Cấy chip trí tuệ nhân tạo vào não để chữa chứng rối loạn tâm thần

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Cơ quan Nghiên cứu Các dự án phòng thủ Tiên tiến (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ đang tài trợ cho các nhà khoa học tại Đại học California và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) ở Boston (Mỹ) phát triển một số loại chip điện tử "kiểm soát tâm trí", có thể cấy vào não người để điều trị chứng rối loạn tâm thần. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature hôm 22/11.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, họ bắt đầu thử nghiệm thiết bị cấy ghép não mạch kín (closed-loop) sử dụng thuật toán trí thông minh nhân tạo (AI) để phát hiện các biểu hiện rối loạn tâm trạng khác nhau, đồng thời tạo ra những cú sốc điện khiến não người trở lại trạng thái khỏe mạnh một cách tự động.

Ảnh minh họa

Thiết bị cấy ghép thần kinh này – thứ tạo ra xung điện để kiểm soát cảm giác và hành vi của con người – có thể kích thích não điều trị bệnh rối loạn tâm trạng, bao gồm chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.

Các con chip đã được thử nghiệm trên 6 tình nguyện viên mắc bệnh động kinh. Họ đều có điện cực được cấy vào não, giúp nhóm nghiên cứu theo dõi điều gì đang xảy ra bên trong não của họ suốt cả ngày, liên tục trong 1 đến 3 tuần, và cuối cùng tạo ra một thuật toán để "giải mã" tâm trạng thay đổi của họ.

Phân tích sâu hơn giúp các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, những cú sốc điện tại khu vực não liên quan đến cảm xúc và quá trình ra quyết định có thể cải thiện đáng kể thành tích của tình nguyện viên khi họ thực hiện nhiệm vụ cho trước. Nhóm nghiên cứu tin rằng, con chip cũng giúp khắc phục nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh Parkinson và trầm cảm mãn tính. Mục tiêu cuối cùng của DARPA là điều trị cho những người lính và cựu chiến binh bị trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Mặc dù cái gọi là chip kiểm soát tâm trí không đọc được ý nghĩ của con người, nhưng nó làm tăng mối lo ngại về mặt đạo đức. Bởi vì công nghệ mới có thể giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận với cảm xúc bên trong của một người theo thời gian thực.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này