Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Đối phó với người trịch thượng
Từ VLOS
Đối mặt với người có thái độ trịch thượng dễ khiến bạn điên tiết. Rõ ràng là chẳng ai muốn bị xem thường cả. Với một chút kiên nhẫn và vài kỹ thuật giao tiếp hiệu quả, bạn có thể kiểm soát hầu hết các tình huống đối mặt với người trịch thượng. Điều này được áp dụng ở cả hai hoàn cảnh mà bạn có thể phải đối phó với típ người này: trong đời sống cá nhân và ở môi trường làm việc.
Mục lục
Các bước[sửa]
Đối phó với người yêu hoặc bạn bè trịch thượng[sửa]
- Giữ bình tĩnh.[1][2] Khi giao tiếp với người trịch thượng, bạn nên cố gắng đừng nổi nóng, vì điều đó có thể khiến tình hình tệ hơn. Trước khi đáp lại người đó, bạn hãy dừng một chút và hít một hơi thật sâu. Tự nhủ với mình những câu như “Mình đang cố gắng làm rõ vấn đề, nhưng mình sẽ giữ bình tĩnh và lịch sự”.
- Hãy thẳng thắn. Nếu ai đó nói với bạn những câu trịch thượng, thậm chí sỗ sàng, bạn đừng e ngại đứng lên để bảo vệ mình.[2][1] Cho người đó biết rằng bạn cảm thấy bị coi thường, và thái độ hống hách đó là sự xúc phạm. Sự thẳng thắn là cần thiết nếu bạn muốn đối phó với tình huống này. Nếu không, người đó thậm chí có thể không nhận ra rằng họ đang cư xử kẻ cả.
- Lưu ý ngữ điệu của bạn. Sự hống hách thường biểu hiện qua giọng nói.[3] Nói cách khác, đôi khi điều quan trọng không phải nội dung lời nói mà là cách nói. Bạn nên cẩn thận đừng đáp lại sự trịch thượng với thái độ trịch thượng hơn. Điều này có nghĩa là tránh mỉa mai, lầm bầm hoặc cao giọng, v.v…
-
Thực
hành
lối
giao
tiếp
thiện
chí.[2][1]
Để
đối
phó
với
người
khó
chịu,
bạn
cần
cẩn
thận
trong
cách
chọn
từ
ngữ.
Tránh
nói
những
câu
có
tính
chất
thủ
thế,
vì
điều
này
có
thể
tạo
điều
kiện
cho
người
có
thái
độ
trịch
thượng
và
phá
hỏng
cơ
hội
giải
quyết
tình
huống.
May
mắn
là
bạn
có
thể
chuyển
những
câu
mang
tính
phòng
thủ
thành
những
câu
có
tính
xây
dựng
hơn.
Ví
dụ
như:
- Khi ai đó nói với bạn giọng kẻ cả như, “Ồ, tôi mà là cậu thì tôi đã ổn định sự nghiệp và tiến lên phía trước rồi”.
- Bạn sẽ rất dễ bật lên đáp lại bằng một câu gì đó kiểu như “Anh nói sai rồi! mà anh đừng có can thiệp vào cuộc đời của tôi”.
- Thay vào đó, bạn thử nói theo cách có hiệu quả hơn như “Tôi hiểu tại sao anh lại nghĩ như vậy. Nhưng mà anh nghe tôi nói đi, sự việc vốn phức tạp hơn thế…”
-
Xác
định
mối
quan
hệ
của
bạn
với
người
đó
là
gì.[2]
Nếu
bạn
đang
phải
đối
phó
với
một
người
có
thói
quen
luôn
lên
giọng
kẻ
cả,
bạn
hãy
ngừng
lại
và
suy
nghĩ
về
mối
quan
hệ
của
bạn
với
người
đó.
Dựa
vào
mối
quan
hệ
của
mình,
bạn
hãy
cố
gắng
tìm
ra
nguyên
nhân
nào
khiến
bạn
nhìn
thấy
dấu
hiệu
trịch
thượng.
Khi
đã
hiểu
được
điều
đó,
bạn
sẽ
có
thể
giao
tiếp
một
cách
hiệu
quả
hơn.
