An ủi người đang rất buồn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Buồn bã là cảm xúc phổ biến và bình thường của con người.[1] Mong muốn được an ủi bạn bè, họ hàng, người yêu, hoặc người quen là hành động tự nhiên và chu đáo.[2] Bạn có thể giúp người đang buồn bã bằng cách thể hiện sự quan tâm (đồng cảm, sự ấm áp, sự thừa nhận), giúp người đó cảm thấy tốt hơn, và thực hiện các hoạt động tích cực cùng họ.

Các bước[sửa]

Thể hiện sự quan tâm[sửa]

  1. Tiếp cận người đó. Để có thể giúp đỡ người đang buồn bã, bạn cần phải tiếp cận người đó và bắt đầu câu chuyện. Cách tiếp cận của bạn sẽ tùy thuộc vào mối quan hệ của cả hai.
    • Bước đến gần người đó và trò chuyện với họ. Bạn có thể bắt đầu bằng câu nói theo kiểu, “Chào bạn. Bạn khỏe không?”. Nếu người đó chỉ đơn giản trả lời “khỏe”, bạn có thể nói rằng, “Trông bạn có vẻ buồn bã. Bạn muốn nói về nó không?”. Nếu họ nói không thì bạn phải tôn trọng quyết định muốn được ở một mình của họ; bạn có thể nói, “Tôi hiểu. Tôi sẽ luôn có mặt nếu bạn muốn trò chuyện”. Bạn có thể thử lại sau nếu muốn.
  2. Cung cấp sự hỗ trợ. Bạn nên thể hiện rằng bạn sẽ là người giúp đỡ bạn bè hoặc người quen của bạn.[3]
    • Bạn nên nói với người đó rằng bạn thật sự quan tâm đến họ cũng như sức khỏe của họ và bạn sẽ luôn có mặt vì họ. Đề nghị được giúp đỡ người đó. Bạn có thể nói, “Tôi biết bạn đang rất buồn và tôi chỉ muốn bạn biết rằng tôi sẽ luôn có mặt vì bạn”.
    • Hỏi xem liệu bạn có thể giúp gì cho họ. Bạn có thể nói rằng, "Tôi muốn giúp đỡ bạn bằng mọi cách có thể. Tôi có thể giúp gì không? Chúng ta có thể nói về nó nếu bạn muốn".
  3. Thể hiện sự đồng cảm. Một phần của việc trở nên đồng cảm là có thái độ phù hợp với ảnh hưởng hoặc cảm xúc của người đó. Nếu họ đang buồn, bạn cần phải trông có vẻ lo lắng. Bạn nên cố gắng cảm nhận cảm giác của đối phương và phản chiếu chúng. Không nên mỉm cười hoặc cười vang vào mặt người đang khóc hoặc đang rất buồn.
    • Bộc lộ sự ấm áp và thấu hiểu.[4] Sử dụng hành động va chạm thể chất như ôm ấp, hoặc nắm tay người đó nếu bạn có cảm giác rằng chúng hoàn toàn thoải mái và phù hợp.[5] Bạn có thể hỏi đối phương, “Tôi ôm bạn có được không?”.
