Cách nhận biết nếu bạn bị trầm cảm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cảm thấy buồn bã? Bạn có thể đã bị trầm cảm. Nhưng không chỉ buồn trong một ngày. Trầm cảm là chứng rối loạn tâm lý phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sống hằng ngày. Trầm cảm có phạm vi rộng hơn cả cảm giác buồn bã hay mất mát rất nhiều, vì con người thường không thể “vực dậy tinh thần một sớm một chiều”. Với nhiều triệu chứng tinh thần, cảm xúc và thể chất, bệnh có thể trở nặng rất nhanh. Tin tốt là vẫn có nhiều cách để phòng tránh và chữa trị bệnh trầm cảm.

Các bước[sửa]

Nhận biết Triệu chứng của Chứng Rối loạn Trầm cảm[sửa]

  1. Chẩn đoán triệu chứng tinh thần/cảm xúc. Bệnh trầm cảm thể hiện rõ về mặt thể chất, tinh thần, và cảm xúc. Chuyên gia sức khỏe tâm thần sử dụng hệ thống chẩn đoán bệnh trầm cảm bao gồm trải nghiệm phần lớn triệu chứng đi kèm đến từ môi trường bên ngoài (gia đình, trường học, công việc, xã hội) trong 2 tuần hoặc lâu hơn:[1]
    • Cảm giác chán nản tột độ cả ngày (buồn bã, xuống tinh thần)
    • Cảm thấy thất vọng hoặc thấy mình vô dụng (bạn không thể làm được điều gì để cải thiện tình hình)
    • Mất đi niềm vui hoặc hứng thú tham gia hầu hết mọi hoạt động (những hoạt động mà trước kia bạn rất thích)
    • Khó tập trung (khi ở nhà, khi làm việc, khi học bài; những gì dễ dàng giờ lại khó khăn với bạn)
    • Cảm giác tội lỗi (cảm giác như bạn đã phạm sai lầm và không bao giờ có thể bù đắp)
    • Cảm giác mất đi giá trị (những gì bạn làm đều không còn quan trọng)
    • Suy nghĩ đến cái chết hay tự kết liễu cuộc đời
  2. Nhận biết ý nghĩ tự tử. Mặc dù không cần phải nhận biết bạn có ý nghĩ tự tử hay không trong quá trình chẩn đoán bệnh trầm cảm, nhưng đó có thể là một trong những triệu chứng rối loạn.[1] Nếu đã từng có ý nghĩ tự tử hoặc muốn kết thúc cuộc sống của bạn, đừng chần chừ. Hãy tìm đến một người bạn hoặc một người thân giúp đỡ hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia.
    • Khi cảm thấy bạn đang có nguy cơ tự tử, hãy gọi cho Dịch Vụ Cấp Cứu.
    • Có thể trực tiếp đến Phòng Cấp Cứu tại bệnh viện địa phương. Chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ làm việc với bạn để đưa ra kế hoạch xoa dịu bạn và cũng giúp bạn tìm ra một số giải pháp đương đầu với suy nghĩ tự tử.
    • Nếu bạn nhờ đến bác sĩ chuyên khoa, hãy kể với bác sĩ việc bạn đang có ý định tự tử.
    • Gọi đến Cơ quan Ngăn chặn Tự tử Quốc Gia (National Suicide Prevention Lifeline), hoạt động 24 tiếng mỗi ngày, 7 ngày một tuần qua số 1-800-273-TALK (8255) tại Mỹ. Tổng đài viên đã qua huấn luyện bài bản, hỗ trợ bạn với giải pháp hữu hiệu nhằm bỏ đi ý định tự tử. Ở Việt Nam, bạn có thể gọi số 1900599930 để liên lạc với Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý (PCP).
