Đun sôi nước

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đun sôi nước là một công việc rất thông thường, vì thế việc học cách đun nước có thể giúp ích cho bạn ở bất cứ nơi đâu. Bạn đang nấu bữa tối ư? Hãy tìm hiểu để biết đâu là lúc thích hợp để cho trứng vào chần, hoặc để biết liệu muối có thực sự giúp ích cho món ăn của bạn không. Bạn đang đi dã ngoại trên núi? Hãy khám phá lý do tại sao nấu thức ăn lại lâu chín đến thế, và học cách biến nước sông thành loại nước uống an toàn. Bạn hãy đọc tiếp để biết những điều đó và những thông tin lý thú khác nữa.

Các bước[sửa]

Đun sôi nước để nấu ăn[sửa]

  1. Chọn nồi có nắp đậy. Nắp nồi sẽ giúp giữ nhiệt bên trong khiến nước sôi nhanh hơn. Nồi lớn sẽ khiến nước lâu sôi hơn, tuy nhiên hình dáng nồi không cho thấy sự khác biệt rõ rệt.[1]
  2. Dùng nước lạnh. Nước nóng từ vòi nước máy có thể bị nhiễm chì từ ống nước, vì vậy không được khuyên dùng để uống hoặc nấu ăn.[2] Do đó bạn hãy dùng nước lạnh thay vì nước nóng. Không lấy nước đầy nồi – nước đầy nồi khi sôi lên có thể bắn vào bạn, và bạn cũng cần chừa chỗ để cho thực phẩm vào khi nấu ăn.
    • Đừng tin vào lời đồn: nước lạnh không mau sôi hơn nước nóng.[3] Nước lạnh là lựa chọn an toàn, nhưng sẽ mất thời gian đun lâu hơn một chút.
  3. Cho thêm muối để tạo hương vị (tùy thích). Muối hầu như không có tác động nào lên nhiệt độ sôi, cho dù bạn có bỏ nhiều muối đến mức biến nước ngọt thành nước biển![4][5] Muối thêm vào chỉ để tạo hương vị cho món ăn – đặc biệt là món mì, vì muối sẽ theo nước ngấm vào mì.[6]
    • Bạn có thể nhận thấy một đám bong bóng nổi lên khi bỏ muối vào. Đó là một hiệu ứng thú vị, nhưng nó không làm thay đổi nhiệt độ.[7]
    • Thêm muối vào nước khi luộc trứng. Nếu vỏ trứng bị nứt, muối sẽ giúp lòng trắng trứng đông lại và bịt chỗ nứt.[8]
  4. Đun nước với nhiệt độ cao. Bắc nồi lên bếp và vặn lửa lớn. Đậy vung cho nước mau sôi hơn.
  5. Tìm hiểu về các giai đoạn sôi. Đa số các công thức nấu ăn đều đòi hỏi nước sủi lăn tăn hoặc sôi sùng sục. Bạn nên nhận biết các giai đoạn này và thêm một vài lựa chọn khác ít phổ biến hơn để tìm ra nhiệt độ thích hợp:[7]
    • Sủi bong bóng: Những bong bóng nhỏ li ti xuất hiện dưới đáy nồi nhưng chưa nổi lên. Mặt nước rung nhè nhẹ. Hiện tượng này xảy ra ở nhiệt độ 60–75ºC (140-170ºF), nhiệt độ thích hợp để chần trứng, hoa quả hoặc cá.
    • Sủi tăm: Những tăm bong bóng đang nổi lên, nhưng nước hầu như vẫn lặng. Lúc này nước ở nhiệt độ 75–90ºC (170–195ºF), thích hợp để hầm hoặc om thịt.
    • Sôi lăn tăn: Bong bóng cỡ nhỏ và trung bình khắp nồi vỡ ra trên mặt nước. Nhiệt độ bây giờ là 90–100ºC (195–212ºF), là lúc thích hợp để hấp rau củ hoặc làm tan chảy chocolate, tùy bạn thấy thế nào là tốt.
    • Sôi hoàn toàn: Hơi nước và dòng nước chuyển động không ngừng khi khuấy lên. Bây giờ nước đang ở 100ºC (212ºF) - nhiệt độ cao nhất của nước. Bạn nên nấu mì ở nhiệt độ này.
  6. Cho thực phẩm vào nước. Nếu muốn luộc món nào đó thì bây giờ là lúc bạn bỏ vào nước. Thực phẩm lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ nước, và có thể giảm đến mức nhiệt ở giai đoạn trước. Như vậy cũng không sao; bạn chỉ cần để lửa lớn hoặc vừa cho đến khi nhiệt độ trở lại mức thích hợp.
    • Trừ khi công thức nấu ăn chỉ dẫn, bạn không nên cho thực phẩm vào trước khi nước đã nóng. Nếu không bạn sẽ khó theo dõi thời gian nấu món ăn và có thể có hiệu quả không mong muốn. Ví dụ, thịt sẽ bị dai và hương vị cũng sẽ nhạt hơn nếu tiếp xúc với nước lạnh ở một thời điểm nào đó trong quá trình nấu.[9]
  7. Giảm lửa. Lửa lớn sẽ giúp nước nhanh chóng đạt đến nhiệt độ sôi. Khi đã đạt đến nhiệt độ mong muốn, bạn cần giảm lửa xuống ở mức trung bình (luộc) hoặc thấp vừa (hầm). Một khi nước đã đạt đến độ sôi, việc tăng nhiệt độ chỉ làm nước cạn nhanh hơn.
    • Trong vài phút đầu tiên nên thỉnh thoảng kiểm tra nồi để đảm bảo nhiệt độ nước ổn định ở giai đoạn mong muốn.
    • Khi nấu súp hoặc làm món hầm, bạn nên đậy hờ vung. Vung đậy kín sẽ khiến nhiệt độ nước quá cao không thích hợp cho cách nấu các món này.

