Tránh tâm lý phức cảm tự ti

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Cảm giác thấp kém hơn người khác bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, và dần dần phát triển thành tính cách hoàn chỉnh của một người. Việc lạm dụng ngôn từ, thân thể và tình cảm có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài và khiến người ta tin rằng họ không xứng đáng được người khác xem trọng. Tuy nhiên phức cảm tự ti là tính cách có thể tránh được, cho dù bạn phải trải qua bất kì thách thức nào trong cuộc sống.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Đối phó với sức ảnh hưởng của người khác[sửa]

  1. Tìm những thông tin đang được che giấu. Những người có thói quen tỏ ra giỏi hơn người khác thường muốn giấu điều họ biết để đạt được mục tiêu. Bằng cách giấu thông tin hoặc hạn chế sự hiểu biết của người xung quanh, họ cảm thấy mình hoàn thiện hơn. Thay vì chấp nhận bạn nên cố gắng trang bị kiến thức cho mình trong những tình huống như vậy.
    • Nếu bạn để ai đó lấy mất giá trị bản thân mình thì tính phức cảm tự ti đối với vấn đề đang gặp phải sẽ dần phát triển ở bạn. Bạn phải tự hào về công việc của mình và không để họ hạ thấp bạn hay lấy mất cái uy.
  2. Chống lại bạo lực trong tư tưởng. Nếu một người đang cố gắng thao túng mình thì bạn cần phải hiểu ý nghĩa và ảnh hưởng của hành động đó. Nếu họ cố ý làm bạn cảm thấy kém cỏi hơn trong công việc vì cả hai đều muốn được đề bạt trong kỳ thăng chức sắp tới, hành động này gọi là bạo lực trong tư tưởng. Họ muốn củng cố vị thế của mình bằng cách đẩy bạn xuống và khiến bạn cảm thấy không thích hợp để tiến lên trên bậc thang nghề nghiệp. Tình huống này thường xảy ra trong quan hệ giữa phụ nữ với nhau, nhưng cũng có thể xảy ra với bất kì ai.[1]
    • Ví dụ về bạo lực trong tư tưởng bao gồm: loại trừ khỏi xã hội, loan tin đồn hay bịa đặt, từ chối nói chuyện và đe dọa chấm dứt mối quan hệ trừ khi bạn làm những gì họ muốn.[2]
    • Nếu gặp trường hợp này, bạn cần ghi nhận vào sổ tay mọi tình huống như vậy, bao gồm ngày tháng và thời gian xảy ra, tên của những người liên quan. Sau đó bạn đem sổ tay đến phòng nhân sự để họ có hành động giải quyết. Phòng nhân sự có thể giải quyết bằng các chính sách của công ty về hành vi đe dọa.
    • Nếu phải đối phó với bạo lực trong tư tưởng tại trường học, bạn cũng phải ghi nhận vào sổ tay và mang đến phòng hiệu trưởng hay gặp nhân viên điều hành. Họ sẽ áp dụng các chính sách của trường và quy trình giải quyết trường hợp bị bắt nạt.
  3. Chú ý đến sự chỉ trích. Bạn có thể bị chỉ trích về những việc mà mình không thể thay đổi. Chẳng hạn người ta chỉ trích bạn về những khuyết tật trên thân thể, khuynh hướng tình dục, màu da, chủng tộc, nguồn gốc dân tộc, hay bất kì khía cạnh nào của cuộc sống. Sự lạm dụng ngôn từ thường khiến người khác cảm thấy bị tổn thương tình cảm, ảnh hưởng lớn đến lòng tự trọng.
    • Kiểu chỉ trích này làm đối phương cảm thấy không xứng đáng, tạo ra hay tăng cường tính phức cảm tự ti. Vì bạn không thể thay đổi vẻ bề ngoài, chủng tộc hay khuynh hướng tình dục của mình nên sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực khi bị chế nhạo như vậy.
