Để học sinh học tập một cách độc lập

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Để thỏa mãn những nhu cầu của tất cả học sinh, chúng ta phải dạy cho chúng một tập hợp các kỹ năng cho phép chúng hoạt động một cách hiệu quả và độc lập với sự giám sát trực tiếp của chúng ta. Hiệu quả khi được đề cập ở đây sẽ có một ý nghĩa khác phụ thuộc vào cấp bậc của học sinh. Trong một buổi học chính, một học sinh bận rộn một cách hiệu quả có thể đọc sách yên lặng cùng một người bạn, phân loại các từ theo từng cặp có cùng vần hay tạo ra một minh họa cho một câu chuyện. Trong một buổi học của học sinh lớp lớn hơn, trong khi GV đang làm việc với một nhóm nhỏ nào đó về việc tăng thêm những mô tả chi tiết trong bài viết của chúng, những học sinh khác có thể tự tập với nhau để vẽ phác thảo đầu tiên của chúng xem xét lại hay sử dụng một từ đồng nghĩa để tìm kiếm những từ cho việc mô tả hấp dẫn hơn.

Ảnh minh họa

1. Việc phát triển những người học theo cách độc lập[sửa]

Làm thế nào để học sinh của chúng ta trở thành người học tập độc lập một cách hiệu quả? Cũng giống hệt như bất kỳ kỹ năng khác mà chúng ta muốn học sinh phát triển, câu trả lời có nguồn gốc từ trong chất lượng giảng dạy. Chúng ta thường làm công việc chỉ dẫn cho học sinh cách đọc, viết và suy luận một cách toán học. Trong khi đó chúng ta hy vọng học sinh hành động theo cách mà có thể cho phép lớp học hoạt động một cách yên lặng. Nếu chúng ta áp dụng cùng những nguyên tắc mà chúng ta biết là có hiệu quả trong chương trình giảng dạy kinh điển cho việc chỉ dẫn cách hành xử của học sinh, chúng ta có thể gặt hái những kết quả đáng kể.[1]

2. Xem sự độc lập như một chủ đề[sửa]

Hãy xem sự độc lập như một nội dung khác nữa mà chúng ta cần phải giảng dạy[2]. Giống như những kiến thức phức tạp khác, chúng cấu thành những kỹ năng phụ rất cần thiết cho học sinh trở thành những người học tập độc lập một cách hiệu quả. Sự độc lập một nội dung được giảng dạy tốt nhất vào lúc bắt đầu của năm học (mặc dù nó có thể giảng dạy bất cứ lúc nào) để học sinh có thể thu được những hiệu quả mà việc học tập độc lập đem lại trả dài trong suốt năm học. Trong nhiều buổi học có chất lượng, những kỹ năng của sự độc lập được ưu tiên hàng đầu của tất cả nổ lực giảng dạy (hơn cả tính nguyên tắc thông thường của chương trình) trong hai đến bốn tuần lễ đầu tiên. Sự cấp phát nhiều thời gian ở giai đoạn đầu trong việc giảng dạy những kỹ năng học tập độc lập này, thậm chí cho phép GV dành nhiều thời gian hơn cho việc giảng dạy những chương trình thông thường khác trong suốt phần còn lại của năm học.[3]

3. Những quy trình và kỹ năng trong lớp học[sửa]

Đối với những học sinh học tập một cách độc lập, chúng cần được giảng dạy cả quy trình và kỹ năng trong lớp để cho phép chúng tự nguyện định hướng sự chú tâm và cố gắng của chúng khi không có sự giám sát trực tiếp của GV. Những quy trình trong lớp học bao gồm những thông lệ, sự tổ chức và những thói quen biểu thị cuộc sống hàng ngày trong lớp học.[4]

  • Cách chúng ta vào lớp.
  • Khi bước vào lớp việc đầu tiên chúng ta làm là gì?
  • Đâu là nội dung kiến thức cần thiết cho công việc hàng ngày?
  • Chúng ta sẽ làm gì với công việc đã kết thúc?
  • Chúng ta sẽ làm gì khi đang tiến hành công việc.
  • Chúng ta sẽ làm gì khi chúng ta hoàn thành công việc được giao?
  • Những cái nào là cần thiết ở phần đầu trang giấy kiểm tra?

Tất cả những điều này và nhiều cái khác, là những quy trình cần thiết được chỉ dẫn mỗi năm. Chúng ta sẽ trông chờ vào thời điểm này học sinh sẽ đạt đến mức trung bình và những quy trình sẽ được đặt đúng chỗ. Tuy nhiên, mỗi GV thực hiện một cách khác nhau (cho dù khác biệt này là rất nhỏ) và mỗi GV có những dự tính khác nhau cho việc giảng dạy mỗi nhóm học sinh mới. Những quy trình này là cách của những gì sẽ xảy ra trong lớp học.

4. Lớp học hoàn hảo[sửa]

Bạn sẽ thấy được những gì nếu bạn là người khách viếng thăm một lớp học, mà lớp học này GV đã chỉ dẫn cho học sinh học tập một cách hiệu quả và độc lập. khi GV đang bận rộn làm việc với những học sinh khác? GV có thể đang làm việc với một nhóm học sinh nhỏ hay thảo luận cá nhân với từng học sinh. Những học sinh còn lại có thể đang thảo luận theo từng cặp hoặc theo từng nhóm về những công việc phù hợp và cần thiết cho nhu cầu học tập của chúng. Những cuộc hội thoại này có thể ở một cấp độ rất thấp và chỉ cần thiết cho những nhiệm vụ trước mắt. Học sinh có thể đến một khu vực cung cấp trong bộ nhớ và tìm hay hoàn trả lại những kiến thức khi chúng thay đổi từ một hoạt động (hay một phần của công việc) này đến một hoạt động khác. Chúng có thể duy trì một sự tập trung ở mức độ cao trong công việc.

