Câu hỏi thi trắc nghiệm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài đang viết

Câu hỏi đúng - sai[sửa]

Câu hỏi đúng - sai còn được gọi là câu hỏi hai vế được dùng để đánh giá khả năng xác định tính chính xác của một vấn đề. Loại câu hỏi này thường được sử dụng để kiểm tra khả năng của học sinh trong các tình huống trả lời "bắt buộc": đúng-sai; có - không; chính xác - không chính xác v.v.. và chỉ có một đáp án duy nhất. Những câu hỏi được thiết kế tốt có thể đánh giá được mức độ kiến thức, khả năng hiểu và vận dụng kiến thức. Tính ứng dụng và hiệu quả của việc áp dụng câu hỏi thi loại này ở các cấp học cao vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Nhưng ưu điểm của câu hỏi đúng - sai

- Dễ thiết kế câu hỏi

- Chấm điểm nhanh

- Tránh được các nhận xét chủ quan khi chấm điểm

- Dễ áp dụng khi cần phải kiểm tra một số đông học sinh

- Có hiệu quả như cách đánh giá bằng kiểm tra nói hay kiểm tra viết

- Có lợi đối với học sinh có kỹ năng viết và đọc kém

- Có thể kiểm tra được một lượng kiến thức lớn một cách nhanh chóng

- Là cơ sở để phát triển các thiết bị chấm bài thi

Nhược điểm:

- Đánh giá nhầm hoặc đánh giá cao hơn học lực có thực do học sinh có thể "đoán" câu trả lời

- Khó phân biệt giữa các câu hỏi khó và câu hỏi mang tính "cài bẫy"

- Dễ dẫn đến việc kiểm tra những kiếm thức không quan trọng hay hàm chứa ít kiến thức

- Hiệu quả đánh giá khả năng suy luận thấp

- Trong trường hợp những kiếm thức cần kiểm tra đưa ra trong câu hỏi chưa được chứng minh, loại câu hỏi kiểu này sẽ không phản ánh được sự nhận thức của học sinh

- Bị chỉ trích là khuyến khích kiểu học vẹt của học sinh

Câu hỏi lựa chọn từ nhiều khả năng[sửa]

Đây là dạng câu hỏi thường được sử dụng trong các bài thi và kiểm tra. Các câu hỏi loại này bao gồm hai phần:

(1) Phần chứa nội dung (hay phần thân) là phần cung cấp thông tin và có thể được thiết kế dưới dạng câu hỏi trực tiếp hoặc một tình huống chưa hoàn chỉnh (như còn chỗ trống cần được tìm phương án hoàn thành)

(2) Phần chứa các lựa chọn thường được đánh số 1,2,3,4.. hay a, b, c, d,.. gồm một lựa chọn đúng vài lựa chọn không đúng. Những lựa chọn không đúng được gọi là những thông tin "gây nhiễu" hay "làm rối".

Loại câu hỏi này được sử dụng rỗng rãi do tính đa năng của nó trong việc đánh giá học sinh thuộc nhiều lĩnh vực học tập khác nhau. Các câu hỏi được thiết kế tốt phản ánh được kiến thức chủ đạo, khả năng bao quát, phân tích, tổng hợp và đánh giá của học sinh. Thêm vào đó, các câu hỏi loại này đảm bảo được tính đánh giá chân thực và hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm này, loại câu hỏi đa lựa chọn vẫn có những hạn chế như không đánh giá tốt được khả năng nhận biết và diễn đạt ý tưởng, khả năng thiết kế và tranh luận cũng như trình bày những ý tưởng mới của học sinh:

Những ưu điểm:

- Cho phép kiểm tra được kiến thức ở một phạm vi rộng các chủ đề trong chương trình.

- Có thể cung cấp thông tin mang tính suy đoán về nhận thức của học sinh qua phân tích các kiểu lựa chọn đối với câu trả lời sai.

- Đánh giá được khả năng lựa chọn và quyết định của học sinh khi trước nhiều vấn đề được đưa ra.

- Cho phép so sánh và đánh giá các khái niệm, các giả thuyết, ý tưởng có liên quan với nhau.

- Có thể điều chỉnh mức độ khó bằng cách thay đổi mức độ khác nhau giữa các lựa chọn trong phần 2 của câu hỏi.

- Kiểm tra được khả năng phân tích câu hỏi

- Hạn chế được đánh giá chủ quan khi chấm điểm

- Dễ áp dụng với số đông học sinh

- Có thể chấm điểm hoặc bằng tay hoặc bằng máy

- Đánh giá được kiến thức của các học sinh có kỹ năng viết kém

- Ít bị ảnh hưởng bởi các câu trả lời do "đoán mò" so với câu hỏi đúng sai

Nhược điểm:

- Có vẻ thiên vị cho các học sinh có khả năng đọc tốt và có kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm

- Có khi đánh giá không đúng (đánh giá quá cao) năng lực học tập của học sinh do học sinh có bí quyết sử dụng cách loại trừ câu trả lời không đúng.

- Không đánh giá được khả năng đề xuất, tổ chức và trình bày ý tưởng nhất là các ý tưởng mới, độc đáo.

- Không cung cấp thông tin phản hồi một cách hiệu quả.

- Bất lợi đối với các học sinh chưa quen với các bài thi trắc nghiệm.

- Bất lợi đối với học sinh không vững tâm lý khi thi cử.

- Đôi khi đòi hỏi độ "rườm rà" về thủ tục và tốn kém do phải in ấn, bảo quản, vận chuyển đề thi và các bản trả lời.

- Mất nhiều thời gian cho "tập luyện"

Một vài điều cần chuẩn bị khi thiết kế câu hỏi[sửa]

Người "ra đề" hay chuẩn bị các câu hỏi thi bắt buộc phải nắm vững kiến thức môn học và cả những lĩnh vực liên quan.

Người ra đề cũng cần có kinh nghiệm trong làm bài và trả lời các bài thi trắc nghiệm, hiểu tâm lý của học sinh khi làm bài thi trắc nghiệm.

Tránh trường hợp nội dung câu hỏi này là câu trả lời cho câu hỏi kia trong cùng một đề thi.

Số lượng câu hỏi, số bộ câu hỏi hay số đề thi phải rất lớn (ngân hàng đề). Mức độ "lớn" của ngân hàng phụ thuộc vào tầm quan trọng (hay mức độ quan trọng) của mỗi kỳ thi hoặc kiểm tra.

Câu hỏi và bộ câu hỏi chỉ được thiết kế với mục đích kiểm tra kiến thức cho học sinh chứ không phải cho học sinh học kiến thức.

Một vài điều cần chuẩn bị của học sinh[sửa]

- Chuẩn bi kiến thức rộng, bao quát toàn bộ chương trình của môn học và các môn liên quan (nhất là khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức ở trình độ cao).

- Có thời gian làm quen với hình thức thi trắc nghiệm. Nếu học sinh chưa được làm quen và rèn luyện kỹ năng làm bài, kết quả sẽ thấp hơn rất nhiều học lực thực của học sinh.

- Chủ động về thời gian trong phòng thi trắc nghiệm rất quan trọng.

- "Rèn luyện " về tâm lý tốt cho các kỳ thi trắc nghiệm.

* Luôn phải ghi nhớ rằng chỉ dùng các đề thi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức của mình chứ không được coi đó là "chuẩn" kiến thức cho việc học !!!

Các trang tham khảo[sửa]

http://en.wikipedia.org/wiki/SAT

http://www.psychologicalscience.org

http://www.testprepreview.com

http://www.park.edu


Nguyễn Bá Tiếp