  3. Chẩn đoán triệu chứng về mặt thể chất. Bệnh trầm cảm có thể làm thay đổi cơ thể và hành vi của bạn. Khi chẩn đoán, chuyên gia sức khỏe tâm thần thường nhìn vào các triệu chứng thể chất để giúp việc chẩn đoán chính xác hơn. Khá tương tự các triệu chứng cảm xúc/tinh thần, chẩn đoán bệnh trầm cảm thường bao gồm trải nghiệm hầu hết những triệu chứng dưới đây trong 2 tuần hoặc lâu hơn:[1]
    • Thay đổi giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc ngủ không đủ giấc)
    • Thay đổi trong cách ăn uống (ăn quá nhiều hoặc ăn không ngon miệng)
    • Di chuyển chậm (cảm giác như việc di chuyển lấy đi tất cả sức lực của mình)
    • Hao hụt năng lượng, mệt mỏi (không có năng lượng làm việc, không thể ra khỏi giường)
  4. Suy ngẫm về tình huống căng thẳng kéo dài hay gần đây. Tình huống căng thẳng gần đây có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Ngay cả những tình huống tích cực nhất cũng có thể gây ra chứng trầm cảm, như chuyển chỗ làm, kết hôn, hay có con. Cơ thể và trí óc bạn cần có thời gian thích nghi với trải nghiệm mới, và đôi khi một số thay đổi gần đây lại có thể làm bạn trầm cảm. Khi trải qua một sự việc đau buồn (như đánh mất đứa con hay trải qua một thiên tai), trầm cảm sẽ xảy ra. Trải nghiệm tiêu cực kéo dài có thể gây ra trầm cảm, chẳng hạn như có tuổi thơ đau khổ hoặc bị lạm dụng về mặt thể chất, tinh thần, hay bị xâm hại tình dục.[2]
    • Sử dụng một số chất có thể gây trầm cảm, đặc biệt là chứng nghiện rượu.
    • Các vấn đề sức khỏe dẫn đến trầm cảm, như khi được chẩn đoán hay phải đương đầu với khó khăn về sức khỏe.
    • Chỉ vì bạn phải trải qua một tình huống căng thẳng nào đó không có nghĩa rằng bạn có nguy cơ bị trầm cảm. Nó có thể dẫn đến một giai đoạn mang tính trầm cảm, nhưng không hẳn là bạn đang mắc phải chứng trầm cảm.
  5. Kiểm tra lý lịch cá nhân. Nếu đã từng gặp nhiều khó khăn với các triệu chứng trầm cảm, thì bạn càng có nguy cơ bị trầm cảm thêm lần nữa. Khoảng 50% người trải qua giai đoạn mang tính trầm cảm thì sẽ mắc phải chứng trầm cảm lại một lần nữa trong cuộc đời.[3] Kiểm tra những trải nghiệm trước đó của bạn và ghi chú lại mọi giai đoạn trầm cảm kéo dài mà bạn đã trải qua.
  6. Xem xét lý lịch gia đình. Chú ý liệu có bất cứ người thân gia đình của bạn bị trầm cảm không (anh em, chị em, ba mẹ). Sau đó xem xét các thành viên khác trong đại gia đình (cô dì, chú bác, anh em họ, ông bà) và lưu ý đến các triệu chứng trầm cảm. Xem thử có ai trong gia đình của bạn đã từng có ý định tự tử hay trải qua vấn đề sức khỏe tâm thần hay không. Bệnh trầm cảm thường mang tính lây truyền trong gia đình và sở hữu gen di truyền mạnh. Nếu phát hiện người thân bị trầm cảm, bạn sẽ càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.[4]
    • Bạn nên hiểu rằng mỗi gia đình đều đã từng trải qua một số vấn đề sức khỏe tâm thần nào đó. Nhưng chỉ vì có một người cô hay ba mẹ gặp vấn đề sức khỏe tâm thần thì không có nghĩa rằng bạn sẽ có nguy cơ bị trầm cảm hay một vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Nhận biết nhiều dạng Trầm cảm Khác nhau[sửa]

  1. Quan sát triệu chứng Rối loạn Cảm xúc theo mùa (Seasonal Affective Disorder hay SAD). Bạn sẽ thấy hạnh phúc và thảnh thơi suốt mùa hè, nhưng lại cảm thấy buồn bã vào mùa đông lạnh lẽo và âm u. Triệu chứng mang tên SAD bắt đầu xuất hiện khi bạn thấy một ngày trở nên ngắn ngủi hơn và khi ánh mặt trời không còn thấy rõ. Triệu chứng Rối loạn Cảm xúc theo mùa có thể thay đổi, nhưng nhìn chung lại khá giống với các triệu chứng chính của Chứng Rối Loạn Trầm Cảm Nghiêm trọng và khác nhau về mặt địa lý.[5] Những nơi có ít ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian (như bang Alaska, Mỹ) lại có tỉ lệ người mắc chứng SAD cao hơn.