Cũng có thể một số nhu cầu của học sinh, chẳng hạn như việc chuẩn bị giấy bút, sử dụng sân chơi, hoặc tìm người tham khảo một vấn đề nào đó hay khai thác kiến thức từ GV ở một thời điểm đặc biệt nào đó. Tất cả điều này sẽ được thực hiện mà không có sự giám sát trực tiếp của GV và theo một cách mà mọi người có thể tiếp tục làm việc mà không bị gián đoạn.

Bạn sẽ không thấy những học sinh đang nhìn chằm chằm vào khoảng không, ngồi xuống với một tay giơ ra chờ đợi GV, làm gián đoạn công việc của GV (ngoại trừ trường hợp khẩn), vung vãi đồ chơi ra khỏi nơi để dụng cụ học tập, hay tham gia vào những hoạt động không có tính giáo dục vào thời điểm đó (ví dụ, viết nguệch ngoạc trên giấy, nói chuyện riêng, đọc báo hay tạp chí phổ thông). Bạn sẽ không nghe thấy GV đang nói “Ở cuối lớp quá ồn ào” hay “Chúng ta sẽ thật sự bàn đến những điều mà chúng ta phải làm khi các em đã hoàn thành xong công việc của các em” hoặc “Các em sẽ chỉ quay trở lại bài khi các em khi các em đã ăn trưa và nghỉ ngơi”.

4.1. Việc tạo ra một lớp học hoàn hảo[sửa]

Làm thế nào để tạo ra một môi trường học tập hiệu quả như vậy? Sau khi phát triển sự tưởng tượng về một lớp học lý tưởng, bạn phải xác định những kỹ năng đặc biệt mà học sinh sẽ cần đến thực thi một cách độc lập trong lớp học đó. Những cấp bậc học, nội dung chủ đề, thể loại dạy và học khác nhau có thể ảnh hưởng đến những kỹ năng mà học sinh cần đến. Sau đây là những ví dụ về kỹ năng này:

Người học

  • Phải trình bày những kỹ năng cho công việc mà không có sự trợ giúp.
  • Trả lời lại những dấu hiệu trong lớp khi GV cần thu hút sự chú ý của mọi người đối với sự chắt lọc hay thêm vào thông tin.
  • Nhận những kiến thức cần thiết.
  • Làm theo những chỉ dẫn / quy định/ quy trình của công việc.
  • Khởi động một cách nhanh chóng.
  • Tìm đến nguồn trợ giúp thích hợp (tự bản thân, bạn bè, kiến thức hay GV).
  • Làm việc để những người khác có thể tiếp tục công việc.
  • Làm việc mà không có sự điều khiển không cần thiết.
  • Đi quanh phòng học để những người khác có thể tiếp tục làm việc.
  • Trở lại công việc một cách nhanh chóng sau khi đã giải lao.
  • Chọn nơi thích hợp để làm việc (nếu có được sự lựa chọn)
  • Chọn công việc mới phù hợp khi đã hoàn thành nhiệm vụ và vẫn còn thời gian để làm việc.
  • Trở lại bài học một cách nhanh chóng.
  • Hoàn thành công việc tùy theo chỉ tiêu thích hợp đã cho.
  • Chú ý đến những nhu cầu cá nhân tùy theo những quy trình trong lớp.
  • Nhận những chỉ thị cho những hoạt động từ những chỉ dẫn bằng chữ viết hay hình tượng.

Tất cả những điều đó là những kỹ năng nền tảng cần được giảng dạy để học sinh có thể làm việc một cách độc lập trong những công việc có tính kinh điển với nhiều đòi hỏi[5]. Nên nhớ rằng những kỹ năng này phải được thích ứng với những học sinh đặc biệt và sự tổ chức trong lớp học của bạn. Có sự thay đổi rất lớn trong những cái bạn sẽ gặp ở những lớp học mà GV dành thời gian để chỉ dẫn học sinh trở trở thành những người học tập một cách độc lập.

Chú thích[sửa]

  1. Dịch hơi khó hiểu
  2. Xem là một mục tiêu dạy học
  3. Nỗ lực giảng dạy các kĩ năng độc lập trong hai đến bốn tuần đầu tiên của năm học sẽ đem lại hiệu quả lớn cho quá trình học tập và tiết kiệm được một lượng thời gian rất lớn trong suốt thời gian còn lại của năm học. Nếu bạn không làm tốt việc này, bạn không chỉ mất thời gian nhiều hơn trong năm để dạy chủ đề độc lập mà còn giảm hiệu quả tiếp thu kiến thức khác của học sinh
  4. Kĩ năng tổ chức việc tự học trên lớp
  5. "Cộng việc có tính kinh điển" là những hoạt động đặc thù của môn học khoa học, đòi hỏi trí tuệ cao?
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Làm chủ phương pháp giảng dạy, Madeline Hunter và Robin Hunter (Nhóm dịch: Nguyễn Đào Quý Châu), NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
  • Nguyên tác: MASTERY TEACHING – 2004 NXB – Corwin Press. inc. Asage Publications Company.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này