Chăm sóc vết phồng rộp bị vỡ
Vết phồng rộp nổi lên khi lớp da trên cùng (biểu bì) tách ra khỏi các lớp da phía dưới. Việc này thường xảy ra do ma sát hoặc sức nóng nhưng một số bệnh về da hoặc tình trạng bệnh khác cũng làm xuất hiện vết phồng rộp. Phần nước ở giữa các lớp da gọi là huyết thanh, tạo nên hiện tượng bóng nước của vết phồng rộp.[1] Vết phồng rộp mau lành khi nó chưa bị vỡ hoặc làm chảy nước vì lớp da bên ngoài có thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và kháng viêm.[2] Tuy nhiên, đôi khi vết phồng rộp cũng tự vỡ. Đối với vết phồng rộp bị chọc vỡ hoặc bị rách sẽ rất khó coi và đau đớn, cần phải chăm sóc kỹ lưỡng để tránh nhiễm khuẩn. Mặc dù vậy, có một vài bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện để chăm sóc vết phồng rộp bị vỡ rồi sau đó theo dõi để đảm bảo cho vết thương mau lành.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xử lý vết phồng rộp[sửa]
-
Rửa
tay
thật
sạch.
Dùng
xà
phòng
có
tính
tẩy
rửa
nhẹ
và
nước
ấm
để
rửa
tay
trước
khi
chạm
vào
vết
phồng
rộp.
Bạn
nên
rửa
tay
trong
khoảng
15-20
giây.
- Việc này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, gây viêm nhiễm cho vết phồng rộp.
-
Rửa
vết
phồng
rộp
với
xà
phòng
tẩy
rửa
nhẹ
và
nước.
Đừng
chà
xát
vào
vết
phồng
rộp
để
tránh
làm
rách
da.[2]
- Không dùng cồn, iodine hoặc nước oxy già vì những loại này có thể gây kích ứng da.[3]
- Để vết phồng rộp khô ráo. Hong khô tự nhiên nếu được hoặc thấm nhẹ bằng khăn. Đừng chà vết phồng rộp bằng khăn vì nó có thể làm rách da.[4]
-
Không
động
đến
lớp
da
phồng
lên.
Lớp
da
phía
trên
vết
phồng
rộp
sẽ
bong
ra
nhưng
giúp
bảo
vệ
vùng
da
bên
dưới
trong
khi
da
lành.
Nếu
có
thể,
hãy
để
yên
lớp
da
đó
và
chờ
lớp
da
bên
dưới
lành.[4][5]
- Nếu vết phồng rộp vỡ hoặc có bụi bẩn dưới lớp da, bạn cần phải làm sạch để tránh nhiễm khuẩn, làm vết phồng vỡ to hơn và tổn thương vùng da non bên dưới.
- Đầu tiên, rửa sạch khu vực xung quanh vết phồng rộp. Sau đó, tiệt trùng một cây kéo nhỏ (kéo cắt móng tay hoặc kéo y tế đều được) bằng cồn tẩy rửa. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiệt trùng kéo bằng cách cho vào nước sôi trong 20 phút hoặc hơ kéo trên lửa đến khi đầu kéo chuyển sang màu đỏ rồi để nguội.[6]
- Cẩn thận cắt để lấy miếng da chết ra. Đừng cắt quá gần vùng da non. Tốt nhất nên để lại một ít da hơn là làm tổn thương nặng hơn.[7]
-
Bôi
thuốc
mỡ
hoặc
kem
kháng
khuẩn
lên
vùng
da
bị
phồng
rộp.
Việc
này
giúp
ngăn
nhiễm
khuẩn,
tránh
gây
nguy
hiểm
cho
vết
phòng
rộp
bị
vỡ.[4]
- Thuốc mỡ hoặc kem kháng khuẩn thông thường ở hiệu thuốc là Neosporin và “thuốc mỡ với 3 lần kháng sinh”, cả hai đều có chứa neomycin, polymyxin và bacitracin.[8]
- Dán băng cá nhân lên vết phồng rộp. Với vết phồng rộp nhỏ, băng cá nhân thông thường là được nhưng với vết phồng rộp lớn, bạn sẽ cần gạc không dính với băng keo y tế.[4]
-
Dùng
băng
cá
nhân
đặc
biệt
với
vết
phồng
rộp
còn
mới
hoặc
gây
đau
đớn.
