Cải thiện thái độ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thái độ là đánh giá dựa trên phán xét về một người, một sự vật, hoặc sự kiện nào đó. Thái độ thường bắt nguồn từ trải nghiệm, niềm tin, hoặc cảm xúc trong quá khứ của một người nào đó . Ví dụ, bạn không thích bánh pizza bởi vì bạn bị ngộ độc thực phẩm trong quá khứ sau khi ăn pizza. Thay đổi thái độ sẽ bao gồm thay đổi cách đánh giá của bạn trước thế giới xung quanh. Để thay đổi hoặc cải thiện thái độ, bạn cần phải đánh giá yếu tố gây ảnh hưởng đến phán quyết của bạn. Sau đó, tìm kiếm thông tin có thể biến đổi nó, và từ đó, hình thành quan điểm có ích hơn.[1]

Các bước[sửa]

Điều chỉnh thái độ[sửa]

  1. Xác định thái độ mà bạn cần thay đổi. Bạn phải hiểu rõ điều mà bạn cần thay đổi. Thiết lập mục tiêu là chìa khóa dẫn đến thành công trong mọi việc. Bạn cần phải tự đánh giá bản thân một cách trung thực và sâu sắc. Phương pháp này sẽ giúp bạn xác định rõ đặc điểm cần cải thiện hoặc thay đổi.[2]
  2. Đánh giá lý do bạn muốn cải thiện thái độ. Động lực sẽ tác động trực tiếp đến khả năng thay đổi của bạn. Vì vậy, bạn cần phải thật sự mong muốn nó để có thể cải thiện thái độ và bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để đóng vai trò tích cực trong quá trình này.
    • Tự hỏi bản thân vì sao bạn muốn cải thiện thái độ với cá nhân, sự vật, hoặc sự kiện nào đó. Quyết định của bạn có bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài hay không? Ví dụ, có phải sếp của bạn đã yêu cầu bạn phải thay đổi thái độ? Hay là một người bạn nào đó đã nói rằng thái độ của bạn khiến họ khó chịu? Do đó, sở hữu động lực để cải thiện thái độ là điều quan trọng. Tận dụng động lực từ bên trong sẽ sản sinh nhiều sự hào hứng và sự sáng tạo hơn, đem lại kết quả tốt hơn.[3]
  3. Cố gắng viết nhật ký để tạo điều kiện cho quá trình tự phản ánh. Khi cố gắng cải thiện thái độ đối với cá nhân, sự vật, tình huống, hoặc sự kiện nào đó, bạn cần phải xem xét yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của mình. Tiêu chuẩn đánh giá của bạn dựa trên nhân tố nào? Bạn hy vọng đạt được điều gì thông qua quá trình điều chỉnh thái độ. Viết nhật ký rất quan trọng cho quá trình tự phản ánh. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân, đưa ra quyết định mạnh mẽ và thận trọng hơn, và giúp bạn quan tâm đến quá trình tự chăm sóc bản thân. Nó liên hệ một cách sâu sắc đến việc cải thiện sức khỏe tinh thần cũng như tâm trạng.[4] Sau đây là một vài câu hỏi mà bạn có thể đặt ra cho bản thân trong quá trình tự phản ánh:[1]
    • Cải thiện thái độ có khiến mình cảm thấy tốt hơn về cá nhân hoặc sự kiện đó? Nó có giúp giảm thiểu cảm xúc khó chịu?
    • Cải thiện thái độ có bảo đảm cho sự giao tiếp tốt hơn với người khác? Hay là người khác sẽ nhìn mình theo cách tốt đẹp hơn? Liệu nó có cho phép mình hoạt động hiệu quả hơn với nhóm người hoặc với người này hay không?
    • Cải thiện thái độ có giúp mình đạt được mục tiêu hoặc thay đổi điều nào đó về sự kiện?
    • Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng phán xét của mình về cá nhân, sự kiện, hoặc sự vật này?
    • Mình có từng trải qua điều tương tự trong quá khứ? Nó là gì? Còn về trải nghiệm tiêu cực thì sao?
    • Cảm xúc nào đang vây quanh phán quyết của mình? Mình có phẫn uất, tức giận, ghen tị, v.v? Nguyên nhân nào khiến mình có những cảm giác này?
