Đối phó với vấn đề phá thai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

May mắn thay, và bất chấp mọi niềm tin phổ biến, trong ba tháng đầu tiên, hầu hết những người từng phải trải qua quá trình phá thai hợp pháp để xử lý tình trạng mang thai ngoài ý muốn thường có dấu hiệu hồi phục, và không phải gánh chịu hậu quả tâm lý nghiêm trọng trong thời gian dài.[1][2][3] Bạn có thể đối phó một cách lành mạnh với việc phá thai bằng cách đưa ra quyết định có hiểu biết, chuẩn bị sẵn sàng cho các thủ tục, đối mặt với quá trình, đối phó với hậu quả, và học cách tha thứ.

Các bước[sửa]

Đưa ra lựa chọn[sửa]

  1. Phân tích lựa chọn của bạn. Để có thể hình thành quyết định đúng đắn, đầu tiên, bạn cần phải suy nghĩ về nhiều tùy chọn khác nhau mà bạn có. Bạn nên biết rằng người chọn phá thai thay vì sử dụng phương pháp khác sẽ gặp phải hậu quả tương tự nhau về mặt tâm lý.[4]
    • Viết ra hoặc suy nghĩ về tùy chọn của bản thân. Ví dụ, bạn có thể lựa chọn: nuôi con, cho con nuôi (kín hoặc mở), giao quyền giám hộ con của bạn cho người thân hoặc người gần gũi với bạn, hoặc phá thai. Bạn nên cân nhắc tình hình của bản thân với các lựa chọn này.
    • Viết về ưu và nhược điểm cho từng biện pháp, bao gồm vấn đề thiết thực và cảm xúc riêng của bạn.
  2. Cân nhắc niềm tin và cảm xúc cá nhân. Một vài người không thể chịu đựng được suy nghĩ về việc phá thai, nhiều người khác lại có cảm xúc lẫn lộn, một số khác lại tin rằng đây là quyền con người. Bạn có thể rơi vào nhóm người nào đó trong phạm vi này. Bạn cũng nên cân nhắc cảm xúc của chính mình trước việc làm mẹ. Suy nghĩ và cảm giác của bạn rất quan trọng.[5]
    • Bạn có sở hữu quan điểm tôn giáo mạnh mẽ về việc phá thai?
    • Bạn cảm thấy như thế nào khi người khác phá thai?
    • Bạn có sẵn sàng để làm mẹ hay không?
    • Nếu bạn không phá thai, bạn có muốn nhìn mặt đứa trẻ?
    • Bạn có cảm thấy bình thường nếu người khác biết, và có thể sẽ phán xét bạn, về việc phá thai?
  3. Cân nhắc vấn đề thiết thực. Bạn nên hình dung về nhiều tương lai khác nhau cho chính mình: một là bạn sẽ giữ lại thai nhi và sẽ nuôi con, hai là bạn sẽ mang thai nhưng sau đó là đưa con của bạn vào trại trẻ mồ côi để người khác nhận nuôi, ba là bạn sẽ phá thai, v.v.[5]
    • Bạn có đủ điều kiện để nuôi con?
    • Nếu bạn có con thì tương lai của bạn và của gia đình bạn sẽ ra sao?
    • Bạn có sẵn sàng nói cho cha mẹ biết hoặc ra tòa nếu nơi bạn ở yêu cầu điều này?
    • Bạn có thể đối phó với trạng thái tâm lý khi phá thai hay không? Liệu một vài sự hỗ trợ nào đó có thể giúp bạn xử lý nó?
    • Bạn có thể vượt qua tâm lý của quá trình mang thai?
  4. Trò chuyện với người mà bạn tin tưởng. Sự trợ giúp sẽ giúp bạn xem xét tùy chọn và chuẩn bị cho bất kỳ lựa chọn nào mà bạn muốn thực hiện.[1] Nó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn vào khả năng đối phó với tình huống.[6] Cho dù nguồn hỗ trợ bạn có là cha mẹ, bạn bè, người cố vấn, người thuộc giới tăng lữ, hoặc nhà tư vấn, bạn cần phải tìm đến một người nào đó để an ủi và giúp đỡ bạn.
    • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía người bạn đời của bạn, nếu có.
    • Tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ, nếu có thể.
    • Tránh xa người không ủng hộ bạn. Tìm kiếm sự trợ giúp từ những người tiêu cực thường khiến bạn đau khổ nhiều hơn về mặt tâm lý.[6] (Nếu bạn trên 18 tuổi, bạn không cần thiết phải nói cho bất kỳ ai biết về vấn đề này).[5]
    • Nếu cha mẹ hoặc người yêu của bạn không thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ, bạn nên tìm đến nơi khác. Bạn có thể chia sẻ với bạn bè hoặc anh chị em.
  5. Đến gặp bác sĩ. Nếu bạn phát hiện bạn đang mang thai thông qua phương pháp kiểm tra tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định rõ hơn. Nếu bạn vẫn chưa biết liệu bạn có nên phá thai hay không, bạn có thể tham khảo thêm thông tin để giúp bản thân đưa ra quyết định.
    • Nêu lên nhiều câu hỏi trong ngày khám đầu tiên.
    • Mọi nhân viên của Hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam đều đã được đào tạo để thảo luận về mối lo ngại của bạn.[7]
  6. Hiểu rõ ảnh hưởng của quyết định. Người dễ dàng đưa ra quyết định, hài lòng với lựa chọn của mình, và người loại bỏ thai nhi ngoài ý muốn, thường sẽ dễ đối phó với quá trình phá thai hơn.[1]
    • Dành thời gian để suy nghĩ về nó. Quyết định vội vàng sẽ khiến bạn phải hối tiếc;[8] hãy cho phép bản thân cân nhắc mọi tùy chọn và lựa chọn biện pháp tốt nhất theo như bạn nghĩ.
  7. Chú ý đến rủi ro. Phá thai là phương pháp khá an toàn, chỉ khoảng 1% tỷ lệ người phá thai gặp biến chứng.[5] Hầu hết mọi người không trải nghiệm hậu quả tâm lý đáng kể khi phá thai, nhưng một số người khác lại không thể tránh được tình trạng này.[9] Rủi ro gây tổn hại cho tâm lý sẽ tăng cao nếu có bất kỳ nhân tố gây căng thẳng hoặc vấn đề sức khỏe tâm thần nào đang hiện hữu.
    • Hiểu rõ tiền sử sức khỏe tâm thần của bạn. Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh tâm thần, bạn sẽ khó có thể đối phó với việc mang thai ngoài ý muốn hoặc phá thai.
    • Xác định các nhân tố gây căng thẳng khác trong cuộc sống. Nếu bạn không có khả năng tài chính, bạn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xử lý ảnh hưởng sau khi phá thai.
    • Biết rõ mạng lưới hỗ trợ. Nếu bạn đã từng phải chịu đựng bạo lực trong gia đình hoặc bạo lực từ phía người bạn đời của bạn, hoặc không sở hữu hệ thống trợ giúp đầy đủ, bạn sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn.
    • Tính cách cá nhân cũng ảnh hưởng đến hậu quả tâm lý của việc phá thai. Người không có biện pháp đối phó lành mạnh sẽ đau khổ nhiều hơn.[4]

Chuẩn bị sẵng sàng để phá thai[sửa]