- Ví dụ, nếu bạn đang ở trong mối quan hệ mà bạn cảm thấy như mình đang mắc nợ người kia, áp lực của món nợ có thể gây ra cảm giác bị coi thường. Bạn hãy trang trải nợ nần hoặc thẳng thắn nói với họ về cảm giác của bạn.
- Nhận biết dấu hiệu thao túng về tình cảm.[2] Đôi khi người ta dùng sự trịch thượng để chi phối người khác làm một điều gì đó cho họ. Nếu người yêu hoặc bạn của bạn nói những điều hạ thấp bạn, có lẽ thực ra người đó đang sợ mất bạn. Những lời nói trịch thượng có thể chỉ để khiến bạn cảm thấy thấp kém hơn họ và lệ thuộc vào họ. Nếu nhận thấy kiểu hành vi này, bạn nên nói chuyện một cách bình tĩnh và thẳng thắn với người yêu/bạn bè về việc này.
- Gật đầu và mỉm cười, nếu mọi cách khác đều thất bại.[2] Đôi khi, cách nhanh nhất và dễ nhất để đối phó với người kẻ cả chỉ là lờ đi. Nếu bạn có thể chịu đựng được những lời bình luận trịch thượng một lúc đủ để thoát khỏi người đó, bạn hãy cố nhịn, và lần sau nhớ tránh mặt người đó.
- Tìm sự giúp đỡ chuyên môn nếu cần thiết. Nếu những lời bình luận coi thường của ai đó gây tổn hại nghiêm trọng cho mối quan hệ mà bạn yêu quí, bạn đừng ngần ngại tìm sự trợ giúp. Ví dụ như chuyên gia tư vấn hôn nhân và gia đình là người được đào tạo để chuyên hòa giải cho những quan hệ có vấn đề.
Đối phó với đồng nghiệp hoặc cấp trên trịch thượng[sửa]
- Nhận ra hành vi trịch thượng. Những biểu hiện như la hét, quát tháo, đưa ra những bình luận coi thường là các dấu hiệu rõ rệt của thái độ hống hách.[4] Tuy nhiên, ở môi trường làm việc, đôi khi người ta tỏ thái độ xem thường với những cách kín đáo hơn như nói sau lưng hoặc nói xấu người khác theo cách châm biếm. Bạn hãy chỉ ra những hành vi đó. Bạn cũng có thể tránh những tình huống như vậy ở nơi làm việc bằng cách tạo một môi trường không khuyến khích những chuyện ngồi lê đôi mách hoặc cười cợt về đồng nghiệp, v.v...
- Lờ đi và lướt qua.[5] Nếu người đó nói một câu trịch thượng nhưng đó không phải là thói quen của họ, có lẽ cách tốt nhất là lờ đi. Mọi người ai chẳng có lúc lỡ lời, hoặc có ngày không vui, hoặc vô ý làm tổn thương người khác. Nếu lời bình luận đó chỉ xảy ra một lần, bạn nên cố gắng bỏ qua.
-
Biến
chuyển
thái
độ
trịch
thượng.
Đôi
khi
bạn
có
thể
làm
chệch
hướng
sự
trịch
thượng
của
người
kia.
Nếu
một
đồng
nghiệp
làm
ra
vẻ
tài
giỏi
hoặc
hiểu
biết
hơn
bạn,
bạn
hãy
nói
chuyện
với
họ
theo
cách
khiến
những
cảm
giác
đó
trở
nên
có
ích.[2]
Thử
nói
những
câu
như:
- “Anh có thể giải thích cho tôi hiểu không?”
- “Anh nghĩ chúng ta nên làm gì?”
- “Có lẽ anh là người thích hợp nhất cho việc này”.
- Tìm sự hỗ trợ.[5] Nếu bạn đang đối phó với một đồng nghiệp lúc nào cũng lên giọng, bạn hãy nói chuyện với người quản lý về hành vi đó. Cố gắng tìm các chứng cứ như các email mà bạn đã lưu lại. Nếu người có thái độ đó chính là người quản lý thì sự việc có thể phức tạp hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm sự hỗ trợ từ những đồng nghiệp cũng ở hoàn cảnh tương tự như bạn.
-
Tìm
cách
để
đối
thoại
trực
tiếp.[3]
Để
đối
phó
một
cách
hiệu
quả
hơn
với
đồng
nghiệp
hoặc
người
quản
lý
trịch
thượng,
bạn
hãy
đề
nghị
sắp
xếp
một
buổi
gặp
riêng
để
nói
chuyện.
