Đối phó với người lạm dụng ma túy hoặc rượu bia
Lạm dụng ma túy hoặc rượu bia là căn bệnh phức tạp. “Nghiện ngập” là tình trạng gây rối loạn dây thần kinh của hệ thống củng cố, tạo động lực, và ghi nhớ của não. Nó sẽ khiến người nghiện tìm kiếm phần thưởng hoặc niềm tin thông qua việc sử dụng chất gây nghiện, bất chấp nguy cơ nghiêm trọng có thể xảy ra cho bản thân, sức khỏe, và xã hội.[1] Có khá nhiều yếu tố góp phần vào tình trạng nghiện ngập và lệ thuộc vào chất gây nghiện, bao gồm tiểu sử của người đó, trải nghiệm cá nhân, xã hội, và nhân tố tâm lý. Ví tính phức tạp của nó, cơn nghiện cần phải được điều trị bởi chuyên gia. Để giúp người khác đối phó với ma túy hoặc rượu bia, bạn có thể tìm hiểu về vấn đề lạm dụng chất gây nghiện, cung cấp sự trợ giúp, và chăm sóc bản thân để có thể trở nên mạnh mẽ hơn.[2]
Mục lục
Các bước[sửa]
Trở nên mạnh mẽ[sửa]
-
Xác
định
điều
mà
bạn
có
thể
thay
đổi.
Cố
gắng
thay
đổi
hành
động
của
người
khác
thường
kết
thúc
bằng
sự
bực
bội
vì
bạn
không
thể
kiểm
soát
hành
vi
của
người
khác.
Tuy
nhiên,
bạn
có
thể
thay
đổi
hành
vi
của
chính
mình.
- Ví dụ, nếu bạn của bạn đang gặp khó khăn với rượu bia, bạn nên tránh uống rượu bia khi ở cạnh họ. Cung cấp cho họ tùy chọn khác để giao thiệp xã hội, như đi xem phim thay vì đi nhậu.
- Bạn nên nhớ rằng bạn không chịu trách nhiệm cho hành vi của người khác, cũng như hậu quả mà chúng đem lại. Ví dụ, nếu tình trạng lạm dụng chất gây nghiện của người đó đang can thiệp vào khả năng duy trì công việc của họ, bạn không có trách nhiệm phải thay mặt họ thực hiện nhiệm vụ mà họ chưa hoàn tất. Hành động này sẽ chỉ khiến người đó tiếp tục lạm dụng chất gây nghiện.[2]
- Bạn không cần phải viện cớ hoặc bao che cho họ. Bạn không nên cho người đó tiền để mua chất gây nghiện.
-
Thiết
lập
ranh
giới.
Ranh
giới
được
hình
thành
để
bảo
vệ
cả
hai
bạn.
Chúng
sẽ
giúp
bảo
vệ
bạn
khỏi
cảm
giác
bị
bạo
hành,
thao
túng,
hoặc
gặp
nguy
hiểm.
Chúng
có
thể
giúp
người
mà
bạn
yêu
thương
biết
rõ
về
hành
vi
có
thể
và
không
thể
chấp
nhận.[3]
- Cân nhắc hành động mà bạn sẵn sàng “du di”, và hành vi bạn sẽ xử lý một cách “nghiêm ngặt”.
- Ví dụ, có thể người đó có thái độ thù địch hoặc thô lỗ với bạn, đặc biệt khi họ đang sử dụng chất gây nghiện. Đây là hành vi không thể chấp nhận được, nhưng tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn, bạn có thể sẵn sàng chịu đựng nó đến một mức độ nào đó.
- Tuy nhiên, bạo hành thể chất hoặc tâm lý kéo dài sẽ gây tổn hại đáng kể. Điều này đặc biệt đúng nếu có sự hiện diện của trẻ nhỏ. Mặc dù sẽ khá khó khăn, thiết lập ranh giới cứng rắn và nghiêm cấm hoàn toàn loại hành vi này là rất quan trọng trong việc bảo vệ bạn và người bị ảnh hưởng bởi hành vi của người nghiện.[4][5]
-
Kiên
quyết
với
ranh
giới
của
mình.
Duy
trì
sự
khỏe
mạnh
và
an
toàn
của
bản
thân
và
đối
mặt
với
định
kiến
cũng
như
giả
định
liên
quan
đến
việc
sử
dụng
chất
gây
nghiện
chỉ
cách
nhau
đôi
chút.
Điều
quan
trọng
là
người
gặp
vấn
đề
với
chất
gây
nghiện
biết
rõ
rằng
bạn
sẽ
không
cho
phép
họ
bắt
nạt
hoặc
thao
túng
để
trở
thành
người
hỗ
trợ
họ
với
tình
trạng
nghiện
ngập.
