Đối phó với cảm giác yêu nhầm người vào nhầm thời điểm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi đời sống tình yêu của bạn là con đường một chiều, có thể là bạn đã yêu nhầm người vào nhầm thời điểm. Bạn sẽ rất dễ bị đắm chìm trong cảm giác thương hại bản thân và buồn bã. Để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, bạn cần phải ngừng tự thương hại chính mình, và bắt đầu rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Tránh quay về với sai lầm tương tự bằng cách thực hiện những bước cụ thể để hiểu rõ cảm giác bị hấp dẫn trước người không phù hợp với bạn.

Các bước[sửa]

Đánh giá tình huống[sửa]

  1. Nhận thức rõ cảm giác của bản thân khi ở cạnh người đó. Cho dù bạn có chắc chắn rằng người ấy phù hợp với bạn như thế nào, nếu bạn luôn cảm thấy như thể có chuyện gì đó không ổn, có lẽ cảm giác của bạn không sai. Không phải mọi câu chuyện tình đều hoàn hảo, nhưng bước đầu tiên của mối quan hệ lành mạnh là sự đánh giá chân thành.[1]
    • Nếu mối quan hệ của bạn không thể đứng vững trước quá trình xem xét kỹ lưỡng, bạn đang cố gắng tránh đối mặt với sự thật.
    • Trò chuyện với bạn bè cũng có thể sẽ khá hữu ích trong quá trình này. Thông thường, một người bạn sẽ có khả năng giúp bạn nhận ra vấn đề trong mối quan hệ của bạn mà bạn đang lảng tránh.
  2. Chú ý đến suy nghĩ của bạn bè và người thân của bạn. Nếu bạn nhận thấy rằng gia đình bạn luôn né tránh khi phải trò chuyện về người bạn yêu, và bạn bè bạn giữ khoảng cách với bạn, đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã yêu nhầm người. Họ là người quan tâm đến bạn và đến sự khỏe mạnh của bạn. Bạn nên trò chuyện về mối lo ngại của họ.[1]
    • Cố gắng lắng nghe mà không bào chữa cho bản thân hoặc cho người bạn yêu. Tốt nhất là bạn nên lắng nghe họ, vì vậy, hãy im lặng và lắng nghe khi họ nói.
    • Bạn bè và gia đình bạn sẽ nhận thức rõ khi người bạn yêu không đối xử với bạn bằng sự tôn trọng.
  3. Cố gắng hình dung về tương lai với người đó. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc hình dung về tương lai thực tế của cả hai, chắc chắn bạn đã nhận ra rằng đã đến lúc bạn cần phải bước đi. Nếu bạn không nghĩ rằng cả hai sẽ chung sống với nhau từ 5 đến 10 năm, có thể là bạn đã yêu nhầm người.[1]
    • Đôi khi, ở cạnh một vài người nào đó sẽ đem lại niềm vui cho bạn trong khoảnh khắc hiện tại, nhưng điều này không có nghĩa là bạn cần phải chung sống với người đó suốt đời. Thỉnh thoảng, nó chỉ đơn giản không phải là thời điểm thích hợp cho một mối quan hệ gắn bó lâu dài.
    • Một dấu hiệu khác có thể là bạn thường xuyên mơ mộng về cuộc sống khi không có người đó. Trong trường hợp này, có lẽ đã đến lúc bạn nên biến giấc mơ thành hiện thực.
  4. Nhận biết dấu hiệu của sự từ chối. Đôi khi, người mà bạn yêu thương không đáp lại tình cảm của bạn, và bạn là người duy nhất có thể lựa chọn chấp nhận điều này hoặc không. Sẽ dễ chấp nhận hơn khi bạn nhận thức được rằng sự thiếu hụt tình cảm của người đó là do họ và cuộc sống của họ chứ không phải là do bạn. Có lẽ người bạn yêu thích uống rượu và sử dụng thuốc, gặp vấn đề với trầm cảm, buồn bực, hoặc chỉ quan tâm đến bản thân. Có thể người đó nhận ra họ không yêu bạn, và có thể là họ đã cho bạn biết về điều này.[2]
    • Nếu người bạn yêu thường xuyên thất hứa, không trình bày nhu cầu của bản thân, bỏ mặc bạn một mình để bạn suy nghĩ xem mình đã làm sai điều gì, đây chính là dấu hiệu của sự từ chối.
    • Bạn nên hiểu rằng trong trường hợp này, bạn sẽ không thể làm được điều gì khác.

