Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ăn uống lành mạnh trong trường đại học
Từ VLOS
Có lẽ khi vào cao đẳng hoặc đại học là bạn bắt đầu sống một mình và phải tự chăm sóc bản thân. Duy trì cuộc sống lành mạnh ở trường đại học có thể khá vất vả, nhất là với những giờ thức khuya học bài, tiền bạc eo hẹp và những cuộc giao lưu liên miên. Tuy nhiên, với việc lựa chọn thức ăn hợp lý và dành thời gian rèn luyện, bạn vẫn có thể áp dụng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và giữ thân hình chắc khỏe khi ở trong trường đại học.
Mục lục
Các bước[sửa]
Định hướng ăn uống trong trường và ngoài trường[sửa]
-
Lựa
chọn
thông
minh
khi
ăn
ở
căng
tin.
Tình
trạng
tăng
cân
khủng
khiếp
“Freshman
15”
(“tăng
7
kg
trong
năm
học
đầu
tiên”)
thường
liên
quan
đến
việc
lựa
chọn
thức
ăn
không
lành
mạnh
ở
căng
tin.
Quả
là
hấp
dẫn
khi
đứng
trước
vô
vàn
các
kiểu
thức
ăn
và
đua
nhau
ăn
theo
bạn
bè.
Tuy
nhiên
vì
luôn
có
sẵn
gói
"ăn
thỏa
thích",
bạn
có
thể
nhanh
chóng
bị
mất
cân
bằng
dinh
dưỡng.[1]
Bạn
cần
hiểu
rằng
đa
số
sinh
viên
không
mấy
quan
tâm
về
sức
khỏe
và
dinh
dưỡng,
do
đó
những
lựa
chọn
của
họ
có
thể
không
nhằm
hướng
đến
một
lối
sống
lành
mạnh.
Hãy
tránh
những
lựa
chọn
đó
và
đi
tìm
“ngọc
ở
trong
đá”!
- Đi một vòng xung quanh căng tin trước khi quyết định lựa chọn. Nhiều người ăn quá độ khi ăn ở căng tin hay ăn buffet vì họ không quyết định được phải ăn món gì. Một gợi ý có thể giúp ích cho bạn là đọc thực đơn, đi lướt qua các quầy thức ăn và chọn món nào mà bạn thấy hấp dẫn nhất.[2]
- Nếu còn phân vân, bạn nên đến quầy rau trộn. Lấy rau vào đĩa và đặt lên trên đó một loại đạm như gà, cá ngừ hoặc đậu phụ. Tránh xa các loại rau trộn rưới nước sốt béo, nhiều kem vì các loại nước sốt này cung cấp thêm lượng calorie. Cân nhắc tự trộn rau bằng dầu ô liu và giấm. Bạn cũng có thể chọn bánh mì sandwich tươi kẹp thịt để có thể kẹp thêm rau.
- Bạn không cần phải ăn mãi một món. Việc pha trộn và kết hợp có thể giúp bạn có được bữa ăn phong phú gồm rau, đạm gầy và tinh bột dạng phức cần thiết.
- Không nên tối nào cũng dùng tráng miệng. Không phải chỉ vì các món đó sẵn có mà bạn phải ăn. Mỗi tuần chỉ nên ăn món tráng miệng hai hoặc ba tối. Và nếu có ăn, bạn hãy chọn các món bổ dưỡng như sữa chua lạnh và quả hạch hoặc ngũ cốc kiểu granola thay vì bánh kem phô mai hoặc bánh chocolate hạnh nhân.
-
Dự
trữ
các
món
ăn
vặt
tốt
cho
sức
khỏe
ở
phòng
ký
túc
xá.
Cất
giữ
hoa
quả,
các
loại
hạt,
ngũ
cốc
và
súp
đóng
hộp
trong
phòng
để
ăn
nhẹ
hoặc
khi
cần
ăn
nhanh.
Thay
vì
chạy
đến
máy
bán
hàng
tự
động
khi
thức
khuya
học
bài,
bạn
có
thể
nhấm
nháp
các
món
này.[3]
Đây
là
một
cách
vừa
tiết
kiệm,
vừa
“thân
thiện
với
vòng
eo”
mà
vẫn
khiến
bạn
no
bụng
và
cung
cấp
năng
lượng
cả
ngày
cho
bạn!