Nếu
lớp
da
ở
vết
phồng
rộp
bị
bong
ra
hoặc
nếu
vết
phồng
rộp
ở
chân
hay
vùng
nhạy
cảm
nào
đó,
bạn
sẽ
cần
dùng
loại
băng
đặc
biệt
được
thiết
kế
riêng
cho
vết
phồng
rộp.
- Có rất nhiều loại miếng dán với mút xốp đặc biệt, chủ yếu dành riêng cho da nhạy cảm.
- Bạn cũng có thể dùng miếng dán moleskin cho vết phồng rộp. Moleskin là một loại miếng dán được làm bằng chất liệu mềm. Hãy cắt 2 miếng moleskin hơi to hơn vết phồng rộp của bạn. Lấy một miếng cắt hình vòng tròn có cùng kích thước với vết phồng rộp. Dán miếng vừa cắt lên vết phồng rộp, đặt sao cho vùng “thoáng khí” ở ngay chỗ vết phồng rộp. Sau đó, dán tiếp miếng còn lại lên.[7]
- Nên tránh dùng băng cá nhân dạng lỏng. Loại này sẽ phù hợp hơn với vết cắt hoặc vết rách và thường sẽ gây kích ứng hoặc viêm nhiễm nếu dùng trên vết phồng rộp.[11]
- Nếu bạn nghi ngờ, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Chăm sóc cho vết phồng rộp bị vỡ[sửa]
-
Thường
xuyên
thay
đổi
miếng
dán
trên
vết
phồng
rộp.
Tốt
nhất
bạn
nên
đổi
miếng
dán
hằng
ngày
hoặc
bất
kỳ
lúc
nào
nó
trở
nên
ẩm
ướt
hoặc
bẩn.
Mỗi
khi
bạn
đổi
miếng
dán,
nên
nhẹ
nhàng
rửa
sạch
chỗ
phồng
rộp
và
bôi
thuốc
mỡ
kháng
sinh.[12]
- Tiếp tục sử dụng miếng dán đến khi vết phồng rộp lành hoàn toàn.
-
Xử
lý
cảm
giác
ngứa
khi
vết
phồng
rộp
lành.
Thường
thì
vết
phồng
rộp
sẽ
ngứa
khi
lành,
đặc
biệt
là
khi
nó
khô
nhưng
điều
quan
trọng
là
bạn
không
nên
gãi
để
tránh
tổn
thương
nhiều
hơn.
Giữ
cho
vết
phồng
rộp
thoáng
mát
và
khô
ráo
là
một
cách
giảm
ngứa.
Thấm
ướt
một
miếng
khăn
sạch
trong
nước
đá
và
đắp
lên
vùng
da
đang
lành
hoặc
ngâm
trong
bồn
nước
lạnh.[12]
- Nên nhớ rửa vùng da phồng rộp, sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh và dùng miếng dán băng lại.
- Nếu vùng da xung quanh miếng dán trở nên đỏ, sần sùi hoặc ngứa thì bạn có thể bị dị ứng với keo dán trên băng dính (hoặc với băng dính). Hãy chọn một loại khác, hoặc miếng gạc không dính tiệt trùng và băng keo y tế. Bạn có thể bôi thuốc mỡ hydrocortisone 1% vào dùng da kích ứng xung quanh vết phồng rộp để giảm ngứa nhưng đừng bôi lên vết phồng rộp.
- Lấy miếng da bị bong ra sau khi vết thương không còn đau. Khi vùng da phía dưới vết phồng rộp dần trở nên lành và không bị mềm, bạn có thể lấy miếng da ra bằng kéo sạch đã được tiệt trùng.[7]
-
Lưu
ý
dấu
hiệu
viêm
nhiễm.
Vết
phồng
rộp
bị
vỡ
rất
dễ
viêm
nhiễm
nên
hãy
chăm
sóc
cẩn
thận
trong
khi
chúng
lành
lại.
Nếu
bạn
thấy
có
dấu
hiệu
viêm
nhiễm
hoặc
nếu
vết
phồng
rộp
không
lành
trong
vài
ngày,
hãy
đến
gặp
bác
sĩ.
Dấu
hiệu
viêm
nhiễm
gồm
có:
- Cơn đau tăng dần xung quanh vết phồng rộp.
- Vết phồng rộp sưng, đỏ hoặc nóng rát.
