Đối phó với quá trình tiêm thuốc đau đớn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tiêm thuốc có thể sẽ rất đau đớn, nhưng đây là quá trình bạn không thể tránh khỏi vào một số thời điểm trong cuộc sống. Nhiều người cảm thấy muốn bệnh khi suy nghĩ về kim tiêm hoặc máu, và từ đó, khiến quá trình tiêm thuốc trở nên khó chịu hơn.[1] Bạn cũng có thể cảm thấy đau đớn tại vị trí tiêm thuốc sau khi tiêm. Nhưng bằng cách gây xao nhãng cho bản thân, thư giãn trong suốt quá trình và sau đó là xoa dịu cơn đau tại vết tiêm, bạn có thể đối phó với bất kỳ một quá trình tiêm thuốc đau đớn nào.

Các bước[sửa]

Gây xao nhãng cho bản thân và thư giãn[sửa]

  1. Cần biết rằng kim tiêm rất nhỏ. Hầu hết mọi người đều được tiêm chủng khi còn nhỏ và có thể hình thành cảm giác tồi tệ liên quan đến quá trình này.[1] Nhưng bằng cách nhận thức rõ sự mảnh mai của kim tiêm và rằng chúng sẽ không gây đau đớn nhiều sẽ giúp bạn thư giãn trước khi tiêm thuốc.[1]
    • Bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc người sẽ tiêm thuốc cho bạn về kích cỡ của kim tiêm hoặc về loại cơn đau mà bạn có thể cảm nhận nếu bạn muốn. Trong nhiều trường hợp, họ có thể sẽ cho bạn biết nó nhỏ như thế nào.
    • Bạn nên biết rằng nỗi sợ kim tiêm hoặc tiêm thuốc khá phổ biến.[1]
  2. Trò chuyện với bác sĩ. Nếu bạn cảm thấy sợ, bạn có thể trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe trước và trong quá trình tiêm thuốc. Phương pháp này sẽ giúp trấn an và gây xao nhãng cho bạn.[2]
    • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về bất kỳ nỗi sợ hãi nào mà bạn đang sở hữu trước khi tiêm thuốc. Bạn có thể nhờ họ giải thích về quá trình tiêm thuốc trước khi tiến hành.
    • Yêu cầu bác sĩ trò chuyện với bạn khi đang tiêm thuốc để tạo sự phân tâm cho bạn. Bạn nên duy trì sự nhẹ nhàng cho câu chuyện và không nên nói về chủ đề liên quan đến sức khỏe. Ví dụ, bạn có thể kể cho bác sĩ nghe về kỳ nghỉ sắp đến của bạn và hỏi xem liệu họ có thể cung cấp thêm đề nghị nào hay không.[2]
  3. Nhìn đi nơi khác. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nhìn đi nơi khác khi đang tiêm thuốc là biện pháp tốt nhất để gây xao nhãng cho bản thân.[1] Bạn nên tập trung vào một vật dụng nào đó tại hướng đối ngược với vết tiêm của bạn.
    • Ngắm một bức tranh hoặc đồ vật khác trong phòng.
    • Nhìn xuống chân bạn. Phương pháp này sẽ giúp bạn ngừng chú ý đến vết tiêm.[1]
    • Nhắm mắt lại sẽ giúp bạn thư giãn và tránh dự đoán trước về quá trình tiêm thuốc. Bạn nên hình dung về một nơi nào đó như bãi biển ấm áp khi nhắm mắt.
  4. Gây xao nhãng cho bản thân bằng phương tiện truyền thông. Có thể ngừng suy nghĩ về sự tiêm thuốc sắp diễn ra sẽ giúp bạn thư giãn và gây xao nhãng cho bạn. Bạn nên cố gắng sử dụng nhiều loại phương tiện như âm nhạc hoặc máy tính bảng của bạn.[3]
    • Cho bác sĩ biết rằng bạn muốn gây xao nhãng cho bản thân với loại phương tiện truyền thông mà bạn đem theo.[1]
    • Lắng nghe loại nhạc nhẹ nhàng và êm dịu.[1]
    • Xem chương trình truyền hình hoặc bộ phim mà bạn thích.[3]
    • Xem đoạn phim vui nhộn trước và trong khi tiêm thuốc để giúp bản thân thư giãn. Biện pháp này sẽ giúp bạn liên hệ quá trình với sự hài hước thay vì nỗi đau.[3]
  5. Sử dụng kỹ thuật thư giãn. Thư giãn toàn bộ cơ thể sẽ giúp bạn vượt qua quá trình tiêm thuốc. Từ bài tập hít thở cho đến sử dụng thuốc men, bạn nên thử qua nhiều loại kỹ thuật thư giãn trước và trong khi tiêm thuốc.