    • Có phải một niềm tin cụ thể nào đó đang ảnh hưởng đến thái độ (sự phán xét) của mình? Chúng là gì? Niềm tin này liên kết thái độ của mình với cá nhân, sự kiện, hoặc sự vật cụ thể đó bằng cách nào? Niềm tin của mình có đầy thách thức không? Liệu nó có mở ra quá trình đánh giá hoặc phát triển?
  4. Hình dung về sự ảnh hưởng của thái độ đã được cải thiện đến cuộc sống của bạn. Kỹ thuật hình dung là một cách để tưởng tượng hoặc nhận thức rõ mục tiêu. Nó sẽ giúp hỗ trợ cho sự cam kết của bạn với các mục tiêu này. Vận động viên thể thao, như Usain Bolt, nhà kinh doanh hàng đầu, và giáo viên hướng dẫn nghề nghiệp đã xác nhận lợi ích của kỹ thuật này. Nó kích hoạt tiềm thức sáng tạo của bạn. Điều này sẽ hỗ trợ bạn trong việc phát triển chiến lược để đạt được mục tiêu. Nó đồng thời cũng duy trì sự chú ý, động lực, và thiết lập chương trình cho não bộ nhận thức nguồn mà bạn sẽ cần để thành công. Vì vậy, nếu bạn muốn cải thiện thái độ, bạn nên tưởng tưởng về tương lai khi bạn đã thành công. Điều gì sẽ xảy đến nếu bạn bắt đầu sở hữu thái độ tích cực với một người nào đó? Hoặc khi bạn trân trọng công việc của mình hơn?[5][6]
    • Để thực hiện phương pháp này, bạn nên ngồi với tư thế thoải mái và nhắm mắt lại. Sau đó, tưởng tượng về điều mà bạn mong muốn nhìn thấy khi bạn thành công trong quá trình thay đổi thái độ một cách càng chi tiết càng tốt (như một giấc mơ sống động). Hãy tưởng tượng rằng bạn tận mắt trông thấy kết quả.
    • Có lẽ trong khi thực hiện kỹ thuật này, bạn sẽ nhận thấy bản thân đang trở nên thân thiện và thậm chí là ăn trưa cùng người mà bạn đã từng có thái độ tiêu cực. Hoặc có thể bạn trông thấy bạn được thăng chức một khi bạn bắt đầu suy nghĩ tích cực hơn về công việc và tìm cách để làm việc có hiệu quả hơn.
    • Bạn cũng có thể thêm vào một vài câu nói tích cực để hỗ trợ cho biện pháp hình dung. Câu nói này sẽ khơi gợi trải nghiệm khi bạn đã đạt được điều mình muốn, nhưng là trong hiện tại. Ví dụ, "Mình thức dậy và mong chờ đến giờ đi làm. Mình rất hào hứng với dự án mới mà mình đã tiến hành cùng với sự giúp đỡ của sếp". Lặp lại những câu nói này một vài lần mỗi ngày và bạn sẽ cảm thấy có định hướng mục tiêu cụ thể và có động lực nhiều hơn.
  5. Thu thập thông tin. Để cải thiện thái độ, bạn phải thách thức phán xét hiện tại của bạn về cá nhân, sự kiện, hoặc sự vật nào đó. Để thực hiện điều này, bạn sẽ cần thêm thông tin. Cải thiện thái độ đòi hỏi bạn phải tìm kiếm thông tin thay thế có khả năng ảnh hưởng đến phán xét của bạn một cách tốt đẹp. Thông tin mà bạn thu thập có thể bao gồm việc trò chuyện với người khác, nhìn lại yếu tố mà bạn đã biết với cái nhìn chi tiết hơn hoặc tiến hành nghiên cứu thêm.[1]
    • Ví dụ, nếu bạn buộc phải dùng bữa tối mang tính chất công việc và bạn hiểu rằng bạn đang bực bội vì bạn sẽ phải bỏ lỡ trận đấu bòng chày của con trai bạn, bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin về bữa tối đó. Suy nghĩ về lý do vì sao nó lại quan trọng và yếu tố mà công ty tin tưởng rằng họ sẽ nhận được thông qua bữa tối bắt buộc này.
