Đối phó với sự phản bội

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sự phản bội có xu hướng xuất phát từ phương hướng mà bạn không ngờ đến. Nguyên nhân là vì bạn chỉ có thể bị phản bội bởi người mà bạn tin tưởng. Đồng nghiệp, người thân, người yêu, hoặc người bạn thân mà bạn tin cậy có thể là người phản bội bạn. Sự phản bội cũng bắt nguồn từ một nhóm người: bạn sẽ có cảm giác bị phản bội khi một vài người bạn của bạn tung tin đồn xấu về bạn, hoặc khi bạn không được mời đến dự buổi tiệc họp mặt gia đình. Bất kể là bạn có lựa chọn tái xây dựng niềm tin hay không, cách tốt nhất để đối phó với sự phản bội là chăm sóc bản thân và học cách tha thứ.

Các bước[sửa]

Chăm sóc bản thân[sửa]

  1. Nhìn nhận cảm xúc của mình. Khi bị phản bội, bạn sẽ cảm thấy tức giận, đau buồn, và bẽ mặt. Kìm nén cảm giác đau đớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và mối quan hệ của bạn. Khi bạn phát hiện sự phản bội, bạn nên dành thời gian để nhìn nhận cảm xúc của mình mà không phán xét chúng.[1] Hành động này sẽ giúp bạn vượt qua chúng mà không dằn vặt bản thân hoặc người khác.
    • Viết ra cảm giác của mình cũng khá hữu ích. Nếu bạn viết nhật ký, bạn có thể viết ra cảm giác chính xác mà bạn đang cảm nhận. Nếu không, bạn có thể tự viết cho mình một bức thư. Bạn cũng có thể viết thư cho người hoặc nhóm người đã phản bội bạn, nhưng bạn nên chờ khoảng 1 tuần trước khi quyết định gửi nó.[2]
    • Kiềm chế cảm giác đau đớn sẽ gây nên nhiều vấn đề sức khỏe như đau mãn tính, thiếu ngủ, và thậm chí là bệnh tim.[3]
  2. Dành thời gian ở một mình. Sẽ khó để đối phó với sự phản bội khi người hoặc nhóm người đã phản bội bạn luôn ở gần bên bạn. Nếu bạn bị người yêu hoặc bạn bè phản bội, hãy nói với họ rằng bạn cần có không gian riêng để bạn học cách chấp nhận chuyện đã xảy ra. Bạn cũng có thể đi đâu đó một thời gian. Nếu bạn sống cùng người bạn đời đã phản bội bạn, bạn nên yêu cầu họ đến ở tại đâu đó một thời gian, hoặc ngủ tại phòng khác.[4]
    • Nếu người đã phản bội bạn ở khá xa, hãy tạm ngừng liên lạc với họ. Cho họ biết rằng bạn sẽ liên lạc với họ khi bạn cảm thấy sẵn sàng để trò chuyện. Bạn có thể đưa ra một ngày hẹn cụ thể nếu cần.
    • Ngừng sử dụng mạng xã hội. Bạn nên ngừng xem những trang web có thể cung cấp thông tin không mong muốn về người đã gây tổn thương cho bạn.
  3. Không nên vội vàng đưa ra quyết định có thể làm thay đổi cuộc sống. Sự phản bội sẽ khiến thế giới của bạn bị đảo lộn. Khi niềm tin mà bạn dành cho người khác đã mất, bạn sẽ muốn loại họ khỏi cuộc sống của mình hoàn toàn. Bạn cần phải chờ đợi trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định to tát nào, ví dụ như nộp đơn xin ly hôn, thay đổi công việc, hoặc công khai tố cáo một ai đó, vì cảm giác của bạn có thể sẽ thay đổi.[4]
  4. Tránh trả đũa. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn có thể sẽ làm hại bản thân hoặc người khác, bạn phải tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp ngay lập tức.[4] Không có bất kỳ một sự trả thù nào được xem là sự trả thù tích cực. Trả thù trong lúc nóng giận sẽ khiến bạn hối tiếc về sau. Dành thời gian để tính toán về việc trả đũa sẽ khiến bạn tiêu tốn khoảng thời gian mà bạn có thể sử dụng để chữa lành cảm xúc của mình.[5]
  5. Tìm người mà bạn có thể tâm sự một cách thẳng thắn. Bàn luận về sự phản bội với người mà bạn tin tưởng sẽ khá hữu ích. Người bạn tốt hoặc nhà trị liệu sẽ giúp bạn suy nghĩ thông suốt hơn và đưa ra quyết định về bước tiếp theo. Bạn nên nhớ rằng bị phản bội không có nghĩa là bạn không thể tin tưởng bất kỳ người nào khác. Bạn thậm chí có thể sẽ tin cậy ở người đã phản bội bạn.
  6. Chăm sóc bản thân. Sức khỏe thể chất sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn đầy xúc cảm này. Bạn cần nhớ ăn uống đầy đủ mỗi ngày và ngủ đủ giấc. Tập thể dục sẽ giúp cải thiện tâm trạng và giúp bạn ngủ ngon hơn. Nếu bạn không thường xuyên tập thể dục, bạn nên đi bộ nhanh trong khoảng 30 phút mỗi ngày.[6]

