Tha thứ cho chính mình

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tha thứ là một việc khó khăn. Thừa nhận sai lầm của mình và sửa sai cần nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm. Điều này thậm chí còn khó khăn hơn khi chúng ta phải tha thứ cho lỗi lầm của chính mình. Con đường dẫn đến sự tha thứ không phải là con đường dễ đi. Bằng sự tự nhận thức và ý thức được rằng cuộc sống là một hành trình chứ không phải cuộc chạy nước rút, bạn cũng có thể học cách tha thứ cho bản thân.

Các bước[sửa]

Thực hành tha thứ cho bản thân[sửa]

  1. Tìm hiểu xem tại sao bạn cần tha thứ cho bản thân. Nếu chúng ta nhận ra mình phạm sai lầm, chúng ta sẽ cảm thấy có lỗi và cần được tha thứ. Khi bạn nghĩ về những chuyện đã qua, chúng có thể tạo ra cảm giác không thoải mái. Để xác định lí do tại sao bạn lại cảm thấy như vậy, hãy hỏi chính mình:
    • Có phải mình cảm thấy như vậy là vì kết quả những việc mình làm khiến mình cảm thấy tệ?
    • Có phải mình cảm thấy điều này vì mình đang tự trách bản thân vì kết quả tệ hay không?
  2. Thừa nhận rằng lỗi lầm không làm bạn trở thành con người tồi tệ. Mỗi người đều mắc phải sai lầm tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Đừng nghĩ rằng phạm sai lầm một việc nào đó - có thể là trong công việc hay một mối quan hệ - sẽ làm bạn trở thành người xấu. Như Bill Gates đã nói “Ca tụng thành công là điều tốt, nhưng lưu tâm thất bại mới là điều quan trọng hơn.”[1] Học từ sai lầm của người khác cũng là một cách tha thứ.
  3. Đừng ngại phải bắt đầu lại. Để thực sự tha thứ cho bản thân, đừng ngại phải bắt đầu lại. Học cách tha thứ cho bản thân không chỉ là học cách sống với quá khứ. Đó còn là học từ những kinh nghiệm. Lấy những thứ bạn đã học và áp dụng để xây dựng bản thân tốt hơn. [2]
  4. Thích nghi với một tư duy mới bằng việc học hỏi từ lỗi lầm trong quá khứ. Có một cách để tiến về phía trước, đó là tập thích nghi từ cái mà bạn đã học. [3]
    • Đặt mục tiêu tương lai cho bản thân sẽ làm bạn suy nghĩ tích cực hơn và mạnh mẽ hơn. Nhìn điều này vào tương lại sẽ giúp bạn tha thứ cho bản thân ở hiện tại bằng cách tập trung vào những thay đổi tích cực mà bạn có thể làm được. [4]
    • Bất cứ khi nào bạn cảm thấy có lỗi, hãy làm theo lời của Les Brown: “Hãy tha thứ cho những khuyết điểm và sai lầm của mình và tiến bước”. Điều nãy sẽ giúp ích cho bạn bất cứ khi nào bạn phạm phải sai lầm.

Quên đi quá khứ[sửa]