    • Bạn có thể bóp nắn quả cầu sức khỏe hoặc đồ vật giác quan khác bằng bàn tay không thuộc cánh tay bị tiêm thuốc.[3]
    • Hít thở sâu và chậm rãi. Hít không khí sâu vào phổi trong bốn giây và sau đó thở ra trong khoảng thời gian tương tự. Cách hít thở nhịp nhàng này, đôi khi còn được gọi là pranayama (kỹ thuật kiểm soát hơi thở), sẽ giúp bạn thư giãn và gây xao nhãng cho bạn.
    • Tăng cường thực hiện kỹ thuật thư giãn nếu cần.[4]
    • Căng và thả lỏng nhóm cơ bắt đầu từ ngón chân và kết thúc ở trán. Căng nhóm cơ trong khoảng 10 giây và sau đó thả lỏng trong 10 giây. Hít thở sâu trong quá trình chuyển tiếp giữa các nhóm cơ để gia tăng thêm sự thư giãn.
    • Uống thuốc chống lo lắng để thư giãn. Quá trình tiêm thuốc sẽ diễn ra rất nhanh chóng, và có thể thuốc chống lo âu sẽ vượt quá mức độ cần thiết, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng nó khi bạn đang sợ hãi và lo lắng tột độ. Bạn nên nhớ cho bác sĩ biết rằng bạn đã uống thuốc để phòng ngừa bất kỳ một sự tương tác thuốc nào có thể xảy ra, và nhớ bảo đảm rằng bạn đã nhờ một người nào đó chở bạn về nhà sau khi tiêm thuốc.
  6. Phác thảo kịch bản cho quá trình tiêm thuốc. Đối mặt với kim tiêm sẽ khiến bạn căng thẳng. Sử dụng chiến thuật hành vi trong việc phác thảo hình ảnh sẽ giúp bạn vượt qua quá trình này.
    • Viết ra “kịch bản” cho việc tiêm thuốc. Ví dụ, viết về điều bạn sẽ nói với bác sĩ và loại câu chuyện mà bạn muốn xây dựng. “Chào bác sĩ Mai, rất vui được gặp cô hôm nay. Tôi đến đây để tiêm thuốc và tôi đang cảm thấy sợ hãi. Nhưng tôi muốn trò chuyện với cô về chuyến đi đến Pháp sắp tới của tôi trong khi cô tiêm thuốc”.
    • Bám sát kịch bản càng nhiều càng tốt trong suốt quá trình. Bạn nên đem theo ghi chú nếu nó có thể giúp ích được cho bạn.
  7. Xây dựng góc nhìn mới về quá trình tiêm thuốc theo cách đơn giản. Kỹ thuật xây dựng góc nhìn và tưởng tượng có hướng dẫn là kỹ thuật hành vi giúp bạn định hướng cách suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về tình huống cụ thể, bằng cách khiến chúng trông có vẻ phổ biến hoặc tầm thường. Sử dụng một trong hai kỹ thuật này sẽ giúp bạn quản lý quá trình tiêm thuốc.
    • Điều chỉnh suy nghĩ về việc tiêm thuốc như thể “nó chỉ là một cú chích nhanh chóng và chỉ cảm giác như kiến cắn”.[2]
    • Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng khác nhau để hướng dẫn bản thân trong quá trình tiêm thuốc. Ví dụ, bạn có thể hình dung rằng bạn đang có mặt trên đỉnh núi hoặc tại một bãi biển ấm áp.
    • Xử lý từng phần dễ quản lý hơn để đối phó với toàn bộ quá trình tiêm thuốc. Ví dụ, bạn có thể chia nhỏ quá trình này thành chào hỏi bác sĩ, nêu câu hỏi, gây xao nhãng cho bản thân trong suốt quá trình, và sau đó là vui vẻ về nhà.
  8. Nhờ một người nào đó đi cùng để hỗ trợ bạn. Bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân cùng đến buổi hẹn tiêm thuốc với bạn. Họ có thể trò chuyện cùng bạn như là cách để gây xao nhãng và giúp bạn bình tĩnh lại.[5]
    • Hỏi bác sĩ xem liệu người đi cùng bạn có thể vào phòng tiêm thuốc hay không.
    • Ngồi đối diện với người đó. Nắm tay họ nếu điều này giúp bạn thư giãn.
    • Trò chuyện với người đó về chủ đề hoàn toàn không liên quan như bữa tối hoặc một bộ phim mà bạn muốn xem.