    • Nếu trường hợp này xảy ra với những người bạn quen thì bạn nên loại trừ họ ra khỏi cuộc sống của mình. Bạn không cần phải giao du với loại người thích phê phán về chủng tộc, giới tính hay phân biệt đối xử. Nếu không thể loại trừ họ ra khỏi cuộc sống thì hãy cố gắng tạo ranh giới với họ.[3] Giảm tương tác với những người đó tối đa và cho họ biết hành vi của họ là không thể chấp nhận được bằng những câu nói như "Cách nói chuyện của anh rất thiếu tôn trọng. Nếu anh không thôi nói kiểu đó tôi sẽ không nói chuyện với anh nữa".
  4. Đối phó với công kích ngầm. Đôi khi lời lẽ phân biệt đối xử được đưa ra một cách tinh tế, chẳng hạn một câu nhận định đơn giản về bạn dựa trên chủng tộc, tầng lớp xã hội, giới tính hay đặc điểm cá nhân khác. Đây được gọi là công kích ngầm.
    • Ví dụ về công kích ngầm bao gồm: nhận định ai đó là người ngoại quốc vì họ trông khác biệt với số đông, cho rằng một người nguy hiểm dựa trên chủng tộc của họ, phán xét về trí thông minh của một người dựa trên chủng tộc hay giới tính của họ, phủ nhận cảm giác bị phân biệt đối xử của người khác.
    • Một nghiên cứu gần đây cho thấy hành vi công kích ngầm thường xuyên sẽ khiến người ta bị căng thẳng nhiều hơn và dễ dẫn đến trầm cảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc chủ động tham gia vào các cách ứng phó có thể giúp hạn chế tỷ lệ bị trầm cảm và độ căng thẳng nói chung. Điều này chứng minh cho dù bạn không thể kiểm soát hành vi của người khác thù cũng kiểm soát được cách phản ứng của mình với hành vi của họ.[4]
    • Một số chiến thuật để đương đầu với công kích ngầm bao gồm: tự chăm sóc, đối đầu với người công kích, tìm sự hỗ trợ của đồng minh, ghi nhận những lần bị lạm dụng, tìm lời khuyên từ người khác và tổ chức một cuộc gặp mặt công khai về vấn đề này.[5]
  5. Tìm sự hỗ trợ từ xã hội. Các nghiên cứu cho thấy thể chất con người có phản ứng với việc hòa nhập hay loại trừ khỏi nhóm, còn gọi là động học nhóm. Bạn có khuynh hướng tìm thấy giá trị bản thân khi những người xung quanh luôn lạc quan và hạnh phúc.[6]
    • Một nhóm những người bạn tốt sẽ khiến bạn nhận ra mình tuyệt vời thế nào, và giúp chống lại tính phức cảm tự ti. Tham gia vào nhóm những người hạnh phúc cũng có lợi cho sức khỏe. Khi mọi người trong nhóm có thể giúp bạn cảm thấy hòa hợp với họ thì hệ miễn dịch của bạn sẽ tăng khả năng đề kháng các virus và bệnh lây nhiễm. Ngược lại khi bạn bị tách khỏi nhóm hay không còn cảm thấy hợp với họ thì cơ thể sẽ tăng phản ứng gây viêm, giảm đề kháng với virus và bệnh lây nhiễm.[7]
    • Tìm đến những người biết khuyến khích và tôn trọng con người bạn với tất cả điểm yếu và khiếm khuyết. Nhận ra sự khôn ngoan ở họ và noi gương để phát triển bản thân, cố gắng trở nên mạnh mẽ và dựa vào chính mình trong quá trình phát triển. Bạn chỉ có thể trở nên tốt hơn và an tâm hơn trong một môi trường tích cực và lành mạnh. Độc lập hơn dẫn đến tự tin hơn.
    • Ngược lại, khi có sự tự tin cao thì bạn sẽ giảm lệ thuộc vào người khác trong việc xác định giá trị bản thân, cũng có nghĩa tránh được cảm xúc tự ti.[6]

Làm việc với chính mình trước tiên[sửa]

  1. Không ngẫm nghĩ quá nhiều. Tăng cường niềm tin và cố gắng vươn lên một cách lạc quan trên con đường thành công. Không để bản thân mắc kẹt trong sự thiếu tự tin và những ý kiến mâu thuẫn mà người khác cố áp đặt lên bạn, khiến bạn cảm thấy mình yếu kém.
