Ba loại hoạt động cho việc học tập độc lập
Khi chúng ta xem xét những thể loại công việc mà học sinh thực hiện một cách độc lập ở trường, chúng rơi vào ba nhóm hoạt động căn bản sau đây.
Mục lục
Những hoạt động loại 1[sửa]
Chúng là hoạt động giúp học sinh làm việc một cách hiệu quả mà không có sự giám sát trực tiếp của GV. Kiến thức chính của thể loại này là tự theo dõi bản thân trong một khoảng thời gian dài, những hoạt động này thường là những hoạt động vui vẻ và có sự thú vị cao hơn mà học sinh đã thật sự biết cách thực hiện[1]: Chơi games, làm việc với ô chữ, tô màu, xem sách, nghe nhạc, vẽ, chơi với những khối hình,... Có rất ít hoặc không có kiến thức kinh viện trong những hoạt động này. Những hoạt động này chỉ được thực hiện như một phương tiện cho việc giảng dạy học sinh những kỹ năng cần thiết để trở thành một người độc lập, tự định hướng[2]. Tất cả các ý kiến phản hồi của GV đến học sinh (sự nhận biết kết quả) được tập trung sao cho học sinh có thể thực hiện nhuần nhuyễn những kỹ năng làm việc một cách độc lập.
Những hoạt động loại 2[sửa]
Đây là những hoạt động đòi hỏi học sinh tham gia một cách hiệu quả trong những công việc có tính kinh viện mà không có sự giám sát trực tiếp của GV. Học sinh thực hành những kỹ năng kinh viện đã được học trước đây với những cái mà chúng cần gia tăng sự chính xác, tốc độ hay sự nhuần nhuyễn[3]. Những kỹ năng có thể bao gồm việc đọc, thực hành độc lập từ một bài học vừa mới kết thúc, những games về cách phát âm, sự tập trung từ vựng, thực hành chữ viết, những hoạt động có liên quan đến cách giải quyết những vấn đề trong toán học, những bài viết và thực hành về ngữ pháp.
Trong những hoạt động này, có một sự cân bằng giữa việc thực hành tự theo dõi bản thân với việc thực hành những kỹ năng kinh viện đã được học trước đây. Ý kiến phản hồi của GV đến học sinh sẽ được cân bằng giữa chất lượng của công việc hàn lâm với những kỹ năng hoạt động một cách độc lập.
Những hoạt động loại 3[sửa]
Những hoạt động này đòi hỏi học sinh mở rộng kiến thức trước đây hay bám vào việc kiến thức mới bằng chính sức mình. Những hoạt động có thể là tự chọn hay được ấn định. Những hoạt động về thể loại này có thể bao gồm việc đọc trong một nội dung chủ đề mới và chuẩn bị bài mới trên giấy hay báo cáo bằng lời nói, theo sự hướng dẫn và thực hiện một cuộc điều tra nghiên cứu khoa học, thiết kế một trò chơi mà những học sinh khác có thể sử dụng nó để thực hành những dữ liệu toán học, viết một vở kịch để bạn bè trình diễn…
Loại hoạt động này đòi hỏi một sự độc lập lớn. Tuy nhiên khi chúng ta tiếp tục gia tăng mức độ khó của những kiến thức kinh viện, chúng ta cần khuyến khích giúp đỡ những cấp độ độc lập cao hơn. Chúng ta có thể đạt được điều này bằng cách cung cấp một cách định kỳ cho học sinh những ý kiến phản hồi về những kết quả tốt[4] mà chúng thực hiện như những người học độc lập cũng như chất lượng của công việc mà bọn chúng đã tiến hành.
Khi những hoạt động chuyển từ loại 1 đến loại 3, có một sự gia tăng chuyển dịch rõ ràng từ yêu cầu cao về tính tự lực đến yêu cầu cao về sự phát triển một cách bài bản. Nếu học sinh không duy trì được chính mình với những hoạt động loại 1, thì việc gia tăng những yêu cầu có tính sách vở sẽ chỉ làm tiêu tan kết quả. Thông thường, trong những cấp độ chính, chúng ta bắt đầu quá trình này với những hoạt động loại 1 và 2 khi học sinh học được cách tự định hướng trọng tâm và nổ lực của chúng, chúng ta tăng dần yêu cầu về những hoạt động có tính sách vở cao hơn, cho dù học sinh có khả năng, nếu chúng không tự duy trì sự tự định hướng, những hoạt động loại 1 sẽ là nơi để bắt đầu công việc giảng dạy những kỹ năng độc lập.
Những vấn đề phức tạp về xã hội[sửa]
Với mỗi loại hoạt động, chúng ta gia tăng đòi hỏi với học sinh nếu chúng ta đưa thêm những học sinh khác hòa hợp vào quá trình này. Việc có một học sinh hoạt động một mình với một nhiệm vụ thì dễ dàng hơn rất nhiều so với khi làm việc với những học sinh khác hay một nhóm học sinh. Lúc này, thêm vào kích thước của những kỹ năng tự lực[5], chúng ta đang thêm vào kích thước của những kỹ năng xã hội[6]. Như chúng tôi đã nói, việc bắt đầu quá trình này ở giai đoạn đầu của năm học sẽ mang lại những lợi ích lớn lao.
Chú thích[sửa]
- Các chú thích trong bài được thêm vào bởi thành viên Nguyễn Thế Phúc
- ↑ Những hoạt động mà học sinh có thể tiến hành độc lập dựa vào vốn sống của chính mình không cần kiến thức kinh viện
- ↑ Nếu một học sinh không có những kĩ năng độc lập tối thiểu này thì không thể hình thành những kĩ năng độc lập liên quan đến các hoạt động kinh viện. Chúng là phương tiện để hình thành những hoạt động loại 2, nói cách khác là chúng được dịch chuyển thành loại 2
- ↑ Những hoạt động mang tính rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Học sinh sử dụng những kiến thức, kĩ năng kinh viện đã được học trước đây để giải quyết các bài tập tương tự nhưng đòi hòi sự thành thạo, nhuần nhuyễn và chính xác.
- ↑ Những hoạt động này đòi hỏi sự phản hồi, định hướng kịp thời về kết quả mà học sinh đang tiến hành. Nói gọn là "tiếp sức".
- ↑ "Kĩ năng tự lực": kĩ năng làm việc đơn độc
- ↑ "Kĩ năng xã hội": kĩ năng làm việc với người khác
Nguồn[sửa]
- Làm chủ phương pháp giảng dạy, Madeline Hunter và Robin Hunter (Nhóm dịch: Nguyễn Đào Quý Châu), NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
- Nguyên tác: MASTERY TEACHING – 2004 NXB – Corwin Press. inc. Asage Publications Company.