Tuy
nhiên,
người
đó
cũng
cần
phải
hiểu
rằng
bạn
là
nguồn
trợ
giúp
họ
cần,
chứ
không
phải
là
nguồn
cung
cấp
hành
vi
mà
họ
muốn.[6]
- Thực thi hậu quả, đặc biệt đối với vi phạm mà bạn sẽ xử lý nghiêm ngặt. Chúng có thể là điều nhỏ nhặt, chẳng hạn như dời lại kế hoạch đi chơi cùng người đó. Hoặc, to tát hơn như rời khỏi nhà hoặc tạo tài khoản ngân hàng riêng biệt.[7]
- Trở nên mềm dẻo và đặt bản thân vào tình thế nguy hiểm là hai điều hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn tin rằng bạn đang gặp nguy với người sử dụng ma túy và rượu bia, bạn nên gọi giúp đỡ và thoát khỏi tình huống đó. Bạn có thể gọi điện đến số 112, dịch vụ khẩn cấp, và nhiều đường dây nóng khác.[8] Rượu bia và ma túy có thể hình thành hành vi không thể lường trước ngay cả ở người không có tiền sử thực hiện những hành động này.[9]
-
Tìm
kiếm
sự
trợ
giúp
cho
chính
mình.
Chăm
sóc
hoặc
thậm
chí
là
tương
tác
với
người
đang
gặp
vấn
đề
với
ma
túy
hoặc
rượu
bia
sẽ
khá
khó
khăn
cho
cảm
xúc,
tinh
thần,
và
thể
chất
của
bạn.
Bạn
sẽ
nhận
thấy
rằng
tìm
kiếm
nguồn
giúp
đỡ
của
riêng
mình
sẽ
khá
hữu
ích,
như
nhóm
hỗ
trợ
hoặc
người
tư
vấn.
- Người Nghiện Ma túy Vô danh và Người Nghiện Rượu bia Vô danh là mạng lưới hỗ trợ gia đình và bạn bè của người đang gặp khó khăn với ma túy hoặc rượu bia. Người Nghiện Ma túy Vô danh thường tổ chức các buổi họp mặt để giúp đỡ gia đình hoặc bạn bè của người đang lạm dụng ma túy.[10] Người Nghiện Rượu bia Vô danh sẽ có những buổi gặp gỡ để giúp đỡ gia đình và bạn bè của người lạm dụng rượu bia.[11]
- Bạn cũng có thể đến gặp nhà trị liệu, đặc biệt nếu bạn có cảm giác tội lỗi hoặc có trách nhiệm với người khác. Trong nhiều trường hợp, người đó có thể lựa chọn ma túy hoặc rượu bia thay vì bạn, và nhà trị liệu sẽ giúp bạn vượt qua vấn đề này.
-
Luyện
tập
cách
tự
chăm
sóc
bản
thân.
Bạn
cần
phải
chăm
sóc
cơ
thể,
cũng
như
cảm
xúc
của
mình.
Chăm
sóc
người
khác
là
trải
nghiệm
rất
căng
thẳng,
và
có
thể
làm
tăng
nguy
cơ
bị
ốm
của
bạn.[12]
Chăm
sóc
bản
thân
một
cách
phù
hợp
sẽ
thiết
lập
ví
dụ
tốt
cho
người
thân
yêu
của
bạn.
- Ngủ đủ giấc. Cố gắng tránh xa chất kích thích vào buổi tối. Không xem màn hình điện tử một vài giờ và xây dựng “thói quen” đều đặn trước khi ngủ.[13]
- Ăn uống lành mạnh. Ăn nhiều rau củ, hoa quả, và carbohydrate phức hợp có hàm lượng chất xơ cao. Căng thẳng sẽ tàn phá hệ miễn dịch của bạn, và chất chống oxy hóa có trong rau củ, hoa quả sẽ giúp cải thiện khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Carbohydrate phức hợp, như khoai lang, gạo nâu, và legume, sẽ giúp não giải phóng serotonin, một loại nội tiết tố đem lại sự thư giãn.[14]
- Tập thể dục. Tập thể dục không chỉ giúp bạn trở nên cân đối, mà còn giảm thiểu ảnh hưởng của căng thẳng.[15] Bài tập tập trung vào nhịp hít thở và chánh niệm, như Yoga và Thái cực quyền, sẽ khá có ích.
- Giảm căng thẳng. Thiền sẽ giúp ích cho bạn. Nghe nhạc nhẹ, chậm, cũng sẽ giúp bạn thư giãn.[16] Bài tập hít thở, như hít thở sâu, sẽ khiến bạn cảm thấy bình tĩnh và thậm chí là hạ huyết áp.[17]
-
Chấp
nhận
giới
hạn
của
mình.
Chăm
sóc
và
giúp
đỡ
người
đang
gặp
khó
khăn
với
ma
túy
hoặc
lạm
dụng
rượu
bia
có
thể
rất
mệt
mỏi.
Không
nên
ôm
đồm
quá
nhiều
công
việc
cùng
một
lúc,
hoặc
dấn
thân
vào
tình
huống
nguy
hiểm.
Nếu
bạn
không
chăm
sóc
bản
thân,
bạn
cũng
sẽ
không
có
khả
năng
chăm
sóc
cho
người
khác.