Tha thứ[sửa]

  1. Cố gắng tha thứ. Tha thứ không có nghĩa là bạn bỏ qua sự phản bội mà là bạn lựa chọn bỏ qua sự oán giận. Thứ tha cũng sẽ khiến bạn cảm thông và đồng cảm với người đã khiến bạn bị tổn thương. Đồng thời, nó cũng đem lại cảm giác bình yên tuyệt vời cho tâm hồn bạn.[5]
    • Tha thứ sẽ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và sự khỏe mạnh của bạn. Thứ tha cho sự phản bội sẽ làm hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch, và giảm thiểu lo âu cũng như trầm cảm.[5]
  2. Loại bỏ cảm giác tiêu cực. Bạn nên tập trung vào bản thân thay vì vào người đã gây tổn thương cho bạn. Hãy nói với chính mình rằng bạn sẽ không cho phép sự phản bội kiểm soát cuộc sống hoặc niềm vui của mình. Khi suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, không nên kìm nén nó. Thay vì vậy, đón chào nó và yêu cầu nó biến đi. Khi nó quay lại, tiếp tục nhìn nhận nó và sau đó là giải phóng nó một lần nữa.[7]
    • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc loại bỏ cảm giác tiêu cực, bạn nên quay về tiến hành phương pháp tự chăm sóc bản thân. Cố gắng tham gia lớp học thiền hoặc yoga để giải tỏa suy nghĩ tiêu cực.[7]
  3. Tuyên bố về sự tha thứ, ít nhất là với chính mình. Thứ tha là hành động tự chăm sóc bản thân. Bạn không cần phải thông báo điều này cho người khác. Nếu bạn muốn chia sẻ tư duy mới của mình, bạn có thể nói cho người hoặc nhóm người đã phản bội bạn biết rằng bạn tha thứ cho họ. Nếu bạn không thể hoặc không muốn nối lại liên lạc với họ, tự tuyên bố về sự khoan dung của bạn với bản thân sẽ giúp bạn vượt qua nỗi đau của sự phản bội.[5]
    • Nếu bạn muốn bày tỏ sự khoan dung của mình mà không phải đối mặt với người đã phản bội bạn, bạn có thể viết một lá thư. Khi bạn nhận thấy bản thân đang dần trở nên tức giận trong quá trình viết, bạn ngừng viết và thử lại khi cơn giận đã nguôi ngoai.
  4. Tha thứ nhưng không tái xây dựng. Bạn có thể tha thứ cho người đã phản bội bạn mà không tái xây dựng mối quan hệ với họ. Một vài loại phản bội lòng tin sẽ đồng nghĩa với sự kết thúc của mối quan hệ. Nếu sự phản bội có liên quan đến bạo hành đối với người bạn đời hoặc trẻ em, niềm tin sẽ khó có thể được gây dựng trở lại. Tha thứ không có nghĩa là bạn cho rằng hành động đó đúng hoặc hợp lý bằng bất kỳ giá nào.[5]
    • Nếu người đã phản bội bạn đã qua đời hoặc từ chối liên lạc, bạn sẽ không thể tái xây dựng mối quan hệ với họ. Bạn cần phải cố gắng tha thứ cho họ mà không cần đến sự giúp đỡ của họ.[5]
  5. Tiếp tục cố gắng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tiến bước, bạn nên nhớ rằng thứ tha là cả một quá trình. Sự phản bội to lớn sẽ đeo bám cuộc sống của bạn trong một khoảng thời gian, và chúng cần phải được tha thứ nhiều lần cũng là điều dễ hiểu. Ngay cả một sự cố nhỏ cũng thỉnh thoảng sẽ khiến bạn phải nhớ về nó trước khi nó ngừng gây đau đớn cho bạn. Bạn cần phải nhắc nhở bản thân rằng khoan dung là mục tiêu chính của bạn.[2]

Tái xây dựng niềm tin[sửa]

