Chữa đau bụng vào buổi sáng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cơn đau bụng vào buổi sáng khi vừa thức dậy có thể khiến bạn thấy khó chịu và phải bắt đầu ngày mới theo hướng tiêu cực. Triệu chứng đau bụng bao gồm cơn đau nóng rát ở ngực dưới hoặc bụng trên, đầy bụng, ợ, no bụng và buồn nôn. [1] Nếu bị đau bụng vào buổi sáng, bạn có thể áp dụng các bước đơn giản dưới đây để giảm đau và bắt đầu ngày mới thoải mái hơn.

Các bước[sửa]

Dùng Thực phẩm để Giảm đau[sửa]

  1. Thử dùng thực phẩm nhiều tinh bột. Khi bụng đau vào buổi sáng, bạn cần ăn thực phẩm không khiến dạ dày đau thêm. Thực phẩm giàu tinh bột như cơm, khoai tây và yến mạch có thể giúp làm dịu dạ dày. Tinh bột không nằm trong dạ dày quá lâu và không kích thích trào ngược axit (axit trào ngược khiến dạ dày đau hơn).
    • Thử ăn một bát yến mạch, một bát cơm hoặc bột yến mạch thô. Cách này giúp làm dịu dạ dày và có thể giảm cơn đau bụng. [2]
    • Có thể thử ăn bánh mì khô. Không nên phết kèm mứt, thạch hoặc bơ lên bánh mì vì chúng sẽ buộc dạ dày phản ứng và khiến cơn đau thêm nặng. [3]
    • Nếu cảm thấy quá buồn nôn, bạn có thể ăn bánh quy lạt. Loại bánh cơ bản không chứa nhiều gia vị này sẽ giúp thấm bớt axit dạ dày và giảm đau bụng. [4]
  2. Ăn sữa chua. Tiêu hóa kém là nguyên nhân chính gây đau bụng. Bạn có thể ăn sữa chua để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Nên ăn sữa chua chứa vi khuẩn sống để giúp đào thải vi khuẩn có hại ra ngoài và giảm cơn đau bụng.
    • Sữa chua cũng giúp tiêu hóa tốt hơn, từ đó làm dịu cơn đau bụng. [5]
    • Sữa chua Hy Lạp cùng với một ít mật ong là bữa sáng hoàn hảo để giảm đau bụng và sẵn sàng cho ngày mới.
  3. Ăn sốt táo. Sốt táo là thực phẩm tuyệt vời dành cho người bị đau dạ dày. Sốt táo có khả năng làm dịu dạ dày vì giàu tinh bột và ít axit. Ngoài ra, thực phẩm này còn dễ tiêu hóa. Nếu bạn bị tiêu chảy, ăn sốt táo sẽ giúp làm dịu triệu chứng bệnh. Hãy thử ăn một bát nhỏ sốt táo vào buổi sáng để chữa đau bụng.
    • Sốt táo cũng có hàm lượng chất xơ cao nên sẽ có ích đối với những trường hợp đau bụng do táo bón.[6]
  4. Làm bánh mì nướng sữa. Cơn đau bụng buổi sáng có thể là do dạ dày khó chịu. Hai thực phẩm tốt nhất khi dạ dày khó chịu đó là sữa và bánh mì. Khi ăn riêng, sữa và bánh mì có thể gây kích thích dạ dày. Tuy nhiên, khi kết hợp với nhau, bánh mì nướng sữa sẽ mang đến lợi ích kết hợp giữa khả năng phủ của sữa và khả năng hấp thụ của bánh mì mà không gây kích thích dạ dày. Để làm bánh mì nướng sữa, hãy đổ một cốc sữa vào nồi và đun ấm. Sau đó, đổ sữa ra bát vừa. Nướng một lát bánh mì và rắc bơ không mặn lên trên. Bóp vụn bánh mì vào sữa và thưởng thức từ từ.
    • Không đun sôi sữa. Sữa đun sôi rất khó ăn.[7]
    • Có thể dùng bánh mì ngô thay cho bánh mì nướng. Bóp vụn bánh mì ngô vào sữa lạnh hoặc sữa ấm và ăn như ngũ cốc.
  5. Ăn chuối. Từ lâu, chuối đã được dùng để làm dịu dạ dày. Chuối chứa kali giúp bổ sung nước cho cơ thể và làm dịu cơn kích thích dạ dày. Ngoài ra, trong chuối còn có lượng đường tự nhiên giúp giảm cơn đói cồn cào do đau bụng vào sáng sớm.
    • Điểm cộng của chuối đó là chúng không quá ngọt nên sẽ không khiến cơn đau bụng nặng thêm. [8]
  6. Ăn đu đủ. Bên cạnh các thực phẩm nhạt thường được khuyên dùng cho người bị đau bụng, bạn có thể thử ăn đu đủ vào buổi sáng để chữa các vấn đề về dạ dày. Đu đủ giàu enzym papain và chymopapain giúp giảm axit và phân giải protein trong dạ dày.
    • Đu đủ còn giúp chữa táo bón, kích thích tiêu hóa và giảm chứng khó tiêu. [9]
  7. Áp dụng chế độ ăn C.R.A.P. Khác với tên gọi nghe có vẻ thô tục, chế độ ăn này rất hiệu quả trong việc giảm đau bụng. Từ C.R.A.P là viết tắt của Cherry (anh đào), Raisin (nho khô), Apricot (mơ), Prune (mận khô). Đây là những loại hoa quả có hàm lượng chất xơ cao, giúp tiêu hóa tốt hơn, giải độc cơ thể và giúp bạn khỏe hơn.
    • Bạn cũng có thể ăn các loại quả trên sấy khô. Tuy nhiên, nên chọn hoa quả sấy khô không có đường vì đường sẽ khiến cơn đau bụng trầm trọng thêm. [10]
    • Bổ sung chất xơ hòa tan hoặc uống chất xơ dạng viên cũng rất có ích.