  1. Nhận ra rằng không ai là hoàn hảo. Có thể bạn muốn tha thứ cho bản thân vì những hành động chống lại người khác. Trước hết bạn phải nhận thức được rằng mình không đổ lỗi cho hành động của người khác. Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm và nhiều lần trong đời chúng ta đã không làm hết sức mình. Nhận ra được điều này sẽ là bước bạn cần làm trong quá trình tự phục hồi chính mình.
  2. Đừng sống mãi trong lỗi lầm ở quá khứ. Học từ sai lầm trong quá khứ là tốt nhưng cứ sống mãi trong những lỗi lầm đó có thể ngăn bạn tha thứ cho bản thân. Nó có thể cản trở bạn ý thức được thực tế hiện tại. Cuộc sống của bạn có thể trở nên trì trệ nếu bạn cứ ám ảnh về những việc mình đã làm và không làm. Thay vào đó, hãy tập trung vào hiện tại và những gì bạn có thể làm trong tương lai để cuộc sống của mình tốt hơn.
  3. Hãy lên kế hoạch cho một tương lai tươi sáng không bị đè nén bởi quá khứ ngay hôm nay. Xem xét việc “sửa chữa và tiến về phía trước” cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn gặp phải một tình huống tương tự đã khiến bạn rối loạn cảm xúc trong quá khứ thì hãy tập trung vào những việc bạn có thể kiểm soát.
    • Cố gắng sửa chữa những vấn đề mà bạn biết mình có thể kiểm soát và cố không bận tâm đến phần còn lại. Bạn không muốn lặp lại lỗi lầm tương tự. [5]
  4. Học cách để tâm. Tự nhận thức về hành động hiện tại có thể chữa lành vết thương trong tương lai. [6] Nếu bạn tự nuôi dưỡng một ý thức mạnh mẽ và chấp nhận những hành động ở hiện tại thì nó sẽ giúp bạn xây dựng một tương lai tốt hơn và giúp bạn tha thứ cho những hành động trong quá khứ.
  5. Xem xét lại các quyết định trong quá khứ. Bạn không muốn sống mãi trong lỗi lầm nhưng bạn cần phải học từ những lỗi lầm đó để tiến về phía trước theo cách tích cực.
    • Một cách để tha thứ cho bản thân là xác định đâu là nguyên nhân của những cảm xúc ở lần sai phạm đầu tiên. Nếu bạn xác định được điều mình phạm phải lần đầu thì bạn có thể thay đổi cách nhìn trong tương lai.
    • Tự hỏi bản thân minh: “Tôi đã phạm phải sai lầm gì và tôi có thể làm gì để tránh gây ra hậu quả tương tự?” [7]
  6. Xác định những việc khiến bạn có xúc cảm mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp bạn xác định ngay lập tức những tình huống khiến mình không thoải mái. Một khi xác định được tình hình bạn sẽ có thể dễ dàng tìm ra giải pháp. Hãy hỏi bản thân:
    • Mình có cảm thấy lo lắng hay tội lỗi khi gặp ông chủ của mình?
    • Mình có cảm thấy những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ khi nói chuyện với những người quan trọng?
    • Việc dành thời gian bên bố mẹ có làm mình cảm thấy tức giận hay khó chịu không?

Trò chuyện về việc tha thứ cho bản thân và cho người khác[sửa]

  1. Hãy để người khác bước vào cuộc sống của bạn. Như nhà triết học Derrida đã từng nói: “Sự tha thứ thường làm người ta khó xử, đôi khi trong một tình huống có tính toán trước, nó đi cùng với: lời xin lỗi, sự hối tiếc, sự ân xá, sự sai khiến, vân vân.” [8].
    • Tha thứ là con đường hai chiều. Bạn sẽ không thể tha thứ cho bản thân nếu bạn không học được cách tha thứ cho người khác. Bạn cần để cho người khác bước vào cuộc sống của mình để họ cho bạn lời khuyên và cách thức để tha thứ cho bản thân.
    • Trò chuyện với những người thân yêu để hỗ trợ bạn trong quá trình vật lộn với sự tự tha thứ.
  2. Phác thảo một giải pháp hoặc kế hoạch. Để tha thứ cho bản thân bạn nên ý thức được cái mình cần tha thứ là gì. Vạch ra một hướng dẫn chi tiết từng bước một có thể giúp bạn tập trung vào điều quan trọng và cho bạn chỉ dẫn về việc tha thứ cho bản thân hoặc cho người khác. [9]Hãy xem xét kỹ các khía cạnh sau của việc tạo ra giải pháp cho sự tha thứ:
    • Tuyên bố hoặc yêu cầu sự xin lỗi bằng việc sử dụng ngôn ngữ trực tiếp. Đừng vòng vo. Hãy trực tiếp nói “Mình xin lỗi” hoặc hỏi “Cậu có thể tha thứ cho mình không?”. Bạn không muốn sự việc trở nên mơ hồ hoặc cho qua một cách không thành thật.
    • Tìm cách để bạn có thể thực sự sửa chữa cách giải quyết. Nếu bạn đang xin được người khác tha thứ thì hãy nghĩ ra những hành động cụ thể có thể bù đắp lại. Nếu bạn đang tha thứ cho chính mình thì hãy hỏi bản thân những bước cần làm để tiến về phía trước một cách tích cực.
    • Tự hứa với bản thân và người khác rằng bạn sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn trong tương lai. Sẽ chỉ là lời xin lỗi không chân thành nếu bạn không làm theo lời đã hứa. Đảm bảo bạn không mắc phải lỗi lầm tương tự.
  3. Cầu xin sự tha thứ từ người khác. Nếu bạn cầu xin sự tha thứ từ người khác thì bản thân bạn sẽ cảm thấy khá hơn.
    • Đôi khi, bầu không khí rõ ràng có thể giải quyết vấn đề đang tồn tại. Nó cũng chỉ rõ rằng bạn đang tiếp thu một vấn đề lớn hơn vấn đề thực tại.[10]Yêu cầu được tha thứ đã được chứng minh là mang lại nhiều kết quả có lợi và củng cố cho mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn.