- Những thực phẩm này giúp bạn no lâu hơn và không khiến bạn “tụt năng lượng” như các loại thức uống tăng lực và đồ ngọt.
- Có nhiều loại hoa quả không cần giữ lạnh như cam, chuối, táo và lê.
- Nếu có thể, bạn nên mua một tủ lạnh nhỏ đặt trong phòng ký túc xá để trữ những món dễ hỏng như sữa chua, món hummus và cà rốt.
-
Hạn
chế
ăn
vặt
khuya.
Sinh
viên
đại
học
thường
thức
khuya
để
làm
cho
xong
bài
tập
hoặc
ôn
thi
và
thường
ăn
vặt
để
giữ
tỉnh
táo.
Nhưng
năng
lượng
thừa
từ
việc
ăn
khuya
có
thể
tích
tụ
lại
nếu
bạn
không
cẩn
thận.[4]
- Uống trà. Mua ấm trà điện để trong phòng và uống trà xanh, trà đen và trà thảo mộc ban đêm. Nếu thèm ngọt, bạn có thể thêm chút mật ong vào trà. Trà cũng có thể giúp bạn tỉnh táo để học bài mà không khiến bạn hồi hộp như cà phê.
- Nếu muốn ăn khuya, bạn hãy chọn các thực phẩm lành mạnh như hoa quả hoặc các loại hạt; những thức ăn này cung cấp vitamin và dưỡng chất mà cơ thể cần có để hoạt động tốt.
-
Ăn
ở
nhà
khi
có
thể.
Giao
lưu
là
một
phần
quan
trọng
trong
đời
sống
sinh
viên
và
thường
xoay
quanh
thức
ăn
và
các
đồ
uống
có
cồn.
Việc
nấu
ăn
ở
nhà
không
những
giúp
bạn
kiểm
soát
lượng
calorie
và
chất
dinh
dưỡng
nạp
vào,
hơn
nữa
bạn
còn
có
thể
tiết
kiệm
tiền.[4]
- Nếu nấu ăn ở nhà, bạn có thể dễ dàng lên thực đơn cho vài ngày hoặc một tuần.
-
Tích
trữ
trong
bếp
những
thực
phẩm
tốt
cho
sức
khỏe.
Cách
tốt
nhất
để
đảm
bảo
việc
ăn
uống
lành
mạnh
là
mua
thực
phẩm
lành
mạnh.
Các
thức
ăn
bổ
dưỡng
sẵn
có
sẽ
giúp
bạn
củng
cố
thói
quen
ăn
uống
tốt
và
tránh
những
kiểu
ăn
uống
có
hại.[5]
- Bạn có thể nhận thấy việc dự trữ các thức ăn lành mạnh sẽ khiến bạn mua sắm thực phẩm thường xuyên hơn. Nếu điều này không khả thi, bạn hãy cân nhắc các lựa chọn như hoa quả và rau đông lạnh, những thứ cũng bổ dưỡng như thức ăn tươi và chỉ được chế biến ở mức tối thiểu. Chúng có thể dễ dàng kết hợp với bất cứ món ăn nào như các món xào hoặc sữa chua kiểu Hy Lạp.[6]
- Nhớ tích trữ ngũ cốc nguyên hạt khó hỏng như mì làm từ lúa mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt để có thể dễ dàng và chế biến thành bữa ăn vào lúc cấp thiết.[7]
- Mua các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa hoặc phô mai để đảm bảo có đủ chất đạm và can-xi.[8]
- Mua các thực phẩm giàu đạm như các loại đậu, hạt và thịt tươi.[9]
- Tích trữ các loại dầu ăn lành mạnh như dầu ô liu, dầu quả óc chó và dầu mè thay vì bơ hoặc bơ thực vật.[10]
- Trữ các loại gia vị và thảo mộc để bữa ăn thêm đậm đà với các hương vị tùy vào món ăn mà bạn yêu thích.
Tránh tình trạng "Freshman 15"[sửa]
-
Lên
thực
đơn
để
đảm
bảo
chế
độ
ăn
uống
lành
mạnh.
Ghi
thực
đơn
sẽ
giúp
bạn
thiết
lập
thói
quen
ăn
uống
lành
mạnh
và
tránh
các
hành
vi
không
tốt.
Cân
nhắc
lập
một
kế
hoạch
bao
gồm
chế
độ
dinh
dưỡng
lành
mạnh,
rèn
luyện
thân
thể,
đồng
thời
nghỉ
ngơi
và
thư
giãn
một
mình
hoặc
cùng
bạn
bè.
