi khác nhau, biết khái niệm thì dễ nhưng giải quyết những câu hỏi hóc búa trong đề thi sẽ củng cố kiến thức của bạn về khái niệm đó.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Giấy vẽ đồ thị, giấy khổ rộng/A3 hoặc vở để ôn tập
  • Bút và thước để vẽ kế hoạch ôn tập (dùng màu sáng và bút đánh dấu nếu bạn muốn nhớ thông tin một cách dễ dàng)
  • Dùng đinh đóng áp phích để treo kế hoạch ôn tập ở nơi dễ nhìn

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây