Cách giảng dạy để học sinh tự học
Trường học ngày nay được chất đầy với một mật độ học sinh gồm nhiều loại khác nhau nhiều hơn bất kỳ lúc nào trước đây. Những đứa trẻ với những kinh nghiệm đời sống khác nhau và thay đổi tùy theo nền văn hóa, mức độ kinh tế và cấu trúc gia đình đến trong lớp học của chúng ta. Về phương diện tri thức, đối với cách học của mọi người, sự đa dạng của những gì mà học sinh mang vào trong lớp học đem đến cho ta một thách thức về trách nhiệm trong việc cung cấp một chương trình giảng dạy phù hợp cho từng học sinh.[1]
I. Làm cho sự chỉ dẫn trở nên khác biệt[sửa]
Khi chúng ta càng công nhận tính cần thiết của sự ước lượng đưa ra trong quá trình thực hành những chỉ dẫn thì yêu cầu tạo ra những khác nhau trong những cái mà chúng ta giảng dạy để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của học sinh trở nên rõ ràng và hiển nhiên. Như đã thảo luận trong những chương trước, một trình tự chương trình giảng dạy độc lập đòi hỏi học sinh những chỉ dẫn ở một cấp độ mà kiến thức hiện tại của chúng không theo kịp trong chủ đề đó. Bất lợi cho chúng ta là tất cả các kiến thức của học sinh thuộc bất kỳ độ tuổi hay cấp bậc học nào đều không dừng ở cùng một nơi. Do vậy, vào những lúc mà chúng ta cần biến đổi những chỉ dẫn theo những nhóm học sinh nhỏ và linh hoạt có cùng nhu cầu, thì chắc chắn sẽ nảy sinh những vấn đề sau đây:
- Xem chi tiết: Làm cho sự chỉ dẫn trở nên khác biệt
II. Để học sinh học tập một cách độc lập[sửa]
Để thỏa mãn những nhu cầu của tất cả học sinh, chúng ta phải dạy cho chúng một tập hợp các kỹ năng cho phép chúng hoạt động một cách hiệu quả và độc lập với sự giám sát trực tiếp của chúng ta. Hiệu quả khi được đề cập ở đây sẽ có một ý nghĩa khác phụ thuộc vào cấp bậc của học sinh. Trong một buổi học chính, một học sinh bận rộn một cách hiệu quả có thể đọc sách yên lặng cùng một người bạn, phân loại các từ theo từng cặp có cùng vần hay tạo ra một minh họa cho một câu chuyện. Trong một buổi học của học sinh lớp lớn hơn, trong khi GV đang làm việc với một nhóm nhỏ nào đó về việc tăng thêm những mô tả chi tiết trong bài viết của chúng, những học sinh khác có thể tự tập với nhau để vẽ phác thảo đầu tiên của chúng xem xét lại hay sử dụng một từ đồng nghĩa để tìm kiếm những từ cho việc mô tả hấp dẫn hơn.
- Xem chi tiết: Để học sinh học tập một cách độc lập
III. Ba loại hoạt động cho việc học tập độc lập[sửa]
Khi chúng ta xem xét những thể loại công việc mà học sinh thực hiện một cách độc lập ở trường, chúng rơi vào ba nhóm hoạt động căn bản sau đây.
- Xem chi tiết: Ba loại hoạt động cho việc học tập độc lập
IV. Lập kế hoạch cho việc học tập độc lập của học sinh[sửa]
Lúc này bạn đã có một khái niệm về những gì mà những người học tập độc lập sẽ làm việc trong một lớp học và những kỹ năng của sự độc lập mà chúng ta cần đến, xác định quy trình nào bạn sẽ muốn thiết lập đầu tiên. Hoạch định một bài học trong đó bạn sẽ giảng dạy một quy trình cho lớp học. Quy trình này trở thành mục tiêu của bài học. Giảng dạy quy trình này, làm theo nó, và kiểm tra sự hiểu bài của học sinh về quy trình này.
- Xem chi tiết: Lập kế hoạch cho việc học tập độc lập của học sinh
V. Cởi mở làm việc theo từng nhóm nhỏ[sửa]
Bây giờ học sinh đang bắt đầu theo những nề nếp của lớp học và những quy trình một cách độc lập và bạn có được vài dữ liệu để ước lượng theo sách vở, bạn có thể thấy được nhu cầu để làm việc theo những nhóm nhỏ hơn của học sinh. Khi bắt đầu đưa ra chỉ dẫn cho một nhóm nhỏ đầu tiên, mục đích của bạn không phải là chỉ dẫn theo nhóm nhỏ mà để rút kinh nghiệm về sự giám sát trực tiếp cho phần còn lại trong lớp. Những học sinh không bị giám sát cần được làm quen với việc không có sự kiểm soát của bạn trong tất cả hoạt động.
- Xem chi tiết: Cởi mở làm việc theo từng nhóm nhỏ
VI. Đảm bảo việc học tập độc lập[sửa]
Như bạn có thể thấy, sự độc lập phức tạp hơn rất nhiều so với cách nói với học sinh: “Hãy làm bài và yên lặng tại vị trí ngồi của mình”. Sự độc lập đòi hỏi trong việc giảng dạy một tập hợp kỹ năng phức tạp, nhưng chúng ta thực hiện điều này trong việc đọc, viết và làm toán. Sự khác nhau rất lớn đến nỗi các nhà làm công tác GD xem những kỹ năng kinh viện như một điều gì đó mà học sinh thực sự không biết và đó là nhiệm vụ của chúng ta như những người GV giảng dạy cho học sinh. Các nhà GD xem những kỹ năng của việc hoạt động độc lập mà học sinh có thể tự làm được mà không cần phải chỉ dạy.[2]
- Xem chi tiết: Đảm bảo việc học tập độc lập
Chú thích[sửa]
- Các chú thích trong bài được thêm vào bởi thành viên Nguyễn Thế Phúc
- ↑ Tính đa dạng về cá tính và sự không đồng đều về trình độ nhận thức của các học sinh.
- ↑ Ở đây muốn nói, theo các văn bản, quy chế chuyên môn giáo viên có nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh các kĩ năng của môn học - chúng là mục tiêu của môn học. Trong khi các kĩ năng làm việc độc lập thì không được cụ thể hóa như những mục tiêu mà mỗi giờ học học sinh cần đạt được.
Nguồn[sửa]
- Làm chủ phương pháp giảng dạy, Madeline Hunter và Robin Hunter (Nhóm dịch: Nguyễn Đào Quý Châu), NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
- Nguyên tác: MASTERY TEACHING – 2004 NXB – Corwin Press. inc. Asage Publications Company.