    • Nếu mắc chứng SAD, hãy tận dụng ánh sáng mặt trời nếu có thể. Dậy sớm vào buổi sáng và tản bộ, hay ăn một bữa nhẹ vào giữa trưa ở ngoài trời.
    • SAD có thể được chữa trị hiệu quả bằng liệu pháp ánh sáng, nhưng gần một nửa người bị SAD lại không thể cảm thấy tốt hơn nếu chỉ thông qua liệu pháp này. Để biết thêm thông tin về liệu pháp ánh sáng, tìm hiểu thêm một số bài đọc liên quan trên wikiHow.
  2. Nhận biết sự khác biệt của trầm cảm ở thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên bị trầm cảm theo cách khác so với người trưởng thành. Chúng thường hay khó chịu, trở nên cộc cằn, hay luôn hằn học khi mắc chứng trầm cảm. Những lời than phiền về cơn đau và nhức mỏi không thể giải thích cũng phần nào mô tả rõ hơn về bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên.[2]
    • Nổi giận đột ngột và nhạy cảm thái quá với lời phê bình có thể cũng dẫn đến chứng trầm cảm.
    • Điểm kém, lánh xa bạn bè, và lạm dụng cồn hay thuốc đều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan tới trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên.[6]
  3. Kiểm tra triệu chứng trầm cảm sau khi sinh. Sinh con là khoảnh khắc thiêng liêng giúp tạo dựng một gia đình và mang lại một sinh linh nhỏ. Với người phụ nữ, bất kể thế nào, giai đoạn sau khi sinh không gì khác là niềm hân hoan và vui sướng. Những thay đổi hóc môn, thể chất, và thêm một vai trò mới khi phải chăm sóc thêm một đứa bé có thể trở nên quá sức với họ. Ước tính khoảng 10 đến 15% phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh.[7] Với một số bà mẹ, trầm cảm lại xảy ra rất sớm trong giai đoạn hậu sản, trong khi đó với những bà mẹ khác, thì bệnh xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu, rồi dần trở nên rõ rệt hơn.[8] Đi kèm với các triệu chứng trầm cảm kể trên, một số dấu hiệu bổ sung của chứng trầm cảm sau khi sinh gồm có:[8]
    • Thiếu quan tâm đến đứa bé
    • Có nhiều cảm nhận tiêu cực về đứa bé
    • Lo lắng làm hại đứa bé
    • Thiếu quan tâm bản thân
  4. Nhận biết rối loạn trầm cảm kéo dài. Dạng trầm cảm này ít nghiêm trọng hơn Chứng Rối Loạn Trầm Cảm Trầm Trọng, nhưng lại dai dẳng tồn tại trong khoảng thời gian dài hơn. Người bị chứng rối loạn trầm cảm kéo dài thường có biểu hiện phiền muộn kéo dài 2 năm hoặc lâu hơn. Triệu chứng trầm cảm thường xuất hiện trong một khung thời gian nhất định, song tâm trạng phiền muộn lại dai dẳng bám theo bạn đến tận 2 năm.[7]
  5. Nhận biết triệu chứng trầm cảm loạn tâm thần. Chứng trầm cảm này xuất hiện khi một người bị trầm cảm nghiêm trọng đi kèm chứng rối loạn tâm thần. Chứng rối loạn tâm thần có thể gồm có niềm tin sai lầm (như tin rằng bạn là tổng thống hay gián điệp), ảo giác (một khoảng cách xa với hiện thực, như tin rằng bạn bị ai đó theo dõi) hay những ảo giác khác (nghe hay nhìn thấy những thứ mà người khác không hề trải nghiệm).[7]
    • Trầm cảm rối loạn tâm thần có thể nguy hiểm và dẫn đến tử vong bởi khoảng cách xa vời với thực tế. Hãy tìm giúp đỡ ngay bằng cách liên lạc một người bạn, hay gọi đến dịch vụ cấp cứu.
