Chăm sóc da chân khô cứng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Da khô cứng ở bàn chân không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ. Bàn chân là hệ thống cơ xương phức hợp giúp cho cơ thể di chuyển. Chăm sóc bàn chân có thể giúp giảm đau đầu gối, hông và lưng cũng như làm cho chân trông đẹp hơn khi mang giày xăng đan. Có rất nhiều cách chữa trị khác nhau mà bạn có thể áp dụng để làm cho da chân bớt khô cứng. Nếu bạn không thành công sau vài tuần, có lẽ bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng của chân. Tuy nhiên, nhìn chung nếu da khô cứng không phải là do ảnh hưởng của một bệnh khác thì luôn có thể chữa trị thành công tại nhà.

Các bước[sửa]

Chăm sóc bàn chân[sửa]

  1. Ngâm chân. Mặc dù việc dành thời gian trong hồ nước có clo hoặc bồn nước nóng không tốt cho da nhưng ngâm chân 15 phút trước khi dưỡng ẩm hoặc tẩy tế bào chết rất có ích. Khi chân bạn đã lành và không còn khô cứng, bạn không cần tiếp tục ngâm chân để chữa trị.
    • Tuy nhiên, ngâm chân lâu trong nước nóng sẽ làm tan dầu tự nhiên trên da và sức nóng làm giảm độ ẩm của lớp da bên ngoài, vốn là nguyên nhân làm khô da nên hãy giới hạn thời gian ngâm chân.
    • Đừng ngâm chân hơn 3 lần mỗi tuần, nếu không bạn sẽ làm cho da chân bị khô nhiều hơn thay vì chữa lành nó.
    • Bạn có thể pha các loại nước ngâm khác nhau, bao gồm:
      • Pha muối nở và một ít giấm vào chậu nước ấm.[1]
      • Hòa xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ (dùng loại có hương thơm nếu bạn muốn) vào chậu nước ấm.
      • Hòa muối Epsom vào bồn nước ấm.[2]
      • Pha 1/4 cốc giấm trắng vào chậu nước ấm.
      • Dùng 1/4 cốc nước cốt chanh để tẩy tế bào chết và da khô.[3]
  2. Tẩy tế bào chết. Tẩy tế bào chết cơ học có nghĩa là làm sạch lớp da chết trên cùng để nuôi dưỡng lớp da bên dưới. Bạn có thể dùng đá bọt, bàn chải cứng hoặc xơ mướp để tẩy sau khi lớp da trên cùng được ngâm mềm.[4]
    • Đá bọt có bán ở cửa hàng hoặc siêu thị.
    • Bạn không cần phải chọn mua một loại bàn chải đặc biệt nào. Kể cả loại bàn chải gia dụng thông thường cũng có thể dùng được miễn sao bạn không dùng chung với việc tẩy rửa khác.
    • Tốt nhất bạn nên ngâm chân trong nước ấm hoặc tắm nước ấm 10-15 phút trước khi tẩy tế bào chết.
  3. Dưỡng ẩm. Khi đã tẩy tế bào chết xong thì đến lúc cung cấp độ ẩm cho da. Dưỡng ẩm ngay lập tức sau khi tắm hoặc ngâm chân với sản phẩm không cồn để giữ độ ẩm trên da, ngăn cho da không bị khô. Một số loại dưỡng ẩm sẽ giữ độ ẩm trên da trong khi các loại khác thẩm thấu vào da.[5]
    • Kem giàu ẩm như Eucerin và Cetaphil hoạt động bằng cách giữ ẩm trên da. Các sản khác với lanolin cũng hoạt động tương tự. Dầu ô liu cũng có hiệu quả tương đương trên da và cũng dễ dàng tìm mua được. Lấy một ít dầu ô liu, bôi lên da và mát xa.
    • Các loại dưỡng ẩm khác sẽ thẩm thấu vào da và hoạt động ở bên trong da. Dầu dừa có nhiều tác dụng, bao gồm kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên. Nó giữ ẩm cho da chân, giúp cho vết nứt mau lành và ngăn chặn viêm nhiễm.[6][7]
    • Sản phẩm chứa cồn sẽ ít “bết dính” nhưng cồn sẽ làm cho da khô nhanh hơn.
    • Sau khi dưỡng ẩm cho chân hãy mang tất cotton để giảm nguy cơ trơn trượt khi đi và không làm trôi sản phẩm dưỡng ẩm.
  4. Gặp bác sĩ. Nếu các cách chữa trị này không thành công sau khi thực hiện nhiều lần, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ. Hãy yêu cầu kiểm tra tình trạng nhược giáp nếu da khô xuất hiện ở cánh tay và chân.[8]
    • Nếu tình trạng da khô không cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp tại nhà thì bác sĩ sẽ kê thuốc có chứa axit lactic hoặc axit lactic và u-rê. Những thành phần này sẽ giúp giữ ẩm cho da.
    • Tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ cần đến thuốc mỡ hoặc kem để giảm nguy cơ nứt nẻ da chân cho bị khô.