  4. Xác nhận cảm giác. Nhiều người cảm thấy buồn khi phải đối mặt với nghịch cảnh; đây là phản ứng bình thường trước tình huống khó khăn.[1] Xác nhận hoặc bình thường hóa nỗi buồn có thể giúp người đó chấp nhận cảm xúc của mình.[6]
    • Bạn có thể nói theo kiểu, “Tôi hiểu rõ vì sao bạn lại buồn. Điều này hoàn toàn hợp lý. Đây là tình huống khó khăn. Tôi rất lấy làm tiếc vì bạn phải đối mặt với nó”.
    • Không nên nói với đối phương rằng họ không nên cảm nhận cảm xúc của bản thân. Không bao giờ được nói một điều gì đó như “Đừng buồn”. Câu nói này sẽ có hàm ý bác bỏ cảm giác của họ.
    • Một cách khác để bình thường hóa cảm xúc là thông qua việc giáo dục bạn của bạn về nỗi buồn, đau khổ, và mất mát.[7] Bạn có thể giải thích rằng cảm giác phủ nhận, tức giận và phản ứng đau buồn khác khi gặp phải loại tình huống này là điều bình thường.
  5. Hãy để người đó khóc. Thật ra, khóc có thể làm tăng sự khỏe khoắn của chúng ta bằng cách thanh lọc và loại bỏ cảm xúc bị dồn nén.[8] Bạn nên khuyến khích bạn của bạn hoặc người thân cho phép cảm xúc của mình tuôn trào nếu họ muốn.[9]
    • Chỉ cần ngồi cạnh họ khi họ khóc. Bạn có thể trao khăn giấy cho người đó, xoa lưng (nếu phù hợp), hoặc bảo họ “đừng kìm nén”.
    • Bạn cũng có thể nói thêm, “Hãy cứ khóc đi. Đôi khi, sẽ tốt hơn nếu bạn cho phép cảm xúc tuôn trào”.
    • Tránh nói theo kiểu, “Xin bạn đừng khóc”. Câu nói này sẽ gửi đi thông điệp rằng người đó không nên giải tỏa cảm xúc của mình và rằng bạn cảm thấy khó chịu với nỗi buồn của họ.
  6. Lắng nghe một cách tích cực. Lắng nghe tích cực xoay quanh việc tập trung hoàn toàn với đối phương và trải nghiệm của họ. Bạn không nên suy nghĩ về điều tiếp theo mà bạn nên nói và chỉ đơn giản là lắng nghe mọi lời nói của người đó.
    • Nêu lên câu hỏi làm rõ để chứng tỏ sự chú ý của bạn. Ví dụ, “Tôi nghe bạn nói là bạn đang rất buồn vì chú chó nhà bạn bị lạc và bạn muốn tìm lại chú ta, đúng không?”.
  7. Cho người đó có không gian riêng nếu cần. Bạn nên tôn trọng không gian và mong muốn của người đó. Nếu họ không muốn trò chuyện về vấn đề đang làm phiền họ, bạn nên bắt đầu giúp họ cảm thấy tốt hơn và cùng họ thực hiện một vài hoạt động khác.
    • Để đối phương biết rằng bạn thấu hiểu nhu cầu muốn có không gian riêng của họ, bạn có thể nói, "Tôi biết là bạn không muốn nói chuyện hoặc muốn được ở một mình. Tôi sẽ luôn có mặt vì bạn nếu bạn thay đổi ý định".

