Điều trị phát ban dưới ngực

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phát ban dưới ngực là tình trạng đỏ và kích ứng ở vùng da dưới bầu ngực. Phát ban dưới ngực có thể là do mặc áo ngực không vừa vặn hoặc tiết mồ hôi quá nhiều dưới bầu ngực. Phát ban dưới ngực có thể biểu hiện là tình trạng da bong vảy, mụn nước, ngứa và các mảng da đỏ. Rất may mắn là có nhiều cách giúp xoa dịu cơn ngứa và điều trị phát ban dưới ngực.

Các bước[sửa]

Điều trị phát ban tại nhà[sửa]

  1. Chườm lạnh. Nếu phát hiện phát ban dưới ngực, bạn có thể thử chườm lạnh. Cách này giúp giảm viêm và cải thiện triệu chứng.
    • Bạn có thể quấn đá viên trong khăn mềm hoặc túi ni-lông. Hoặc bạn có thể mua túi chườm đá ở siêu thị. Lưu ý không đặt túi chườm đá trực tiếp lên da mà phải quấn trong khăn.[1]
    • Chườm đá viên từng đợt khoảng 10 phút. Sau 10 phút, bạn nên nghỉ một chút trước khi chườm tiếp.[1]
    • Bạn có thể dùng túi ngô hoặc túi đậu đông lạnh thay cho túi đá.
  2. Tắm nước ấm. Tắm nước ấm giúp giảm phát ban trên da, bao gồm phát ban dưới ngực. Bạn cũng có thể nhúng khăn vào nước ấm để chườm lên vùng da dưới bầu ngực vài phút. [2]
  3. Dùng tinh dầu tràm trà. Trong một số trường hợp, tinh dầu tràm trà có thể xoa dịu phát ban da. Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời. Lưu ý không thoa trực tiếp tinh dầu tràm trà lên da để tránh khiến tình trạng phát ban trở nặng hơn. Luôn pha loãng tinh dầu tràm trà với dầu ôliu trước khi thoa.
    • Hòa 4 thìa dầu ôliu với 6 giọt tinh dầu tràm trà. Nhúng bông gòn vào hỗn hợp rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da phát ban.[1]
    • Nhẹ nhàng xoa bóp vùng da phát ban vài phút để tinh dầu thấm vào da. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên thoa tinh dầu sau khi tắm và trước khi đi ngủ. [1]
    • Giống như mọi nguyên liệu tại nhà, tinh dầu tràm trà có thể không công hiệu với tất cả mọi người. Một số trường hợp có thể nhạy cảm với tinh dầu tràm trà. Ngừng dùng ngay lập tức nếu thấy triệu chứng trở nặng sau khi dùng tinh dầu.
  4. Thử dùng húng tây. Húng tây là thảo mộc giúp xoa dịu da trong một số trường hợp. Bạn có thể nghiền lá húng tây tươi thành hỗn hợp. Sau đó, nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên vùng da phát ban và để khô. Rửa sạch hỗn hợp bằng nước ấm và thấm khô da. Áp dụng phương pháp này 1 lần mỗi ngày và quan sát xem có hiệu quả không.[3]
    • Nên nhớ nguyên liệu tại nhà có thể không hữu hiệu cho tất cả mọi người. Ngưng dùng lá húng tây khi thấy phát ban trở nặng. Ngoài ra, không dùng khi biết bản thân bị dị ứng với lá húng tây .
  5. Thoa dầu dưỡng thể Calamine, lô hội hoặc sản phẩm dưỡng ẩm không hương liệu để xoa dịu kích ứng do phát ban. Một số loại dầu dưỡng thể và sản phẩm dưỡng ẩm có thể giúp giảm phát ban. Bạn có thể thử dùng sản phẩm dưỡng ẩm không hương liệu, lô hội hoặc dầu dưỡng thể Calamine.
    • Dầu dưỡng thể Calamine có thể phòng ngừa ngứa và kích ứng, đặc biệt là do phát ban gây ra bởi sồi độc, thường xuân độc. Thoa 2 lần mỗi ngày bằng bông gòn.[3]
    • Gel lô hội thường được bán ở hầu hết các siêu thị và hiệu thuốc. Trong một số trường hợp, gel có thể giúp giảm phát ban và kích ứng da. Gel lô hội có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm giúp chữa lành phát ban. Bạn có thể thoa gel lô hội lên vùng da phát ban và để khoảng 20 phút trước khi mặc quần áo (không nhất thiết phải lau sạch). Lặp lại nếu cần thiết.[1]
    • Bạn có thể mua sản phẩm dưỡng ẩm không hương liệu ở siêu thị hoặc hiệu thuốc. Phải đảm bảo sản phẩm không có mùi hương vì các loại dầu và mùi hương trong lotion có mùi có thể khiến da kích ứng thêm. Tuân thủ hướng dẫn cụ thể trên chai và thoa lên vùng da phát ban khi cần thiết.[2]