Chịu trách nhiệm cho hành động của mình[sửa]

  1. Hãy thành thật với bản thân về những hành động của mình. Trước khi bạn có thể hoàn toàn tha thứ cho bản thân thì trước tiên bạn cần thừa nhận những hành động của chính mình.
    • Sẽ hữu ích nếu viết ra những hành động khiến bạn có cảm xúc mạnh. Điều này sẽ chỉ ra những ví dụ cụ thể tại sao bạn có cảm giác tiêu cực về chính mình.
  2. Ngừng suy nghĩ theo chủ nghĩa duy lí và bắt đầu chịu trách nhiệm cho những điều bạn nói và làm. Một cách để thành thật với chính mình là phải chấp nhận hậu quả của hành động mình gây ra. Nếu bạn đã làm hoặc nói điều gì sai thì bạn cần thừa nhận hành động trước khi tha thứ cho chính mình về điều đó.
    • Một cách để đạt được điều này là buông bỏ sự căng thẳng. Bạn càng giữ sự căng thẳng trong lòng thì càng gây hại cho bản thân.
    • Sự căng thẳng đôi khi có thể khiến bạn bùng nổ cơn giận và gây tổn thương cho bản thân cũng như những người xung quanh, nhưng nếu bạn tha thứ cho bản thân, cơn giận sẽ biến mất và hậu quả sẽ không còn. Kết quả là bạn sẽ tập trung hơn và có suy nghĩ tích cực hơn là tiêu cực.
  3. Chấp nhận cảm giác tội lỗi mà bạn đang có. Thừa nhận trách nhiệm là một chuyện, nhưng hiểu được cảm xúc đằng sau lại là chuyện khác. Có những cảm xúc mạnh mẽ chẳng hạn như tội lỗi không những phổ biến mà còn là cảm xúc tốt. Cảm giác tội lỗi sẽ khuyến khích bạn có hành động cho chính mình và người khác. [11].
    • Bạn có thể cảm thấy tội lỗi về suy nghĩ của chính mình. Bạn có thể có những suy nghĩ gây tổn thương hoặc bất hạnh cho người khác. Bạn cảm thấy mọi thứ như một sự thèm khát hoặc tham lam.
    • Nếu bạn đang bị chôn vùi trong những cảm giác tội lỗi như vậy thì đó là điều bình thường. Tội lỗi của bạn có thể bắt nguồn từ những sự xúc động mạnh như vậy, thật tốt khi đối diện với chúng và thừa nhận lí do tại sao bạn lại cảm thấy như vậy. Chỉ bằng cách này bạn mới có thể tha thứ cho chính mình.
    • Bạn có thể chỉ trích bản thân (hoặc người khác) quá khắt khe về tội lỗi. Bạn có thể đang trút cảm xúc của mình lên bản thân và người khác, khiến bạn cảm thấy tội lỗi về hành động của mình. Bạn đổ lỗi cho người khác khỏi cảm giác bất an và tăng cảm giác tội lỗi.
    • Nếu bạn nhận thấy mình đang đổ lỗi cho người khác, hãy lùi lại và thừa nhận lí do tại sao bạn nói những điều như vậy. Nó sẽ giúp ích cho bạn trên con đường tự tha thứ cho chính mình.
    • Bạn có thể cảm thấy có lỗi vì hành động của người khác. Nó không hẳn là không phổ biến khi một cặp đôi khi cảm thấy có lỗi vì hành động của người kia. Bạn có thể cảm thấy có lỗi vì hành động hoặc sự bất an của bạn đời.
    • Bạn nên xác định tại sao bạn lại cảm thấy như vậy nếu bạn muốn tha thứ cho chính mình và cho người khác. [12]
  4. Xác định giá trị và niềm tin của chính mình. Trước khi bạn có thể tha thứ cho chính mình, bạn phải xác định giá trị của bạn là gì và bạn tin tưởng vào điều gì.[13]Dành chút thời gian suy nghĩ về cách bạn có thể chuộc lỗi những việc bạn cảm thấy có lỗi. Nghĩ về cách bạn có thể tạo nên sự khác biệt thật sự. Những hành động này có thể dựa trên chủ nghĩa tín ngưỡng tâm linh, hoặc dựa vào những nhu cầu của xã hội.
  5. Phân tích nhu cầu so với mong muốn của bạn. Một cách để tha thứ cho những cảm xúc tiêu cực là phải xác định cái bạn cần trong cuộc sống so với cái bạn muốn.
    • Xác định cả nhu cầu cụ thể - chẳng hạn như chỗ ở, thức ăn, các nhu cầu xã hội - và so sánh chúng với ý muốn cụ thể - xe đẹp hơn, nhà lớn hơn và thân thể đẹp hơn. Xác định được những nhu cầu này so với các mong muốn có thể giúp bạn nhận ra rằng có lẽ bạn đã quá khắt khe với bản thân hoặc những thứ này là ngoài tầm kiểm soát của bạn.[14]