- Kế hoạch của bạn nên bao gồm thực đơn đáp ứng mọi nhu cầu dinh dưỡng để được khỏe mạnh và hạnh phúc. Ví dụ, bạn cần đảm bảo nạp đủ chất đạm, vitamin, chất xơ với các thực phẩm như thịt nạc hoặc các loại hạt, hoa quả và rau.[11] Tập trung ăn các thức ăn chế biến ở mức tối thiểu, không đòi hỏi nấu nướng nhiều hoặc không thay đổi hình thức thực phẩm.
- Đảm bảo dành đủ thời gian cho các hoạt động thể chất như đi bộ hoặc chạy bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bạn cũng nên nhớ dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn như đọc sách ngoài chương trình học. Những hoạt động này có thể giúp củng cố thói quen ăn uống lành mạnh và đóng góp vào hạnh phúc tổng thể của bạn.[12]
- Đề phòng những địa điểm hay những tình huống mà bạn dễ “sa ngã” như tụ tập ăn trưa cùng bạn bè hoặc đơn giản là buồn chán. Cố gắng duy trì hoạt động và tránh ăn quá độ hoặc ăn vặt một cách vô thức trong những lúc như thế. Bạn có thể tự đánh lạc hướng mình nếu thấy cách này dễ hơn. Đem theo các món ăn vặt tốt cho sức khỏe như táo hoặc rau củ cắt nhỏ để khỏi đi chệch thói quen lành mạnh của bạn.[2]
- Cân nhắc cho phép bản thân một ngày để “ăn gian” với các thức ăn không có trong kế hoạch ăn uống lành mạnh của bạn. Một ngày “ăn gian có ý thức” có thể giúp bạn tránh được các hành vi xấu vào những ngày khác.[13]
-
Lên
thực
đơn
càng
thường
xuyên
càng
tốt.
Lập
trước
thực
đơn
có
thể
giúp
bạn
tránh
các
thói
quen
ăn
uống
xấu
và
không
lành
mạnh.
Việc
này
cũng
giúp
bạn
nạp
đủ
chất
dinh
dưỡng,
không
bị
lên
cân
và
thậm
chí
còn
có
thể
tiết
kiệm
tiền.[14]
- Ví dụ, lên thực đơn cho các bữa sáng để giúp khởi đầu ngày mới đúng cách. Đem bữa trưa đến trường có thể giúp bạn tránh mua thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe. Nếu có đặt gói ăn trưa, bạn nên chọn các món lành mạnh nhất trong thực đơn như rau trộn không có phô mai hoặc rưới nước sốt béo.[15]
-
Cho
phép
mình
một
ngày
“ăn
gian”.
Không
có
ai
hoàn
hảo
cả,
và
đôi
lúc
bạn
cũng
thèm
ăn
các
món
ăn
không
tốt
cho
sức
khỏe.
Thỉnh
thoảng
bạn
hãy
tự
cho
mình
một
ngày
để
hưởng
thụ
các
món
không
mấy
lành
mạnh
hoặc
các
thức
ăn
mà
bình
thường
không
có
trong
kế
hoạch
ăn
uống
của
bạn.
Bạn
có
thể
tận
hưởng
cùng
bạn
bè
cho
thỏa
thích.[13]
- Càng ngày càng có thêm bằng chứng rằng việc thỉnh thoảng cho phép mình “ăn gian” một cách có ý thức sẽ giúp bạn duy trì chế độ ăn kiêng về lâu dài, bởi vì như vậy là bạn đã chiều chuộng bản thân mình rồi.[13]
- Đừng bao giờ tự trách móc mình hoặc để cho các lỗi lầm hay những ngày “ăn gian” khiến bạn đi chệch khỏi thói quen lành mạnh tổng thể. Những trở ngại xảy ra là bình thường.[14]
-
Chọn
món
ăn
lành
mạnh
khi
đi
nhà
hàng.
Đi
ăn
ở
ngoài
là
một
phần
quan
trọng
trong
đời
sống
sinh
viên,
và
điều
này
có
thể
gây
trở
ngại
lớn
cho
kế
hoạch
ăn
uống
lành
mạnh
của
nhiều
người
bởi
các
món
ăn
chế
biến,
lượng
chất
béo
và
calorie
cao.
