Chấp nhận lời xin lỗi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi một người xin lỗi bạn vì đã làm hoặc nói điều gì đó không đúng, thật khó có thể chấp nhận lời xin lỗi. Điều đó có thể vì bạn không chắc lời xin lỗi đó có thật lòng hay không hay bạn cần có thời gian để đánh giá và suy nghĩ về nó. Khi bạn quyết định chấp nhận lời xin lỗi của một người, bạn có thể dùng lời nói hoặc hành động. Nếu lời xin lỗi có vẻ là thật lòng và chân thành, hãy cố gắng chấp nhận và thể hiện sự chấp nhận đó bằng sự tha thứ.

Các bước[sửa]

Đánh giá Lời Xin lỗi[sửa]

  1. Chú ý cách thể hiện lời xin lỗi. Dành thời gian phân tích cách một người thể hiện khi cô ấy xin lỗi bạn. Chú ý nếu cô ấy dùng câu khẳng định “Tôi”, chẳng hạn như “Giờ tôi nhận ra điều tôi đã làm là không đúng và tôi lấy làm tiếc về điều đó”. Bạn cũng nên lắng nghe giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của cô ấy. Nếu cô ấy nhìn vào mắt bạn và giọng nói chân thành khi xin lỗi, có thể cô ấy đang cố gắng thành thật. Nếu cô ta tránh nhìn vào mắt bạn và dùng giọng châm biếm hay không có cảm xúc, có thể cô ta không định nói như vậy.[1]
    • Lời xin lỗi thực sự phải trực diện và chân thành. Ví dụ: “Giờ tôi nhận ra điều tôi đã làm là không đúng và tôi lấy làm tiếc về điều đó. Tôi xin lỗi về hành động của mình và mong bạn sẽ tha thứ cho tôi”.
    • Một người nhút nhát, ngại giao tiếp xã hội hoặc bị tự kỷ sẽ tránh nhìn vào mắt trong khi vẫn thành thật xin lỗi.
  2. Để ý cách thể hiện kiểu xung hấn thụ động trong lời xin lỗi. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy lời xin lỗi không chân thành. Cô ta có thể sử dụng câu khẳng định “Tôi” nhưng cô ấy cũng sẽ chỉ ra bạn đã sai như thế nào hay bạn đã buộc cô ấy phải cử xử tồi. Kiểu thể hiện này là dấu hiệu cho thấy lời xin lỗi không thành tâm và là cách để một người đổ lỗi sang cho bạn hoặc rũ trách nhiệm đối với hậu quả do hành động của cô ta gây ra.[2]
    • Ví dụ, lời xin lỗi kiểu xung hấn thụ động có thể là: “Anh đã rủ em đến cuộc liên hoan nhưng em từ chối, nên anh phải đi một mình và nói dối em về điều đó. Nếu ngay từ đầu em đồng ý, anh đã chẳng phải nói dối. Vậy đó, anh xin lỗi”. Người này không xin lỗi bạn thực lòng và chỉ dựa vào thói quen xấu là dùng lời xin lỗi để thoát ra tình huống khó khăn.
  3. Dựa vào cảm tính. Liên quan đến những phân tích của bạn về ý định của một người, thông thường trực giác sẽ là thước đo chính xác rằng liệu có nên tin tưởng và chấp nhận lời xin lỗi của người đó. Dành một lúc để xem xét lời xin lỗi và lắng nghe trực giác của bạn về người đó và lời xin lỗi của cô ấy. Liệu trực giác bạn có mách bảo rằng đó là người thật thà và chân thành? Bạn có cảm thấy nghi ngờ hay bối rối về người đó và lời xin lỗi dành cho bạn?
  4. Xem liệu bạn có sẵn sàng chấp nhận lời xin lỗi. Trước khi chấp nhận, bạn cần xem xét bối cảnh xin lỗi và mức độ bạn biết về người đó. Nếu đó là bạn thân xin lỗi vì cư xử không hay với bạn, và cô ấy đã từng như vây, bạn có thể xem xét liệu cô ấy có dùng lời xin lỗi như là cái cớ cho hành xử của mình. Nếu thành viên gia đình hoặc người yêu của bạn xin lỗi vì đã hành xử không đúng với tính cách của mình, điều hiếm khi xảy ra, bạn có thể dễ dàng chấp nhận lời xin lỗi.[2]
    • Mọi người mắc lỗi và nói dối hoặc làm người khác tổn thương vì nhiều lý do. Điều quan trọng là bạn sẵn sàng bỏ qua những lỗi đó, đặc biệt nếu họ xin lỗi một cách chân thành. Nếu bạn vẫn tự hỏi liệu có nên tin vào giọng xin lỗi của người đó hay không, có thể bạn cần trao đổi thêm với cô ấy về lo ngại của mình. Đây là cách tiếp cận tốt hơn là chấp nhận lời xin lỗi mà bạn không tin là chân thành và tiếp tục buồn bực, không hài lòng mặc dù tỏ ra đồng ý với điều đó.

