Làm trà hoặc nước sắc từ gừng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Gừng (tên khoa học: Zingiber officinalis) có vị nhẹ nhàng, dễ chịu và hơi cay giúp cho bạn tỉnh táo và thư giãn. Người ta thường dùng gừng để làm ấm bụng, khi say xe hoặc sốt nhẹ. Ngoài ra, gừng cũng rất hiệu quả để chống buồn nôn và làm ấm cơ thể khi bị lạnh (tay và chân bị lạnh) và nó được xem như là một loại "thảo dược nóng". Gừng nổi tiếng với khả năng giải cảm hoặc đẩy nhanh quá trình bình phục sau bệnh. Trà là cách đơn giản nhất để chế biến một món từ gừng.

Nguyên liệu[sửa]

Trà gừng nóng thông thường:

  • Gừng tươi – khoảng 85g
  • Nước sôi – khoảng 3 cốc
  • Mật ong hoặc xi-rô phong (maple syrup) hoặc đường nâu – lượng theo khẩu vị, để tạo vị ngọt (tùy chọn)
  • Táo hoặc chanh (tùy chọn)

Trà sữa gừng:

  • 85g gừng tươi cắt lát
  • 1 cốc nước
  • 2 cốc sữa (sữa từ động vật hoặc thực vật đều được)

Trà gừng lạnh:

  • 2 thìa súp gừng tươi bào nhuyễn
  • Khoảng 1 lit nước
  • 1 quả chanh, vắt lấy nước
  • Đá viên
  • Chất làm ngọt (tùy chọn)

Các bước[sửa]

Trà gừng nóng thông thường[sửa]

  1. Rửa sạch gừng. Chà lên gừng để làm sạch.
  2. Bào vỏ gừng và cắt lát mỏng và nhỏ. Hãy cẩn thận khi cắt gừng. Việc bào vỏ gừng là không bắt buộc nếu bạn đã rửa sạch gừng.
  3. Đun sôi nước.
  4. Bước tiếp theo có thể thực hiện bằng rất nhiều cách tùy thuộc vào sở thích của bạn:
    • Đổ nước sôi vào ấm trà đã có sẵn gừng cắt lát. Đậy nắp ấm trà để nó không bị nguội nhanh chóng và giữ hương thơm của gừng trong trà. Ngâm trong khoảng 10-15 phút.
    • Nếu bạn đun nước bằng nồi thay vì ấm nước, bạn có thể thêm gừng vào nồi và đun lửa nhỏ từ 15-20 phút. Sau khi đun xong thì để yên trong 5 phút trước khi đổ nước ra.
    • Cho gừng cắt lát vào dụng cụ lọc trà và ngâm trong cốc khoảng 15 phút. Nhớ dùng nắp đậy miệng cốc để trà không bị bay hơi.
  5. Lọc lại trà sau khi ngâm hoặc đun sôi một lần nữa và thưởng thức. Thêm chất làm ngọt hoặc hương vị khác nếu bạn muốn.
  6. Uống trà khi còn nóng hoặc ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh đều được tùy theo sở thích của bạn.

Trà sữa gừng[sửa]

  1. Đun sôi nước. Thêm vài lát gừng vào nước.
  2. Đun khoảng 10 phút.
  3. Nhấc nồi ra khỏi bếp. Thêm 2 cốc sữa vào.
  4. Sau đó, đun với lửa nhỏ khoảng 5 phút.
  5. Thưởng thức. Như vậy là bạn đã có một món trà làm ấm bụng.

Trà gừng lạnh[sửa]

  1. Rửa, bào vỏ và bào nhuyễn gừng tươi.
  2. Cho 1 lít nước vào nồi. Sau đó đun sôi.
  3. Thêm nước cốt chanh vào.
  4. Lọc trà vào cốc. Thêm vài viên đá.
  5. Thêm chất làm ngọt mà bạn thích. Bước này không bắt buộc.
  6. Thưởng thức. Cốc trà đã sẵn sàng để uống.

Các bước[sửa]

  • Nếu bạn muốn làm một cốc trà, chỉ cần cho 3 thìa gừng bào nhuyễn vào 1 cốc nước sôi.
  • Nếu bạn có lá gừng, hãy trữ trong lọ và cho vào tủ lạnh. Nó có thể đun lên và uống như trà đá.
  • Thêm 1 nhúm quế vào trà để có hương vị đậm đà.
  • Bạn cũng có thể bào nhỏ gừng và gói trong túi ni-lông, cuộn lại như viên kẹo và cho vào tủ đông để sử dụng khi cần, lúc đó chỉ cần bóc túi ra là được.
  • Bạn có thể dùng nước ép của bất kỳ loại quả nào nếu bạn muốn làm cho trà có vị ngọt.
  • Gừng và bạc hà cay có thể kết hợp với nhau. (Có khả năng kết hợp tức là khi kết hợp hai hoặc nhiều nguyên liệu sẽ có hiệu quả tốt hơn khi dùng một nguyên liệu). Bạc hà cay có thể thêm vào bất kỳ loại trà nào.
  • Nước sắc là một dạng bào chế thuốc và có hiệu quả chữa bệnh. Nếu bạn dùng nước sắc để làm thuốc, đừng thêm chất tạo vị ngọt.
  • Nếu bạn muốn tăng độ nóng của trà, thêm một nhúm ớt cayenne.
  • Lợi ích của gừng gồm có:
    • hỗ trợ tiêu hóa
    • đẩy nhanh tuần hoàn máu
    • giảm đầy hơi, đau bụng hoặc giảm chứng khó tiêu
    • giảm đường trong máu
    • làm đổ nhiều mồ hôi
    • giảm đau bụng kinh
    • tan mỡ và giảm cân
    • giúp giảm viêm xoang và đau cổ họng.

Cảnh báo[sửa]

  • Gừng cũng là chất làm cho máu loãng – nó ức chế sự kết tụ tiểu cầu trong máu. Nếu bạn sắp phải phẫu thuật, bạn nên dừng uống trà gừng từ 5 đến 7 ngày trước khi bắt đầu phẫu thuật.
  • Đừng dùng gừng khi bạn bị sốt cao, đau do viêm da, u xơ hoặc sỏi mật.
  • Nếu dùng nước sắc để uống khi bị cảm, buồn nôn hoặc sốt nhẹ, nên nhớ theo dõi thân nhiệt và phản ứng của cơ thể. Đến gặp bác sĩ nếu cơn sốt không giảm hoặc bạn vẫn thấy khó chịu.
  • Bạn có thể dùng một lượng gừng nhỏ khi mang thai để giảm cảm giác khó chịu vào buổi sáng nhưng tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]