Vượt qua cảm giác tự thương hại bản thân[sửa]

  1. Bắt đầu chấp nhận tình huống. Nếu bạn cho phép bản thân tập trung vào việc trả thù, bạn sẽ mang theo nỗi đau mà tình huống này đem đến cho bạn trong nhiều năm. Thay vào đó, bạn nên chấp nhận rằng đau đớn là kết quả không thể tránh khỏi của tình huống hiện tại.[3]
    • Khi từ bỏ, bạn sẽ có thể rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân, và phát triển chính mình.
    • Cố gắng nỗ lực trong việc cảm thông đối với người đã khiến bạn thất vọng. Mặc dù có lẽ bạn sẽ không hiểu rõ quyết định của người khác, bạn có thể cố gắng chấp nhận chúng.
  2. Nhắc nhở bản thân về giá trị của chính mình. Nếu có thể, bạn nên sử dụng câu nói tự khẳng định mỗi ngày, hoặc dán lời nhắc nhở tại vị trí dễ thấy. Chỉ vì bạn đã từng yêu nhầm người, hoặc cảm thấy thất vọng vì thời điểm đó không phù hợp để phát triển mối quan hệ, không có nghĩa là bạn không có giá trị. Bạn nên nhớ rằng cuộc sống của bạn được hình thành từ một chuỗi các trải nghiệm mà bạn gặp phải, chứ không phải chỉ riêng vấn đề này.[3]
    • Đối với một người khác, bạn là người hoàn toàn phù hợp và xuất hiện vào thời điểm phù hợp.
    • Bạn sẽ nhận thấy rằng bạn có thể sử dụng kinh nghiệm trong việc bị từ chối như bài học để tìm kiếm người dành riêng cho bạn.
  3. Ngừng thương hại bản thân. Khi bạn yêu nhầm người, sẽ dễ để bạn thương hại chính mình. Đây là tình huống đáng buồn, và cảm giác thương hại chính mình có thể cung cấp sự an ủi tạm thời. Bước đầu tiên chính là quyết định xem liệu bạn có nên không khoan nhượng với cảm giác tự thương hại trong cuộc sống của bạn hay không.[4]
    • Nếu cảm giác tự thương hại len lỏi trong bạn, bạn nên nhắc nhở bản thân về một điều gì đó mà bạn cảm thấy khá tốt về nó.
    • Có thể bạn sẽ bắt đầu thương hại chính mình khi cố gắng chấm dứt nó, vì khuôn khổ suy nghĩ đã ăn sâu vào tâm trí bạn. Đừng giận bản thân; chỉ cần nhận biết thời điểm tình trạng này xảy đến, và chuyển hướng sự chú ý sang điều tích cực hơn.
    • Khi bạn bắt đầu nhận thức được rằng tự thương hại không phải là giải pháp cho vấn đề, bạn sẽ sẵn sàng thử những điều mới mẻ.
  4. Viết nhật ký về lòng biết ơn. Ép buộc bản thân chú ý đến những yếu tố tốt đẹp trong cuộc sống mà bạn đã xem thường sẽ giúp bạn chống lại cảm giác buồn bã. Biện pháp tốt nhất để viết nhật ký về lòng biết ơn chính là viết về những người cụ thể mà bạn nhớ ơn một cách chi tiết, và ghi chép lại sự kiện đáng ngạc nhiên và bất ngờ.[5]
    • Viết mà không lo lắng về chất lượng phong cách viết của bạn trong nhật ký về lòng biết ơn. Bạn có thể viết ra câu văn hoàn chỉnh, hoặc chỉ cần ghi chú lại một vài từ, ý tưởng, hoặc hình ảnh.
    • Khi bạn cảm thấy choáng ngợp trước cảm giác tiêu cực, việc viết ra danh sách mọi yếu tố khiến bạn nhớ ơn sẽ giúp bạn chuyển hướng sự chú ý sang điều tích cực hơn.
    • Bạn có thể đọc qua nhật ký lòng biết ơn để tìm động lực vào mọi thời điểm. Dù sao thì cho dù cuộc sống có khó khăn như thế nào trong hiện tại, luôn có những điều mà bạn nên cảm thấy hạnh phúc vì có được chúng.

Rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc bản thân[sửa]

  1. Cân nhắc trò chuyện với chuyên gia. Nhà trị liệu, chuyên viên tư vấn, giáo sĩ, mục sư hoặc chuyên gia khác đều có kinh nghiệm trong việc giúp đỡ người khác đối phó với trải nghiệm không vui trong tình yêu. Chia sẻ với người không có liên quan đến tình huống sẽ khá hữu ích, người có thể trò chuyện với bạn mà không quan tâm đến việc lựa chọn phe phái. Tự thương hại có thể bắt nguồn từ tiền sử của nhiều mối quan hệ tồi tệ trước đó, bắt đầu từ thời thơ ấu. Bạn sẽ cần phải giải quyết những vấn đề này để có thể cải thiện mối quan hệ của bạn. Bạn không nên cố gắng tự mình thực hiện điều này. Bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía chuyên gia sức khỏe có thể hướng dẫn bạn vượt qua quá trình này.[6]
    • Bạn cũng nên đến gặp nhà trị liệu để xem liệu họ có thể giúp bạn đánh giá chuyện tình cảm trong quá khứ hay không. Một vài nhà trị liệu thường tập trung vào hiện tại thay vì đào bới vấn đề trong quá khứ.
    • Bạn nên nhớ rằng quá trình này có thể sẽ khá đau đớn và cần thời gian để hoàn thành.
    • Bạn không cần lo lắng vì chuyên gia sẽ không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn với người khác.
    • Đến gặp chuyên gia sẽ khá tốn kém, nhưng bảo hiểm sẽ giúp bạn trang trải chi phí. Ngoài ra, một số phòng khám cũng cung cấp dịch vị tư vấn miễn phí hoặc chi phí thấp dành cho người thu nhập thấp.
  2. Học cách để yêu bản thân. Khi trải nghiệm mối tình không hạnh phúc, bạn sẽ kết luận rằng không ai muốn yêu bạn. Tuy nhiên, đây là kết quả của sự từ chối và/hoặc tham gia vào mối quan hệ không tốt đẹp. Thay vào đó, bạn nên dành cơ hội này để nhắc bản thân nhớ về phẩm chất tích cực của chính mình.[3]
    • Tập yêu thương bản thân sẽ hỗ trợ cho quá trình chữa lành trái tim tan vỡ, vì nó giúp khẳng định giá trị và lòng tự trọng của bạn.
    • Nếu bạn đang tự nói chuyện với bản thân một cách tiêu cực, bạn nên kiểm tra lại chính mình. Liệu bạn có nói ra những từ ngữ này với người mà bạn yêu thương? Nếu không, bạn nên cân nhắc lại điều này.
  3. Chia sẻ với người mà bạn tin tưởng. Có khá nhiều lý do tốt đẹp để chia sẻ cảm xúc của bản thân với người khác. Trò chuyện về sự thất vọng của bạn sẽ giúp bạn nhìn nhận mối quan hệ theo cách mới mẻ, và từ đó, có thể hình thành giải pháp mà bạn chưa từng nghĩ đến.[6]
    • Trò chuyện với những người bạn đáng tin cậy là cách tuyệt vời để giải tỏa cảm xúc bị dồn nén, và sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
    • Bạn sẽ nhận ra rằng bạn của bạn cũng đã từng có trải nghiệm tương tự, và điều này sẽ giúp ích được cho bạn nếu bạn đang có cảm giác cô đơn.