    • Để thu thập thông tin, bạn có thể trò chuyện với đồng nghiệp hoặc quản lý, tiến hành nghiên cứu về công ty của bạn, sử dụng nguồn thông tin, như lời nhắn nhủ về bữa tối. Tìm kiếm nguồn thông tin mới như thế này sẽ giúp bạn biết rằng bữa ăn tối đóng vai trò như chương trình cố vấn cho những người trẻ tuổi và có thể cung cấp sự thăng tiến và thăng chức trong sự nghiệp. Biết rõ thông tin sẽ giúp bạn cảm thấy tích cực hơn về bữa tối.[7]
  6. Cân nhắc yếu tố mà bạn đã phớt lờ. Một khía cạnh khác của quá trình thu thập thông tin là xem xét mọi yếu tố mà bạn đã từng phớt lờ hoặc bỏ lỡ trong quá khứ. Đôi khi, chúng ta trải nghiệm cảm giác như “tầm nhìn trong đường hầm” và chỉ tập trung vào một thứ duy nhất mà chúng ta trông thấy, hoặc có thể đánh thức phản ứng cụ thể nào đó của chúng ta. Tuy nhiên, bạn nên lùi lại một bước và quan sát phạm vi to lớn hơn. Phương pháp này sẽ giúp bạn xác định thông tin mới mẻ mà bạn đã bỏ qua và sẽ giúp bạn điều chỉnh lại thái độ của mình.[8]
    • Ví dụ, nếu bạn sở hữu thái độ tiêu cực đối với một người nào đó bởi vì buổi gặp gỡ đầu tiên của cả hai diễn ra không tốt đẹp, bạn có thể cải thiện quan điểm với người này bằng cách tìm kiếm thông tin mà bạn không quan tâm trước đó. Thấu hiểu họ nhiều hơn sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn khách quan hơn về bản chất của họ, và có thể thay đổi phán xét tiêu cực bạn dành cho họ, từ đó, dẫn đến thay đổi và cải thiện thái độ của bạn một cách hiệu quả.
  7. Tin tưởng ở sự thay đổi. Một trong các yếu tố quan trọng nhất của việc thay đổi thái độ là tin tưởng rằng bạn thật sự có thể tiến hành thay đổi cần thiết. Thông thường, chúng ta chỉ giả định rằng thái độ của mình là tự nhiên và là một phần quan trọng của con người chúng ta và vì thế, chúng ta không thể nào thay đổi chúng. Tuy nhiên, nếu bạn không tin rằng bạn có thể sửa đổi thói quen của mình, bạn sẽ không bao giờ có thể làm được. Có lẽ là bạn sẽ không bắt đầu thực hiện nó, nhanh chóng đầu hàng, hoặc chỉ nỗ lực một cách nửa vời.[2]
    • Một biện pháp để tin tưởng vào khả năng thay đổi và cải thiện là nhớ lại vài trường hợp khác mà bạn đã cải thiện cuộc sống của mình. Có thể khi bạn còn đi học, bạn đã quyết định xây dựng thái độ tốt hơn về việc học tập và nỗ lực nhiều hơn. Và kết quả là điểm trung bình của bạn được cải thiện. Bạn nên cố gắng suy nghĩ về nhiều trải nghiệm hoặc thời điểm khi bạn hoàn thành mục tiêu thay đổi. Đây là phương pháp tốt nhất để thấm nhuần niềm tin ở chính mình.

Trân trọng thái độ tích cực[sửa]

  1. Bỏ qua mọi việc. Bám víu, lo lắng, và bực dọc có thể góp phần hình thành thái độ tiêu cực và ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe tinh thần của bạn. Thay vào đó, bạn nên nhìn nhận rằng bạn không thể kiểm soát mọi thứ. Bạn không thể điều khiển việc một người nào đó được thăng chức chứ không phải bạn. Yếu tố mà bạn có khả năng kiểm soát là cách ảnh hưởng của các sự kiện đó đến thái độ cũng như cách phản ứng của bạn. Bạn có thể giảm thiểu sự tiêu cực bằng cách bỏ qua nhân tố nằm ngoài vòng kiểm soát. Tiến bước và cố gắng không để cho những điều này tác động xấu đến quan điểm chung của bạn về cuộc sống.[9][10]
    • Phương pháp để bỏ qua mọi chuyện là không nên suy nghĩ rằng bạn tự mình chuốc lấy đau khổ, khó khăn, buồn bã, v.v. Thông thường, hàng loạt các sự kiện và tình huống trong cuộc sống không liên quan gì đến chúng ta. Bạn nên tránh xem bản thân như nạn nhân. Hành động này sẽ chỉ khiến bạn liên tục nghĩ về cảm xúc tiêu cực mà bạn đã trải nghiệm.