Việc
chú
ý
tránh
một
số
thức
ăn
và
gọi
những
món
lành
mạnh
khi
ăn
ở
nhà
hàng
có
thể
giúp
bạn
củng
cố
thói
quen
ăn
uống
tốt
của
mình.[2]
- Có các lựa chọn tốt cho sức khỏe khi ăn ở ngoài thường đồng nghĩa với việc “làm người không giống ai” khi đi ăn cùng bạn bè. Như vậy cũng không sao! Bạn đừng để mình bị ảnh hưởng của bạn bè mà ăn những món không tốt cho sức khỏe hoặc tiêu thụ nhiều chất cồn.
- Tránh những cạm bẫy như giỏ bánh mì, thức ăn chiên rán hoặc các món rưới nước sốt béo ngậy như món fettucine alfredo (mì sợi sốt kem kiểu Ý).[16]
- Món rau trộn hoặc rau hấp và thịt nướng là những lựa chọn tốt.
- Tránh ăn buffet vì trong đó thường đầy ắp các món chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe, hơn nữa nó còn khuyến khích bạn ăn quá độ.[16]
- Chọn món tráng miệng là hoa quả vì nó lành mạnh và nhẹ nhàng.[16]
- Giảm uống bia rượu. Dù bạn có ăn lành mạnh đến mấy, lượng calorie thừa trong chất cồn có thể phá hỏng chế độ ăn kiêng của bạn. Hơn nữa, tiệc tùng và bia rượu có thể còn dẫn đến việc ăn vặt khuya không tốt cho sức khỏe.[17]
-
Giữ
một
chiếc
cân
trong
phòng.
Đừng
đợi
cho
đến
khi
bị
tăng
cân
rõ
rệt
rồi
bạn
mới
bắt
đầu
ăn
uống
lành
mạnh
hơn.
Tự
giúp
mình
bằng
cách
để
sẵn
cân
trong
phòng
để
thỉnh
thoảng
kiểm
tra.[2]
- Cân mỗi ngày vào cùng một giờ để có kết quả chính xác nhất.
- Việc theo dõi cân nặng cũng có thể giúp bạn xác định kiểu ăn uống nào có hiệu quả và kiểu nào không. Ví dụ như nếu thấy giảm cân trong một tuần nào đó, bạn hãy xem lại mình đã ăn gì và tập luyện như thế nào trong tuần đó. Cố gắng lặp lại thông lệ này trong những tuần sau.
- Bạn cũng có thể cân nhắc đo cơ thể, vì cơ bắp nặng hơn mỡ. Thêm vào đó còn có các yếu tố trùng hợp như trọng lượng nước cũng ảnh hưởng đến con số cân nặng.
-
Tập
thể
dục.
Cố
gắng
phấn
đấu
tập
luyện
hầu
hết
các
ngày
trong
tuần.
Các
bài
tập
cardio
có
thể
giúp
bạn
giảm
cân
hoặc
duy
trì
cân
nặng
và
sức
khỏe.
Lên
kế
hoạch
tập
luyện
ngay
trước
khi
đến
lớp
hoặc
ngay
sau
khi
tan
học
để
bạn
biết
rằng
một
ngày
của
mình
chưa
qua
cho
đến
khi
bạn
hoàn
thành
mọi
việc
cần
làm.
- Cố gắng đạt tới mục tiêu đi 10.000 bước mỗi ngày, tức là hàng ngày đi bộ 8 km.[19] Đeo máy đếm bước để có thể đảm bảo đi đủ bước mỗi ngày.
- Bạn có thể tập nhiều kiểu bài tập cardio để duy trì sức khỏe. Ngoài đi bộ, hãy cân nhắc chạy bộ, bơi, chèo thuyền và đạp xe.
- Bên cạnh các bài tập cardio, bài tập tăng cường sức mạnh có thể giúp bạn giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Các bài tập này xây dựng cơ bắp đốt cháy calorie, đồng thời giúp bạn tăng cường sức khỏe toàn diện.[19]
-
Nghỉ
ngơi
nhiều.
Nếu
bạn
không
nghỉ
ngơi
đầy
đủ,
cơ
thể
và
trí
não
của
bạn
sẽ
không
thể
hoạt
động
ở
trạng
thái
tốt
nhất.