Dùng Chất lỏng để Giảm đau[sửa]

  1. Uống nước. Khát nước có thể là nguyên nhân gây đau bụng vào buổi sáng. Cơ thể mất nước có thể gây đau bụng và vì cả đêm không uống nước, bạn có thể bị mất nước nhẹ khi thức dậy. Vì vậy, vào buổi sáng, bạn nên uống một cốc nước và uống thật chậm. Uống nước quá nhanh có thể khiến dạ dày rỗng bị sốc.
    • Có thể cho nước chanh vào nước. Nước chanh giúp giảm kích thích dạ dày do mất nước.
    • Có thể uống nước ép hoa quả hoặc nước uống thể thao để bổ sung dưỡng chất hoặc chất điện giải bị thiếu hụt.[11]
  2. Pha trà gừng. Nếu bị đau bụng vào buổi sáng, bạn cần dùng nước uống giúp làm dịu dạ dày. Gừng (ở dạng trà, gừng sống hay đồ uống ướp gừng) có thể làm dịu dạ dày và giúp dạ dày khỏe hơn. Gừng kích thích tiết các enzym giúp trung hòa axit dạ dày và chứa các phenol có khả năng làm giãn các cơ và mô bị kích thích trong dạ dày. Cách tốt nhất để sử dụng gừng đó là pha trà gừng tại nhà.
    • Để pha trà, hãy chuẩn bị củ gừng khoảng 5 cm và nước. Gọt vỏ và cắt củ gừng thành miếng nhỏ rồi nghiền nhỏ hơn nữa. Đun 2-3 cốc nước và cho gừng vào khi nước sôi. Đun thêm 3-5 phút rồi tắt bếp. Có thể đổ nước gừng vào miếng vải thưa để lọc bỏ gừng hoặc để nguyên và uống cùng trà. Có thể rưới vào một ít mật ong để tạo vị ngọt.
    • Có thể ăn gừng không nếu thích như vậy hơn so với uống trà gừng. [7]
  3. Ủ trà hoa cúc. Trà hoa cúc là nguyên liệu giúp làm dịu dạ dày. Hoa cúc trong trà có khả năng giảm viêm, từ đó giúp giãn các cơ gây đau trong dạ dày. Nếu không thích hoa cúc, bạn có thể ủ các loại trà thảo mộc khác để điều trị vấn đề về dạ dày.
    • Không dùng trà bạc hà. Trà bạc hà có thể làm giãn một số phần của cơ thắt thực quản và dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược axit. [12]
  4. Uống nước dừa. Không giống nước bình thường, nước dừa chứa chất điện giải và dưỡng chất tự nhiên giúp giảm đau dạ dày. Ngoài ra, nước dừa còn chứa đường tự nhiên giúp bổ sung calo (năng lượng), kali và vitamin C.
    • Phải chắc chắn rằng nước dừa là 100% tự nhiên. [13] Không uống nước dừa chứa các thành phần nhân tạo khiến dạ dày đau thêm.
  5. Pha dung dịch muối nở. Muối nở là nguyên liệu tuyệt vời cho người bị đau bụng vì nó giúp trung hòa axit dạ dày (nguyên nhân gây đau). Có nhiều loại thuốc không kê đơn chứa muối nở nhưng bạn có thể tự pha dung dịch muối nở để giảm đau bụng. Cho 1 thìa muối nở vào 1 cốc nước. Khuấy đều và uống.
    • Có thể đun cho nước ấm lên nhưng bước này không cần thiết. [5]
  6. Pha nước giấm táo. Khác với các loại giấm khác, giấm táo giàu dưỡng chất giúp giảm cơn đau bụng vào buổi sáng. Bên cạnh đó, giấm táo còn chứa các lợi khuẩn và enzym giúp giảm rối loạn tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm co thắt.
    • Pha giấm táo với nước, mật ong và khuấy đều. Uống nước giấm táo pha mật ong để giúp giảm đau dạ dày.[14]

Thử các Phương pháp Khác để Giảm đau[sửa]