Giảm thiểu cơn đau tại vết tiêm[sửa]

  1. Quan sát phản ứng tại vết tiêm. Cảm giác đau hoặc khó chịu tại vết tiêm trong một vài giờ hoặc một vài ngày là điều bình thường.[6] Tìm kiếm dấu hiệu viêm nhiễm sau khi tiêm sẽ giúp bạn xác định biện pháp tốt nhất để giảm thiểu cơn đau hoặc xem liệu bạn có cần đi khám bệnh hay không. Một vài triệu chứng phổ biến bao gồm:[6]
    • Ngứa ngáy
    • Da ửng đỏ kéo dài từ vết tiêm
    • Nóng da
    • Sưng
    • Nhức
    • Đau
  2. Chườm đá. Bạn có thể chườm đá hoặc chườm lạnh trên vết tiêm. Phương pháp này sẽ giúp giảm ngứa, sưng, và đau bằng cách kiềm hãm sự lưu thông máu và làm mát da.[6]
    • Để yên đá trên vết tiêm trong khoảng từ 15 – 20 phút.[6] Thực hiện biện pháp này từ ba đến bốn lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.[6]
    • Sử dụng một túi rau củ quả đông lạnh nếu bạn không có sẵn túi đá viên.
    • Đặt một thứ gì đó như khăn giữa da và túi đá viên hoặc túi chườm lạnh để hạn chế tối đa nguy cơ phỏng lạnh.[6]
    • Chườm khăn mặt sạch, mát, đã được thấm ướt lên vết tiêm nếu bạn không muốn dùng đá viên.[7]
    • Tránh chườm nóng trên vết tiêm. Hành động này sẽ khiến vết tiêm bị sưng nhiều hơn vì nó tăng cường sự lưu thông máu đến khu vực này.[8]
  3. Uống thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau không cần kê toa sẽ giúp xoa dịu cơn đau và sưng tấy.[9] Bạn nên cân nhắc uống thuốc nếu bạn cảm thấy đau hoặc viêm nhiễm nặng tại vết tiêm.
    • Uống thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil, Motrin IB), naproxen sodium (Aleve) hoặc acetaminophen (Tylenol).[10]
    • Không nên cho trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi dùng aspirin vì nó sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải hội chứng Reye, một loại bệnh có khả năng gây tử vong.[6]
    • Giảm thiểu sưng tấy với NSAID (thuốc kháng viêm không chứa steroid) như ibuprofen và naproxen sodium.[6]
  4. Cho phép khu vực bị tiêm được nghỉ ngơi. Tránh hoạt động nhiều tại vị trí bị tiêm, đặc biệt nếu bạn tiêm thuốc cortisone.[11] Phương pháp này sẽ giúp vết tiêm có thời gian để lành và ngăn ngừa cơn đau hoặc sự khó chịu trong tương lai.[11]
    • Tránh khuân vác vật nặng đến mức tối đa nếu bạn bị tiêm vào cánh tay.
    • Không nên đứng nếu bạn bị tiêm ở chân.[12]
    • Nếu bạn tiêm thuốc steroid, bạn nên tránh xa nhiệt trong khoảng 24 giờ để bảo đảm rằng thuốc tiêm phát huy phản ứng tối đa.
  5. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu bạn có phản ứng dị ứng hoặc viêm nhiễm. Trong nhiều trường hợp, tiêm thuốc có thể gây nên phản ứng dị ứng hoặc cơn đau kéo dài. Bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt nếu bạn trải nghiệm bất kỳ triệu chứng nào sau đây hoặc không chắc về loại thuốc bạn sử dụng:[9]
    • Đau đớn, tấy đỏ, nóng da, sưng tấy hoặc ngứa ngày càng trở nên tồi tệ
    • Sốt
    • Ớn lạnh
    • Đau cơ
    • Khó thở
    • Khóc thét hoặc khóc một cách không thể kiểm soát ở trẻ nhỏ

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên cho bác sĩ biết nếu bạn có cảm giác muốn bệnh hoặc muốn ngất xỉu trước, trong hoặc sau khi tiêm thuốc.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]