    • Khi ngồi ngẫm nghĩ về các tình huống và sự việc trong quá khứ mà bạn ước lẽ ra nên hành động khác đi, bạn sẽ chỉ làm tổn thương bản thân. Trầm ngâm suy nghĩ có ảnh hưởng trực tiếp đối với thể chất và mức độ căng thẳng, góp phần hình thành tính phức cảm tự ti.
    • Nếu không thể ngừng suy nghĩ, bạn nên tự gây xao nhãng ít nhất 2 phút mỗi lần. Bạn sẽ dần dần có cái nhìn lạc quan hơn về thế giới, ngừng chú ý đến những việc tiêu cực vô bổ. Tất cả những gì bạn cần là 2 phút tập trung cao độ vào một việc khác, nhưng chừng ấy cũng có giá trị rất lớn về lâu dài.[8]
  2. Bỏ qua suy nghĩ tiêu cực. Khi dành quá nhiều thời gian suy nghĩ về quá khứ hoặc những việc làm hối tiếc, bạn có thể bị cuốn vào dòng suy nghĩ bi quan. Việc này có thể khó thực hiện nếu người khác luôn có thái độ tiêu cực hoặc cố ý hạ thấp bạn. Suy nghĩ nhiều chỉ hạ thấp giá trị bản thân và bạn không thể giải phóng chúng khỏi đầu, điều này càng tạo ra cảm giác thấp kém hơn họ.
    • Học cách bỏ qua những bình luận tiêu cực hoặc mang tính phá hoại, đặc biệt khi chính bạn là người đưa ra bình luận đó. Mặt khác bạn nên hiểu người ta có quyền đưa ra quan điểm của họ, vì vậy thay vì suy nghĩ nhiều về những bình luận đó bạn nên lọc ra và quên đi ý kiến tiêu cực nhắm đến mình, luôn nhớ mình là người tuyệt vời thế nào.[9]
  3. Yêu bản thân. Có lòng trắc ẩn với bản thân là nền tảng để chấp nhận mình và đánh bại tư tưởng tự ti. Đối xử tốt và thông cảm cho chính mình như bạn đã làm với người khác. Nên nhớ sự khiếm khuyết, thất bại và trắc trở là một phần của cuộc sống, và không ai hoàn hảo hay luôn giành được điều mình muốn.[10] Thay vì phản ứng bằng cách tự chỉ trích hay hạ thấp bản thân, bạn nên thông cảm và đối xử tốt với mình.[10]
    • Không bỏ qua hay cố đào sâu vào nỗi đau. Thừa nhận rằng bạn đang có khoảng thời gian khó khăn và tự hỏi xem có thể làm gì để chăm sóc bản thân.[10] Đó có thể là nằm ủ ấm trong chiếc chăn, khóc thật lớn hay đi ăn tối với mấy người bạn thân.
    • Tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống vì bản thân bạn, không phải vì sự thiếu thốn hay để phù hợp với một ý tưởng nào đó về sự hoàn hảo.[10]
  4. Học cách chấp nhận bản thân - bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu của mình. Hiểu rõ giá trị và tôn trọng nét cá biệt của mình, cùng với những thành tự đã đạt được và hy vọng đạt được. Biết những hạn chế và điểm mạnh. Tránh xa bất kì ai hay tình huống nào tạo cảm xúc không tốt hoặc khiến bạn nghi ngờ về khả năng cá nhân, cũng như tạo cảm giác thấp kém hơn người khác. Nếu có lĩnh vực nào trong cuộc sống mà bạn có thể cải thiện thì hãy cố gắng làm một cách lạc quan, vì khắc phục điểm yếu là cách tốt nhất để tránh cảm giác tự ti.
    • Yếu điểm là nơi khơi nguồn của tính phức cảm tự ti, đặc biệt nếu bạn để quan điểm của người khác tác động đến giá trị bản thân bạn. Học cách hài lòng với chính mình. Không thay đổi bản thân để làm người khác vui.