  1. Bộc lộ cảm giác bị phản bội. Một khi bạn đã nhận thức rõ cảm xúc của bản thân, bạn có thể bày tỏ nó với người đã phản bội bạn. Bạn nên nói rõ về cảm giác bị phản bội mà không cố gắng tác động đến phản ứng của người hoặc nhóm người đã gây tổn thương cho bạn.[3] Bạn nên bắt đầu câu nói bằng từ "Tôi" thay vì "Bạn".
    • Cố gắng trình bày một cách rõ ràng: "Tôi có cảm giác bị phản bội khi bạn tự tin nói ra điều mà tôi đã chia sẻ với bạn". Người đã khiến bạn buồn lòng sẽ dễ dàng hiểu rõ câu nói này hơn là lời tuyên bố có tính buộc tội như "Bạn đã phản bội niềm tin của tôi khi bạn tự tin nói ra điều mà tôi đã chia sẻ với bạn".
    • Trước tiên, bạn nên cố gắng viết một lá thư. Nếu bạn nghĩ rằng văn phong của bạn sẽ giúp bạn bày tỏ cảm xúc của mình tốt hơn, bạn có thể đọc to lá thư cho người đã phản bội bạn, hoặc yêu cầu họ đọc nó trước khi bắt đầu trò chuyện.
  2. Tìm kiếm lời xin lỗi. Nếu bạn quyết định tiếp tục mối quan hệ với người đã phản bội bạn, bạn cần phải chắc chắn rằng họ cũng sẵn sàng cho quá trình tái xây dựng. Nếu người đó không muốn thừa nhận họ đã khiến bạn bị tổn thương, hoặc cố gắng đổ lỗi cho bạn, đây chưa phải là thời điểm phù hợp để bạn tái xây dựng sự tin tưởng.[2]
    • Câu nói bắt đầu với chủ từ "Tôi" cũng sẽ khá hữu ích trong trường hợp này. "Tôi sẽ rất vui khi biết rằng bạn hiểu rõ lý do vì sao tôi lại đau khổ". "Tôi sẽ vô cùng cảm kích khi nhận được lời xin lỗi từ bạn: nó sẽ có ý nghĩa rất lớn với tôi".
  3. Cùng nhau nhìn lại chuyện đã xảy ra. Khi mọi người đều đồng ý tái xây dựng niềm tin, bạn nên trò chuyện với nhau một cách thẳng thắn và bình tĩnh về sự kiện đau lòng đã diễn ra. Không nên tập trung vào những phần gây đau đớn, nhưng bạn nên nhớ bảo đảm rằng cả hai hiểu rõ vấn đề, nguyên nhân hình thành nó, và lý do vì sao nó lại gây đau khổ.[4]
  4. Quyết định mục tiêu chung. Tìm hiểu xem liệu cả hai có chia sẻ khao khát tương tự nhau để mối quan hệ có thể tiến triển hay không. Có lẽ cả hai bạn đều thích mọi chuyện quay về như xưa, hoặc là bạn muốn mối quan hệ này phát triển theo một hình thức khác. Bạn cũng có thể sẽ khám phá ra rằng cả hai bạn sở hữu mục tiêu khác nhau. Đôi khi, sự phản bội bắt nguồn từ mối quan hệ mà một người không cởi mở trình bày nhu cầu của mình với người còn lại.[4]
    • Hòa giải có thể đem lại thay đổi tích cực. Ví dụ, nếu cả hai bạn là đồng nghiệp của nhau, bạn nên hạn chế làm việc cùng nhau, hoặc làm việc một cách chặt chẽ hơn với nhau đối với một vài dự án cụ thể.[4]
  5. Cùng nhau trò chuyện với chuyên viên tư vấn. Nếu bạn đang cố gắng hồi phục sau khi bị người bạn đời hoặc người thân trong gia đình phản bội, bạn nên đến gặp chuyên viên tư vấn cùng với người đó. Cố gắng tìm kiếm nhà trị liệu chuyên đối phó với tình huống của bạn. Nếu đây là sự phản bội trong hôn nhân, bạn nên tìm bác sĩ trị liệu chuyên về liệu pháp dành riêng cho hôn nhân.[4]
  6. Thành thật về ảnh hưởng của sự phản bội. Bạn nên mở lòng với người đã phản bội bạn khi bạn tiến bước. Chia sẻ về nỗi sợ hãi xuất phát từ sự phản bội của bạn, và lắng nghe nỗi sợ của đối phương. Kết quả tốt đẹp nhất của sự phản bội không vui là sự gắn kết đã được chắp nối.[4]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]