Tôn
trọng
giới
hạn
và
chăm
sóc
cho
chính
mình
không
phải
là
điều
đáng
xấu
hổ.[18][7]
- Người sử dụng rượu bia và/hoặc ma túy sẽ đổ lỗi cho bạn cho vấn đề của mình. Họ sẽ cố gắng thao túng bạn bằng cách đe dọa sử dụng hoặc tự làm hại bản thân nếu bạn không cho họ có được điều họ muốn. Bạn cần phải nhắc nhở chính mình rằng bạn không phải là người chịu trách nhiệm cho hành động của bất kỳ ai khác ngoài bạn.[6]
- Ma túy và rượu bia sẽ khiến con người phủ nhận mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà họ đang gặp phải. Họ sẽ nói dối về hành vi của mình với bạn. Họ có thể đánh cắp hoặc thậm chí là đe dọa hoặc sử dụng bạo lực để giành được nhiều chất gây nghiện hơn. Tách bản thân khỏi tình huống có lẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.[19]
Cung cấp sự trợ giúp[sửa]
-
Trò
chuyện
với
người
đó.
Trên
hết,
bạn
cần
phải
bày
tỏ
sự
quan
tâm
của
mình
đối
với
người
đó.
Hãy
nói
cho
họ
biết
rằng
bạn
yêu
họ
và
bạn
lo
lắng
về
hành
vi
mà
bạn
đã
thấy.
Cung
cấp
sự
giúp
đỡ
một
cách
cụ
thể,
như
sẵn
sàng
cùng
người
đó
tìm
kiếm
sự
trợ
giúp.[2]
- Không nên dùng cảm xúc để khiến đối phương cảm thấy “có lỗi”. Điều này sẽ chỉ làm cho thôi thúc lạm dụng chất gây nghiện trở nên tồi tệ hơn.[18]
- Không nên cố gắng trò chuyện với người đó khi họ đang chịu ảnh hưởng của ma túy hoặc rượu bia. Tư duy của người đó không đang trong trạng thái phù hợp, và khả năng đánh giá của họ có thể bị suy yếu.[20]
-
Tìm
kiếm
nguồn
trợ
giúp
trong
khu
vực.
Có
nhiều
nguồn
giúp
đỡ
vấn
đề
lạm
dụng
chất
gây
nghiện,
và
một
số
dịch
vụ
hoàn
toàn
miễn
phí
hoặc
có
phí
rất
thấp.
Tùy
chọn
nổi
tiếng
và
thành
công
nhất
là
chương
trình
của
nhóm
trợ
giúp
theo
quy
trình,
như
Người
Nghiện
Rượu
Vô
danh.[21]
Chúng
rất
đáng
giá
vì
nhiều
lý
do,
nhưng
đặc
biệt
là
vì
chúng
nhấn
mạnh
việc
xây
dựng
và
củng
cố
mạng
lưới
hỗ
trợ
xã
hội
mạnh
mẽ.[22]
Các
mạng
lưới
này,
thường
bao
gồm
24
giờ
hướng
dẫn
và
một
cộng
đồng
những
người
cùng
chia
sẻ
trải
nghiệm
tương
tự,
thường
rất
hữu
ích
cho
cả
người
đang
gặp
khó
khăn
và
người
đang
cố
gắng
ngừng
sử
dụng
chất
gây
nghiện.[23]
- Chương trình “quản lý dự phòng” rất có ích trong việc điều trị tình trạng lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc giảm đau nhóm opioid, cần sa, và nicotin. Các chương trình này thường được tổ chức tại trạm y tế địa phương và bao gồm việc cung cấp “phần thưởng” hoặc biện pháp củng cố tích cực khác để người nghiện tránh xa chất gây nghiện.[24]
-
Cân
nhắc
tham
gia
trị
liệu.
Nhiều
nhà
tư
vấn
và
nhà
trị
liệu
được
đào
tạo
để
cung
cấp
sự
trợ
giúp
cho
người
gặp
khó
khăn
với
nghiện
ngập.
Bởi
vì
nghiện
thường
sẽ
kèm
theo
vấn
đề
tâm
lý
khác,
ví
dụ
như
trầm
cảm,
rối
loạn
căng
thẳng
sau
chấn
thương
(PTSD),
hoặc
lo
lắng,
tìm
kiếm
sự
trợ
giúp
từ
phía
chuyên
gia
sức
khỏe
tâm
thần
sẽ
giúp
người
đó
xác
định
một
vài
nguyên
nhân
ẩn
sau
việc
lạm
dụng
chất
gây
nghiện.[25]
- Trị liệu gia đình sẽ là tùy chọn khá tốt nếu người mà bạn đang giúp đỡ là họ hàng hoặc người yêu của bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Trị liệu Hành vi Gia đình (FBT) sẽ giúp thay đổi khuôn khổ rối loạn trong mối quan hệ gia đình, khuôn khổ góp phần hình thành hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng lạm dụng chất gây nghiện. Đồng thời, phương pháp này cũng sẽ hướng dẫn bạn và người đang gặp khó khăn đối phó với với sự nghiện ngập.[26]
- Liệu pháp Nhận thức-Hành vi (CBT) sẽ đem lại hiệu quả trong việc điều trị thói quen lạm dụng rượu bia, cần sa, cocain, ma túy đá (methamphetamine), và nicotin.[27] CBT tập trung vào việc nâng cao khả năng tự chủ bằng cách hướng dẫn người nghiện xác định và thách thức suy nghĩ cũng như hành vi khó hiểu của mình.