Chấp nhận Lời Xin lỗi[sửa]

  1. Cảm ơn người xin lỗi mình. Hãy bắt đầu bằng cách nói rằng bạn đánh giá cao lời xin lỗi và việc cô ấy sẵn sàng thay đổi. Điều này có thể rất đơn giản, như: “Cảm ơn bạn đã xin lỗi” hay “Mình đánh giá cao lời xin lỗi của bạn, cảm ơn”.[2]
    • Tránh phớt lờ lời xin lỗi bằng cách nói: “Không sao” hay “Không có gì”. Đáp lại bằng giọng hờ hững như vậy có thể kết thúc bằng việc làm tổn thương cảm xúc của người khác và khiến vấn đề không được giải quyết. Sẵn lòng thể hiện sự biết ơn khi người đó đủ dũng cảm xin lỗi và thừa nhận lỗi của mình.
  2. Giải thích rằng cảm xúc của mình bị tổn thương. Khi cảm ơn một người vì đã xin lỗi mình, bạn nên nói rõ rằng cảm xúc của bạn bị tổn thương và nói cụ thể tổn thương như thế nào. Điều này cho thấy bạn đang thành thật về cảm xúc của mình, không thờ ơ hay vô cảm với tình huống. Bạn có thể nói: “Cảm ơn bạn đã xin lỗi. Mình đã thực sự buồn khi bạn nói dối mình” hay “Em đánh giá cao lời xin lỗi của anh, cảm ơn. Em đã rất đau lòng khi anh quát em trước mặt bố mẹ”.[2]
    • Hãy rõ ràng và thẳng thắn về cảm giác của bạn khi một người đối xử không tốt, nhưng tránh dùng giọng xung hấn thụ động. Cố gắng chân thành và thật lòng khi người đó xin lỗi bạn.
  3. Hãy nói “Mình hiểu” thay vì “không sao”. Kết thúc lời chấp nhận xin lỗi bằng cách nói bạn hiểu vì sao người đó làm như vậy, bạn sẵn sàng chấp nhận lời xin lỗi và bỏ qua. Bạn có thể nói: “Mình hiểu tại sao bạn cảm thấy cần nói dối và mình chấp nhận lời xin lỗi của bạn”.[1]
    • Dùng những câu phớt lờ như “không sao” hay “thôi hãy quên đi” sẽ không đủ rõ để một người biết là bạn chấp nhận lời xin lỗi. Điều này có thể bị cho là coi thường, nhất là khi người đó rất nghiêm túc khi xin lỗi.

