Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Biết ai đó đang nói dối
Từ VLOS
Có thể bạn rất khó biết khi nào người ta đang nói dối, nhất là khi họ là kẻ nói dối đại tài. Tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu đặc trưng cho thấy sự lừa dối. Việc chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, lời nói và phản ứng của họ trong các tình huống cụ thể sẽ giúp bạn phán đoán một người có đang nói dối hay không.
Mục lục
Các bước[sửa]
Quan sát ngôn ngữ cơ thể[sửa]
- Để ý xem anh ta có chải chuốt hoặc chỉnh sửa thứ gì đó không. Nhiều người nói dối bất giác vuốt tóc, chỉnh ngay ngắn chiếc bút chì trên bàn hoặc đẩy ghế vào dưới gầm bàn. Những hành động này có thể là những dấu hiệu cho thấy người đó đang nói dối.[1]
- Nghe xem họ có đằng hắng hoặc nuốt nước bọt không. Người đang nói dối có thể hắng giọng thường xuyên hơn hoặc nuốt nước bọt trước khi họ trả lời.[1]
- Nhìn xem có phải họ liên tục sờ tay lên mặt không. Nhiều người nói dối không tỏ thái độ bồn chồn, nhưng họ hay đưa tay lên mặt. Áp lực phải dựng lên một câu chuyện sẽ khiến người nói dối có đôi chút hồi hộp. Sự hồi hộp có thể khiến máu rút khỏi các bộ phận ngoài cùng của cơ thể, trong đó có tai. Đôi khi tình trạng này có thể gây nhột nhạt hoặc các cảm giác khác, và người đó có thể đưa tay lên sờ vào tai.[1]
- Quan sát đôi môi mím chặt. Người nói dối thường mím môi chặt hơn và thường xuyên hơn khi họ không nói thật.[2] Điều này có thể biểu hiện sự tập trung khi họ đang sáng tác câu chuyện.
-
Tìm
dấu
hiệu
ít
chớp
mắt.
Hành
động
nói
dối
đòi
hỏi
nhiều
năng
lượng
nhận
thức,
vì
người
nói
dối
cần
phải
tập
trung
nhiều
hơn
khi
dùng
sức
mạnh
tinh
thần.
Người
ta
thường
chớp
mắt
ít
hơn
khi
sử
dụng
năng
lượng
nhận
thức,
vì
vậy
bạn
hãy
chú
ý
đến
dấu
hiệu
ít
chớp
mắt
nếu
bạn
nghi
ngờ
ai
đó
đang
nói
dối.
- Tương tự là động tác cựa quậy. Người ta thường ít nhúc nhích hơn khi hoạt động nhận thức gia tăng, chẳng hạn như khi đang nói dối.[3]
- Theo dõi cử động cơ thể của người đó. Nhiều người đang nói dối thường đứng bất động. Một số người cho đó là phản ứng của cơ thể trước một tình huống nguy hiểm. Tương tự như phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy’’, cơ thể sẽ đứng yên và chuẩn bị chiến đấu.[4]
Để ý ngôn ngữ nói ra bằng lời[sửa]
- Để ý cách dùng từ của họ. Ngôn ngữ trong câu chuyện bịa thường không mang tính cá nhân. Người đang nói dối có thể bớt dùng những từ ở ngôi thứ nhất như ‘’tôi’’ hoặc ‘’của tôi’’. Người đó có thể tránh nhắc đến tên riêng, thay vào đó là các đại từ như ‘’anh ta’’ và ‘’cô ta’’ thường xuyên hơn.[3], [2]
- Quan sát hành vi ‘’đánh trống lảng’’. Khi bạn hỏi một người nói dối, họ có thể lái câu hỏi của bạn sang hướng khác. Anh ta có thể đổi chủ đề hoặc trả lời bạn cũng bằng một câu hỏi.[3]
-
Lưu
ý
những
từ
ngữ
lặp
đi
lặp
lại.
Người
đang
nói
dối
có
thể
lặp
lại
một
số
từ
ngữ
nào
đó.
Điều
này
có
vẻ
như
anh
ta
đang
cố
gắng
tự
thuyết
phục
mình
tin
vào
câu
chuyện
mà
anh
ta
đang
kể.
Cũng
có
thể
những
từ
ngữ
nào
đó
là
một
phần
của
lời
nói
dối
mà
anh
ta
đang
diễn
tập.[5]
- Người nói dối cũng có thể lặp lại câu hỏi của bạn, có lẽ anh ta đang cố gắng kéo dài thời gian để nghĩ cách phản ứng thích hợp.[6]
- Lắng nghe những câu bị ngắt quãng. Thông thường, người nói dối sẽ bắt đầu trả lời và ngừng lại. Sau đó bắt đầu lại hoặc không nói hết câu.[6] Đây có thể là một biểu hiện cho thấy họ đã nhận ra những lỗ hổng trong câu chuyện của mình và đang cố lấp liếm sơ sót đó.
- Nhận biết khi người đó chữa lại những lời nói họ nói. Người nói dối thường bất giác chữa lại lời nói của mình khi đang cố gắng tô điểm và gọt giũa câu chuyện họ đang kể. Nếu để ý thấy người đó thường xuyên chữa lại câu nói của mình thì có lẽ câu chuyện của họ là được dựng nên.[7]
-
Tìm
sự
thiếu
chi
tiết
trong
câu
chuyện.