    • Bạn nên nhớ rằng cuộc sống là để bạn có thể tiếp tục sống, chứ không phải là day dứt về một điều nào đó.
  2. Xác định phẩm chất và thành tích mạnh mẽ nhất của bạn. Tập trung vào sức mạnh sẽ giúp bạn hình thành trải nghiệm và thái độ tích cực hơn về mặt cảm xúc. Đồng thời, nó cũng là nguồn cung cấp sự tích cực trong suốt khoảnh khắc mà bạn trải nghiệm thái độ tiêu cực. Từ đó, nó sẽ giúp bạn đối phó với nghịch cảnh một cách dễ dàng hơn.[11]
    • Cân nhắc viết ra thành tựu và thuộc tính tích cực trong nhật ký hoặc ghi chú. Bạn có thể viết theo kiểu tự do hoặc liệt kê danh sách theo nhiều hạng mục khác nhau. Bạn nên xem nó như bài tập không có hồi kết thúc. Luôn nhớ thêm vào danh sách mỗi khi bạn thực hiện điều mới mẻ, như tốt nghiệp, giải cứu một chú cún con, hoặc tìm được công việc đầu tiên.
  3. Làm điều bạn thích. Một cách khác để xây dựng trải nghiệm tích cực là dành thời gian để làm điều khiến bạn vui vẻ. Nếu bạn thích âm nhạc, bạn có thể lắng nghe album bạn yêu thích. Một vài người lại thích đọc sách mỗi tối trong môi trường thư giãn. Bạn cũng có thể tham gia hoạt động thể chất bạn thích, cho dù nó có là đi dạo vào buổi tối, tập yoga, hoặc tham gia môn thể thao đồng đội.[12]
    • Tích cực thực hiện hoạt động đem lại niềm vui cho bạn. Đây là cách tuyệt vời để duy trì thái độ tích cực và lành mạnh.
  4. Ngừng lại đôi chút và nhìn lại mọi yếu tố tốt đẹp. Mỗi ngày, bạn hãy dành 10 phút để viết nhật ký về trải nghiệm tích cực mà bạn đã có. Phương pháp này sẽ tạo cơ hội cho bạn xem xét và nhìn lại một ngày của mình cũng như tìm kiếm sự tích cực, ngay cả khi chúng chỉ là điều nhỏ nhặt. Chúng có thể bao gồm nhân tố khiến bạn hạnh phúc, tự hào, ngạc nhiên, biết ơn, bình tĩnh, mãn nguyện, hoặc vui lòng. Tái trải nghiệm lại cảm xúc tích cực sẽ giúp bạn điều chỉnh quan điểm của bản thân trước khoảnh khắc tiêu cực.[13]
    • Ví dụ, bạn nên xem lại thói quen buổi sáng của mình để xác định xem liệu có bất kỳ khoảnh khắc nào mà bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc hay không. Có lẽ là bạn yêu thời điểm mặt trời mọc, trải nghiệm sự tương tác thân thiện với tài xế lái xe buýt, hoặc là lúc bạn hớp một ngụm cà phê đầu tiên.
  5. Thể hiện lòng biết ơn. Bạn nên nhớ dành thời gian để bày tỏ sự biết ơn trước mọi thứ mà bạn có trong cuộc sống. Lòng biết ơn tương quan mật thiết với sự khách quan. Có thể một người nào đó đã thực hiện hành động tốt đẹp đối với bạn, như trả tiền cho tách cà phê hoặc dọn dẹp giường ngủ của bạn. Bạn cũng có thể tự hào như thể bạn đã hoàn thành nhiệm vụ.[14]
    • Bạn thậm chí cũng có thể viết "nhật ký về lòng biết ơn". Đây là nhật ký dành riêng cho nhân tố khiến bạn cảm thấy vui vẻ và biết ơn mỗi ngày. Viết về chúng sẽ giúp bạn khắc sâu chúng vào tiềm thức của chính mình. Ghi chú lại trên giấy có nghĩa là bạn sẽ sở hữu yếu tố trực quan để tham khảo mỗi khi bạn muốn tăng cường lòng biết ơn của bản thân!