  4. Bắt đầu xây dựng lòng tự trọng. Lòng tự trọng thấp là cách đánh giá tiêu cực một cách không thực tế về bản thân. Người có lòng tự trọng thấp thường dễ trở nên không hạnh phúc trong tình cảm. Khi bạn phát triển khả năng chăm sóc bản thân, bạn sẽ ít thương hại chính mình hơn.[7]
    • Có lẽ đây là thời điểm phù hợp để bạn thử qua hoạt động mới lạ, tham gia nhóm tự lực hoặc tình nguyện giúp đỡ người kém may mắn hơn bạn.
    • Chú ý đến cảm giác của riêng mình sẽ giúp bạn phát triển lòng tự trọng. Khi bạn không tôn trọng cảm xúc của bản thân, bạn sẽ tin vào mọi điều mà người khác bảo rằng bạn nên cảm nhận.
  5. Trở nên năng động hơn. Vận động cơ thể là biện pháp tuyệt vời để ngừng thương hại bản thân. Khi bạn ép buộc bản thân phải tập thể dục và gia tăng nhịp tim, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn về chính mình. Endorphin được phóng thích từ quá trình tập thể dục sẽ phát huy tác dụng, cải thiện tâm trạng của bạn.[8]
    • Bạn nên ghi nhớ câu nói từ thời xa xưa, “Vận động một cơ bắp, thay đổi một suy nghĩ”.
    • Tập thể dục sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của bạn: bạn sẽ ngủ ngon hơn, trở nên khỏe mạnh và cân đối hơn, và ít căng thẳng hơn.
  6. Tử tế với bản thân. Khi bạn nhận thấy tiếng nói nội tâm (hoặc lời tự trò chuyện với bản thân) đang lặp lại sự tiêu cực, bạn nên tìm cách để nhìn nhận mọi thứ theo hướng mới. Ví dụ, nếu bạn tự nói với chính mình rằng, “Mình thật ngốc nghếch!”, hãy nhắc nhớ bản thân, “Không sao, chỉ là một lỗi lầm nhỏ thôi”. Nếu bạn đã phạm lỗi nghiêm trọng, bạn nên nhắc mình nhớ rằng bạn sẽ học hỏi từ trải nghiệm. Bạn có thể nói “Là con người thì phải phạm phải lỗi lầm. Dù sao mình vẫn yêu bản thân mình, và mình không cần phải là người hoàn hảo”.[9]
    • Thông cảm với chính mình khi mắc lỗi sẽ giúp chữa lành nỗi đau khi đối phó với tình yêu không được đáp lại.
    • Khi bạn yêu nhầm người, bạn cần phải thể hiện sự tử tế với chính mình.
  7. Sống có mục đích. Có nghĩa là bạn phải dành ưu tiên cho mong muốn, cảm giác và suy nghĩ của mình. Người yêu nhầm người thường dành nhiều thời gian để sống dựa vào điều người khác mong muốn cho họ, hơn là điều họ mong muốn cho bản thân. Nếu bạn đang cố gắng đối phó với trải nghiệm không vui trong tình yêu, bạn có thể khôi phục sự cân bằng bằng cách chú ý đến bản thân.[10]
    • Cân nhắc về yếu tố thật sự khiến bạn hạnh phúc. Khi nào bạn có cảm giác “được là chính mình” nhiều nhất? Hãy thực hiện chúng nhiều hơn.[11]
    • Khi bạn nhận thấy bản thân thực hiện hành động khiến bạn cảm thấy khó xử, ngốc nghếch, hoặc không quan trọng, bạn có thể cố gắng giảm thiểu chúng trong cuộc sống.