Nếu
đảm
bảo
ngủ
đủ
giấc
và
nghỉ
ngơi
giữa
những
khoảng
thời
gian
học,
bạn
có
thể
duy
trì
cân
nặng
hoặc
giảm
cân.[18]
- Các nghiên cứu gần đây cho thấy nghỉ ngơi là một phần quan trọng để duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm stress.[18]
- Cố gắng ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm.[18]
- Mỗi tuần dành ra một ngày nghỉ hoàn toàn để cơ thể và trí não có dịp nghỉ ngơi và hồi phục sau thời gian học tập. Bạn có thể làm việc này trong những ngày “ăn gian”.
Nạp đủ dưỡng chất cần thiết[sửa]
- Nhận biết về chất dinh dưỡng thích hợp. Tìm hiểu các thành phần căn bản của chất dinh dưỡng, và bạn có thể biết mình cần chất gì để được khỏe mạnh và tránh tình trạng đáng sợ “Freshman 15”. Ngoài ra bạn cũng có thể xác định các thực phẩm lành mạnh nhất cho một kế hoạch ăn uống giúp bạn đi đúng hướng.[12]
-
Ăn
nhiều
hoa
quả
và
rau.
Hoa
quả
và
rau
tươi
là
thành
phần
quan
trọng
của
bất
cứ
thực
đơn
lành
mạnh
nào.
Trong
hoa
quả
và
rau
có
nhiều
dưỡng
chất
quan
trọng
giúp
cơ
thể
khỏe
mạnh
và
duy
trì
cân
nặng.[12]
- Bạn cần 1 đến 1,5 cup hoa quả mỗi ngày. Bạn có thể ăn hoa quả tươi như quả mâm xôi, việt quất, dâu tây hoặc uống nước quả ép 100% nguyên chất.[21] Đảm bảo ăn nhiều loại hoa quả khác nhau để có thể nạp đủ các loại dưỡng chất và cố gắng không chế biến hoa quả. Ví dụ, ăn một cốc dâu tây nguyên chất sẽ tốt hơn nhiều so với dâu tây đặt trên bánh kem.
- Bạn cần 2,5-3 cup rau mỗi ngày. Bạn có thể ăn rau tươi như bông cải xanh, cà rốt hoặc ớt, hay uống nước ép rau 100% nguyên chất.[22] Đảm bảo ăn nhiều loại rau khác nhau để có đủ loại dưỡng chất.
- Hoa quả và rau có thể dễ dàng kết hợp với nhiều món ăn như súp và các món hầm, món xào hoặc thậm chí đơn giản như một cốc sữa chua kiểu Hy Lạp có hoa quả tươi làm món tráng miệng.
-
Tiêu
thụ
bánh
mì
và
ngũ
cốc
để
tiếp
năng
lượng.
Một
trong
những
nguồn
năng
lượng
chủ
yếu
cung
cấp
cho
bạn
là
bánh
mì
và
ngũ
cốc.
Ăn
đủ
bánh
mì
và
ngũ
cốc
hàng
ngày
sẽ
giúp
bạn
duy
trì
năng
lượng,
hơn
nữa
ngũ
cốc
cũng
cung
cấp
các
dưỡng
chất
bổ
sung
như
sắt.[12]
- Bạn cần khoảng 140-230 gram ngũ cốc mỗi ngày, một nửa trong đó là ngũ cốc nguyên hạt. Bạn có thể nạp ngũ cốc hoặc ngũ cốc nguyên hạt từ các thực phẩm như gạo lứt, mì hoặc bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, yến mạch hoặc ngũ cốc ăn sáng.[7] Chọn loại ngũ cốc càng ít chế biến càng tốt. Ví dụ như gạo lứt và bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt tốt hơn nhiều so với gạo trắng.[12]
- Chọn bánh mì và ngũ cốc có bổ sung sắt, vitamin B, chất xơ và đạm.[12]
-
Ăn
đạm
để
duy
trì
sức
mạnh
và
cung
cấp
năng
lượng.
Đạm
là
một
dưỡng
chất
quan
trọng
cho
tất
cả
mọi
người,
đặc
biệt
là
khi
bạn
đang
phải
chịu
áp
lực
học
hành.[12]
Các
nguồn
đạm
truyền
thống
như
thịt
hoặc
các
nguồn
thay
thế
như
cá
và
các
loại
hạt
có
thể
giúp
bạn
nạp
đủ
lượng
đạm.