  6. Tái điều chỉnh khoảnh khắc và thái độ tiêu cực. Xem xét suy nghĩ hoặc trải nghiệm tiêu cực mà bạn đã có. Sau đó, cố gắng điều chỉnh chúng theo cách mà bạn có thể hình thành cảm xúc tích cực (hoặc ít ra là trung tính). Biện pháp này là một trong những nền tảng của thái độ tích cực.[15]
    • Ví dụ, đồng nghiệp chẳng may làm đổ cà phê vào bạn. Thay vì tức giận và nêu lên lời phán xét rằng người đó thật hậu đậu hoặc ngốc nghếch, bạn nên suy nghĩ về tình huống từ quan điểm của họ. Đây chỉ là một tai nạn và chắc hẳn người đó cũng rất xấu hổ. Thay vì phát triển thái độ tiêu cực với họ, bạn nên xem sự cố này như thể nó rất hiếm xảy ra. Bạn thậm chí có thể trêu đùa như đây là "cách làm quen" rất tuyệt vời cho ngày đi làm đầu tiên của người đó.
    • Tái điều chỉnh suy nghĩ và trải nghiệm không có nghĩa là giả định rằng mọi thứ đều ổn. Thay vào đó, nó chính là không cho phép sự tiêu cực điều khiển bạn. Biện pháp này sẽ giúp bạn tìm kiếm cách tiếp cận tích cực hơn với cuộc sống tổng thể.
  7. Không so sánh bản thân với người khác. Bản chất cạnh tranh của con người thường khiến chúng ta thích so sánh bản thân với người khác. Có lẽ bạn sẽ so sánh vẻ ngoài, lối sống hoặc thái độ của bạn với người khác. Khi chúng ta thực hiện điều này, chúng ta có xu hướng chỉ nhìn thấy sự tiêu cực của bản thân so với đối phương. Nhìn nhận sức mạnh của mình sẽ lành mạnh và thực tế hơn. Yếu tố then chốt là không so sánh và chỉ chấp nhận chính mình. Chấp nhận bản thân sẽ cung cấp cho bạn khả năng kiểm soát suy nghĩ, thái độ và cuộc sống một cách tổng quát hơn. Điều này sẽ hỗ trợ bạn trong việc đưa ra suy luận ít chủ quan hơn về hành vi của người khác.[16]
    • Mỗi người mỗi khác. Vì vậy, không có lý do gì để bạn phán xét bản thân dựa trên tiêu chuẩn của người nào đó. Có thể bạn sẽ yêu thích điều mà người khác không thích và cả hai sẽ có đường đời khác nhau.
  8. Vây quanh bản thân với người tích cực. Nếu bạn muốn cải thiện thái độ, bạn cần phải vây quanh bản thân với người có thể khuyến khích bạn hình thành thái độ tích cực hơn. Người mà bạn dành thời gian cho họ - gia đình, bạn bè, vợ/chồng, đồng nghiệp – sẽ tác động đến cái nhìn của bạn về mọi yếu tố diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, bạn nên chắc chắn rằng họ cùng chia sẻ cảm giác tích cực như bạn, và nâng bạn lên thay vì kéo bạn xuống. Sự hỗ trợ trong xã hội sẽ trợ giúp bạn khi bạn trải nghiệm thái độ tiêu cực.
    • Nghiên cứu đã cho thấy rằng người gặp phải căng thẳng to lớn trong cuộc sống có thể đối phó với thử thách một cách dễ dàng hơn khi sở hữu mạng lưới bạn bè và gia đình mà họ có thể dựa vào.[17] Bạn nên dành thời gian với người tích cực. Hãy vây quanh bản thân với người đem lại cảm giác được đánh giá cao, được quý trọng, và tự tin. Cho phép họ khuyến khích bạn trở thành người tốt nhất.