    • Bạn không bao giờ có thể trở thành chính xác người nào đó, vì vậy không nên cố gắng. Sống với con người của mình và học cách yêu phiên bản con người đó. Như vậy bạn sẽ không cảm thấy tự ti, đặc biệt nếu bạn có thể học cách không bao giờ so sánh mình với người khác.
    • Tìm dấu hiệu bóp méo nhận thức. Bóp méo nhận thức là khi các quan điểm về thế giới quan bị làm sai lệch bởi thông tin hay cách lập luận sai. Cá nhân hóa là một trường hợp phổ biến của tình trạng bóp méo nhận thức, là khi bạn đảo lộn mọi thứ để cho rằng đó là một bình luận cá nhân nhắm vào mình.[11]
    • Nếu bạn phát hiện một yếu điểm nào đó đang khiến mình lo lắng thì cố gắng xử lý nó, không để vấn đề này hạ thấp giá trị của bạn hay làm bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân. Thay vào đó bạn phải giải quyết khuyết điểm của mình nếu được, và hiểu rằng đó chỉ là một phần nhỏ của con người bạn.[9]
    • Một số cách giúp bạn chấp nhận bản thân bao gồm: lên danh sách các điểm mạnh, kết bạn với những người có thái độ lạc quan, học cách tha thứ cho sai lầm của mình trong quá khứ và phải quả quyết.[12]
  5. Cho qua nỗi tức giận và cay đắng. Tức giận và cay đắng chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân. Những cảm xúc tiêu cực này tiêu tốn rất nhiều sức lực và làm bạn thui chột, hủy hoại lòng tự trọng và lãng phí công sức quý giá. Nếu sự tức giận là có lý trí và hợp lý với hoàn cảnh thù địch khi đó, hãy sử dụng nó để tạo động lực cho mình.
    • Cố gắng quên nó đi và quyết tâm trở thành người tốt hơn người làm mình giận, thể hiện sự kiềm chế và thái độ lạc quan. Thêm vào đó bạn hãy chuyển tải năng lượng thành thành tựu thật sự để chứng mình cho họ thấy họ đã sai. Định hình lại suy nghĩ mỗi khi bạn tức giận hay cảm thấy cay đắng, và cố gắng tập trung vào một điểm khởi đầu khác, đó là phải thành công và tiến về phía trước.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Coyne, S.M., Linder, J.R., Nelson, D.A., & Gentile, D.A. (2012). ‘Frenemies, fraitors, and mean-em-aitors’: Priming effects of viewing physical and relational aggression in the media on women. Aggressive Behavior, 38(2), p. 141-149. doi: 10.1002/ab.21410
  2. http://www.apa.org/science/about/psa/2013/07-08/relational-aggression.aspx
  3. Torres, L., Driscoll, M.W., & Burrow, A.L. (2010). Racial microaggressions and psychological functioning among highly achieving African-Americans: A mixed-methods approach. Journal of Social & Clinical Psychology, 29(10, 1074-1099. doi:10.1521/jscp.2010.29.10.1074
  4. Torres, L., Driscoll, M.W., & Burrow, A.L. (2010). Racial microaggressions and psychological functioning among highly achieving African-Americans: A mixed-methods approach. Journal of Social & Clinical Psychology, 29(10, 1074-1099. doi:10.1521/jscp.2010.29.10.1074
  5. Hernandez, P., Almeida, R., & Carranza, M. (2010). Mental health professionals’ adaptive responses to racial microaggressions: An exploratory study. Professional Psychology: Research and Practice, 41(3), p. 202-209
  6. 6,0 6,1 http://www.pickthebrain.com/blog/how-to-overcome-your-inferiority-complex/
  7. Prinstein, M. (2015). Is popularity in our DNA?. The Psychology of Popularity.
  8. http://www.ted.com/talks/guy_winch_the_case_for_emotional_hygiene
  9. 9,0 9,1 http://www.uncommonhelp.me/articles/do-you-have-an-inferiority-complex/
  10. 10,0 10,1 10,2 10,3 http://self-compassion.org/the-three-elements-of-self-compassion-2/#definition
  11. http://psychcentral.com/lib/15-common-cognitive-distortions/0002153
  12. http://psychcentral.com/lib/therapists-spill-12-ways-to-accept-yourself/
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này