Thay đổi lối sống[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Độ ẩm trong cơ thể được dùng để cấp nước và nuôi dưỡng da. Khi bạn bị mất nước, nước sẽ được dùng cho chức năng quan trọng nhất như lưu thông máu, trước khi dùng do da. Bằng việc uống 8 cốc nước mỗi ngày, vùng da trên toàn bộ cơ thể sẽ được cấp nước và không bị khô nhanh chóng.[9]
    • Tránh uống rượu bia và thức uống có caffeine vì chúng sẽ làm tăng cảm giác ngứa ở chỗ da chân bị khô.[3]
  2. Lưu ý tác dụng phụ của các loại thuốc bạn đang uống. Thuốc lợi tiểu được dùng để tăng lượng nước trong cơ thể hoặc thuốc bôi hay retinoid dạng uống dùng để trị mụn cũng có thể làm khô da tạm thời.[7]
    • Nếu tác dụng phụ gây khô da kéo dài hơn 2 tuần, hãy trao đổi với bác sĩ để thay đổi thuốc.
  3. Mang tất cotton. Tất cotton giúp cho chân thoáng mát và thấm hút mồ hôi. Khi mồ hôi ứ đọng trên da, sẽ làm mất độ ẩm và khiến cho chân bị khô.[9]
    • Thay đổi tất hằng ngày hoặc sau khi đổ mồ hôi (chẳng hạn như sau khi tập thể dục hoặc đi bộ đường dài). Giặt tất sau mỗi lần dùng.
    • Mang tất đi ngủ mỗi đêm sau khi dưỡng ẩm cho chân.
  4. Mang loại giày thoáng mát cho chân. Tránh mang cùng một đôi giày trong suốt cả ngày. Chân của bạn cần được thở để giữ độ ẩm nên hãy mang giày xăng đan hoặc giày có lỗ thoáng khí khi trời nóng. Khi trời lạnh, tránh mang giày giữ ấm kể cả khi ở văn phòng hoặc trường học, thay vào đó, hãy mang thêm một đôi giày mỏng, thoáng mát để thay khi không ở ngoài trời.[3]
  5. Tránh xà phòng tẩy rửa mạnh, làm cho da bị khô. Xà phòng tẩy rửa mạnh không làm cho da sạch hơn so với loại tẩy rửa nhẹ. Tuy nhiên, chúng làm mất độ ẩm của da và dẫn đến khô da. Loại xà phòng này hòa tan chất béo trên da, khiến bạn có cảm giác da bị khô và căng.[7][3]
    • Bác sĩ da liễu thường khuyên dùng xà phòng chứa nhiều glycerin như xà phòng glycerin và xà phòng làm theo phương pháp tự nhiên. Bạn có thể tìm thấy các loại này ở hầu hết các siêu thị và cửa hàng.[10]
  6. Dùng nước ấm khi tắm. Thay vì dùng nước nóng khi tắm, hãy dùng nước ấm và giới hạn thời gian tắm ít hơn 10 phút. Nước nóng và không khí với độ ẩm thấp làm giảm nước ở vùng da bên ngoài, khiến cho da có cảm giác khô căng.[7]
    • Nguyên tắc chung là bạn nên điều chỉnh nhiệt độ nước sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhưng không làm cho da ửng đỏ.

Hiểu tầm quan trọng của việc chăm sóc bàn chân[sửa]