- Bạn cần khoảng 140 – 185 gram đạm mỗi ngày.[9]
- Nguồn đạm có thể từ thịt nạc, gồm bò, lợn hoặc gia cầm; đậu nấu chín; trứng; bơ đậu phộng hoặc các loại hạt.[9]
- Bạn cũng có thể lấy đạm từ nhiều nguồn thực phẩm chay khác nhau, bao gồm: các loại quả hạch và bơ từ hạt như hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng, các sản phẩm đậu nành, đậu phụ, hạt quinoa hoặc các loại đậu như đậu lima.[12]
- Cẩn thận khi tiêu thụ hải sản và cá. Giới hạn lượng cá đã nấu chín trong khoảng 230-340 gram mỗi tuần và thức ăn đóng hộp tối đa 230 gram mỗi tuần.[23] Tránh cá ngừ nướng, cá kiếm, cá thu, cá mập hoặc bất cứ loại cá nào có hàm lượng thủy ngân cao.[23]
- Tiêu thụ sữa mỗi ngày để bổ sung đạm, làm chắc khỏe xương và cơ bắp. Can-xi là thành phần thiết yếu để duy trì sức khỏe và cả cân nặng của bạn. Ăn các loại thực phẩm như phô mai, sữa chua, thậm chí kem có thể giúp bạn nạp đủ khẩu phần sữa được khuyên dùng.[24]
Lời khuyên[sửa]
- Học cách phân biệt giữa đói và buồn chán. Nhiều người ăn quá độ không phải vì đói mà vì buồn chán hoặc bồn chồn.
- Cân nhắc ghi nhật ký để theo dõi các thức ăn nạp vào.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://jdrf.org/life-with-t1d/college/top-10-tips-for-eating-healthy-in-college/
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 http://jdrf.org/life-with-t1d/college/top-10-tips-for-eating-healthy-in-college/
- ↑ http://jdrf.org/life-with-t1d/college/top-10-tips-for-eating-healthy-in-college/
- ↑ 4,0 4,1 http://jdrf.org/life-with-t1d/college/top-10-tips-for-eating-healthy-in-college/
- ↑ Having nutrient-rich and clean options on hand will help reinforce healthy eating habits and help you avoid unhealthy patterns.
- ↑ http://www.healthstatus.com/health_blog/wellness/frozen-foods-are-they-good-for-you/
- ↑ 7,0 7,1 http://www.choosemyplate.gov/food-groups/grains.html
- ↑ 8,0 8,1 8,2 http://www.choosemyplate.gov/dairy
- ↑ 9,0 9,1 9,2 http://www.choosemyplate.gov/protein-foods
- ↑ http://www.choosemyplate.gov/oils
- ↑ http://kidshealth.org/teen/school_jobs/college/dining_hall.html#a_What_Does_Your_Body_Need_
- ↑ 12,0 12,1 12,2 12,3 12,4 12,5 12,6 12,7 12,8 http://kidshealth.org/teen/school_jobs/college/dining_hall.html#a_What_Does_Your_Body_Need_
- ↑ 13,0 13,1 13,2 http://www.webmd.com/diet/obesity/cheat-on-your-diet-and-still-lose-weight
- ↑ 14,0 14,1 http://www.cdc.gov/healthyweight/losing_weight/eating_habits.html
- ↑ http://jdrf.org/life-with-t1d/college/top-10-tips-for-eating -healthy-in-college/
- ↑ 16,0 16,1 16,2 http://www.choosemyplate.gov/eating-foods-away-home
- ↑ http://kidshealth.org/teen/food_fitness/nutrition/freshman_15.html?tracking=T_RelatedArticle#
- ↑ 18,0 18,1 18,2 18,3 18,4 http://kidshealth.org/teen/food_fitness/nutrition/freshman_15.html?tracking=T_RelatedArticle#
- ↑ 19,0 19,1 http://thechart.blogs.cnn.com/2011/03/11/how-can-i-lose-weight-if-i-have-hypothyroidism/comment-page-6/
- ↑ http://www.nhs.uk/chq/pages/1126.aspx?categoryid=51
- ↑ http://www.choosemyplate.gov/fruit
- ↑ http://www.choosemyplate.gov/food-groups/vegetables.html
- ↑ 23,0 23,1 http://www.fda.gov/Food/FoodborneIllnessContaminants/Metals/ucm393070.htm
- ↑ http://kidshealth.org/teen/school_jobs/college/dining_hall.html#a_What_Does_Your_Body_Need_</