- Liệu pháp Củng cố Động cơ Thúc đẩy (MET) có thể được sử dụng để giúp người đó vượt qua sự kháng cự trong việc bắt đầu kế hoạch trị liệu cho việc lạm dụng chất gây nghiện. Biện pháp này đặc biệt rất hiệu quả đối với người lạm dụng rượu bia hoặc cần sa và không thật sự đem lại kết quả cho người lạm dụng các loại ma túy khác, như cocain hoặc heroin.[24]
-
Xem
xét
tìm
đến
trung
tâm
phục
hồi
chức
năng
nội
trú.
Nếu
bạn
cảm
thấy
lo
lắng,
trung
tâm
phục
hồi
chức
năng
sẽ
là
nơi
phù
hợp.
Những
chương
trình
này
đặc
biệt
quan
trọng
cho
người
sử
dụng
chất
gây
nghiện
như
cocain,
crack,
heroin,
hoặc
một
vài
loại
thuốc
kê
toa
cụ
thể.
Cai
nghiện
chúng
cần
phải
được
quản
lý
bởi
chuyên
gia
y
tế;
thay
đổi
quyết
liệt
hoặc
đột
ngột
trong
việc
sử
dụng
những
chất
này
sẽ
gây
biến
chứng
nghiêm
trọng
hoặc
thậm
chí
là
tử
vong.[28]
- Trung tâm phục hồi sẽ tách bệnh nhân khỏi tình huống bên ngoài một cách tuyệt đối. Người bệnh sẽ được “thanh lọc” dưới sự giám sát y tế. Thông thường, các trung tâm này sẽ phối hợp quản lý y tế với tư vấn hoặc chương trình giáo dục khác.[29]
- Chương trình nội trú sẽ chăm sóc cũng như giám sát người nghiện suốt 24 giờ, và điều này rất hữu ích cho người đang khao khát tìm kiếm và lạm dụng chất gây nghiện.[30]
- Trung tâm cũng sẽ loại bỏ tác nhân kích thích trong xã hội và môi trường. Ví dụ, người đó sẽ dễ sử dụng chất gây nghiện nếu họ ở cạnh bạn bè cũng thực hiện điều này, hoặc nếu họ đang có mặt ở nơi có liên quan đến việc sử dụng chất gây nghiện.
- Chương trình cai nghiện có thể đắt tiền và đòi hỏi sự cam kết khá đáng kể về mặt thời gian. Trong nhiều trường hợp, người đó cần phải sẵn sàng cho việc cai nghiện.
- Chỉ “thanh lọc” thôi là chưa đủ để vượt qua cơn nghiện. Thay đổi hành vi, như được khuyến khích bởi phương pháp điều trị, là rất cần thiết để có thể hồi phục hoàn toàn.[29]
- Bạn có thể tìm kiếm địa chỉ của "Trung tâm Cai nghiện" trên nhiều trang web như Trung tâm Cai nghiện ở Hà Nội và Vietask.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu cơ sở nội trú không phù hợp và quá tốn kém, người gặp vấn đề với chất gây nghiện nên tham khảo ý kiến bác sĩ về kế hoạch điều trị. Người đó cần phải được giám sát y tế khi tiến hành kế hoạch này để tránh biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong.
-
Bạn
nên
nhớ
rằng
không
có
bất
kỳ
một
giải
pháp
tuyệt
đối
nào
cho
vấn
đề
này.
Tình
huống
của
mỗi
người
mỗi
khác,
và
vì
vậy,
cách
điều
trị
cho
người
đó
cần
phải
được
điều
chỉnh
để
phù
hợp
với
tình
hình
của
họ.
Có
thể
bạn
sẽ
cần
phải
khám
phá
nhiều
biện
pháp
hỗ
trợ
và
điều
trị
khác
nhau
trước
khi
xác
định
phương
thức
hữu
hiệu
nhất.[34]
- Bạn nên nhớ rằng đây sẽ là một quá trình kéo dài, chứ không phải sẽ cho kết quả nhanh chóng. Bạn và người thân yêu của bạn có thể sẽ trải nghiệm nhiều thất bại và gặp phải tình trạng tái nghiện. Hãy kiên nhẫn.
Giúp người đó vượt qua quá trình[sửa]
-
Tổ
chức
mạng
lưới
xã
hội
mạnh
mẽ.
Nghiên
cứu
đã
ủng
hộ
ý
tưởng
rằng
về
cơ
bản,
con
người
cần
đến
mối
quan
hệ
xã
hội.