Người
nói
dối
thường
bỏ
qua
những
chi
tiết
nhỏ
mà
người
nói
thật
hay
nhắc
đến.
Những
chi
tiết
nhỏ
thường
khó
thu
thập
và
ghi
nhớ,
do
đó
người
nói
dối
cảm
thấy
tốt
nhất
là
nên
bỏ
qua.[7]
- Người nói thật có thể mô tả tiếng nhạc nền trong một cảnh nào đó, trong khi người nói dối có thể bỏ qua chi tiết này. Câu chuyện sẽ chung chung mơ hồ để họ có thể nhớ được những điều phải nói.
- Người nói dối cũng có thể mô tả các chi tiết một cách không nhất quán, do đó bạn hãy chú ý đến các chi tiết của câu chuyện.[2]
Theo dõi các phản ứng của người đó[sửa]
- Để ý xem nét mặt của người đó có biểu lộ cảm xúc một cách trọn vẹn không. Khi một người cố tình thể hiện cảm xúc giả tạo, nét mặt của anh ta sẽ phản bội anh ta. Ví dụ, nếu người đó mỉm cười, bạn hãy nhìn xem mắt anh ta có cười theo không. Tương tự, nếu người đó khóc, cảm xúc đó có biểu lộ ở nửa dưới khuôn mặt của họ không?[8]
-
Hỏi
một
câu
mà
người
đó
không
dự
tính
trước.
Người
nói
dối
thường
sắp
xếp
câu
chuyện
của
họ
bằng
những
câu
hỏi
được
dự
tính
trước.
Khi
bạn
khiến
họ
bất
ngờ
bằng
cách
hỏi
một
điều
gì
đó
khó
đoán
trước,
có
thể
họ
sẽ
không
có
lời
đáp
thỏa
đáng.[9]
- Ví dụ, nếu người đó nói rằng anh ta đi ăn ở một nhà hàng nào đó, có lẽ anh ta sẽ đoán rằng bạn sẽ hỏi về thức ăn, bồi bàn và bữa ăn hết bao nhiêu tiền. Nhưng anh ta có thể không ngờ đến câu hỏi rằng nhà vệ sinh ở đâu.
-
Đọc
những
biểu
hiện
thoáng
qua
trên
gương
mặt.
Những
biểu
hiện
thoáng
qua
là
những
cử
động
rất
nhỏ
trên
nét
mặt
biểu
hiện
cho
cảm
xúc
thật
của
người
đó.
Những
cảm
xúc
này
vụt
qua
rất
nhanh,
đôi
khi
chỉ
kéo
dài
1/125
giây.[10]
- Những biểu hiện thoáng qua bộc lộ cảm xúc, nhưng chưa chắc đã cung cấp cho bạn các manh mối về nguyên nhân tại sao họ có cảm xúc đó. Ví dụ, nếu biểu hiện thoáng qua của người nói dối cho thấy sự lo sợ thì có thể là vì cô ta sợ bị phát giác. Nhưng một người thành thật cũng có thể biểu lộ sự lo lắng vì sợ mọi người không tin mình.
-
Quan
sát
sự
thiếu
nhất
quán
giữa
lời
nói
và
điệu
bộ.
Đôi
khi
người
ta
nói
một
đằng
nhưng
vô
tình
cơ
thể
họ
lại
phản
ứng
một
nẻo.
Ví
dụ,
anh
ta
có
thể
trả
lời
“có”,
nhưng
đầu
anh
ta
lại
lắc
như
muốn
nói
“không”.[1]
- Nhớ rằng các dấu hiệu không lời thay đổi rất lớn tùy vào từng người. Dấu hiệu mà bạn nhận thấy ở người này có thể không đúng với người khác.[11]
Lời khuyên[sửa]
- Rất khó để xác định liệu một người có đang nói dối hay không qua tin nhắn hoặc thư từ. Một nghiên cứu đã cho thấy những người nói dối mất thời gian lâu hơn khi trả lời tin nhắn, một phần là do họ phải gọt giũa để làm cho tin nhắn của họ thật hoàn hảo.[12]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 http://communitytable.com/57236/viannguyen/former-cia-officers-share-6-ways-to-tell-if-someones-lying/
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://www.cbc.ca/news/technology/deception-detection-how-to-tell-if-someone-is-lying-1.2689662
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://time.com/77940/detect-lying/
- ↑ http://www.businessinsider.com/11-signs-someone-is-lying-2014-4#3-they-stand-very-still-3
- ↑ http://www.businessinsider.com/11-signs-someone-is-lying-2014-4
- ↑ 6,0 6,1 http://newsroom.ucla.edu/releases/how-to-tell-when-someone-s-lying-202644
- ↑ 7,0 7,1 https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201407/9-ways-tell-whos-lying-you
- ↑ http://www.cbc.ca/news/technology/deception-detection-how-to-tell-if-someone-is-lying-1.2689662
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2014/04/16/lie-detection-tricks-tips-strategies_n_5065320.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/deception/200904/micro-expressions-and-good-liar
- ↑ http://www.truthaboutdeception.com/community-features/common-questions/677-how-to-tell-if-someone-is-lying.html
- ↑ http://news.byu.edu/archive13-sep-lyingchats.aspx