Thách thức bản thân để làm tốt mọi việc[sửa]

  1. Trở thành người tốt hơn qua những thách thức cá nhân. Để ngừng rơi trở lại vào tình trạng nghi ngờ và tội lỗi, hãy đề ra những thách thức nhỏ giúp bạn trở thành người tốt hơn.[15]
    • Bạn có thể làm điều này bằng cách tạo dựng thói quen trong một tháng về những thứ bạn muốn cải thiện. Bằng cách làm điều gì đó trong một tháng - như theo dõi lượng calo - bạn sẽ bắt đầu phát triển một thói quen có ích để cải thiện. Điều nãy sẽ giúp bạn tự tha thứ bằng việc hành động theo hướng tích cực.
  2. Hành động dựa trên lỗi lầm đã được xác định. Hãy thử đánh giá sự thể hiện của bản thân để xác định phương thức đo lường cải thiện của chính mình.
    • Nếu bạn nhận thấy bản thân mình có lỗi do sự trì hoãn, ví dụ, liệt kê danh sách việc cần làm và cố gắng thực hiện. Việc xác định những việc bạn có thể kiểm soát khá quan trọng. Điều này sẽ có ích cho sự tự tha thứ bằng cách tự hoàn thiện bản thân.
  3. Luyện tập sự tự ý thức. Tự ý thức là khả năng đoán trước hậu quả hành động của chúng ta. [16] Suy nghĩ về bản thân và hành động của mình có thể giúp chúng ta trở thành người tốt hơn bằng cách tạo ra giá trị đạo đức cho bản thân. Bạn có thể thực hành sự tự ý thức bằng việc chú ý đến điểm mạnh của mình, quan sát những phản ứng của bạn trong các tình huống, và thể hiện cảm xúc của mình. [17]

Lời khuyên[sửa]

  • Thay vì suy nghĩ về những điều đã qua, bạn nên tập trung vào hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Hãy nhớ rằng, quá khứ KHÔNG nói lên con người bạn. Bạn tuyệt vời và xinh đẹp! Học hỏi từ những lỗi lầm, tha thứ cho chính mình và tiến về phía trước!
  • Nghĩ về cách bạn đã tha thứ cho người khác trong quá khứ. Rút ra bài học từ những trải nghiệm này và áp dụng chúng vào trường hợp của chính mình; điều này giúp bạn an tâm khi biết mình có khả năng tha thứ, và bạn chỉ cần chỉ ra rằng tha thứ là hướng đi đúng.
  • Hầu hết sai lầm trong quá khứ đã tạo nên con người bạn hôm nay. Vì vậy đừng cứ mãi xem chúng như những sai lầm mà hãy xem chúng như bài học.
  • Sai lầm không nói lên bạn là ai. Hãy tin rằng bạn là một người tuyệt vời. Suy nghĩ về tất cả những sai lầm khủng khiếp đó mà một người bình thường/tốt bụng đã làm và rút ra bài học từ đó. Lỗi lầm của bạn không tệ đến vậy đâu!
  • Chúng ta là kết quả của những việc tốt và xấu đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, cũng những việc tốt và xấu mà chúng ta đã làm. Cách cư xử của chúng ta với những điều tiêu cực cũng quan trọng như cách mà chúng ta ứng xử với những chuyện tốt đẹp. Một người có khuynh hướng suy ngẫm lại những việc đã làm và làm lớn chuyện tiêu cực sẽ có thiên hướng sống trong sự tức giận, phẫn nộ và mong chờ một tương lai tiêu cực hơn người nhìn những chuyện xấu như những biến cố cô lập mà không ảnh hưởng gì đến họ về mặt tổng thể. [18]
  • Tha thứ cho bản thân và cho người khác không có nghĩa là quên đi quá khứ. Mà là những ký ức vẫn được giữ lại khi tha thứ. Điều này cũng giống như vòng quay của sự buồn đau.
  • Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn vì vậy hãy tha thứ và quên đi lỗi lầm.
  • Hãy tha thứ cho những người đã làm tổn thương bạn, và hi vọng họ nhận ra những hành động sai trái và làm hòa hoặc cho bạn hoặc cho chính họ… Tiến về phía trước, vì cuộc sống quý báu quá ngắn ngủi cho những nỗi đau.
  • Nhận một món đồ chơi căng thẳng. Khi bạn bắt đầu cảm thấy có lỗi bạn hãy chơi với đồ chơi của mình.
  • Một cách tuyệt vời khác để tha thứ cho chính mình là giúp đỡ người khác. Bạn sẽ có được tình thương cho những người khác và tình thương của bạn sẽ chế ngự tội lỗi của bạn. Hãy nhớ là không nên cứ nghĩ mãi về những sai lầm của mình vì cuộc sống quá ngắn ngủi để sống trong sự đau khổ.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng ép bản thân mình cứ mãi nghĩ về những người gợi lại quá khứ tiêu cực; người đẩy bạn vào hố sâu, làm giảm và xem thường giá trị của bạn, và những người không quan tâm tới sự tổn thương của bạn thì tốt nhất là bạn nên bỏ họ lại ở phía sau.
  • Tránh xa những người có ý định phá hoại những nỗ lực tự vươn lên của bạn. Những người này dành hầu hết thời gian tập trung cứu vớt sự bất an của chính họ và bị đe dọa khi thấy người khác đang nỗ lực vượt qua áp lực tiêu cực trong cuộc sống của họ. Chấp nhận rằng tha thứ cho chính mình đôi khi sẽ mất đi những mối quan hệ nhất định mà chính sự tiêu cực của bạn là nguyên nhân khiến người khác thể hiện quyền lực với bạn. Hỏi bản thân liệu bạn có muốn tiếp tục với những mối quan hệ không tốt đẹp hay tiến về phía trước, và làm mới bản thân để có thể hòa nhập với những người tốt khác.
  • Tránh nói về những việc làm sai trái của bạn và bạn tệ như thế nào khi xung quanh người khác. Bạn cũng sẽ tạo ra điều này trong suy nghĩ của họ. Điều trị để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu và trở về nơi bắt đầu của chiếc hộp Pandora kì bí.
  • Tha thứ là một phẩm chất khó nhất để định hình và nó cũng là điều thiết yếu nhất. Khi tìm hiểu về khả năng tha thứ cho bản thân và người khác, sự trưởng thành của bạn sẽ trở nên cao cả và đó là phần thưởng xứng đáng cho sự tha thứ của bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.atlanticspeakerbureau.com/bill-gates/speaker
  2. http://www.huffingtonpost.com/jenna-amatulli/how-to-forgive-yourself_b_5397663.html
  3. http://scienceblog.com/80136/dwell-doomed-repeat-mistakes/#Pke9wctiP5CJesr8.97
  4. http://www.eomega.org/article/how-to-recognize-deal-with-emotional-triggers
  5. http://www.huffingtonpost.com/gil-laroya/how-past-mistakes-kill-yo_b_5567296.html
  6. http://link.springer.com/article/10.1007/s10608-007-9142-1
  7. http://www.mindful.org/how-to-practice-forgiving-yourself/
  8. https://www.pdcnet.org/pdc/bvdb.nsf/purchase?openform&fp=studpracphil&id=studpracphil_2000_0002_0002_0081_0102
  9. http://nymag.com/scienceofus/2014/10/trick-that-will-make-your-next-apology-better.html#
  10. http://hsw.oxfordjournals.org/content/20/4/294.short
  11. http://psychcentral.com/lib/how-do-you-forgive-yourself/
  12. http://www.liveinthemoment.org/how-to-forgive-yourself/
  13. http://greatergood.berkeley.edu/article/item/the_healthy_way_to_forgive_yourself
  14. http://articles.nithyananda.org/2012/05/wants-vs-needs/
  15. https://www.themuse.com/advice/3-steps-to-becoming-a-better-version-of-yourself
  16. http://www.scientificamerican.com/article/self-awareness-with-a-simple-brain/
  17. http://www.6seconds.org/2013/04/26/emotional-intelligence-tips-awareness/
  18. David Niven, “100 bí mật đơn giản của những người hạnh phúc: Những điều các nhà khoa học đã tìm hiểu và cách bạn có thể áp dụng”, p. 16 (2000), ISBN 0-06-251650-7

Liên kết đến đây