  1. Nghiên cứu nhiều bệnh viện khác nhau. Nếu bạn quyết định loại bỏ thai nhi, bạn cần phải tìm hiểu về nơi cung cấp dịch vụ này.
    • Bạn có thể hỏi xin lời giới thiệu từ phía bác sĩ của bạn.
    • Nghiên cứu thêm trên các trang web sức khỏe sinh sản, trang web của bệnh viện địa phương, hoặc của Hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam[10]
  2. Thấu hiểu rõ mọi chuyện. Bạn nên nhớ bảo đảm rằng bạn am hiểu về mọi điều sẽ xảy ra.
    • Gọi điện trước hoặc trao đổi với nhân viên hoặc bác sĩ để biết thêm chi tiết.
    • Tìm hiểu về giá tiền, một vài dịch vụ có thể có chi phí thấp hoặc miễn phí, trong khi một số khác lại khá đắt đỏ tùy thuộc vào nơi mà bạn lựa chọn.
    • Hiểu rõ quy định về vấn đề phá thai tại nơi bạn sống.
    • Tìm hiểu nhiều biện pháp phá thai khác nhau và lựa chọn loại phù hợp nhất với bạn.
    • Nếu bạn tham khảo ý kiến của bác sĩ, họ sẽ cung cấp cho bạn tóm tắt ngắn gọn trước khi tiến hành phá thai và hướng dẫn bạn trong suốt quá trình.
  3. Biết về tác dụng phụ có thể xảy ra. Trang web của bệnh viện Từ Dũ sẽ cho bạn biết thêm thông tin về điều sẽ xảy ra trong suốt quá trình và sau khi thực hiện từng phương pháp phá thai.[11] Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm về biến chứng để biết rõ bạn cần phải làm gì khi gặp phải trường hợp hiếm này.
    • Bạn có thể bị xuất huyết mức độ nhẹ đến vừa, tương tự như khi có kinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu kéo dài, bạn nên đi khám.
    • Đau bụng sẽ xuất hiện và không kéo dài hơn một ngày.
    • Bạn phải biết rõ số điện thoại khẩn cấp 24 giờ để phòng trường hợp không hay.
  4. Thấu hiểu quá trình thay đổi cảm xúc của bạn. Cảm giác đau buồn về việc phá thai có xu hướng gia tăng cùng cực vào thời điểm trước khi bạn tiến hành phá thai.[1] Không có bất kỳ cảm giác nào là "sai trái". Nhiều người trải nghiệm cảm xúc tiêu cực như buồn bã, tức giận, và tội lỗi. Chúng có thể diễn ra nhẹ nhàng hoặc tột độ. Số khác lại cảm thấy dễ dàng hơn, và trải nghiệm cảm giác tương tự như khi họ phải tiến hành bất kỳ một biện pháp y tế nào khác.[5] Bạn có thể sẽ cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi, và điều này hoàn toàn bình thường.
    • Tâm sự với người đáng tin cậy (người biết lắng nghe) và giải thích cảm xúc của bạn.
    • Trò chuyện với người đã từng trải qua tình huống tương tự.
    • Tìm kiếm nhóm hỗ trợ hoặc diễn đàn trực tuyến để thảo luận về sự lo lắng. Bạn nên nhớ tìm kiếm diễn đàn ủng hộ quyền được lựa chọn trong vấn đề phá thai.
  5. Chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho quá trình hồi phục. Sau khi phá thai, bạn cần phải nghỉ ngơi, vì vậy, bạn nên dành một hoặc hai ngày cho việc thư giãn tại nhà.
    • Mua thêm nhiều băng vệ sinh loại dày để sử dụng khi bị chảy máu sau phá thai. (Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn dùng băng vệ sinh thông thường thay vì băng vệ sinh dạng ống).
    • Hoàn tất công việc nhà, như giặt giũ và đi chợ. Nếu bạn bị đau bụng, bạn nên nghỉ ngơi.
    • Thủ sẵn môt vài quyển sách, bộ phim, và hoạt động thư giãn khác. Bạn nên lập kế hoạch xem phim cùng người thân.
  6. Đi cùng một người nào đó đến bệnh viện để phá thai nếu có thể. Người này sẽ cung cấp cho bạn sự hỗ trợ về mặt tinh thần. Nếu bạn phải dùng thuốc an thần trong suốt quá trình (ví dụ, bác sĩ cho bạn uống thuốc để thư giãn), bạn sẽ cần một ai đó đưa bạn về nhà an toàn.[12]

Đối phó với quá trình[sửa]

  1. Thư giãn. Có thể sử dụng kỹ năng thư giãn là một phần to lớn của khả năng đối phó tích cực.[4] Nó sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và giảm thiểu bất kỳ sự lo lắng hoặc bối rối nào của bạn về quá trình.
    • Trước khi bắt đầu phá thai, bạn nên tập trung vào nhịp hít thở và hít thở sâu.
  2. Trò chuyện với người có cùng chí hướng. Bàn luận về suy nghĩ và cảm giác của mình với người đã từng trải qua tình huống tương tự không chỉ giúp bạn giảm thiểu lo lắng về quá trình phá thai, mà còn về quyết định loại bỏ thai nhi của mình. Tìm kiếm sự hỗ trợ sẽ giúp bạn có cảm giác như thể bạn không phải một mình đối mặt với vấn đề.
    • Chia sẻ với bạn bè có cùng niềm tin với bạn, đặc biệt nếu họ cũng đã từng phá thai trong quá khứ.
    • Cẩn thận với tổ chức chống phá thai. Họ có thể thao túng hoặc cung cấp thông tin sai lệch để ép buộc bạn phải giữ lại thai nhi.
  3. Tránh xa phương pháp đối phó không tốt. Bạn không nên đối phó bằng cách sử dụng các loại chất có hại như rượu bia hoặc thuốc.[4] Chúng chỉ có thể giúp ích cho bạn trong thời gian ngắn, nhưng nếu bạn đang phải trải qua cảm xúc khó khăn (trầm cảm, đau buồn, mất mát), những chất này sẽ chỉ kéo dài hoặc làm trầm trọng hóa nỗi đau tinh thần của bạn về sau.
    • Bạn có thể tập thể dục, viết nhật ký, trò chuyện với nhà trị liệu, với bạn bè, sáng tạo nghệ thuật, hoặc bất kỳ hoạt động nào giúp bạn vượt qua quá trình này hoặc xử lý cảm xúc tiêu cực.
    • Đến gặp bác sĩ hoặc nhà trị liệu nếu bạn đang cảm thấy rối ren, hoặc nếu bạn sợ rằng bạn sẽ tìm đến phương pháp đối phó không lành mạnh.

Đối phó với hậu quả[sửa]

  1. Lắng nghe hướng dẫn chăm sóc sau khi phá thai. Bệnh viện sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về điều cần làm sau khi kết thúc quá trình phá thai.
    • Uống thuốc như chỉ định. Nếu muốn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau mà bạn được phép dùng.
    • Hướng dẫn có thể bao gồm việc dùng băng vệ sinh thông thường hoặc băng vệ sinh dạng ống (tampon) trong suốt giai đoạn xuất huyết.
    • Không nên ngâm nước, thụt rửa, hoặc đặt thuốc vào âm đạo sau khi phá thai. (Bạn có thể tắm vòi hoa sen mỗi khi bạn muốn).[12]
    • Nhiều bác sĩ sẽ khuyên bạn không được cho bất kỳ vật gì vào âm đạo hoặc quan hệ tình dục trong khoảng 1 tuần sau phá thai.
    • Có thể bạn sẽ phải nghỉ ngơi.
  2. Cất hướng dẫn chăm sóc tại nơi mà bạn có thể dễ dàng tham khảo. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách để chăm sóc bản thân, kèm theo số điện thoại phòng khi bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc mối lo ngại nào.[12]
  3. Cân nhắc đặt lịch tái khám. Bác sĩ của bạn có thể sẽ yêu cầu bạn tái khám sau 2 – 4 tuần.[12]
  4. Nghỉ ngơi cả ngày. Đối với biện pháp phá thai bằng cách hút chân không, bạn có thể quay về với các hoạt động thông thường vào ngày hôm sau. Hồi phục sau khi nong và gắp thai sẽ tốn nhiều thời gian hơn.[12]
  5. Dành một vài ngày cho chính mình nếu cần. Điều quan trọng là bạn cần phải dành thời gian để hồi phục về mặt thể chất và tinh thần từ căng thẳng của việc phá thai.
    • Ví dụ, bạn nên dành ít nhất là một buổi tối để xem phim hài, ăn kem, và nghe loại nhạc mà bạn yêu thích.
    • Không nên thực hiện bất kỳ điều gì mới mẻ có thể gây căng thẳng cho bạn nếu có thể.
    • Cố gắng tham gia một hoạt động sáng tạo nào đó, như vẽ tranh, viết nhạc, hoặc viết lách. Nhiều người nhận thấy rằng cảm giác hữu ích có thể đem lại hiệu quả; vì vậy, bạn nên lựa chọn nhiệm vụ thư giãn và thú vị.