  6. Nhận biết triệu chứng rối loạn lưỡng cực. Dấu hiệu đặc trưng của rối loạn lưỡng cực là trạng thái dao động của tâm trạng. Tâm trạng một người có thể đi xuống (trầm cảm nặng) và rồi lại đi lên (chứng hưng cảm). Rối loạn lưỡng cực làm thay đổi đáng kể tâm trạng, hành vi và suy nghĩ của một cá nhân. Khi mắc phải chứng hưng cảm, một người có thể cư xử khác lạ, như đột ngột nghỉ việc, mua sắm rất nhiều, hay làm việc trong nhiều ngày mà không ngủ. Chứng trầm cảm có xu hướng trở nặng, như làm bạn không muốn ra khỏi giường, không thể giữ nỗi công việc, hay không thể thực hiện hoạt động thường ngày.[9] Nếu mắc phải triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia. Các triệu chứng này không thể tự biến mất khi không có sự can thiệp. Một vài triệu chứng của chứng hưng cảm gồm có:[9]
    • Cảm thấy lạc quan bất thường
    • Cảm thấy mình quá cáu kỉnh
    • Cảm thấy dồi dào năng lượng dù ngủ rất ít
    • Suy nghĩ dồn dập
    • Nói quá nhanh
    • Óc phán đoán suy giảm, bốc đồng
    • Ảo tưởng hay ảo giác
    • Để biết thêm thông tin về rối loạn lưỡng cực, tìm hiểu thêm một số bài viết về rối loạn lưỡng cực trên trang wikiHow.

Đối phó với Chứng trầm cảm[sửa]

  1. Tìm đến chuyên gia sức khỏe tâm thần. Khi vẫn không chắc chắn về trạng thái cảm xúc của bạn hay cảm thấy như mình đang đấu tranh với giai đoạn trầm cảm, hãy tìm liệu pháp điều trị ngay. Bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn hiểu rõ về chứng trầm cảm và đưa ra những giải pháp đối phó hữu hiệu để phòng ngừa giai đoạn trầm cảm xảy ra trong tương lai. Liệu pháp điều trị là cách chữa trị bệnh trầm cảm hiệu quả, khi giúp người bệnh hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh, giúp họ vượt qua cảm giác tiêu cực, và bắt đầu bình tâm và cư xử bình thường trở lại.[10]
    • Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive-behavior therapy hay CBT) được xem là khá hữu hiệu trong việc điều trị chứng trầm cảm. Nó giúp bạn đương đầu với ý nghĩ tiêu cực và biến chúng thành suy nghĩ tích cực hơn. Bạn có thể học cách nhìn nhận lại môi trường và các mối quan hệ với thái độ thông cảm hơn.[10]
  2. Cân nhắc tìm đến bác sĩ tâm thần để được tư vấn. Đối với một số bệnh nhân, liệu pháp điều trị với thuốc có thể có ích trong việc chữa trị các triệu chứng trầm cảm. Nên biết rằng thuốc trị bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể mang lại một số rủi ro.[2] Hãy tìm cho mình dịch vụ y tế hay bác sĩ tâm thần để hiểu thêm về các loại thuốc chống trầm cảm.