Làm sạch nước uống[sửa]

  1. Đun sôi nước để diệt vi khuẩn và các mầm bệnh khác. Hầu như mọi vi sinh vật gây hại có trong nước đều bị tiêu diệt khi nước nóng lên.[10] Đun sôi nước sẽ không loại bỏ được hầu hết các hóa chất ô nhiễm.[11]
    • Nếu nước đục, bạn hãy lọc trước để loại bỏ cặn bẩn.
  2. Đun nước cho thật sôi. Không phải hiện tượng sôi mà chính nhiệt độ mới là tác nhân tiêu diệt vi sinh vật. Tuy nhiên nếu không có nhiệt kế thì hiện tượng sôi mạnh là cách duy nhất chính xác cho biết độ nóng của nước. Chờ cho đến khi nước sủi lên và sôi thật kỹ. Ở nhiệt độ này, mọi vi sinh vật nguy hiểm đều chết.[12][13]
  3. Để sôi từ 1-3 phút (tùy ý). Cẩn thận hơn, bạn nên để nước thật sôi trong khoảng 1 phút (Đếm chậm đến 60). Nếu đang ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển, bạn cần để nước sôi trong 3 phút (Đếm chậm đến 180).[14]
    • Nếu được đun ở vị trí cao hơn, nước sẽ sôi ở nhiệt độ thấp hơn. Nước sôi ở nhiệt độ thấp cần nhiều thời gian hơn để diệt vi sinh vật.
  4. Để nguội và trữ nước trong vật chứa đậy kín. Nước đã đun sôi vẫn có thể uống an toàn ngay cả khi để nguội. Bạn có thể trữ nước trong vật chứa đậy kín.[15]
    • Nước sẽ có vị "nhạt" so với bình thường do một số không khí trong nước đã thoát ra ngoài. Để cải thiện hương vị của nước, bạn nên dùng hai vật chứa nước để rót qua lại vài lần.[15] Không khí sẽ xâm nhập vào khi nước chảy xuống.
  5. Đem theo thiết bị đun nước cầm tay khi đi xa. Nếu đó là nơi có nguồn điện, bạn nên đem theo ấm điện. Nếu ở nơi không có điện, bạn có thể đem theo bếp dùng khi đi cắm trại hoặc ấm nước kèm theo nhiên liệu hoặc pin.
  6. Phơi vật chứa nước bằng nhựa ngoài nắng là giải pháp cuối cùng. Nếu không có cách nào để đun sôi nước, bạn hãy cho nước vào một vật chứa bằng nhựa trong suốt và phơi ít nhất sáu tiếng dưới ánh nắng trực tiếp. Việc này có thể tiêu diệt được một số vi khuẩn nguy hiểm, tuy không an toàn bằng đun sôi nước.[16]

Đun sôi nước bằng lò vi sóng[sửa]

  1. Cho nước vào ly hoặc bát có thể dùng an toàn trong lò vi sóng. Nếu không tìm được vật chứa có ghi “an toàn cho lò vi sóng” ("microwave safe"), bạn hãy chọn đồ sứ không có sơn kim loại. Để kiểm tra xem vật đựng có an toàn trong lò vi sóng không, bạn có thể đặt vật đó (không đựng gì) vào lò vi sóng, bên cạnh đặt một ly nước. Bật lò vi sóng trong 1 phút. Nếu vật đó nóng lên sau một phút tức là nó không an toàn để dùng trong lò vi sóng.[17]
    • Để an toàn hơn, bạn nên dùng vật chứa có vết xước hoặc vết sứt (thuật ngữ khoa học gọi là tâm hóa hơi) ở mặt trong vật chứa nước. Việc này sẽ giúp nước nổi bong bóng, giảm rủi ro nổ do "siêu nóng" (tuy khó xảy ra).[18]
  2. Cho thêm vào nước một vật an toàn trong lò vi sóng. Vật này cũng giúp cho nước sủi bong bóng. Thử dùng thìa gỗ, đũa, que kem. Nếu bạn không ngại ảnh hưởng đến hương vị của nước, chỉ cần một thìa muối hoặc đường cho vào nước cũng là đủ.[19]
    • Tránh sử dụng các vật bằng nhựa vì chúng có thể quá mềm nên các bong bóng khó hình thành bên trên.
  3. Đặt ly nước vào lò vi sóng. Ở hầu hết các kiểu lò vi sóng, phía ngoài rìa đĩa quay thường nóng nhanh hơn ở giữa.[20]
  4. Đun nước với những khoảng thời gian ngắn, thỉnh thoảng khuấy lên. Để an toàn tối đa, bạn nên xem thời gian đun nước được khuyến nghị trong sách hướng dẫn sử dụng lò vi sóng. Nếu không có sách hướng dẫn, bạn hãy thử để thời gian 1 phút. Sau mỗi khoảng dừng, bạn nên cẩn thận khuấy nước lên, sau đó lấy ra để kiểm tra nhiệt độ. Nước có thể dùng được khi đã bốc hơi và không quá nóng đến mức không thể chạm vào.
    • Nếu sau vài phút đầu mà nước vẫn nguội, tăng khoảng thời gian mỗi lần đun lên 1,5 – 2 phút. Tổng thời gian đun nước tùy thuộc vào công suất của lò vi sóng và lượng nước bạn muốn đun sôi.
    • Đừng đợi nước "sôi sùng sục" trong lò vi sóng. Nước trong lò vẫn đạt tới nhiệt độ sôi nhưng không rõ rệt.

Đun sôi nước ở độ cao lớn[sửa]