Đối phó với cảm xúc tiêu cực[sửa]

Ảnh hưởng sau khi phá thai ở mỗi người mỗi khác, tùy thuộc vào hoàn cảnh khiến họ mang thai và quan điểm cá nhân của họ về việc phá thai.

  1. Bạn nên lập kế hoạch cho hành trình hồi phục nếu bạn đang đối mặt với cảm giác đau buồn hoặc cảm xúc khó khăn khác. Đối với nhiều người, phá thai là sự kiện đáng kể trong cuộc sống, và đối phó với nó có thể sẽ không dễ dàng gì.[5]
    • Xác định bất kỳ một nghi lễ, truyền thống, hoặc nghi thức nào mà bạn muốn thực hiện.
    • Biết rõ tác nhân kích hoạt và cách để đối phó với chúng khi chúng xuất hiện. Ví dụ, nếu trông thấy phụ nữ mang thai khác khiến bạn suy nghĩ tiêu cực về quá trình phá thai, bạn nên xác định cách tích cực để đối phó với tình huống này, chẳng hạn như bạn có thể hít thở sâu và tự nhủ “Người nào cũng có quyền lựa chọn. Người khác quyết định mang thai. Một ngày nào đó mình cũng sẽ muốn làm điều tương tự”.
  2. Chú ý đến cảm xúc của chính mình. Nếu bạn cảm thấy mất mát, hãy nhìn nhận nó. Cảm giác hối hận, buồn bã, và tội lỗi có thể xuất hiện sau khi phá thai.[1] Lảng tránh cảm xúc tiêu cực không phải là cách tích cực để đối phó.[4]
    • Nếu bạn cảm thấy như đang đánh mất bản thân, bạn nên thiết lập danh sách yếu tố mà bạn yêu thích cũng như nhân tố khiến bạn trở nên độc đáo.
    • Nếu đây là cảm giác mất đi đứa con, bạn có thể giao tiếp với đứa trẻ đã mất.
    • Nhiều người cho rằng thực hiện hoạt động tưởng nhớ sẽ khá hữu ích.
    • Nhận thức rõ rằng không có cảm giác nào là nhỏ nhặt. Bạn nên nhìn nhận mọi cảm xúc của bản thân. Bạn không nhất thiết phải cảm nhận duy nhất một niềm hạnh phúc khi có con và buồn bã khi phá thai.
  3. Thừa nhận sự oán giận hoặc trách móc. Oán trách người có một phần trách nhiệm trong việc khiến bạn mang thai hoặc buộc bạn phải đưa ra quyết định này là hành động tự nhiên.
    • Sử dụng phương pháp tưởng tượng và hình dung có hướng dẫn. Nhắm mắt lại và tưởng tượng về một điểm sáng giữa một khu rừng. Gọi từng người một đứng vào điểm sáng này và chất vấn họ về cảm xúc của bạn. Nếu bạn cảm thấy đau đớn, biết ơn, bị phản bội, hãy nói cho họ biết. Nếu bạn đau khổ hoặc buồn bã, bạn nên yêu cầu họ trả lại những gì đã mất cho bạn. Cảm nhận chúng lắp đầy một phần trong con người bạn, sau đó, cảm ơn họ và quên họ đi.
  4. Viết nhật ký. Theo dõi cảm xúc của mình theo thời gian sẽ giúp bạn có được cái nhìn khách quan hơn về cảm giác của bản thân và lý do vì sao bạn đã đưa ra quyết định như vậy.