Giúp người đó cảm thấy tốt hơn[sửa]

  1. Hãy lạc quan và hy vọng.[10] Điều này có nghĩa là không nên cho phép nỗi buồn của người đó khiến bạn chán nản. Bạn cần phải điều chỉnh cảm xúc riêng của mình và không nên cảm thấy rối ren, nếu không, bạn sẽ không thể giúp gì cho bạn của bạn.
    • Nghỉ giải lao nếu bạn cần một phút để lấy lại tinh thần. Bạn có thể xin phép đi vệ sinh. Hít thở sâu, hoặc giải tỏa một vài cảm xúc của bản thân nếu cần.
  2. Tặng quà. Theo 5 ngôn ngữ tình yêu, nhiều người rất thích được nhận quà vì nó được xem là cách để thể hiện tình yêu thương và sự ủng hộ.[5] Hành động này sẽ giúp ích khá nhiều cho bạn trong việc khiến người đang buồn trở nên vui vẻ hơn, và nó cũng cho thấy rằng bạn là người chu đáo và biết ủng hộ.
    • Bạn có thể tặng hoa, một tấm thiếp, hoặc loại kẹo mà đối phương thích.
    • Nếu tình hình tài chính của bạn khá eo hẹp, bạn có thể viết cho người đó một lá thư đầy yêu thương hoặc tự tay làm quà tặng họ (bức tranh, vân vân...).
  3. Giúp người đó thay đổi tư tưởng tiêu cực.[11] Đôi khi, con người sở hữu suy nghĩ tiêu cực (và không đúng) có thể làm tăng cảm giác buồn bã hoặc có lỗi. Ví dụ, một vài người có xu hướng cá nhân hóa sự kiện hoặc tình huống, và điều này sẽ tạo nên cảm giác tiêu cực không cần thiết.[1]
    • Ví dụ như khi bạn của bạn nói rằng, “Mực bỏ đi là do lỗi của tôi”. Bạn nên giúp người đó chuyển hướng tư tưởng của mình bằng cách cung cấp lời phản bác thay thế và bình tĩnh cho họ. Bạn có thể nói, "Bạn yêu Mực và luôn cố gắng hết sức để chăm sóc cho nó. Có lẽ là nó vô tình sổng chuồng và không thể tìm được đường về nhà".
    • Một vài người sẽ hình thành suy nghĩ tiêu cực theo kiểu cố gắng dự đoán tương lai ví dụ như khi bạn của bạn nói, “Tôi sẽ không bao giờ có thể tìm được Mực”. Đây là suy nghĩ không chính xác vì họ không thể dự đoán trước chuyện gì sẽ xảy ra. Bạn có thể nhẹ nhàng nói với họ, “Không phải là bạn vẫn còn cơ hội tìm thấy nó hay sao? Tôi tin rằng chúng ta sẽ có thể tìm được nó”.
    • Tránh đổ lỗi cho người khác.[6] Bạn nên khuyến khích bạn của bạn tập trung vào điều mà họ có thể làm cho tình huống, thay vì suy nghĩ quá nhiều về sự góp phần của người khác trong việc hình thành vấn đề; hành động này sẽ làm tăng cảm giác tức giận và giảm thiểu khả năng suy nghĩ hợp lý cũng như giải quyết vấn đề của người đó.
  4. Giải quyết vấn đề. Khi người khác đang rất buồn, đôi khi, họ sẽ gặp khó khăn trong việc suy nghĩ hợp lý và cố gắng tìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Bạn nên khuyến khích bạn của bạn xem cảm xúc của mình như thông tin. Nỗi buồn của họ đang cho họ biết rằng một điều gì đó không ổn đã xảy ra và cần phải được giải quyết.[12] Sau đó, bạn có thể giúp họ đưa ra giải pháp khả thi và tìm cách thực hiện chúng.
    • Ví dụ, nếu bạn của bạn bị lạc mất chú chó, bạn có thể nói “Hãy cùng nhau tìm giải pháp. Bạn nghĩ chúng ta nên làm gì trước tiên?”.
    • Cung cấp giải pháp khả thi. Ví dụ, bạn có thể nói “Tôi có ý này, sao chúng ta lại không gọi điện thoại cho trại động vật địa phương để xem liệu có ai tìm thấy nó hay chưa”.

Tham gia hoạt động cùng người đó[sửa]

