Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Điều trị phát ban do cây thường xuân độc
Từ VLOS
Thường xuân độc và sồi độc, cây sơn độc cùng họ có chứa một loại dầu (urushiol) khiến bạn bị phát ban ngứa. Nếu bị phát ban do tiếp xúc trực tiếp với cây thường xuân độc hoặc một trong những cây thuộc cùng họ của nó, bạn có thể thử các phương pháp sau để giảm ảnh hưởng và loại bỏ phát ban.
Mục lục
Các bước[sửa]
Điều trị tức thời[sửa]
-
Rửa
sạch
vùng
da.
Vệ
sinh
da
kịp
thời
là
bước
quan
trọng
nên
bạn
cần
rửa
sạch
da
bằng
nước
sạch
trong
vòng
1-2
tiếng
sau
khi
tiếp
xúc
với
thường
xuân
độc,
càng
sớm
càng
tốt.
Nếu
biết
mình
vừa
tiếp
xúc
với
thường
xuân
độc,
bạn
nên
đến
ngay
suối
hoặc
hồ
để
lấy
nước.
Rửa
sạch
vùng
da
tiếp
xúc
với
thường
xuân
độc
bằng
nước
lạnh
và
cẩn
thận
để
tránh
chạm
vào
vùng
da
phát
ban.
Tìm
nguồn
nước
càng
lạnh
càng
tốt
vì
nước
lạnh
giúp
se
lỗ
chân
lông
trên
da,
rửa
trôi
dầu
urushiol
thay
vì
để
dầu
thấm
vào
cơ
thể.
Không
dùng
nước
nóng
tại
thời
điểm
này
vì
nước
nóng
làm
giãn
nở
lỗ
chân
lông,
tạo
điều
kiện
cho
dầu
gây
kích
ứng
xâm
nhập
vào
cơ
thể
và
dẫn
đến
phản
ứng
dị
ứng
nghiêm
trọng
hơn.
- Nếu tiếp xúc với cây thường xuân độc gần bãi biển, bạn có thể dùng một ít cát ướt chà lên da rồi ngâm da vào nước biển.[1]
- Tránh tắm toàn thân nhằm rửa sạch dầu độc vì như vậy sẽ khiến phát ban lan rộng khắp các bộ phận khác trên cơ thể.
- Chấm một ít cồn Isopropyl. Rửa sạch da bằng nước mát là hành động đầu tiên cần làm khi bạn nghĩ (hoặc biết) bản thân đã tiếp xúc với cây thường xuân độc. Sau khi rửa bằng nước mát hoặc nếu không có sẵn nước sạch, bạn có thể đổ một ít cồn Isopropyl lên miếng bông gòn và chấm đều lên vùng da phát ban. Thấm cồn lên da có thể giúp ngăn chất độc lây lan và ngăn phát ban trở nặng về sau. Tiến hành bước này càng sớm càng tốt để ngăn phát ban lan rộng.
- Rửa sạch bằng xà phòng rửa bát. Độc tố từ cây thường xuân độc là dạng dầu nên không thể loại bỏ hoàn toàn bằng nước. Do đó, bạn nên dùng xà phòng rửa bát có tác dụng phân hủy dầu để rửa vùng da bị phát ban. Nước rửa bát sẽ giúp ngăn ngừa độc tố lây lan và giảm phát ban.
- Chườm đá lạnh. Se khít lỗ chân lông sẽ ngăn da hấp thụ dầu độc. Bạn có thể chườm túi chườm lạnh hoặc túi đá viên lên vùng da phát ban để làm se lỗ chân lông. Cách này còn giúp xoa dịu vùng da nổi mụn nước.
- Cởi bỏ quần áo tiếp xúc với chất độc. Chạm vào quần áo có dính dầu từ cây thường xuân độc có thể khiến phát ban lan ra các bộ phận khác trên cơ thể. Vì vậy, bạn cần cởi bỏ quần áo đã mặc khi bị phát ban và đem giặt ngay (giặt riêng với quần áo khác).
- Nghiền một ít cây Jewelweed. Nếu ở ngoài trời, bạn có thể tìm cây Jewelweed - loài cây thường mọc gần cây thường xuân độc và là phương pháp điều trị phát ban do thường xuân độc một cách tự nhiên. Cây Jewelweed là cây bụi nhiều lá, mọc ở thấp, hoa hình chuông màu vàng và cam. Nghiền một ít lá cây để tạo thành hỗn hợp rồi thoa lên vùng phát ban. Để càng lâu càng tốt và thoa một lớp hỗn hợp mới khi lớp hỗn hợp cũ khô đi.[2]
Điều trị tại nhà sau khi tiếp xúc với cây thường xuân độc[sửa]
Nguyên liệu trong tủ bếp[sửa]
- Tạo hỗn hợp muối nở. Nguyên liệu nhà bếp phổ biến này giúp hút độc tố trong da và xoa dịu phát ban. Trộn muối nở với một ít nước để tạo hỗn hợp rồi chấm lên vùng da phát ban. Chờ hỗn hợp khô rồi rửa sạch bằng nước mát. Có thể thực hiện cách này nhiều lần mỗi ngày cho đến khi phát ban biến mất.
- Rửa bằng giấm. Giấm có nhiều lợi ích kỳ diệu, bao gồm việc giúp chữa lành phát ban do cây thường xuân độc. Bạn có thể dùng giấm thường hoặc giấm táo để đổ lên vết phát ban. Chờ giấm bốc hơi hết. Hoặc bạn có thể đổ giấm lên bông gòn và chấm lên vết phát ban để giấm được tiếp xúc chính xác với vết phát ban.
- Dùng cà phê lạnh. Pha một tách cà phê thông thường và chờ cà phê nguội hoặc cho vào tủ lạnh. Đổ nước cà phê lên vùng da phát ban hoặc dùng miếng bông gòn chấm lên. Cà phê chứa một loại axit có tác dụng kháng viêm, nhờ đó xoa dịu phát ban và giảm sưng đỏ.
- Tắm bồn yến mạch. Từ lâu, yến mạch đã được sử dụng như một chất xoa dịu da và có thể cho vào bồn tắm để ngâm mình thư giãn. Bạn có thể mua yến mạch để tắm hoặc xay nhuyễn một cốc yến mạch thông thường và đổ vào bồn tắm đầy nước ấm. Ngâm mình trong nước yến mạch khoảng 20 phút để giảm ngứa do phát ban.
- Tắm bồn bằng nước trà. Cho 6-8 túi hắc trà vào bồn tắm nước nóng. Hắc trà có chứa axit tannic - một chất kháng viêm có tác dụng xoa dịu phát ban do cây thường xuân độc. Ngâm mình trong nước trà khoảng 20 phút cho kết quả tốt nhất.
- Dùng nước rửa bát, tiếp theo là yến mạch. Rửa sạch vùng da tiếp xúc với cây thường xuân độc bằng nước rửa bát Dawn Dish hoặc các thương hiệu khác có tác dụng phân hủy dầu. Rửa sạch da với nước ấm, tiếp theo là nước mát để se khít lỗ chân lông. Tiếp theo, thoa một ít nước cây phỉ lên da sau khi da khô. Sau đó, đổ yến mạch vào một chiếc vớ (tất) cao đến đầu gối rồi cột chặt vớ. Nhúng vớ nhồi yến mạch vào nước nóng. Sau vài phút, bạn có thể lấy vớ ra, vắt bớt nước và chườm lên vùng da phát ban. Yến mạch giúp làm khô da và phương pháp này cũng rất hiệu quả.
Nguyên liệu trong tủ thuốc[sửa]
- Uống thuốc kháng histamine. Vì phát ban do cây thường xuân độc là phản ứng dị ứng nên uống thuốc chữa dị ứng có thể giúp ích. Thuốc chứa thành phần diphenhydramine (ví dụ như Benadryl) có bán ở các hiệu thuốc ở dạng thuốc không kê đơn, có tác dụng giảm ngứa và ngăn phát ban lây lan.[3]
- Thoa kem corticosteroid. Bạn có thể mua kem steroid không kê đơn ở hiệu thuốc. Kem này giúp xoa dịu phản ứng dị ứng dẫn đến phát ban. Thoa kem vài lần mỗi ngày trong vài ngày đầu tiên và giảm tần suất khi đã bớt phát ban.[3]
- Dùng lotion Calamine. Nếu cơn ngứa dữ dội khiến bạn không chịu được, bạn có thể thử loại lotion nổi tiếng này. Lotion Calamine được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA khuyến nghị cho trường hợp phát ban do cây thường xuân độc, có thể thoa lên da nhiều lần mỗi ngày.[4]
- Thoa kem chống ngứa. Kem chống ngứa không phân hủy dầu nhưng có thể giúp bạn không phải gãi vùng da phát ban, khiến phát ban lan rộng. Không gãi vết phát ban là yếu tố quan trọng giúp loại bỏ phát ban. Bạn có thể thoa kem chống ngứa 1-3 lần mỗi ngày. Kem chống ngứa có bán ở các hiệu thuốc.
Nguyên liệu thảo mộc[sửa]
- Dùng nước cây phỉ. Nước cây phỉ có đặc tính làm se và khi thoa lên da sẽ giúp se lỗ chân lông, giảm ngứa. Bạn có thể dùng một ít nước cây phỉ mỗi ngày để thúc đẩy quá trình phục hồi sau khi tiếp xúc với cây thường xuân độc.