  1. Hiểu chức năng của da. Da là bộ phận lớn nhất của cơ thể, dai và co giãn. Da bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi rút và nấm. Khi da bị nứt nẻ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu. Bên cạnh đó, da có chức năng điều nhiệt hoặc giữ cho thân nhiệt ở mức tốt nhất giúp cho các chức năng của cơ thể hoạt động.[11]
    • Sự nhạy cảm của da giúp bạn cảm nhận được các cảm giác khác nhau do sự điều tiết của não. Không có vùng nào trên cơ thể bị tê liệt hoặc mất cảm giác, kể cả bàn chân.
    • Tế bào da được sản sinh ra mỗi ngày. Cơ thể thải ra khoảng 30.000 đến 40.000 tế bào da một phút mỗi ngày.[12] Tế bào chết nằm ở tầng 18 đến 23 của da.[13]
    • Tầng bên ngoài của da có tế bào chết được gọi là biểu bì. Vùng da này rất mỏng ở một số khu vực trên cơ thể như mí mắt và dày ở những vùng khác như lòng bàn chân. Khi tế bào chết ở biểu bì được tẩy sạch, tế bào mới sẽ được sản sinh bên dưới.
  2. Chẩn đoán bàn chân khô cứng. Tình trạng khô da này có tên khoa học là xerosis. Bạn sẽ thấy da nhạt màu hơn so với vùng khác của chân và thường cứng khi sờ vào. Bạn sẽ cảm thấy:[3]
    • Ngứa
    • Da nứt nẻ
    • Ửng đỏ
    • Khe nứt sâu ở gót chân
    • Lột da
    • Gót chân và lòng bàn chân nơi tiếp xúc nhiều với mặt đất, thường bị khô cứng nhiều hơn. Việc này làm tăng nguy cơ nứt nẻ và lột da.
  3. Tìm hiểu nguyên nhân gây khô da chân. Da chân có thể bị khô cứng vì nhiều lý do khác nhau:[14]
    • Tuổi tác: Tuổi tác và sự mất cân bằng hoocmon gây ra do tuổi tác (do mãn kinh) làm cho da mất đàn hồi và lipid, tăng nguy cơ khô da.
    • Khí hậu: Sống ở vùng khí hậu khô có thể giảm độ ẩm của da và dẫn đến khô da. Bên cạnh đó, máy điều hòa làm mất độ ẩm không khí, giảm độ ẩm tự nhiên của da. Thời tiết lạnh cũng gây tổn thương cho da.
    • Tình trạng da: Viêm da dị ứng và bệnh vẩy nến là 2 loại bệnh làm cho da khô cứng ở vùng bị ảnh hưởng.
    • Clo: Bơi lội hoặc ngâm mình trong hồ nước có clo làm mất độ ẩm tự nhiên trên da.
    • Ảnh hưởng của bệnh khác: Người bị bệnh tiểu đường thường bị khô da chân, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thiếu máu cũng dẫn đến mất độ ẩm trên da và tăng nguy cơ biến chứng.[15] Nếu bạn bị tiểu đường và da chân bị khô, hãy gặp bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa chân để có phương pháp điều trị phù hợp.
  4. Ngăn chặn tình trạng da chân khô cứng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chăm sóc da chân vẫn dễ hơn khi phải điều trị để chữa khỏi tình trạng khô cứng. Sau đây là một số lời khuyên giúp duy trì da chân mềm mại, khỏe mạnh:[16]
    • Càng lớn tuổi, bạn càng cần phải chăm sóc chân, hãy dùng những cách được đề cập phía trên.
    • Nếu bạn thường xuyên bơi lội trong hồ có clo, hãy chăm sóc đặc biệt cho da chân. Clo sẽ làm mất độ ẩm trên da và dẫn đến khô da.[17]
    • Đừng tắm quá lâu, chỉ cần đủ để vệ sinh cơ thể. Chọn tắm vòi sen thay vì tắm bồn để giảm nguy cơ mất độ ẩm của da. Luôn giữ ẩm (bằng sản phẩm dưỡng ẩm không cồn) sau khi tắm.
    • Nếu bạn bị viêm da dị ứng hoặc vẩy nến, hãy chăm sóc đặc biệt cho da chân để giảm nguy cơ nứt nẻ và lột da.
    • Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm tra tình trạng da chân mỗi đêm để tránh da nứt nẻ. Bạn có thể giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường nếu biết phòng tránh và chăm sóc da chân.[18]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu dùng dầu dừa, bạn sẽ cần dưỡng ẩm 2 đến 3 lần mỗi tuần để duy trì làn da mềm mại ở lòng bàn chân và gót chân.
  • Khi chân đã lành, hãy tiếp tục giữ ẩm sau khi tắm để tránh tình trạng khô cứng tái xuất hiện.
  • Lưu ý rằng sự khỏe mạnh của chân có liên quan đến sức khỏe tổng thể. Bàn chân cho biết tình trạng sức khỏe của bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn bị tiểu đường thì việc chăm sóc chân là rất quan trọng. Bệnh tiểu đường làm giảm tuần hoàn máu ở chân. Có nghĩa là chỉ cần một vết nứt hoặc vết cắt nhỏ trên da cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm và rất khó lành.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.motherearthliving.com/natural-beauty/vinegar-for-skin-soothing-foot-soak.aspx
  2. http://www.saltworks.us/salt_info/epsom-uses-benefits.asp
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 http://www.footvitals.com/skin/dry-feet.html
  4. http://www.drbaileyskincare.com/blog/dermatologist%E2%80%99s-3-simple-steps-for-soft-sandal-ready-feet-by-spring/
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/basics/lifestyle-home-remedies/con-20030009
  6. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15724344
  7. 7,0 7,1 7,2 7,3 http://www.americanskin.org/resource/dryskin.php
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/basics/tests-diagnosis/con-20030009
  9. 9,0 9,1 http://www.drscholls.com/skinconditions/roughdryskin.aspx#tablink_4
  10. http://www.drbaileyskincare.com/blog/dermatologist-explains-what-causes-dry-skin/
  11. http://www.merckmanuals.com/home/skin-disorders/biology-of-the-skin/structure-and-function-of-the-skin
  12. http://m.kidshealth.org/kid/htbw/skin.html
  13. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/for-kids/about-skin/how-skin-grows
  14. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/a---d/dry-skin/who-gets-causes
  15. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/complications/foot-complications/?referrer=https://www.google.com/
  16. http://www.americanskin.org/resource/dryskin.php
  17. http://healthyliving.azcentral.com/effects-swimming-swimmers-hair-skin-3800.html
  18. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/complications/foot-complications/foot-care.html?referrer=https://www.google.com/