    • Viết ra suy nghĩ về vấn đề phá thai. Bạn có sợ hãi hoặc lo lắng hay không?
    • Viết về cảm giác của chính mình đối với việc phá thai và cách đối phó với chúng.
  5. Tìm kiếm sự hỗ trợ giữa người với người. Sự trợ giúp là yếu tố quan trọng trong mọi giai đoạn của quá trình phá thai. Nhiều trung tâm phá thai cũng sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ tư vấn sau phá thai, hoặc giới thiệu chuyên gia tư vấn giỏi cho bạn.[12]
    • Bạn có thể tham khảo một vài trang web để tìm kiếm sự trợ giúp.
    • Hoặc đến với các diễn đàn trực tuyến như webtretho.
    • Nếu bạn gặp khó khăn, có khá nhiều cộng đồng nữ giới cũng đã từng phải trải qua vấn đề tương tự và có thể giúp đỡ, soi sáng cũng như hướng dẫn bạn trên con đường hồi phục theo cách không hề phán xét và đầy yêu thương.
    • Nếu bạn cần phải trò chuyện với ai đó, cho dù cảm giác của bạn là tốt hay xấu, bạn có thể truy cập vào trang web http://www.tamsubantre.org, vì đây là nguồn không phán xét và sẽ ủng hộ bạn.
  6. Tha thứ. Vi tha là phần rất quan trọng trong quá trình tiến bước và tìm được sự bình yên. Thứ tha cho bản thân và cho người khác, cho dù họ có là thần linh mà bạn tin tưởng, người bạn đời của bạn, hoặc gia đình bạn. Tha thứ không phải là điều dễ dàng, nhưng hoàn toàn khả thi.
    • Tìm kiệm sự khoan dung từ phía mọi người nếu biện pháp này có thể giúp ích cho bạn.
    • Nhắc nhở bản thân nhớ rằng bạn có thể tha thứ cho chính mình bởi vì bạn chỉ là một con người.
    • Bạn cần biết bạn có khả năng thể hiện lòng vị tha đối với gia đình vì có lẽ, họ cảm thấy rằng họ đã giúp bạn đưa ra quyết định khôn ngoan nhất.
    • Tha thứ cho người đã khiến bạn mang thai, nếu có thể.

Lời khuyên[sửa]

  • Nhiều người nhận thấy hệ tư tưởng ủng hộ quyền lựa chọn phá thai khá hữu ích trong việc giúp họ đưa ra quyết định, và tiến bước. Bạn nên tìm đọc thêm đôi chút về nó (ngay cả khi bạn xem bản thân là người theo thuyết phản đối phá thai).

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh xa trung tâm trá hình đề nghị cung cấp cho bạn "quá trình tư vấn trước hoặc sau khi phá thai". Họ sẽ chỉ cố gắng ngăn bạn loại bỏ suy nghĩ phá thai của mình.
  • Cẩn thận khi lựa chọn tìm kiếm thông tin trực tuyến về việc phá thai. Nhiều trang web được thiết kế để can ngăn bạn phá thai thông qua phương pháp thao túng và bất lương. Quảng cáo dưới dạng như "Mang thai và sợ hãi" thường là của cùng một tổ chức chống đối phá thai.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]