- Thử dùng tinh dầu tràm trà. Tinh dầu tràm trà tinh khiết có đặc tính kháng viêm, giúp giảm sưng đỏ khi thoa lên vết phát ban. Có thể thoa tinh dầu tràm trà vài lần mỗi ngày hoặc khi thấy ngứa để giảm ngứa. [1]
Nguyên liệu ngoài tự nhiên[sửa]
- Dùng sulfur từ cỏ mần trầu. Trên bờ sông hoặc bờ suối, bạn có thể tìm thấy cỏ mần trầu có màu trắng hoặc xanh dương nhưng tốt hơn nên tìm cỏ màu trắng. Sulfur sẽ hút màu xanh của cỏ và biến cỏ thành màu trắng. Sulfur là khoáng chất có thể phân hủy dầu từ cây thường xuân độc. Thoa cỏ mần trầu lên vết phát ban 2-3 lần mỗi ngày hoặc khi thấy ngứa.
- Thoa lô hội. Loài cây giống xương rồng này chứa một loại gel được dùng để điều trị cháy nắng. Gel lô hội giúp giảm cảm giác bỏng-ngứa, tương tự như cơn ngứa do nhiễm độc thường xuân. Bạn có thể bẻ cây lô hội để lấy gel hoặc mua gel ở hiệu thuốc (cần đảm bảo gel có chứa ít nhất 95% thành phần lô hội). Thoa một lớp gel lên vết phát ban và để gel xoa dịu da.[5]
- Thoa trà lá cây Manzanita. Cây bụi này chủ yếu có vỏ mịn, màu đỏ và lá màu xanh đậm. Bạn có thể cho lá cây vào nồi nước sôi và để 5-10 phút. Chắt lấy nước và để nguội trước khi thoa lên da.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu không thể chịu được cơn ngứa, bạn có thể hoà yến mạch với nước để tạo thành hỗn hợp rồi thoa lên khắp cơ thể.
- Không đổ cồn lên vết phát ban.
- Gãi có thể khiến phát ban trở nặng. Nếu trẻ nhỏ bị nhiễm độc cây thường xuân, bạn nên thoa kem Benadryl hoặc Vaseline lên vết phát ban rồi dùng băng gạc sạch quấn lại. Cách này ngăn trẻ vô tình gãi ngứa. Tốt nhất nên áp dụng cách này vào buổi tối nhưng cũng có thể áp dụng bất cứ khi nào. Phát ban sẽ khỏi sau vài ngày hoặc lâu hơn, tùy mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng.
- Trộn muối nở với nước, thoa hỗn hợp lên da rồi dùng khăn quấn xung quanh (không quấn quá chặt) và để khoảng 8 tiếng. Cách này giúp giảm các đốm đỏ do phát ban. Ngoài ra, bạn có thể thoa hydro-cortisone để giảm ngứa.
- Nếu thú nuôi tiếp xúc với cây độc, bạn cần tắm rửa cho chúng ngay lập tức. Dầu độc có thể dính trên lông thú nuôi và dính sang các vật khác khi tiếp xúc.
- Hòa 3 thìa cà phê muối nở với 1 thìa nước rồi thoa lên vùng da phát ban. Để hỗn hợp trên da tối thiểu 6 tiếng để giúp loại bỏ đốm đỏ do phát ban.
- Nếu muốn dùng gel lô hội, bạn nên thoa lên vết phát ban trước khi cảm thấy ngứa. Thoa gel lô hội lên vết xước hở có thể gây kích ứng và đau đơn.
- Có thể thử thoa dầu Zija lên vết phát ban.
- Bạn cũng có thể xối nước nóng lên vùng da phát ban. Cách này giúp tạo cảm giác tuyệt vời và cơn ngứa sẽ biến mất sau vài giờ. Lưu ý không lạm dụng và tránh để bị bỏng.
- Có thể dùng xăng trắng để giữ khô da.
Cảnh báo[sửa]
- Tuyệt đối không đốt cây thường xuân độc. Khói khi đốt cây thường xuân độc có chứa dầu độc vào nếu vào phổi có thể gây vấn đề nghiêm trọng. Nếu đốt cây thường xuân độc, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức.
-
Hầu
hết
tình
trạng
phát
ban
do
cây
thường
xuân
độc
đều
có
thể
được
điều
trị
bằng
nguyên
liệu
nhà
nhưng
một
số
trường
hợp
nghiêm
trọng
sẽ
cần
được
chăm
sóc
y
tế.
Nếu
gặp
trường
hợp
sau,
bạn
cần
đi
khám
bác
sĩ
ngay:
[6]:
- Phát ban trên mặt hoặc vùng kín
- Mụn nước chảy mủ
- Sốt trên 38 độ C
- Phát ban có thể kéo dài hơn 2 tuần
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.foxnews.com/health/2012/07/24/natural-remedies-for-treating-poison-ivy-oak-and-sumac/
- ↑ http://www.poison-ivy.org/html/faq.htm
- ↑ 3,0 3,1 http://www.mayoclinic.com/health/poison-ivy/DS00774/DSECTION=lifestyle-and-home-remedies
- ↑ http://www.fda.gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm049342.htm
- ↑ http://health.howstuffworks.com/wellness/natural-medicine/home-remedies/home-remedies-for-poison-ivy2.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.com/health/poison-ivy/DS00774/DSECTION=symptoms