Thấu hiểu cảm giác của bản thân[sửa]

  1. Chịu trách nhiệm trước lựa chọn của bản thân. Ngay cả khi sẽ khá khó khăn, đưa ra quyết định chịu trách nhiệm cho quyết định của chính mình sẽ giúp bạn học tập và phát triển. Sau cùng thì trở nên có trách nhiệm với lựa chọn của bản thân hoàn toàn trái ngược với trở thành nạn nhân; nạn nhân là vai trò bất lực. Chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình là hành động rất mạnh mẽ.[12]
    • Bằng cách chịu trách nhiệm, bạn sẽ đặt bản thân vào vị trí tốt hơn trong việc học hỏi từ lựa chọn của bạn.
    • Ngay cả khi người khác hành động một cách tồi tệ, có lẽ bạn cũng đã góp một phần nào đó vào quá trình này.
    • Trò chuyện với nhà trị liệu, nhà tư vấn, hoặc bạn bè mà bạn tin tưởng sẽ giúp bạn sắp xếp lựa chọn theo cách mới.
  2. Tìm kiếm khuôn khổ trong đời sống tình yêu của bạn. Nếu bạn cảm thấy bất an trong mối quan hệ hoặc không muốn quá gần gũi với người khác, có cơ hội là bạn đã nhiều lần lâm vào tình cảnh không vui trong chuyện tình cảm. Người bạn tốt hoặc nhà trị liệu sẽ là nguồn giúp đỡ tuyệt vời trong việc xác định khuôn khổ khiến bạn tìm kiếm mối quan hệ không tốt.[13]
    • Cố gắng tìm hiểu thêm về vấn đề trong sự gắn kết để xem liệu bạn có thể xác định trải nghiệm riêng của mình hay không.
    • Xem hành vi của bản thân như một chuỗi những khuôn khổ, thay vì là thất bại về mặt đạo đức, sẽ giúp bạn xây dựng cái nhìn không phán xét.[14]
  3. Đánh giá cảm giác của chính mình về tình trạng độc thân. Có khá nhiều kỳ thị dựa trên lời đồn đại xoay quanh chủ đề độc thân. Nỗi sợ trở nên độc thân sẽ xuyên tạc ưu tiên của bạn, cho phép bạn bước vào (và duy trì) mối quan hệ không phù hợp.[15]
    • Người đang có một mối quan hệ tồi tệ cũng cô đơn tương tự như người sợ phải độc thân.
    • Nếu bạn sợ trở thành người độc thân, bạn sẽ bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo về một mối quan hệ không tốt.
  4. Bảo vệ bản thân. Bạn nên nhớ bảo đảm rằng bạn luôn sáng suốt khi lựa chọn người được phép bước vào cuộc sống của bạn. Nếu bạn nhận thấy một vài người bạn cảm thấy hả hê trước khó chịu và bất hạnh của bạn, bạn nên cân nhắc loại bỏ họ khỏi cuộc sống.[10]
    • Nuôi dưỡng tình bạn giúp bạn có cảm giác được yêu thương và bảo vệ. Bạn của bạn phải là người cảm thấy vui khi mọi chuyện diễn ra suôn sẻ với bạn.
    • Khi vây quanh bản thân với người yêu thương và tôn trọng bạn, bạn sẽ có khả năng yêu thương và tôn trọng chính mình.
  5. Tha thứ cho lỗi lầm trong quá khứ của bản thân. Nếu bạn phạm sai lầm vì đã yêu người không có tình cảm với bạn, bạn chỉ là một con người. Bạn sẽ cần phải luyện tập đôi chút để trở nên ít nghiêm khắc với chính mình hơn, nhưng cuối cùng, học cách để tha thứ cho bản thân sẽ dẫn dắt bạn đến với một cuộc sống kiên cường hơn.[10]
    • Sai lầm chỉ là sai lầm, và luôn có vô vàn cơ hội để rút ra bài học từ chúng. Bạn nên xem mọi sai lầm như là bài học cho mình.
    • Nếu không có nỗi đau, bạn sẽ ít có cơ hội phát triển và học hỏi điều mới mẻ. Sai lầm, ngay cả những sai lầm đau khổ nhất, chỉ là một phần của quá trình học hỏi.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn không biết rõ nơi để tìm kiếm nhà tư vấn hoặc nhà trị liệu, bạn có thể gọi điện thoại đến tổng đài 1080 để biết thêm thông tin.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng trông chờ người khác thay đổi.
  • Không nên kìm nén cảm xúc của bản thân. Tìm cách để chia sẻ cảm giác của mình với người khác là rất quan trọng cho sức khỏe tinh thần của bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]