Thể hiện Sự Chấp nhận bằng Hành động[sửa]

  1. Viết thư về việc bạn chấp nhận lời xin lỗi và tha thứ. Khi bạn chấp nhận lời xin lỗi của một người, sẽ khó thể hiện sự chấp nhận và tha thứ. Có thể bạn vẫn cảm thấy bực bội, tổn thương, hoặc buồn vì lời nói và hành động của người đó và phải đấu tranh với việc thực sự tha thứ cho cô ấy. Một cách để thể hiện cảm xúc của bạn là viết thư tập trung vào lý do và mức độ cô ấy làm bạn tổn thương và bạn sẽ làm gì để thực sự tha thứ cho cô ấy.
    • Hãy viết cụ thể trong thư và đừng ngại nói thật. Bạn có thể viết cho người đó biết vì sao bạn vẫn cảm thấy tổn thương và đau buồn và lưu ý họ rằng bạn sẽ cần thời gian để quên lời nói và hành động của cô ấy. Ví dụ, bạn có thể viết rằng: "Mình vẫn buồn vì điều bạn gây ra nhưng mình đang cố gắng tha thứ cho hành động của bạn. Mình nghĩ tình bạn của chúng ta đủ mạnh để bỏ qua điều này, mình đang thực sự cố gắng thay đổi cảm xúc và xóa bỏ cảm giác bị tổn thương".
    • Bạn có thể quyết định đưa hoặc không đưa thư cho người đó, vì thư có thể chứa những thông tin bạn không muốn cô ấy đọc. Nhưng hành động viết ra những gì bạn nghĩ và trực tiếp nói về người đó có thể giúp bạn hàn gắn vết thương và tha thứ.
  2. Đề nghị chia sẻ thời gian quý báu cùng người đó. Một cách khác để thực hiện sự tha thứ là cho người đó thấy bạn chấp nhận lời xin lỗi. Đề nghị dành thời gian quý báu với nhau cho thấy bạn vẫn muốn có cô ấy đồng hành và tiếp tục là bạn của nhau. [2]
    • Bạn có thể lên kế hoạch đi ăn hàng hoặc làm gì đó, nơi cả hai đã cùng làm việc và hỗ trợ lẫn nhau, như lớp học nghệ thuật hợp tác hay chơi thể thao. Điều đó cho thấy bạn sẵn sàng gây dựng lại niềm tin với người đó và làm mới mối quan hệ với cô ấy. Bạn cũng có thể đề xuất làm điều gì đó cùng nhau mà các bạn đã thích trong quá khứ như là cách để chỉ ra rằng bạn sẵn sàng bỏ qua các vấn đề và nhớ về những khoảng thời gian vui vẻ cùng nhau.
  3. Hãy sẵn sàng nếu bất cứ vấn đề nào lại xảy ra giữa bạn và người đó. Mặc dù bạn cam kết cố gắng tin tưởng hoàn toàn người đó lần nữa, đặc biệt khi cô ấy xin lỗi bạn một cách chân thành và bạn chấp nhận, bạn cũng nên để ý những dấu hiệu cảnh báo. Chúng có thể là những khoảnh khắc cho thấy người đó có thể lại mắc sai lầm tương tự hoặc quay lại thói quen xấu dẫn đến vấn đề phát sinh và cần phải xin lỗi. Cố gắng kéo người đó ra khỏi tình huống mắc lỗi hoặc làm tổn thương bạn như trước đây.
    • Ví dụ, bạn có thể phát hiện ra rằng người đó lại đến muộn trong ngày hẹn hoặc kế hoạch của bạn và lo ngại cô ấy lại quay trở lại thói quen xấu là thường xuyên đến muộn. Bạn có thể tình cờ nói rằng bạn thấy cô ấy bắt đầu đến muộn khi đã hẹn và điều đó khiến bạn thực sự khó chịu. Nhắc rằng cô ấy đã từng phải xin lỗi vì đến muộn hoặc không đến như đã hẹn và bạn thấy tổn thương khi cô ấy làm như vậy. Điều đó có thể giúp cô ấy không đến muộn nữa và các bạn sẽ tránh được tình huống mà cô ấy lại phải xin lỗi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây