Chấp nhận nhược điểm của bạn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khái niệm chính về "nhược điểm" cá nhân là sự không hoàn thiện. "Nhược điểm" là sự không hoàn hảo. Không có người hoàn hảo, vì thế ai cũng có thiếu sót. Tuy nhiên, sẽ có nhiều khía cạnh về tính cách, khả năng hay thói quen khiến bạn bị căng thẳng trong tình huống nào đó. Hãy tìm cách để hiểu và yêu bản thân, và bắt đầu gọi những "nhược điểm" đó bằng một cái tên khác.

Các bước[sửa]

Xây dựng sự tự đánh giá thực tế[sửa]

  1. Đặt lại tên các nhược điểm. Tránh gọi các thiếu sót là "nhược điểm". Thay vào đó, xem chúng như là đặc tính, thay vì phán xét chúng một cách khắt khe. Nên gọi chúng là "tật", "thói quen" hay "tính của tôi".
    • Không gắn nhãn tính cách của bạn như là nhược điểm. Bạn có thể cho mình là "nhút nhát" hoặc "lãnh đạm"--cái gì đó mà có lẽ là xấu. Hoặc là bạn có thể chỉ nghĩ về bản thân như một người cần thời gian để trở nên sôi nổi với người mới – điều này hoàn toàn bình thường.
    • Dùng ngôn ngữ yêu thương và chi tiết thay vì mơ hồ và phê phán. Hãy nhìn vào gương mỗi ngày và nói: "Mình thực sự yêu bản thân". Nói to theo đúng nghĩa đen. Lên trên nóc một tòa nhà cao tầng và hét lên: "Mình tự hào về bản thân". Ví dụ, giả sử nhược điểm của bạn đã trở nên cực kỳ xấu. Nếu vậy, hãy leo lên mái nhà và hét to: "Tôi xấu xí và tôi tự hào". Mọi người sẽ tôn trọng bạn vì lòng dũng cảm mà bạn vừa có.
    • Đó có phải là "tật"? Một nhược điểm tương đối vô hại có thể không thực sự cần "sửa chữa". Bạn chỉ cần học cách để phù hợp với sự khác biệt.
    • Đó có phải là điều gì đó mà đôi khi hữu ích không? Một vài đặc tính đôi khi là tốt, nhưng đôi khi lại xấu. Đó không phải là một nhược điểm; nó chỉ là điều gì đó mà bạn phải nỗ lực để biết khi nào nên sử dụng nó, và khi nào bạn phải tiếp cận mọi việc theo cách khác. Ví dụ:
    • Tính bướng bỉnh có thể là tính kiên quyết. Một người bướng bỉnh có thể kiên quyết vào lúc có sai lầm, và điều đó gây ra vấn đề. Nhưng trở nên kiên định đối với những điều đúng đắn có thể là một món quà thực sự.
    • Chủ nghĩa cầu toàn đôi khi là tính hoàn hảo. Người cầu toàn gặp rắc rối khi họ cố gắng làm cho thế giới không hoàn hảo phù hợp với các tiêu chuẩn đòi hỏi nhiều cố gắng và thất vọng khi thế giới không đoàn kết. Nhưng đối với bác sĩ phẩu thuật, vận động viên Olympic, và kỹ sư thì phát triển trong những công việc xem sự hoàn hảo là mục tiêu.
  2. Lập một danh sách tất cả điểm mạnh và khả năng của bạn. Hãy bao gồm tất cả mọi điều xảy ra với bạn. Đừng loại bỏ bất kỳ phẩm chất nào bởi vì bạn nghĩ có thể nó không cần thiết hoặc không nổi bật. Liệt kê một số điều như tính kiên nhẫn, tử tế, lòng dũng cảm, quyết tâm, thị hiếu, sự thông minh hoặc lòng trung thành. Đôi khi có quá nhiều sự tập trung vào các nhược điểm đến mức những điểm mạnh của một người sẽ bị mất đi. Có sự tự đánh giá dễ hiểu sẽ giúp bạn có quan điểm cân bằng về bản thân hơn.[1]
    • Nếu bạn đang tự cảm thấy quá chán nản đến mức không thể lập ra danh sách, trước hết hãy viết tự do một lúc.
    • Cũng nên lấy ý kiến từ bạn bè và gia đình. Đôi khi những người khác nhìn thấy điều tốt đẹp ở chúng ta mà chúng ta không phải lúc nào cũng thừa nhận với chính mình. Và thường thì những phẩm chất này không được đề cập đủ.
  3. Liệt kê một số điều mà bạn tự hào. Liệt kê những thành tích như các mục tiêu đã đạt được, khoảnh khắc bạn ngạc nhiên với chính mình, và khoảng thời gian khó khăn bạn đã vượt qua. Bạn có thể tự hào về việc phục hồi từ một tình huống khó khăn, ở bên cạnh ai đó khi họ gặp tình trạng khó khăn, hoàn thành các dự án tại nơi làm việc hoặc trường học, hoặc một số điều bạn đã học được. Viết ra các thế mạnh của bạn, những điều mà bạn đã học hỏi để làm tốt.[1]
  4. Liệt kê và chú ý đến xu hướng hay nhu cầu riêng của bạn. Viết tự do, liệt kê một số điều mà cảm thấy không thoải mái. Lên danh sách những điều về bản thân mà bạn mong muốn thay đổi. Càng cụ thể càng tốt. Ví dụ, thay vì viết: "Diện mạo của mình", hãy viết: "Mình không thích khi da bị mụn". Nếu bạn đang viết về một sự cố, hãy đặt nó trong ngữ cảnh càng nhiều càng tốt.
  5. Nghĩ về các trải nghiệm trong quá khứ. Hỏi chính mình làm thế nào mà bạn có các thói quen và lối sống nào đó. Có phải chúng mang tính văn hóa không? Chúng có quen thuộc không? Có mang tính sinh học không? Chúng xảy ra khi nào? Bạn đã bị chỉ trích bởi người khác? Bạn chú ý đến những tin nhắn từ các công ty mà cố gắng làm cho bạn bất an để bán cho bạn cái gì đó không? Nếu bạn nói một vài điều mà sau này bạn hối tiếc, hãy tự hỏi liệu điều này là sự thiếu khéo léo mà bạn đã học được từ gia đình, hoặc đây là phản ứng của bạn với tình huống khó xử.[1]
    • Nếu bạn chi quá nhiều tiền, hỏi chính mình điều gì gây tác động cho những sự cố này, cách bạn bắt đầu tiêu tiền lần đầu, và mong muốn của bạn khi đang chi tiêu.
    • Càng hiểu hành vi trước đây càng nhiều, bạn càng có nhiều khả năng tha thứ cho chính mình vì chúng.[2]
  6. Định hình lại suy nghĩ.[3] Điều gì đã khiến bạn xem chúng như "nhược điểm"? Những đặc điểm này có mặt tích cực không? Hãy nhìn vào danh sách các điểm mạnh và tự hỏi bản thân liệu có bất kỳ ưu điểm nào được liệt kê cũng có liên kết với các phẩm chất mà bạn đã xem là "nhược điểm".[4] Bắt đầu nghĩ về các đặc điểm của bạn theo hướng tích cực.[3]
    • Có lẽ bạn thấy rằng mình quá nhạy cảm. Định hình lại suy nghĩ này để nhắc nhở bản thân rằng tính đa cảm là lý do tại sao bạn có kỹ năng đồng cảm mạnh mẽ để an ủi những người khác trong lúc khó khăn, và tại sao mọi người tìm bạn để được chăm sóc và hỗ trợ.
    • Hoặc có lẽ bạn cảm thấy rằng mình dễ bị kích động, nhưng điều đó có thể liên kết với sự sáng tạo đáng kinh ngạc.
    • Sự định hình tích cực sẽ không thay đổi những phẩm chất này, nhưng nó có thể cho bạn sự thay đổi lành mạnh trong quan điểm mà sẽ giúp bạn chấp nhận bản thân.[3]

Thực hành chấp nhận bản thân hoàn toàn[sửa]

  1. Tránh tự phê bình. Đối xử bản thân với lòng nhân từ và tôn trọng. Thay vì trách móc chính mình, nói với bản thân một cách bình tĩnh. Khi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực xuất hiện, hãy xác định chúng. Bạn có thể nói: "Đây là suy nghĩ mình quá mập", hoặc, "À, mình nghĩ 'mọi người đều hiểu biết nhiều hơn mình'".[5]
  2. Chấp nhận lời khẳng định từ người khác. Khi bạn được khen ngợi, hãy nói: "Cảm ơn". Nếu lời khen thật sự và chân thành, thì thật bất lịch sự nếu từ chối nó. Từ chối lời khen có nghĩa là bỏ lỡ cơ hội tạo ra kết nối tích cực với người khác, và sự khẳng định tích cực cho chính mình. Hãy để bạn bè và gia đình khẳng định về bạn.
    • Nếu bạn cảm thấy thực sự chán nản về bản thân, bạn có thể yêu cầu ai đó mà bạn yêu quý nói với bạn một vài điều họ thích ở bạn. Tiến hành nhận và cho đi lời khuyên.
  3. Chú ý nếu ai đó đang cố gắng kéo bạn xuống. Một vài người độc ác che dấu họ với vẻ ngoài tốt bụng. Bạn có một người bạn luôn chỉ ra các thiếu sót của mình? Có ai đó trong cuộc sống khiến bạn vui hay chỉ trích bạn tại nơi công cộng hoặc riêng tư không? Khi bạn tự hào về điều gì đó, có ai cố gắng hạ thấp bạn hết mức bằng cách hành động bối rối hoặc hạ mình không?
    • Cố gắng loại bỏ những người này ra khỏi cuộc sống của bạn hoặc dành càng ít thời gian cho họ càng tốt.[6]
  4. Yêu bản thân trước khi bạn cải thiện. Chấp nhận tình trạng của bạn trước khi thử thay đổi căn bản. Nếu bạn cố gắng sửa chữa chính mình mà không thừa nhận giá trị vốn có và sự đáng yêu của bạn trước tiên, thì bạn có thể tự làm tổn hại mình. Cải thiện bản thân sẽ có lợi, nhưng trước tiên bạn phải yêu bản thân. Xem chính mình như một khu vườn sum xuê cần được tưới nước, cắt tỉa, trồng trọt, và bảo dưỡng chung: để không ngập úng và không hỏa hoạn.[2]
    • Nếu bạn muốn thể hiện tốt hơn ở trường, trước hết nói với bản thân: "Mình thông minh, làm việc chăm chỉ, và mình có ước mơ cùng hoài bão. Mình có khả năng làm việc mà mình muốn làm".
    • Hãy nói những điều trên thay vì nói như: "Mình quá ngu ngốc, lười biếng và mình đã trượt kỳ thi cuối kỳ và mình sẽ trượt vào lần tiếp theo".
    • Một khi bạn có khuôn khổ tích cực, bạn có thể tiếp tục làm theo kế hoạch hành động.
  5. Định hình lại cách bạn nhìn nhận sự tự cải thiện. Khi có điều gì đó mà bạn muốn tiếp tục, bạn không loại bỏ hay che giấu nhược điểm của mình, mà đúng hơn thì bạn đang học những kỹ năng mới.
    • Thay vì nói: "Mình sẽ ngừng việc nói quá nhiều lại", hãy nói với chính mình: "Mình sẽ học cách để lắng nghe hiệu quả hơn".
    • Thay vì nói: "Mình sẽ ngừng thói phê phán", hãy thử nói: "Mình sẽ làm việc chăm chỉ hơn để hiểu và tự chấp nhận những quan điểm và cách sống khác nhau".
    • Thay vì nói: "Mình sẽ giảm cân", thử nói: "Tôi sẽ tiếp tục chăm sóc cơ thể tốt hơn bằng cách tập thể dục nhiều hơn, ăn uống tốt hơn và giảm căng thẳng".
  6. Nhận ra tiêu chuẩn không thực tế. Có rất nhiều hình ảnh, niềm tin và ý tưởng mà ta bắt gặp trên thế giới. Có thể chúng không thực tế để khiến bản thân hay người khác phải tôn trọng. Những điều này có thể đến từ các phương tiện truyền thông, từ các tổ chức như trường học, hay được tổ chức bởi gia đình và bạn bè. Nếu thấy bản thân không hạnh phúc với một vài khía cạnh về chính mình, bạn có thể phải đối mặt với những ý tưởng này. Ví dụ:
    • Nhìn giống siêu mẫu. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ mọi người có thể đến từ bất cứ nơi nào giống như một diễn viên, người mẫu hoặc giống ai đó. Hầu hết mọi người không phải sinh ra là đẹp, ốm, và bất cứ cái gì "nằm trong" vẻ đẹp là ở hiện tại. Thế nhưng, họ thường có một đội ngũ trang điểm, người huấn luyện cá nhân, nhà thiết kế và các nghệ sỹ đồ họa để tạo ra hình ảnh này. Thấp hơn tiêu chuẩn này thì không gọi là nhược điểm—bạn chỉ là người bình thường, điều này tốt thôi. Nếu bạn vẫn để bản thân theo đuổi một tiêu chuẩn thực tế, dĩ nhiên bạn sẽ không hạnh phúc.
    • Là một sinh viên hoàn hảo. Hầu hết nền giáo dục tập trung vào toán học, khoa học và khả năng đọc viết. Dù những điều này là quan trọng, không phải tất cả mọi người đều xem chúng là thế mạnh. Ngay cả những người xuất sắc cũng sẽ thi trượt hoặc đôi khi quên thời hạn. Thật không may là trường học thường không phân loại thế nào là một người bạn tốt, khả năng nghệ thuật của bạn, hoặc bạn giỏi thể thao ra sao, khả năng làm việc chăm chỉ, hoặc tư tưởng can đảm, dám mạo hiểm của bạn. Không trở thành một sinh viên giỏi không nhất thiết là một nhược điểm—chỉ là ưu điểm của bạn có thể nằm ở lĩnh vực khác. Bạn có thể là một người thành công mà không nhất thiết phải là một học sinh loại A.
    • Không cần phải "đạt được thành tích cao" như các thành viên khác trong gia đình. Bạn có thể cảm thấy mình có thiếu sót khi bạn không sở hữu một đặc điểm của gia đình mà được đánh giá cao bởi các thành viên khác. Có thể bạn không hoàn thiện, nhưng bạn khác biệt. Mặc dù một gia đình đúng mực và yêu thương có thể chấp nhận điều này, nhưng sẽ thật khó khăn để là chính bạn nếu bạn không giống với những người khác. Điều này có thể bao gồm:
      • Khả năng/sở thích thể thao
      • Sự hiểu biết
      • Thiên hướng chính trị.
      • Lòng tin
      • Hứng thú với việc kinh doanh của gia đình
      • Tính nghệ thuật