  1. Khuyến khích đối phương sử dụng phương pháp đối phó tích cực. Bạn nên giúp người đó tìm kiếm phương pháp đối phó lành mạnh. Kỹ năng đối phó là cách để đối phó với cảm giác và tình huống tiêu cực. Bằng cách này, người đó có thể bộc lộ bản thân hoặc hồi phục mà không gây tổn hại nhiều hơn cho chính mình.[1]
    • Một vài ví dụ của cách đối phó tích cực với nỗi buồn gồm có: hoạt động tôn giáo hoặc tâm linh, hoạt động sáng tạo (nghệ thuật), hoạt động liên quan đến môi trường, tập thể dục, và chánh niệm hoặc thiền.
    • Ngăn bạn bè hoặc người thân uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích quá mức.[13] Hành động này sẽ gây tổn hại và không cung cấp cách đối phó lành mạnh hoặc giảm thiểu nỗi buồn. Để có thể can ngăn người khác sử dụng rượu bia hoặc thuốc để đối phó, bạn có thể hướng dẫn người đó và cung cấp cho họ phương pháp thay thế bằng cách nói rằng, "Tôi đã từng đọc một bài viết nói là sử dụng rượu bia sẽ hình thành nhiều vấn đề hơn và giảm thiểu khả năng đối phó với cảm xúc và tình huống. Thay vào đó, chúng ta cùng nhau xem một bộ phim hài hước thì sao?".
  2. Gây xao nhãng cho người đó.[14] Thông thường, con người thường bị cuốn vào quá trình nhai đi nhai lại, hoặc suy nghĩ quá mức, về tư tưởng tiêu cực và bị mắc kẹt trong một cảm xúc nào đó.[6] Bạn có thể gây xao nhãng cho bạn của bản bằng cách giảm thiểu tình trạng ngẫm nghĩ.
    • Một vài kỹ thuật gây xao nhãng hoặc tập trung vào hiện tại bao gồm: xem một bộ phim vui, nghe nhạc vui, khiêu vũ, gọi tên đồ vật trong phòng, và chơi game.
  3. Dành thời gian chất lượng với nhau. Dành thời gian với bạn của bạn sẽ giúp an ủi họ và tăng cường cảm giác được hỗ trợ bởi xã hội.[5] Hỗ trợ là yếu tố cần thiết trong quá trình giúp người khác vượt qua nỗi buồn.
    • Cùng nhau thực hiện hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, chơi nhạc cụ, sáng tác nhạc, làm nến, v.v.
    • Hòa mình vào thiên nhiên. Bạn có thể đi dã ngoại tại nơi có phong cảnh đẹp. Hãy đi đến bãi biển và thư giãn trên cát.
    • Cùng nhau tập thể dục. Cả hai có thể đi bộ đường dài, chạy bộ, hoặc chỉ đơn giản là đi dạo.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 http://www.btmar.org/files/files/buddhist_psychotherapy.pdf#page=226
  2. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2852199/
  3. http://www.researchgate.net/profile/Inger_Benkel/publication/23416008_Family_and_friends_provide_most_social_support_for_the_bereaved/links/54e18e660cf2953c22bb05ce.pdf
  4. http://www.psinstitute.org/images/member_photos/Freed2007The%20American%20journal%20of%20psychiatry.pdf
  5. 5,0 5,1 5,2 http://jaicobooks.com/j/pdf/5%20love%20languages%20singles.pdf
  6. 6,0 6,1 6,2 http://orbi.ulg.ac.be//bitstream/2268/5988/2/Moira%20PAID%202008.pdf
  7. www.mccombwagner.com/download/24712/TheFiveStagesofG.pdf
  8. https://pure.uvt.nl/portal/files/908339/MedPsy_Hendriks_Why_EmoReg_2008.pdf
  9. http://www.researchgate.net/profile/Janice_Zeman/publication/14494889_Display_rules_for_anger_sadness_and_pain_it_depends_on_who_is_watching/links/0c96052cadaebecba1000000.pdf
  10. http://www.researchgate.net/profile/George_Bonanno/publication/8909498_Loss_trauma_and_human_resilience_have_we_underestimated_the_human_capacity_to_thrive_after_extremely_aversive_events/links/0deec5337810d114ee000000.pdf
  11. http://www.getselfhelp.co.uk/docs/UnhelpfulThinkingHabits.pdf
  12. https://www0.gsb.columbia.edu/mygsb/faculty/research/pubfiles/1530/informational%20properties%20of%20anxiety%20and%20sadness%20and%20displaced%20coping.pdf
  13. http://www.researchgate.net/profile/Cynthia_Mohr/publication/26655531_Coping-Anxiety_and_Coping-Depression_Motives_Predict_Different_Daily_Mood-Drinking_Relationships/links/0912f50cf703ef0256000000.pdf
  14. http://www.researchgate.net/profile/HAW_Schut/publication/46664149_Attachment_in_coping_with_bereavement_A_theoretical_integration/links/00b7d52f11dffc31a5000000.pdf