  1. Hiểu về hiệu ứng. Ở độ cao trên mực nước biển, khi càng lên cao không khí càng loãng. Như vậy các phân tử khí nén nước xuống sẽ ít hơn, mỗi phân tử nước sẽ tách khỏi nhau dễ dàng hơn và thoát vào không khí. Nói cách khác, nhiệt độ để đun sôi nước sẽ giảm. Nước sẽ nhanh sôi hơn, nhưng nhiệt độ sôi thấp sẽ khiến bạn khó nấu chín thức ăn hơn.
    • Bạn không phải lo về hiệu ứng này trừ khi bạn ở độ cao từ 610 m trở lên.
  2. Dùng nhiều nước hơn để nấu. Chất lỏng ở độ cao lớn hơn sẽ bay hơi nhanh hơn, do đó bạn nên cho thêm nước để bù lại lượng nước bị bay hơi. Nếu định nấu thức ăn trong nước, bạn cần cho thêm nhiều nước hơn nữa. Cần phải mất thời gian lâu hơn để nấu chín thức ăn, do đó lượng nước bay hơi đi sẽ nhiều hơn bình thường.
  3. Nấu thức ăn trong thời gian lâu hơn. Để bù lại nhiệt độ sôi thấp, bạn có thể nấu thức ăn lâu hơn. Sau đây là vài nguyên tắc đơn giản về thời gian nấu thêm:[21]
    • Nếu công thức nấu ăn mất dưới 20 phút ở mực nước biển, thời gian nấu thêm là 1 phút cho mỗi 305 m trên mực nước biển.
    • Nếu công thức nấu ăn mất trên 20 phút ở mực nước biển, thời gian nấu thêm là 2 phút cho mỗi 305 m trên mực nước biển.
  4. Cân nhắc việc dùng nồi áp suất. Ở độ cao đặc biệt lớn, việc nấu thức ăn trong nước sôi sẽ mất thời gian lâu đến không ngờ. Thay vào đó bạn nên dùng nồi áp suất. Nồi áp suất có nắp đậy chặt để giữ nước bên trong và có thể tăng áp suất để nước có thể đạt đến nhiệt độ cao hơn. Với nồi áp suất, bạn có thể áp dụng công thức nấu ăn như bình thường ở độ cao bằng mực nước biển.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu muốn đun sôi một món khác không phải nước như nước sốt chẳng hạn, bạn cần vặn nhỏ lửa khi đã sôi để tránh bị cháy sém dưới đáy nồi.
  • Theo truyền thống, người ta thả mì vào nồi nước sôi lớn, khoảng 8.4–12.5 lít nước cho mỗi kilogram mì. Gần đây một số đầu bếp bắt đầu dùng nồi nước nhỏ hơn và thậm chí còn thả mì vào khi nước còn lạnh.[22][23] Phương pháp thứ hai nhanh hơn nhiều.

Cảnh báo[sửa]

  • Hơi nước có thể gây bỏng nặng hơn nước sôi do năng lượng nhiệt trong đó cao hơn.
  • Nước cất có nhiều khả năng trở nên siêu nóng trong lò vi sóng vì không chứa tạp chất giúp nước sủi bong bóng. Hiện tượng này ít khi xảy ra, nhưng tốt nhất bạn nên dùng nước máy.
  • Nước sôi và hơi nước bay lên đủ nóng đến độ có thể khiến bạn bị bỏng. Dùng miếng lót tay nếu cần, và nên cẩn thận trong thao tác.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://whatscookingamerica.net/boilpoint.htm
  2. http://water.epa.gov/drink/info/lead/lead1.cfm
  3. http://www.scientificamerican.com/article/is-it-true-that-hot-water/
  4. http://kitchenscience.sci-toys.com/boiling_freezing_pressure
  5. On Food and Cooking by Harold McGee, ISBN 0684800012
  6. http://www.finecooking.com/articles/cooking-pasta-properly.aspx?pg=0
  7. 7,0 7,1 http://www.seriouseats.com/2010/08/how-to-boil-water-faster-simmer-temperatures.html
  8. https://www.exploratorium.edu/cooking/eggs/explore-text.html
  9. http://www.gemmasliving.com/cooking-tip-boiling-water-and-meat/
  10. https://www.health.ny.gov/environmental/water/drinking/boilwater/response_information_public_health_professional.htm
  11. http://www.doh.wa.gov/Emergencies/EmergencyPreparednessandResponse/Factsheets/WaterPurification
  12. http://cid.oxfordjournals.org/content/34/3/355.full
  13. http://www.who.int/water_sanitation_health/dwq/Boiling_water_01_15.pdf
  14. http://www.cdc.gov/healthywater/drinking/travel/backcountry_water_treatment.html
  15. 15,0 15,1 http://water.epa.gov/drink/emerprep/emergencydisinfection.cfm
  16. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1046/j.1365-2672.1998.00455.x/epdf
  17. http://www.overstock.com/guides/how-to-tell-if-something-is-microwave-safe
  18. http://www.snopes.com/science/microwave.asp
  19. http://www.fda.gov/Radiation-EmittingProducts/RadiationEmittingProductsandProcedures/HomeBusinessandEntertainment/ucm142506.htm
  20. https://www.youtube.com/watch?v=cJipa07DoHs
  21. http://www.wildbackpacker.com/backpacking-food/articles/high-altitude-cooking/
  22. http://altonbrown.com/cold-water-method-pasta-recipe/
  23. http://www.nytimes.com/2009/02/25/dining/25curi.html?

Liên kết đến đây