Chăm sóc y tế[sửa]

  1. Biết khi nào nên đi khám bác sĩ. Hầu hết phát ban dưới ngực đều lành tính và là do một số vấn đề về da có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, đôi khi phát ban dưới ngực có thể là triệu chứng của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, ví dụ như giời leo. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp một trong các trường hợp sau:
    • Phát ban không giảm khi áp dụng điều trị tại nhà khoảng 1-2 tuần. Ngoài ra, bạn nên đi khám bác sĩ nếu phát ban đi kèm triệu chứng sốt, đau dữ dội, loét không lành và triệu chứng trở nặng.[2]
  2. Đi khám bác sĩ. Bạn nên đặt lịch khám với bác sĩ để được đánh giá tình trạng phát ban. Cho bác sĩ biết nếu bạn gặp thêm các triệu chứng khác ngoài phát ban.
    • Bác sĩ có thể sẽ cần quan sát vùng da bị phát ban. Nếu nguyên nhân lành tính và không có triệu chứng nào khác, bác sĩ có thể chẩn đoán mà không cần xét nghiệm gì thêm.[4]
    • Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm mô da để kiểm tra nhiễm trùng nấm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng đèn Wood để soi da. Một số trường hợp hiếm cần tiến hành sinh thiết da.[4]
  3. Thử dùng thuốc. Nếu phát ban là do nhiễm trùng và không tự khỏi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc. Có nhiều loại thuốc kê đơn được dùng để điều trị phát ban trên da.
    • Bác sĩ có thể kê đơn kem kháng sinh hoặc kem kháng nấm để thoa trực tiếp lên da theo hướng dẫn.[4]
    • Bác sĩ cũng có thể khuyến nghị dùng kem steroid liều thấp và các loại kem bảo vệ. [4] Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyến nghị thoa kháng sinh nếu cho rằng phát ban là do nhiễm khuẩn.

Thay đổi lối sống[sửa]

  1. Giữ vùng da dưới bầu ngực được khô ráo. Độ ẩm dưới bầu ngực có thể khiến da bị nhiễm trùng và phát ban. Bạn nên cố gắng giữ vùng da dưới ngực được khô ráo để ngăn ngừa phát ban.
    • Vệ sinh và lau khô vùng da dưới ngực sau khi tập thể dục.[1]
    • Giữ khô vùng da dưới ngực vào những ngày trời nóng và cơ thể toát nhiều mồ hôi.
    • Bạn có thể dùng quạt để hong khô vùng da dưới ngực.
  2. Cảnh giác với yếu tố kích ứng tiềm ẩn. Có thể sản phẩm bạn đang dùng góp phần dẫn đến phát ban trên da. Nếu đang dùng một sản phẩm mới tiếp xúc với da (xà phòng, dầu gội, lotion, nước xả vải,…) và thấy bị phát ban, bạn nên ngừng sử dụng để xem triệu chứng có thuyên giảm không. Nếu triệu chứng thuyên giảm, bạn nên tránh dùng các sản phẩm này trong tương lai. [2]
  3. Mặc áo ngực vừa vặn. Áo ngực quá rộng hoặc quá chật có thể kích ứng da và gây phát ban dưới ngực. Bạn nên mua áo ngực chất liệu vải cotton với độ co giãn cao. Không mua áo ngực làm từ vải tổng hợp để tránh kích ứng da. Nếu không chắc về kích cỡ áo ngực, bạn nên đến cửa hàng để được tư vấn.[1]
    • Tránh mặc áo ngực có gọng (nếu có thể) hoặc đảm bảo gọng áo không đâm vào hoặc gây kích ứng da.
  4. Đổi sang chất liệu vải cotton. Vải cotton có thể giúp giảm độ ẩm dưới bầu ngực. Loại vải này giúp da dễ thở hơn và thấm hút ẩm nhanh hơn các loại vải khác. Bạn nên tìm mua trang phục làm từ chất liệu vải cotton 100%.[1]

Cảnh báo[sửa]

  • Phát ban dưới ngực là vấn đề thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú, người béo phì và tiểu đường.
  • Cơn ngứa vùng da dưới ngực có thể khiến bạn muốn gãi và gãi có thể gây nhiễm trùng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]