    • Hỏi bác sĩ kê toa về những phản ứng phụ và mọi rủi ro khi dùng thuốc.
    • Nếu cảm thấy mình có ý định tự tử bằng thuốc, hãy kể ngay với bác sĩ kê toa.
    • Nếu bắt đầu uống thuốc chống trầm cảm, ngưng uống thuốc ngay nếu thấy hiệu quả. Hãy sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  3. Tránh cô lập bản thân. Quan trọng là bạn phải cảm nhận được yêu thương và giúp đỡ, đặc biệt lại càng cần thiết hơn nếu bạn đang mắc phải chứng trầm cảm. Bạn sẽ có khuynh hướng cô lập bản thân khỏi bè bạn và gia đình, nhưng việc dành nhiều thời gian với những người bạn sẽ có thể giúp bạn lấy lại tâm trạng dễ hơn. Khi trầm cảm, cố gắng dành thời gian cho bạn bè, ngay cả khi cơ thể hay tâm trí không cho phép.[11]
    • Bạn cũng có thể tham gia nhóm hỗ trợ. Hãy tìm đến Liên Minh Quốc Gia Trợ Giúp Người Bệnh Tâm Thần (NAMI) tại trang https://www.nami.org/ để biết thêm thông tin về trầm cảm và cách để tìm một nhóm hỗ trợ.
  4. Rèn luyện sức khỏe. Theo hầu hết các nghiên cứu, rèn luyện thể chất mang đến nhiều lợi ích trong việc chữa trị chứng trầm cảm. Một vài nghiên cứu cho thấy việc tập luyện có thể giúp xoa dịu các triệu chứng trầm cảm và phòng ngừa bệnh sẽ tái phát trong tương lai. Có thể sẽ hơi khó để nói bạn đi tập gym hay đi bộ -- đặc biệt khi chứng trầm cảm làm bạn mất hết toàn bộ sức lực – nhưng hãy cố tìm kiếm động lực giúp bản thân tập luyện.[12]
    • Bài tập đơn giản như đi bộ 20-40 phút mỗi ngày. Nếu nuôi chó, hãy dắt chó đi dạo mỗi ngày để gia tăng cảm giác hạnh phúc gấp đôi.
    • Nếu cảm thấy khó lòng tìm thấy động lực để trở nên năng động, nhắc nhở bản thân rằng một khi đã vận động, bạn sẽ không hối tiếc khi đã cố gắng hết mình. Hiếm khi có ai rời khỏi phòng tập gym với ý nghĩ rằng “Mình chỉ phí thời gian ở đây, đáng lẽ mình không nên đi”.
    • Hãy tìm cho mình một người bạn đồng để có động lực luyện tập. Ý thức trách nhiệm có thể sẽ giúp bạn đi đến phòng tập gym.
  5. Kiểm soát căng thẳng của bạn. Kiểm soát căng thẳng là cách giúp đối phó và phòng chống trầm cảm. Hãy tập luyện hàng ngày để giúp bản thân thư giãn (không kể đến phương tiện thông tin đại chúng). Hãy tập yoga, ngồi thiền, tập thái cực quyền, hay sử dụng các kỹ năng thư giãn cơ bắp. Bạn cũng có thể viết nhật ký hay thỏa sức sáng tạo qua vẽ tranh, sơn màu, hoặc may vá.[11]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bị trầm cảm trong một thời gian dài, bạn sẽ phải cần thời gian khá lâu để hoàn toàn khỏi bệnh trầm cảm. Đừng quá mong đợi vào những kết quả tức thì.

Cảnh báo[sửa]

  • Lạm dụng thuốc có thể xoa dịu tức thì triệu chứng trầm cảm, nhưng có thể làm bệnh ngày càng trở nặng theo thời gian. Nếu dùng sai thuốc hay uống rượu khi trị trầm cảm, hãy dừng ngay và trao đổi với chuyên gia sức khỏe tâm thần về một số phương pháp điều trị thay thế.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây