Làm cho sự chỉ dẫn trở nên khác biệt
Khi chúng ta càng công nhận tính cần thiết của sự ước lượng đưa ra trong quá trình thực hành những chỉ dẫn thì yêu cầu tạo ra những khác nhau trong những cái mà chúng ta giảng dạy để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của học sinh trở nên rõ ràng và hiển nhiên. Như đã thảo luận trong những chương trước, một trình tự chương trình giảng dạy độc lập đòi hỏi học sinh những chỉ dẫn ở một cấp độ mà kiến thức hiện tại của chúng không theo kịp trong chủ đề đó. Bất lợi cho chúng ta là tất cả các kiến thức của học sinh thuộc bất kỳ độ tuổi hay cấp bậc học nào đều không dừng ở cùng một nơi. Do vậy, vào những lúc mà chúng ta cần biến đổi những chỉ dẫn theo những nhóm học sinh nhỏ và linh hoạt có cùng nhu cầu, thì chắc chắn sẽ nảy sinh những vấn đề sau đây:
- Khi tôi làm việc với một nhóm học sinh nhỏ, tôi phải làm những gì đối với những học sinh còn lại?
- Làm sao tôi có thể tập trung với một nhóm học sinh nhỏ nếu tôi bị ngắt quãng liên tục bởi những học sinh khác luôn đưa ra những câu hỏi mà chúng cần tôi trả lời.
- Khi tôi đang làm việc với những nhóm học sinh nhỏ, làm sao tôi có thể đảm bảo rằng phần còn lại trong lớp sẽ học tập một cách hiệu quả và không lãng phí thời gian.
Những câu hỏi này bày tỏ những quan tâm chính đang phát sinh khi chúng ta phải chỉ dạy theo từng nhóm nhỏ. Chúng ta không chỉ muốn có một khoảng thời gian liên tục không bị gián đoạn để làm thỏa mãn những nhu cầu lớn mà chúng ta không đối mặt, mà chúng ta còn muốn học sinh phải thu được những chỉ dẫn có chất lượng để đưa chúng hướng đến những kết quả gặt hái nằm trong dự tính của chúng ta.
Nguồn[sửa]
- Làm chủ phương pháp giảng dạy, Madeline Hunter và Robin Hunter (Nhóm dịch: Nguyễn Đào Quý Châu), NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
- Nguyên tác: MASTERY TEACHING – 2004 NXB – Corwin Press. inc. Asage Publications Company.