    • Tránh xa người tiêu cực, người thúc đẩy suy nghĩ cũng như sự phán xét tiêu cực của bạn. Bạn nên nhớ rằng tiêu cực sẽ dẫn đến tiêu cực. Bạn nên cố gắng hạn chế tương tác với loại người này trong cuộc sống. Đây là biện pháp sẽ giúp nuôi dưỡng thái độ tích cực nói chung của bạn.[18]

Tiến hành điều chỉnh thể chất để cải thiện thái độ[sửa]

  1. Đánh giá trạng thái thể chất hiện tại của bản thân. Tình trạng thể chất có tác động đến trạng thái tinh thần và thái độ của bạn về mặt cảm xúc.[19] Bạn nên nhìn lại thói quen hằng ngày của mình. Quyết định xem liệu điều chỉnh giấc ngủ hằng ngày, hoạt động thể chất, hoặc thói quen ăn uống có thể đem lại lợi ích cho quá trình cải thiện thái độ hay không.
  2. Tập thể dục mỗi sáng. Tập thể dục và vận động mỗi ngày vào mỗi buổi sáng sẽ làm tiêu hao năng lượng dư thừa. Từ đó, bạn sẽ ít cáu kỉnh và dễ chịu hơn trong ngày. Tập thể dục phóng thích endorphin, đem lại cảm giác hạnh phúc và sự khỏe khoắn tổng thể. Ngoài ra, tập luyện thể thao hằng ngày sẽ giúp cải thiện khả năng tự cảm nhận ngoại hình cơ thể, dẫn đến xây dựng lòng tự trọng cao hơn.[19]
    • Đi bộ, chạy bộ chậm hoặc nhanh vào buổi sáng là cách tuyệt vời để tham gia hoạt động thể chất và giảm thiểu căng thẳng nói chung.
  3. Tăng cường tương tác xã hội. Ngay cả tương tác nhỏ nhặt hoặc trần tục nhất cũng tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần của con người. Bạn nên tham gia cùng người khác trong ngày. Điều này sẽ giúp cải thiện thái độ và quan điểm tinh thần của bạn.[20]
    • Tương tác xã hội sẽ tác động một cách tự nhiên đến quá trình phóng thích serotonin vào não bộ. Serotonin sẽ ảnh hưởng đến sự cải thiện trong tâm trạng và niềm hạnh phúc tổng quát.[20]
  4. Phơi nắng nhiều hơn. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể. Đối với một vài người, thiếu hụt vitamin D có thể gây kiệt sức, tiêu cực và sở hữu thái độ tinh thần không tốt. Chỉ cần “phơi” cơ thể dưới ánh mặt trời hoặc dưới đèn cực tím trong vòng 15 phút mỗi ngày cũng sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực đến trạng thái tinh thần của bạn.[21]
  5. Cải thiện thói quen ăn uống. Sẽ khó để duy trì sự tích cực và tính khí vui vẻ nếu bạn không ăn uống đầy đủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có thói quen ăn uống lành mạnh thường sẽ nhận thấy sự cải thiện trong thái độ tinh thần của họ. Ngược lại, người ăn uống không lành mạnh thường dễ tức giận, khó gần và dễ cáu hơn. Bạn nên cố gắng xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn để quan sát xem liệu nó có tác động đến thái độ về mặt tinh thần hoặc cảm xúc của bạn hay không.[22]
    • Bạn nên nhớ dùng nhiều loại thức ăn đa dạng từ các nhóm thực phẩm thích hợp trong chế độ dinh dưỡng, bao gồm thịt, cá, rau củ quả, thực phẩm chế biết từ sữa và lúa mì.