Mạng
lưới
trợ
giúp
trong
xã
hội
sẽ
giúp
đỡ
cho
sức
khỏe
cá
nhân,
và
rất
hữu
ích
trong
tình
huống
có
liên
quan
đến
vấn
đề
lạm
dụng
chất
gây
nghiện.[35]
- Sự thấu hiểu của người đó đối với mạng lưới hỗ trợ của mình là rất quan trọng. Ví dụ, nếu mọi người trong “bối cảnh địa phương” hoặc trong cộng đồng của người đó không ngừng nói rằng họ là “người xấu” hoặc họ sẽ không bao giờ có thể khá hơn, người đó sẽ muốn tiếp tục sử dụng chất gây nghiện vì họ không trông thấy bất kỳ lựa chọn nào khác.[36]
- Mặt khác, cộng đồng giúp đỡ người đang gặp khó khăn với việc lạm dụng chất gây nghiện sẽ giúp người đó cảm thấy mạnh mẽ hơn và khuyến khích họ thành công.
-
Tập
trung
vào
kết
quả
tích
cực.
Tập
trung
vào
thành
công
nhỏ
sẽ
tạo
động
lực
cho
người
đang
gặp
khó
khăn
với
ma
túy
hoặc
rượu
bia.
“Thuyết
giáo”
người
đó
hoặc
nhấn
mạnh
thất
bại
của
họ
sẽ
không
đem
lại
hiệu
quả,
và
thật
ra
có
thể
khuyến
khích
họ
lạm
dụng
chất
gây
nghiện
để
làm
vơi
đi
cảm
giác
tội
lỗi.[2]
- Ví dụ, bạn có thể nêu lên câu hỏi như “Hôm nay có chuyện gì vui diễn ra với bạn không?”, hoặc “Bạn gặp khó khăn với điều gì nhiều nhất?”.
- Khen ngợi thành công và nỗ lực nhỏ nhặt của họ. Người Nghiện Rượu Vô danh rất nổi tiếng với phương châm “Tiến từng ngày một”, câu nói này ám chỉ việc vượt qua cơn nghiện theo từng ngày, thay vì xem nó như một nhiệm vụ đồ sộ phải hoàn thành.[37] Bạn nên thường xuyên hỏi thăm người đó và khích lệ hành vi tích cực của họ, cho dù nó có nhỏ bé như thế nào.
-
Chú
ý
đến
hành
vi
của
người
đó.
Thay
đổi
trong
thói
quen
hằng
ngày
có
thể
là
dấu
hiệu
cho
thấy
họ
đang
bắt
đầu
tái
sử
dụng
chất
gây
nghiện.
Tâm
trạng
thay
đổi
thất
thường
hoặc
gia
tăng
mức
độ
hung
hăng
hoặc
phòng
thủ
có
thể
sẽ
xảy
ra.[18]
- Thường xuyên trốn học hoặc trốn việc, hoặc hiệu quả giảm sút, cũng là dấu hiệu của tình trạng lạm dụng chất gây nghiện.
-
Giao
tiếp
một
cách
thẳng
thắn.
Đừng
giả
định
rằng
hành
vi
hoặc
thái
độ
của
người
đó
là
do
tình
trạng
lạm
dụng
chất
gây
nghiện.
Bạn
nên
trực
tiếp
hỏi
người
đó
về
vấn
đề
mà
bạn
nhận
thấy,
nhưng
nên
tránh
trách
móc
hoặc
phê
phán
họ.
- Ví dụ, nếu đứa con tuổi vị thành niên của bạn trốn học cả tuần, bạn có thể tiếp cận chúng theo kiểu: “Nhà trường vừa gọi điện cho mẹ/cha. Họ nói con không đi học cả tuần lễ. Chúng ta có thể nói chuyện về lý do con trốn học tuần này được không?”. Phương pháp tiếp cận này sẽ cung cấp cho đối phương cơ hội để chia sẻ trải nghiệm với bạn, thay vì dồn họ vào thế phòng thủ.
- Tránh sử dụng ngôn ngữ nặng nề hoặc trách móc. Ví dụ, cách không hiệu quả để đối chất với con của bạn sẽ là: “Nhà trường gọi điện và nói rằng con không đến trường cả tuần nay. Con lại đang dùng ma túy nữa phải không? Mẹ/Cha sẽ cấm túc con”.
-
Tương
tác
một
cách
tích
cực.
Bạn
cần
thể
hiện
sự
ủng
hộ
của
bạn
đối
với
người
đó
mà
không
thường
xuyên
nhắc
nhở
họ
về
vấn
đề
của
mình.
Đừng
để
khoảng
thời
gian
duy
nhất
mà
bạn
tương
tác
với
người
đó
là
khi
bạn
cần
phải
chất
vấn
họ
về
tình
trạng
sử
dụng
rượu
bia
và
ma
túy.
Hãy
tương
tác
với
người
đó.
Hỏi
thăm
về
cuộc
sống
của
họ.
Đi
xem
phim
hoặc
đi
ăn
tối
với
nhau.
Giúp
họ
cảm
thấy
thoải
mái
khi
ở
bên
bạn,
và
họ
sẽ
cởi
mở
hơn
với
bạn.
- Cung cấp cơ hội khác để tìm kiếm niềm vui cũng sẽ giúp người đó nhận ra rằng họ không cần phải dựa vào rượu bia hoặc ma túy.
Thấu hiểu sự nghiện ngập[sửa]
-
Hiểu
rõ
vai
trò
của
sinh
học.
Nghiện
là
trạng
thái
sinh
học
thần
kinh
vô
cùng
phức
tạp.[1]
Nhiều
hành
vi
trở
thành
nghiện
ngập
sẽ
đem
lại
trạng
thái
khoái
lạc
cực
độ,
hoặc
“phê
thuốc”
vào
lúc
đầu.
Chúng
sẽ
nhanh
chóng
làm
giảm
thiểu
nỗi
buồn
hoặc
sự
bất
lực,
và
đây
có
thể
là
lý
do
khiến
người
khác
tìm
đến
chúng
để
giải
khuây.
- Hầu hết mọi hành vi nghiện ngập, như ma túy và rượu bia, sẽ khiến lượng dopamine tăng nhanh, một loại chất dẫn truyền thần kinh trong não đem lại cảm giác hưng phấn. Cảm giác này sẽ được người nghiện nhìn nhận như “tiêu chuẩn”. Hành vi thường đem lại sự thích thú trước kia của người đó sẽ không còn có thể cạnh tranh với cảm giác tràn trề dopamine do ma túy hoặc rượu bia đem lại.
- Cơn nghiện thay đổi mạng lưới tưởng thưởng của người đó. Ngay cả khi phải đối mặt với hậu quả, người nghiện sẽ theo đuổi phần thưởng hoặc cảm giác khuây khỏa của chất gây nghiện.
- Lệ thuộc vào chất gây nghiện diễn ra khi người nghiện phải sử dụng nhiều liều lượng hơn để có cảm giác như mong muốn. Tình trạng này rất nguy hiểm; người nghiện sẽ ngày càng tiêu thụ nhiều chất gây nghiện hơn, và điều này thường sẽ gây quá liều hoặc thậm chí là tử vong.[38]
- Nhiều chất gây nghiện, bao gồm rượu bia và cocain, sẽ gây tổn hại thùy trán của não, vùng điều khiển thôi thúc và quản lý sự trì hoãn trong ham muốn.[39][40] Không có nó, khả năng phán xét của người đó sẽ bị sụt giảm đáng kể và họ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận biết hậu quả[41][42]
- Nhân tố di truyền cũng giúp xác định xem liệu người đó có phát triển cơn nghiện hay không.[1]
-
Nhận
thức
yếu
tố
xã
hội
gây
nghiện.
Nghiên
cứu
đã
chỉ
ra
rằng
sự
hiện
diện
của
tác
nhân
kích
thích
trong
xã
hội
sẽ
đóng
một
vai
trò
nào
đó
trong
việc
phát
triển
tình
trạng
nghiện
ngập.[43]
Người
không
có
nhiều
nguồn
lực,
như
người
sống
trong
cô
lập
hoặc
khốn
khó,
thường
dễ
sử
dụng
chất
gây
nghiện
có
hại
hơn
vì
họ
không
có
lựa
chọn
khác
để
trải
nghiệm
sự
hưng
phấn.
- Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chú chuột sống trong môi trường “giàu có”, với đầy đủ nguồn cung cấp thú vui, giải trí, và xã giao thường ít sử dụng hoặc nghiện chất gây nghiện hơn là những chú chuột sống trong môi trường “nghèo khó”.[44]
- Điều quan trọng là bạn cần phải hiểu rõ cách mà môi trường sống của một người nào đó có thể làm tăng hoặc giảm khả năng sử dụng chất gây nghiện của họ[36] Ví dụ, mâu thuẫn với cha mẹ hoặc gia đình, áp lực từ phía mọi người xung quanh, và gặp nhiều căng thẳng đều có liên quan đến sự gia tăng mức độ sử dụng chất gây nghiện.[45]
-
Biết
rõ
khía
cạnh
tâm
lý
của
tình
trạng
nghiện
ngập.
Nghiện
ngập
không
chỉ
là
do
áp
lực
xã
hội
hoặc
do
sinh
học.
Tâm
lý
độc
đáo
của
mỗi
người,
cảm
xúc
và
khao
khát
của
họ,
có
thể
ảnh
hưởng
đến
khuynh
hướng
nghiện
ngập
và
cách
họ
đối
phó
với
vấn
đề
này.[46]
- Nhân tố bảo vệ như sự hỗ trợ của gia đình va bạn bè sẽ giúp tăng cường “sự kiên cường” của người nghiện hoặc khả năng đối phó với cơn nghiện ngập.[45] Tuy nhiên, người đó phải có động lực trong việc cải thiện hành vi của mình.
-
Ngăn
bản
thân
phán
xét
người
đó.
Lạm
dụng
chất
gây
nghiện
liên
quan
đến
khá
nhiều
vấn
đề
phức
tạp,
và
tình
hình
của
mỗi
người
mỗi
khác.
Phán
xét
người
nghiện
sẽ
không
giúp
họ
“thức
tỉnh”
trước
sự
nguy
hiểm
của
tình
huống;
tuy
nhiên,
nó
có
thể
khiến
họ
tách
bản
thân
khỏi
nguồn
trợ
giúp
về
mặt
cảm
xúc
và
đạo
đức.
Bạn
nên
nhớ
rằng
người
đó
cũng
là
một
con
người,
chứ
không
phải
chỉ
đơn
thuần
là
“con
nghiện”.
- Xã hội thường đưa ra nhiều lời đồn đại về tình trạng nghiện ngập. Tư tưởng phổ biến là người lạm dụng chất gây nghiện sẽ “mất hết ý chí”, hoặc một loại ma túy nào đó sẽ nhanh chóng gây bệnh tâm thần hoặc rối loạn tâm thần nếu họ thử dùng chúng “dù chỉ một lần”. Đây là tư duy không được nghiên cứu khoa học ủng hộ và có thể khởi xướng thành kiến chống lại người đang gặp khó khăn với chất gây nghiện.[47]
- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người thường ít cảm thông với người đang gặp khó khăn nếu chúng ta tin rằng họ “đáng” bị như vậy. Hiểu rõ sự phức tạp và sự chồng chéo của nhiều nhân tố góp phần hình thành sự nghiện ngập sẽ giúp bạn tránh rơi vào lối suy nghĩ đơn giản.[48]
Lời khuyên[sửa]
- Bạn nên nhớ rằng bạn chỉ chịu trách nhiệm với lựa chọn và hành động của mình. Sẽ khá đau đớn khi người mà bạn yêu thương đưa ra lựa chọn tồi tệ cho bản thân họ, nhưng bạn chỉ có thể thay đổi hành vi của chính mình.
- Nhóm hỗ trợ là nguồn tuyệt vời cho bạn bè và gia đình của người đang gặp vấn đề với ma túy hoặc rượu bia. Thành viên của nhóm này đều đã từng trải qua điều tương tự như bạn. Một vài lời khuyên sẽ giúp ích cho bạn, và ít ra thì bạn sẽ tìm thấy sự cảm thông và thấu hiểu.
Cảnh báo[sửa]
- Cung cấp tình yêu thương và sự trợ giúp cho người đó, nhưng không nên đặt bản thân vào tình huống nguy hiểm. Nếu bạn cảm thấy không an toàn hoặc bị bạo hành, bạn nên tìm cách thoát khỏi tình huống hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.asam.org/for-the-public/definition-of-addiction
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 https://www.ncadd.org/family-friends/concerned-about-someone
- ↑ http://www.promises.com/articles/family-and-parenting/healthy-boundaries-addicts-alcoholics/
- ↑ Orzeck, T. L., Rokach, A., & Chin, J. (2010). Ảnh hưởng của Mối quan hệ Gây đau buồn và Bạo hành. Tạp chí của Sự mất mát và Chấn thương, 15(3), 167–192.
- ↑ Wilson, S., Houmøller, K., & Bernays, S. (2012). “Mái ấm, chứ không phải là một ngôi nhà nào đó”: Xây dựng cảm giác của thanh thiếu niên đối với mối quan hệ gia đình trong đời sống gia đình. Địa lý học Trẻ em, 10(1), 95–107. http://doi.org/10.1080/14733285.2011.638172
- ↑ 6,0 6,1 https://www.psychologytoday.com/blog/heartache-hope/201106/setting-your-boundaries
- ↑ 7,0 7,1 http://www.mb.al-anon.alateen.org/Detachment.pdf
- ↑ http://www.thehotline.org
- ↑ Christiansen, J. (2014). Sống cùng Người Nghiện rượu: Học cách để Sống cùng hoặc Rời bỏ Người Chồng hoặc Vợ Nghiện Rượu bia.
- ↑ http://www.nar-anon.org/find-a-meeting/
- ↑ http://www.al-anon.org/
- ↑ https://caregiver.org/taking-care-you-self-care-family-caregivers
- ↑ http://www.adaa.org/understanding-anxiety/related-illnesses/sleep-disorders
- ↑ http://pcrm.org/health/health-topics/how-to-eat-right-to-reduce-stress
- ↑ http://www.adaa.org/understanding-anxiety/related-illnesses/other-related-conditions/stress/physical-activity-reduces-st
- ↑ http://www.ryot.org/scientists-create-relaxing-song-world/375837
- ↑ http://www.webmd.com/balance/stress-management/stress-management-breathing-exercises-for-relaxation
- ↑ 18,0 18,1 18,2 http://www.helpguide.org/articles/addiction/drug-abuse-and-addiction.htm
- ↑ Gorski, T. T. (2001). Hướng dẫn Chuyên nghiệp về Tư vấn Quản lý Phủ nhận: Kỹ năng Lâm sàng Nâng cao để Tạo động lực cho Người Lạm dụng Chất gây nghiện Hồi phục. Independence, MO: Nhà xuất bản Herald.