- Vệt đỏ xuất hiện trên da do ảnh hưởng của vết phồng rộp, đây là dấu hiệu của nhiễm độc máu.
- Mủ chảy ra từ vết phồng rộp.
- Sốt
-
Chăm
sóc
y
tế
cho
vết
phồng
rộp.
Rất
nhiều
vết
phồng
rộp
sẽ
lành
tự
nhiên
theo
thời
gian.
Tuy
nhiên,
có
một
số
trường
hợp
bạn
nên
gặp
bác
sĩ
để
kiểm
tra
vết
phồng
rộp
càng
sớm
càng
tốt.
Bạn
nên
nhanh
chóng
đến
gặp
bác
sĩ
khi
vết
phồng
rộp
của
bạn
rơi
vào
các
trường
hợp
sau:[4]
- Bị nhiễm khuẩn (xem nội dung bước trên để biết dấu hiệu viêm nhiễm)
- Gây ra nhiều đau đớn
- Vết phồng rộp tái lại
- Xuất hiện ở chỗ lạ thường như bên trong miệng hoặc trên mí mắt
- Xảy ra do nhiệt, bao gồm cháy nắng hoặc bỏng.
- Do phản ứng dị ứng (Ví dụ, côn trùng cắn)
Tránh cho vết phồng rộp xuất hiện[sửa]
-
Mang
giày
vừa
vặn.
Ma
sát
là
nguyên
nhân
phổ
biến
gây
ra
vết
phồng
rộp,
đặc
biệt
là
ở
chân.
Mang
giày
vừa
chân
sẽ
giúp
giảm
khả
năng
làm
cho
vết
phồng
rộp
xuất
hiện.[5]
- Bạn cũng có thể dùng miếng dán moleskin hoặc miếng dán đặc biệt để tránh vết phồng rộp ở bên trong gót giày nơi thường gây cọ xát.[2]
-
Mang
tất
dày
để
tránh
cho
chân
không
bị
nổi
vết
phồng
rộp.[13]
Tất
hút
ẩm
là
lựa
chọn
tốt
nhất
vì
vết
phồng
rộp
thường
xuất
hiện
khi
da
bị
ẩm.[2][13]
- Bạn cũng có thể bảo vệ chân bằng cách mang bít tất dài nếu tất thông thường không phải là lựa chọn cho bộ trang phục của bạn.
- Giữ cho da khô. Vết phồng rộp thường xuất hiện trên da bị ẩm. Bạn có thể tìm mua gel hoặc thuốc bôi giúp ngăn ma sát lên vùng da dễ hình thành vết phồng rộp. Sản phẩm này có thể giữ cho da khô ráo và tránh cọ xát.
-
Đeo
găng
tay.
Đeo
găng
tay
đặc
biệt
là
khi
lao
động
chân
tay
nhiều
như
sản
xuất,
trồng
cây
hoặc
xây
dựng
sẽ
giúp
tránh
vết
phồng
rộp
xuất
hiện
ở
tay.[2]
- Bạn nên đeo găng tay khi tham gia các hoạt động như nâng tạ vốn có thể khiến cho vết phồng rộp xuất hiện ở tay.
- Tiếp xúc với ánh nắng một cách thông minh. Cháy nắng nghiêm trọng cũng có thể gây ra vết phồng rộp. Hãy bảo vệ cơ thể bằng cách mặc quần áo phù hợp, đội mũ và thoa kem chống nắng.[5]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Blisters/Pages/Causes.aspx
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691
- ↑ http://www.webmd.com/first-aid/tc/broken-blisters-home-treatment-topic-overview
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 http://www.nhs.uk/Conditions/Blisters/Pages/Treatment.aspx
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Blisters
- ↑ http://www.thesurvivaldoctor.com/2014/01/13/sterilize/
- ↑ 7,0 7,1 7,2 http://www.sportsmd.com/foot-ankle-injuries/proper-care-management-blisters/
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a601098.html
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3555355
- ↑ http://woundcareadvisor.com/apple-bites_vol2_no3/
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000497.htm
- ↑ 12,0 12,1 http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/blisters-home-treatment
- ↑ 13,0 13,1 http://www.nhs.uk/Conditions/Blisters/Pages/Prevention.aspx
- ↑ https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/for-kids/about-skin/skin-cancer/treating-sunburn
- ↑ http://hospitals.unm.edu/burn/classification.shtml