Nếu
không
muốn
tiết
lộ
trước
về
chủ
đề
của
cuộc
đối
thoại,
bạn
hãy
nêu
lý
do
của
cuộc
gặp
một
cách
chung
chung
như
“chiến
thuật
giao
tiếp
ở
nơi
làm
việc”.
- Bạn cũng có thể mời người quản lý có mặt trong buổi đối thoại để làm người trung gian hòa giải.
- Thẳng thắn lên tiếng.[5] Nếu thái độ kẻ cả trịch thượng của người đó gây trở ngại cho bạn trong công việc, bạn cần phải nói với người đó. Giữ thái độ lịch sự, không giận dữ nhưng thẳng thắn phản ứng với hành vi đó. Thử nói những câu như, “Tôi coi trọng khả năng của anh, tôi biết anh có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhưng anh biết không, đôi khi thật khó mà hỏi được anh vì tôi cảm thấy anh không tôn trọng tôi khi tôi không biết về điều gì đó. Tôi cảm thấy như bị coi thường".
- Không nổi giận. Nếu người đồng nghiệp đó phản ứng bằng thái độ trịch thượng hơn nữa, bạn cần kiềm nén cảm giác muốn trả đũa. Dừng lại vài phút để hít thở, lấy lại bình tĩnh và đánh giá tình hình trước khi tiếp tục.[3]
-
Tránh
những
cử
chỉ
mang
tính
phán
xét.[6]
Giao
tiếp
không
lời
luôn
là
yếu
tố
quan
trọng,
nhất
là
khi
bạn
đang
cố
gắng
xử
lý
xung
đột.
Khi
trao
đổi
với
đồng
nghiệp
về
thái
độ
trịch
thượng,
bạn
nên
lưu
ý
ngôn
ngữ
cơ
thể
cũng
như
lời
nói.
Tránh
những
cử
chỉ
như:
- Chỉ tay
- Trợn tròn mắt
- Khoanh tay trước ngực
- Gí mặt sát vào mặt người đó
- Đứng dậy chồm qua người đó khi họ đang ngồi
-
Cố
gắng
nhìn
sự
việc
qua
cặp
mắt
của
người
đó.[7]
Đôi
khi
người
ta
có
thái
độ
trịch
thượng
mà
không
nhận
ra.
Bạn
hãy
cố
gắng
vượt
ra
khỏi
tình
huống
và
cảm
giác
của
bạn
và
hiểu
cách
nhìn
của
đồng
nghiệp
mình.
- Gợi ý cho đồng nghiệp diễn giải về suy nghĩ hoặc cảm giác của họ khi nói ra điều mà bạn cảm nhận là trịch thượng.
- Tỏ thái độ nhã nhặn bằng những câu như “Sao anh không nói với tôi về cách nhìn nhận của anh?”
- Xem xét lại cách điều chỉnh.[8] Sau cuộc gặp, bạn có thể nhờ người quản lý viết một biên bản đưa ra các gợi ý về cách đối phó và tránh hành vi trịch thượng. Biên bản này dùng để hướng dẫn cho những cá nhân có xung đột hoặc được dùng như một quy định về ngôn ngữ và các bình luận trịch thượng nên tránh ở nơi làm việc.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.nccclp.org/participants/resources/resource_files/2015_DealingwithDifficultPeople.pdf
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 http://www.pamf.org/youngadults/relationships/difficult-people/
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://www.forbes.com/sites/work-in-progress/2012/07/03/how-to-deal-with-a-condescending-boss/
- ↑ http://laccd.edu/Departments/PersonnelCommission/Documents/EmployeeBulletins/9.13%20Building%20Respect%20Through%20Leadership%20%20Supervisor.pdf
- ↑ 5,0 5,1 5,2 http://www.askamanager.org/2012/12/when-your-older-male-coworkers-are-condescending-and-not-especially-accepting-of-you.html
- ↑ https://hbr.org/2013/05/which-behaviors-do-leaders-mos
- ↑ https://hbr.org/2011/10/the-secret-to-dealing-with-dif.html
- ↑ http://www.amanet.org/training/articles/Keeping-Your-Cool-Dealing-with-Difficult-People.aspx