    • B-12, có trong nhiều loại thịt đỏ và rau lá xanh, đã được chứng minh có liên hệ tích cực đến niềm hạnh phúc và sức khỏe tinh thần nói chung.[22]
  6. Dành nhiều thời gian với động vật. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng dành thời gian với động vật sẽ giảm thiểu mức độ căng thẳng. Phương pháp này sẽ cải thiện trạng thái tinh thần và cảm xúc của bạn. Ngay cả tương tác với động vật trong thời gian ngắn cũng sẽ cải thiện thái độ của bạn.[23]
  7. Thiền hoặc thực hiện kỹ thuật thư giãn. Căng thẳng có thể phát triển trong ngày, tác động tiêu cực đến thái độ tinh thần của bạn với thế giới xung quanh. Vì vậy, thiền hoặc luyện tập cách thư giãn vào mỗi buổi tối sẽ giúp ích cho bạn.[24]
  8. Ngủ đủ giấc như quy định. Ngủ quá nhiều hoặc thiếu ngủ có thể tác động tiêu cực đến trạng thái tinh thần và quan điểm về mặt cảm xúc. Bạn nên xây dựng thói quen ngủ mỗi ngày và theo sát nó. Hầu hết mọi nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng người trưởng thành trung bình nên ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm. Bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện tích cực trong thái độ của mình nếu bạn duy trì thói quen ngủ ổn định và lành mạnh mỗi đêm.[25]

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên nhớ rằng cần phải tốn một khoảng thời gian để bạn cải thiện thái độ, tương tự như mọi kế hoạch tự cải thiện bản thân khác, cho dù là cố gắng để thon thả hơn hoặc phát triển sự kiên cường về mặt tinh thần.
  • Sở hữu thái độ tích cực hơn sẽ rất có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn. Nhiều nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng người tập trung vào sự tích cực (người lạc quan) và người tập trung vào sự tiêu cực (người bi quan) thường phải đối mặt với trở ngại và thử thách tương tự nhau, nhưng người lạc quan sẽ đối phó với chúng theo cách lành mạnh hơn.[26]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://www.communicationcache.com/uploads/1/0/8/8/10887248/attitude_change_-_multiple_roles_for_persuasion_variables.pdf
  2. 2,0 2,1 http://www.lifehack.org/articles/communication/5-tips-how-change-your-attitude-for-the-better.html
  3. http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.335.6945&rep=rep1&type=pdf
  4. http://psychcentral.com/blog/archives/2014/09/27/30-journaling-prompts-for-self-reflection-and-self-discovery/
  5. http://drdavidhamilton.com/visualizing-the-perfect-performance/
  6. http://jackcanfield.com/visualize-and-affirm-your-desired-outcomes-a-step-by-step-guide/
  7. http://ctb.ku.edu/en/table-of-contents/evaluate/evaluate-community-interventions/information-gathering-synthesis/main
  8. https://www.psychologytoday.com/blog/how-risky-is-it-really/201007/why-changing-somebody-s-mind-or-yours-is-hard-do
  9. http://www.lifehack.org/articles/communication/10-ways-greatly-improve-your-attitude.html
  10. https://www.psychologytoday.com/blog/overcoming-self-sabotage/201002/rumination-problem-solving-gone-wrong
  11. http://www.cci.health.wa.gov.au/docs/SE_Module%206_July%2005.pdf
  12. http://www.ferris.edu/colleges/university/eccc/positive-mindset.htm
  13. http://www.pursuit-of-happiness.org/science-of-happiness/positive-thinking/
  14. http://www.baylor.edu/content/services/document.php/25080.pdf
  15. http://www.usc.edu.au/media/3850/Reframingyourthinking.pdf
  16. http://www.psychologicalselfhelp.org/Chapter14.pdf
  17. Billings, A. G., & Moos, R. H. (1985) “Tác nhân căng thẳng trong cuộc sống và nguồn xã hội ảnh hưởng đến kết quả sau điều trị của bệnh nhân trầm cảm”. Tạm chí Tâm lý học Bất thường, 94, 140-153.
  18. http://psychcentral.com/lib/strategies-to-reduce-anxiety-and-stress/00032#one
  19. 19,0 19,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1470658/
  20. 20,0 20,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11888576
  21. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2290997/
  22. 22,0 22,1 http://www.prevention.com/food/food-remedies/foods-proven-boost-mood-and-happiness
  23. http://www.mentalhealth.org.uk/help-information/mental-health-a-z/c/cats-mental-health/
  24. http://www.livescience.com/9818-meditation-boost-mood-mental-toughness.html
  25. http://www.mentalhealth.org.uk/publications/sleep-report/
  26. http://psychcentral.com/lib/strategies-to-reduce-anxiety-and-stress/00032