Tiến về phía trước[sửa]

  1. Hiểu sự khác biệt giữa tự cải thiện và tự chấp nhận bản thân. Chấp nhận cả mặt tốt và mặt xấu của bản thân không có nghĩa là bạn không thể cam kết với chính mình để phát triển cá nhân. Nó chỉ đơn giản là bạn chấp nhận chính mình--không chỉ là mặt tốt hay mặt xấu—mà là cả con người bạn. Bạn là chính bạn và điều đó là bình thường, thiếu sót và tất cả mọi điều. [2] Tự chấp nhận bản thân có nghĩa là bạn chấp nhận chính mình ở hiện tại vô điều kiện, đó là người không hoàn hảo và độc đáo.
    • Nếu bạn tiếp tục suy nghĩ: "Mình có thể chấp nhận bản thân nếu mình ngừng ăn quá nhiều và giảm cân", vậy thì bạn đang đặt điều kiện cho việc tự chấp nhận bản thân mà luôn có thể bị phá vỡ.[2] Cảm thấy tự do để theo đuổi sự tự cải thiện, làm cho bản thân hoạt đông hiệu quả hơn hoặc trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng đừng bao giờ xem nó là điều kiện để bạn tự chấp nhận bản thân.
  2. Học cách để yêu cầu giúp đỡ. Đôi khi xung đột hoặc cảm thấy chán nản về bản thân là điều tự nhiên. Một trong những cách để khiến mọi việc tốt đẹp hơn là trò chuyện về cảm xúc của bạn hay nhờ những người xung quanh hỗ trợ bạn. Bạn không cần phải ở một mình, và bạn xứng đáng được giúp đỡ.
    • Nếu bạn có thời gian khó khăn tại trường hoặc công ty, hãy trò chuyện với ai đó. Họ có thể lắng nghe chân thành và giúp bạn tìm ra cách để làm cho mọi việc tốt hơn.
    • Nếu bạn thường cảm thấy tiêu cực đối với chính mình, cân nhắc yêu cầu bác sĩ kiểm tra để tìm ra các vấn đề như lo âu, trầm cảm, và rối loạn mặc cảm về ngoại hình. Nhận sự giúp đỡ là bước đầu tiên bạn cần làm để cải thiện vấn đề.
  3. Xem bản thân như một công việc đang được tiến hành. Thời gian và kinh nghiệm tạo ra nhiều cơ hội để hoàn thiện những nhược điểm. Để trưởng thành và phát triển, chúng ta thường sẽ cần thời gian và phạm nhiều sai lầm, và thậm chí cần nhiều năm. Hãy kiên nhẫn với chính mình. Đòi hỏi khắc phục các nhược điểm dễ dàng và nhanh chóng sẽ dẫn đến sự thất vọng, bởi vì con người cần trưởng thành, phát triển và học hỏi cả đời người. Ví dụ:
    • Những thanh thiếu niên nóng vội sẽ trở thành người lớn có trách nhiệm.
    • Đứa trẻ lớp 3 từng là học sinh kém sẽ cải thiện các điểm số khi cậu bé học thêm một vài kỹ năng học mới.
  4. Tìm nhóm hỗ trợ. Nhóm hỗ trợ luôn có sẵn vì rất nhiều nguyên nhân: từ xây dựng lòng tự trọng cho tới phục hồi từ vấn đề rối loạn ăn uống. Cân nhắc tìm kiếm các nhóm hỗ trợ địa phương hoặc tìm không gian trực tuyến tích cực nếu bạn đang gặp khó khăn với vấn đề nào đó. Nhóm có thể giúp bạn hiểu, chấp nhận các đặc điểm của mình, và cảm thấy bớt cô đơn.
    • Có rất nhiều nhóm khác nhau có mục tiêu giúp đỡ các nhóm thiểu số. Bạn có thể tìm thấy nhiều cộng đồng sẽ hỗ trợ cho lòng tự trọng của bạn và giúp bạn đối mặt vấn đề, như tổ chức Health At Every Size, Autistic Culture, và trang web asexuality.org. Hãy gọi số 1900599930 để liên lạc với Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý (PCP).
  5. Đi chơi với người tích cực. Hãy dành thời gian với người giúp bạn cảm thấy dễ chịu với bản thân. Hạn chế tiếp xúc với những ai mà khiến bạn cảm thấy tồi tệ. Điều quan trọng là dành thời gian với người nâng đỡ bạn và khiến bạn hạnh phúc hơn.
    • Chủ động và yêu cầu mọi người đi chơi với bạn. Mời họ đi dạo với bạn, ghé thăm để nói chuyện, hoặc lên kế hoạch với họ.
  6. Tiếp tục tha thứ. Có thể chúng ta mong ước thật nhiều nhưng chúng ta lại không thể thay đổi quá khứ. Ngẫm nghĩ về các sai lầm trong quá khứ xem chúng là kết quả của một quyết định nào đó hay do cách bạn đã cư xử.[6] Những gì bạn có thể làm là thừa nhận sai lầm và cố gắng để học hỏi và trưởng thành từ kinh nghiệm đó.
    • Nếu bạn không thể ngừng tập trung vào lỗi lầm, hãy nói với chính mình: "Mình đã đưa ra quyết định tốt nhất với thông tin (hoặc khả năng) mà mình có vào lúc đó".[6] Với sai lầm đã qua, bây giờ bạn có thông tin mới khi đưa ra những quyết định cho tương lai.

Lời khuyên[sửa]

  • Một vài "nhược điểm" thực sự là triệu chứng của một khiếm khuyết, như tự kỷ, chứng khó đọc hoặc rối loạn thiếu chú ý và quá hiếu động (Attention deficit/hyperactivity disorder – ADHD). Nếu bạn có nhiều tật giúp bạn trông khác biệt, có lẽ bạn cần thực hiện một số nghiên cứu và trò chuyện với bác sĩ. Chẩn đoán khiểm khuyết sẽ giúp bạn nhận được sự giúp đỡ, hiểu bản thân hơn, và kết nối với cộng đồng hỗ trợ người khiếm khuyết.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]