Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Điều trị ban nhiệt
Từ VLOS
Ban nhiệt (tên khoa học: Miliaria) là tình trạng xảy ra khi tuyến mồ hôi của da bị tắc nghẽn và giữ mồ hôi ở dưới da.[1] Kích ứng và các "chấm" phát ban đỏ có thể chỉ gây phiền toái, hoặc trở thành vấn nghiêm trọng hơn nếu không được kiểm soát. Rất may mắn là nếu điều trị sớm, bạn có thể loại bỏ ban nhiệt dễ dàng. Những bí quyết đơn giản dưới đây giúp điều trị trường hợp ban nhiệt mức độ nhẹ.
Mục lục
Các bước[sửa]
Phương pháp điều trị đơn giản tại nhà[sửa]
-
Tránh
xa
nguồn
nhiệt.
Giống
như
tên
gọi,
ban
nhiệt
một
phần
là
do
tiếp
xúc
với
thời
tiết
nóng
nực
gây
đổ
mồi
hôi.
Càng
ít
đổ
mồ
hôi
thì
càng
ít
mồ
hồi
tích
tụ
trong
lỗ
chân
lông
bị
bít
tắc
và
giảm
kích
ứng
do
phát
bản.
Vì
vậy,
bạn
cần
tránh
thời
tiết
nóng
nực
càng
xa
càng
tốt.
[2]
- Nếu có thể, bạn nên ở trong phòng có điều hòa. Máy điều hòa không những giúp không khí mát hơn mà còn giúp giảm ẩm đi nhiều. [3] Điều này rất cần thiết khi bạn muốn điều trị ban nhiệt vì độ ẩm cao ngăn mồ hôi bốc hơi và khiến ban nhiệt trở nặng.
-
Mặc
quần
áo
rộng
rãi,
"dễ
thở".
Khi
bị
ban
nhiệt,
bạn
cần
mặc
quần
áo
giúp
da
tiếp
xúc
với
không
khí
tươi
mát.
Như
vậy,
mồ
hôi
và
độ
ẩm
trên
da
có
thể
bốc
hơi
và
ngăn
tích
tụ
hơi
ẩm
quanh
phát
ban
như
khi
mặc
quần
áo
bó
sát.
- Quần áo không những cần rộng rãi, dễ thở mà chất liệu cũng phải phù hợp. Các loại vải như cotton và quần áo tập thể dục, dễ thở, dễ co giãn thường là lựa chọn tốt nhất, còn chất liệu vải nhân tạo, xuyên thấu như nilông và polyester khiến da khó thở nhất.
- Nếu thời tiết nắng nóng, bạn nên tránh mặc quần áo để lộ da (như quần ngắn, áo ba lỗ,…). Những loại quần áo này làm tăng nguy cơ cháy nắng và khiến da kích ứng thêm, dễ bị thương tổn. Bạn nên thoa nhiều kem chống nắng hoặc mặc quần áo rộng rãi, che kín da.
-
và
khiến
bạn
đổ
mồ
hôi
-
điều
mà
bạn
cần
tránh
khi
bị
ban
nhiệt.
Mặc
dù
tốt
cho
sức
khỏe
lâu
dài
nhưng
tập
thể
dục
có
thể
khiến
ban
nhiệt
lâu
lành
và
thậm
chí
trở
nặng
hơn.
Bạn
nên
tránh
hoạt
động
thể
chất
cường
độ
mạnh
trong
khi
chờ
tình
trạng
ban
nhiệt
cải
thiện,
đặc
biệt
là
các
hoạt
động
trong
môi
trường
nóng,
nhiều
hơi
ẩm.
Ví
dụ
như:
- Tập thể thao
- Leo núi
- Chạy bộ
- Nâng tạ/tập với xà
- …và nhiều hoạt động thể chất khác.
-
Dùng
bột
xoa
dịu
để
làm
khô
da.
Đôi
khi,
trong
thời
tiết
nắng
nóng
và
ẩm
ướt,
bạn
sẽ
khó
giữ
cho
da
bị
ban
nhiệt
được
khô
hoàn
toàn,
ngay
cả
khi
đã
tránh
tập
thể
dục.
Trong
trường
hợp
đó,
nên
thử
thoa
một
lượng
nhỏ
bột
Talc,
bột
phấn
em
bé
hoặc
bột
ngô
(một
nhúm
nhỏ)
lên
vùng
da
bị
ban
nhiệt.
Các
loại
bột
này
hút
độ
ẩm
và
giữ
da
khô.[4]
Phương
pháp
này
sẽ
rất
hữu
ích
nếu
bạn
không
thể
áp
dụng
những
hướng
dẫn
ở
trên.
- Không dùng bột có mùi hương hoặc nước hoa để tránh kích ứng da bị phát ban. Ngoài ra, tránh thao bột lên vết thương hở để tránh nhiễm trùng.
- Tắm rửa thường xuyên và để da khô tự nhiên. Giữ da sạch là bước quan trọng đối với bất kỳ loại phát ban nào. Bụi bẩn, chất cặn và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng, khiến ban nhiệt trở nặng. Tắm rửa thường xuyên (ít nhất một lần mỗi ngày khi bị phát ban) có thể giúp loại bỏ các yếu tố này trên da. Khi tắm, bạn không nên dùng khăn tắm lau vùng da phát ban.[5] Thay vào đó, nên để da khô từ từ, tự nhiên. Khăn tắm có thể khiến da kích ứng thêm và truyền vi khuẩn gây nhiễm trùng vào da.
-
Cho
da
tiếp
xúc
với
không
khí
tươi
mát
hàng
ngày.
Khi
bị
ban
nhiệt,
bạn
cần
nhớ
không
nhất
thiết
phải
mặc
quần
áo
suốt
cả
ngày.
Nếu
công
việc
hoặc
những
trách
nhiệm
khác
khiến
bạn
không
thể
mặc
quần
áo
dễ
thở
(cần
thiết
cho
da
bị
ban
nhiệt),
bạn
nên
cởi
bớt
quần
áo
ra
khi
có
thể
để
da
được
thông
thoáng.
Mặc
dù
không
phải
là
hành
động
lý
tưởng
nhất
nhưng
thà
cho
da
thỉnh
thoảng
được
thở
còn
hơn
là
không
được
thở
chút
nào.
- Giả sử bạn ở trong rừng nóng ẩm và bị ban nhiệt ở bàn chân. Tuy nhiên, tính chất công việc yêu cầu bạn phải mang bốt cao su dày. Trong trường hợp đó, bạn có thể thử đổi sang mang xăng-đan thoải mái vào cuối ngày, sau khi tắm để làm mát chân (và người). Cho vùng da bị ban nhiệt tiếp xúc với không khí mát càng nhiều càng tốt.
Sản phẩm thoa ngoài cho trường hợp nghiêm trọng hơn[sửa]
-
Tránh
dùng
các
loại
kem
và
lotion
thông
thường.
Đôi
khi
ban
nhiệt
không
tự
khỏi.
Trong
trường
hợp
đó,
có
một
số
loại
kem
và
lotion
có
thể
giúp
tăng
tốc
độ
chữa
lành.
Tuy
nhiên,
không
phải
loại
kem
và
lotion
nào
cũng
vậy.
Hầu
hết
kem
và
lotion
sẽ
không
giúp
điều
trị
ban
nhiệt,
ngay
cả
khi
được
giới
thiệu
có
công
dụng
"xoa
dịu"
hoặc
"dưỡng
ẩm".
Trên
thực
tế,
nhiều
loại
còn
khiến
ban
nhiệt
nặng
hơn,
đặc
biệt
là
nếu
chứa
một
trong
các
thành
phần
sau:
- Dầu mỏ hoặc dầu khoáng. Những thành phần nhờn dính này gây tắc lỗ chân lông - nguyên nhân chính gây ban nhiệt ngay từ đầu.[5]
- Nước hoa hoặc hương thơm. Thành phần này thường kích thích da, khiến ban nhiệt trở nặng hơn.
-
Thoa
lotion
Calamine
dịu
nhẹ.
Calamine
là
nguyên
liệu
xoa
dịu
và
bảo
vệ
da,
giảm
kích
ứng.
Ngoài
ra,
lotion
Calamine
có
thể
giảm
cảm
giác
ngứa
khi
bị
ban
nhiệt.
[6]
Lotion
Calamine
và
các
loại
lotion
có
liên
quan
thường
được
bán
trên
thị
trường
ở
dạng
"lotion
điều
trị
phát
ban
da
sần".
- Calamine tương đối an toàn nhưng có thể phản ứng tiêu cực với một số thuốc chữa bệnh và bệnh lý phổ biển. Vì vậy, nên trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng lotion Calamine nếu đang mang thai, từng bị dị ứng hoặc đang uống thuốc kê đơn.[6]
- Lotion Calamine là thuốc không kê đơn (OTC).
-
Thoa
mỡ
cừu
Anhydrous
Lanolin. Đây
là
thành
phần
có
khả
năng
xoa
dịu,
đôi
khi
được
kê
đơn
cho
trường
hợp
ban
nhiệt.
Anhydrous
Lanolin
giúp
giảm
kích
ứng
và
giảm
tắc
nghẽn
tuyến
mồ
hôi,
chống
lại
nguyên
nhân
gốc
rễ
gây
ra
ban
nhiệt.[7]
- Người có da nhạy cảm với len có thể bị kích ứng sau khi dùng Anhydrous Lanolin. [7] Trong trường hợp đó, bạn nên tránh dùng.
- Anhydrous Lanolin là thuốc không kê đơn.
-
Thoa
steroid.
Steroid
là
nhóm
thuốc
hoạt
động
bằng
cách
giảm
viêm,
kích
ứng
và
sưng
ở
vị
trí
được
thoa
lên.[8]
Thoa
một
lớp
mỏng
thuốc
mỡ
steroid
lên
vùng
phát
ban
nhiệt
có
thể
giúp
giảm
đáng
kể
tình
trạng
sưng
và
"sần
sùi"
do
phát
ban,
từ
đó
tăng
tốc
độ
chữa
lành.
Dùng
kem
steroid
ở
mức
vừa
phải.
- Kem steroid dịu nhẹ thường là thuốc không kê đơn. Loại kem này không giống như thuốc steroid tăng đồng hóa (anabolic steorid) nguy hiểm dùng để kích thích cơ phát triển.
-
Biết
trường
hợp
ban
nhiệt
nào
cần
đi
khám
bác
sĩ.
Nếu
trở
nặng,
ban
nhiệt
có
thể
phát
triển
đến
mức
khó
kiểm
soát.
Bạn
cần
cảnh
giác
với
những
dấu
hiệu
nguy
hiểm
và
nhiễm
trùng.
Đi
khám
bác
sĩ
ngay
để
bắt
đầu
điều
trị
chuyên
sâu
hơn
nếu
chú
ý
thấy
bất
kỳ
triệu
chứng
nào
dưới
đây.
Việc
đi
khám
bác
sĩ
là
vô
cùng
cấp
thiết
nếu
người
bị
ban
nhiệt
là
trẻ
nhỏ,
người
lớn
tuổi
hoặc
người
có
hệ
miễn
dịch
yếu.
[9]
- Đau dữ dội
- Sưng, kích ứng tăng dần và không khỏi
- Sốt
- Chảy dịch hoặc mủ từ vùng phát ban
- Hạch sưng ở cổ họng, bẹn hoặc vùng da dưới tay
Lời khuyên[sửa]
- Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và dễ bị ban nhiệt hơn. Vì vậy, không nên quấn chăn cho trẻ quá chặt để tránh cản trở lưu thông không khí tươi mát và thay tã bẩn cho trẻ càng nhanh càng tốt để tránh kích ứng da không cần thiết.
- Nếu bị béo phì, giảm cân có thể giúp giảm nguy cơ ban nhiệt về lâu dài. Ban nhiệt đặc biệt thường xuất hiện ở vùng da có nếp gấp - những vùng da xuất hiện nhiều hơn nên cơ thể tích tụ nhiều mỡ.[9]
- Một số nguồn thông tin khuyến nghị dùng lotion có chứa thành phần bột yến mạch cho phát ban nhiệt.[7]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heat-rash/basics/causes/con-20033908
- ↑ http://www.medicinenet.com/heat_rash/page5.htm
- ↑ https://www.ashrae.org/resources--publications/free-resources/top-ten-things-about-air-conditioning
- ↑ http://www.webmd.com/parenting/baby/ss/slideshow-baby-skin-care
- ↑ 5,0 5,1 http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/heat-rash-topic-overview
- ↑ 6,0 6,1 http://www.drugs.com/cdi/calamine-lotion.html
- ↑ 7,0 7,1 7,2 http://www.osteopathic.org/osteopathic-health/about-your-health/health-conditions-library/general-health/Pages/heat-rash.aspx
- ↑ http://www.patient.info/health/prickly-heatheat-rash-miliaria
- ↑ 9,0 9,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heat-rash/basics/symptoms/con-20033908