- ↑ http://www.drugfree.org/want-help-adult-family-member-friend-drug-alcohol-problem-7-suggestions/
- ↑ http://www.aa.org/
- ↑ Kaskutas, L. A., Bond, J., & Humphreys, K. (2002). Mạng lưới xã hội đóng vai trò như người hòa giải ảnh hưởng của Người Nghiện Rượu Vô danh. Nghiện ngập, 97(7), 891–900. http://doi.org/10.1046/j.1360-0443.2002.00118.x
- ↑ Scott, J., Connors, G. J., & Miller, W. R. (2003). Sự tham gia và gắn bó với Người Nghiện rượu Vô danh. Trong T. F. Babor & F. K. Del (Eds.), Điều trị kết hợp trong tình trạng nghiện rượu bia (pp. 184–204). New York, NY, US: Tòa soạn Đại học Cambridge.
- ↑ 24,0 24,1 http://www.drugabuse.gov/publications/principles-drug-addiction-treatment-research-based-guide-third-edition/evidence-based-approaches-to-drug-addiction-treatment/behavioral-0
- ↑ http://www.webmd.com/mental-health/addiction/counseling-and-addiction-how-therapy-can-help
- ↑ http://www.drugabuse.gov/publications/principles-drug-addiction-treatment-research-based-guide-third-edition/evidence-based-approaches-to-drug-addiction-treatment/behavioral-5
- ↑ http://www.drugabuse.gov/publications/principles-drug-addiction-treatment-research-based-guide-third-edition/evidence-based-approaches-to-drug-addiction-treatment/behavioral
- ↑ Herman, M. A., & Roberto, M. (2015). Bộ não người nghiện: hiểu rõ cơ chế thần kinh của rối loạn nghiện ngập. Giới hạn của Khoa học Thần kinh Thống nhất, 9, 18.
- ↑ 29,0 29,1 http://www.drugabuse.gov/publications/principles-drug-addiction-treatment-research-based-guide-third-edition/drug-addiction-treatment-in-united-states/types-treatment-programs
- ↑ http://www.recovery.org/topics/find-the-best-residential-inpatient-rehab-center/
- ↑ http://danhba.bacsi.com/category/bac-si/
- ↑ http://www.vietask.com/web/Danh-ba.asp?module=5&cid=29&subid=7
- ↑ http://www.drugabuse.gov/related-topics/treatment/what-to-do-if-your-adult-friend-or-loved-one-has-problem-drugs
- ↑ Sacco, P. A. (2013). ĐÃ QUÁ ĐỦ RỒI! Vượt qua Sự nghiện ngập và Thói quen Xấu Mãi mãi. Bradenton, FL: Booklocker.com, Inc.
- ↑ Sprinson, J. S., & Berrick, K. (2010). Chăm sóc Vô điều kiện: Phương pháp Can thiệp Hành vi, Dựa trên Mối quan hệ, với Trẻ em và Gia đình Yếu thế (xuất bản lần 1). Oxford ; New York: Tòa soạn Đại học Oxford.
- ↑ 36,0 36,1 Duff, C. (2007). Lý thuyết về bối cảnh sử dụng ma túy: Không gian, biểu hiện và thói quen. Nghiên cứu & Lý thuyết của Cơn nghiện, 15(5), 503–519. http://doi.org/10.1080/16066350601165448.
- ↑ http://www.aa.org/pages/en_US/frequently-asked-questions-about-aa-history
- ↑ http://www.who.int/substance_abuse/information-sheet/en/
- ↑ http://www.elementsbehavioralhealth.com/drug-abuse-addiction/cocaine-users-brains-abnormal-frontal-lobes/
- ↑ http://www.sciencedaily.com/releases/2013/11/131119193624.htm
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2730661/
- ↑ http://www.apa.org/monitor/jun01/cogcentral.aspx
- ↑ Hari, J. (2015). Đuổi theo Tiếng thét: Ngày Đầu tiên và Ngày Cuối cùng của Cuộc chiến với Ma túy. New York: Bloomsbury USA. http://chasingthescream.com/
- ↑ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0014488607000052
- ↑ 45,0 45,1 http://www.sagepub.com/upm-data/11207_Chapter_5.pdf
- ↑ Damasio, A. (2005). Sai lầm của Descartes: Cảm xúc, Lý do, và Bộ não Con người (Tái bản). London: Penguin Books.
- ↑ Hart, C. (2014). Cái giá Quá Cao: Hành trình của Nhà Thần kinh học trong việc Tự khám phá Bản thân Có thể Thách thức Mọi điều mà Bạn Biết về Ma túy và Xã hội (Tái bản). Harper Perennial.
- ↑ http://dl.acm.org/citation.cfm?id=1739202