  1. Nôn mửa. Nôn ngay khi thức dậy và buồn nôn. Cảm giác buồn nôn có thể là do bạn ăn phải thứ gì đó cần phải được thải ra ngoài. Do đó, hãy làm theo phản ứng tự nhiên của cơ thể. Mặc dù khi nôn, bạn sẽ thấy khó chịu nhưng cuối cùng, dạ dày sẽ cảm thấy tốt hơn.
    • Nhịn cơn buồn nôn có thể gây tổn hại thực quản vì axit dạ dày bị mắc nghẹt trong cổ họng.[7]
  2. Giảm lo lắng. Lo lắng cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng vào buổi sáng. Nếu biết rằng bản thân đang lo lắng quá nhiều về một việc gì đó, hãy cố gắng bình tĩnh lại. Lo lắng thường gây buồn nôn và đau bụng nên giảm lo lắng sẽ giúp xua tan cơn đau bụng dữ dội. Tốt nhất, bạn hãy học cách nhìn nhận mối lo lắng và quên đi những thứ khiến bạn phiền lòng.
    • Thử tập thiền và tập hít thở. Cách này giúp làm giãn cơ bắp và giúp bạn cảm thấy khỏe hơn.[7]
  3. Giãn lưng và cổ. Căng cứng cơ có thể khiến bạn bị đau bụng khi thức dậy. Cơ căng cứng có thể là do tư thế ngủ sai hoặc làm việc quá sức. Để giảm căng cứng cơ, bạn hãy nằm úp trên mặt phẳng cứng. Sau đó, đẩy cánh tay để nhấc phần thân trên lên và cong lưng hướng về phía trần nhà. Cách này giúp giãn cơ ở lưng và cả cơ bụng.
    • Để tập thể dục cho cổ, hãy cúi đầu về trước và chạm cằm vào ngực, giữ tư thế trong 10-15 giây. Tiếp theo, nghiêng đầu sang một bên cho tai chạm vai, giữ tư thế trong 10-15 giây. Lặp lại ở bên ngược lại.[7]
  4. Dùng nhiệt. Bạn có thể dùng một chai nước nóng hoặc miếng chườm nóng để giảm đau bụng. Nằm ngửa và đặt chai nước hoặc miếng chườm ngang bụng. Nhiệt tỏa ra sẽ giúp tăng tuần hoàn máu đến bề mặt da. Cách này giúp giảm cảm giác đau từ bên dưới bụng.[15]
    • Miếng giữ nhiệt cũng rất có ích. Bạn có thể mua miếng giữ nhiệt ở hiệu thuốc hoặc các cửa hàng.
  5. Thử bấm huyệt. Bấm huyệt là phương pháp sử dụng các dây thần kinh trong cơ thể để giúp thư giãn các khu vực khác. Trong phương pháp bấm huyệt, các dây thần kinh ở chân trái tương ứng với dạ dày. Để bấm huyệt, hãy dùng lòng bàn tay phải nắm lấy bàn chân trái. Sau đó, tay trái ấn vào phần lồi của lòng bàn chân và ngón tay cái ấn một lực nhanh, đều xuống. Thả tay ra sau khi ấn vài giây và di chuyển ngón tay cái lên trên một chút để lặp lại chuyển động.
    • Sau khi ngón cái tay trái chạm đến đường vòng cung dưới bàn chân, hãy dùng ngón cái tay phải bấm (ấn) từ trên xuống với lực tương tự cho đến khi chạm đến lòng bàn chân.
    • Nhờ người khác bấm huyệt nếu không thể tự làm. Bạn có thể không cảm thấy thư giãn hoàn toàn nếu tự bấm huyết. [16]
  6. Dùng thuốc không kê đơn. Có một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp ích trong việc chữa đau bụng. Bạn có thể dùng các thuốc như Pepto-Bismol hoặc Imodium nếu cảm thấy quá buồn nôn hoặc bị tiêu chảy. Nếu cơn bụng là do khó tiêu hoặc trào ngược axit, bạn có thể uống thuốc chứa Ranitidine, ví dụ như Zantac. Không uống Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen sodium vì chúng sẽ khiến cơn đau trở nặng hơn.[17]
    • Làm theo hướng dẫn sử dụng của thuốc. Hãy hỏi bác sĩ nếu còn băn khoăn về những vấn đề có thể phát sinh do uống các thuốc này. [18]
  7. Tiếp nhận chăm sóc y tế. Nếu cơn đau kéo dài hơn 1-2 ngày, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra xem có nguyên nhân tiềm ẩn nào không. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu đã thử các phép điều trị và cơn đau trở nặng thêm.
    • Đau bụng có thể là do nguyên nhân nghiêm trọng hơn nên bạn không nên chờ quá lâu để cho phép điều trị tại nhà phát huy tác dụng để tránh gây nguy hiểm.[18]

Lời khuyên[sửa]

  • Để ngừa đau bụng, hãy ăn 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ăn 2-3 bữa lớn. Tránh tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo hoặc đồ ăn cay nóng, cũng như tránh dùng các thuốc như Aspirin vì chúng khiến triệu chứng đau bụng nặng thêm.
  • Đau bụng sau khi uống sữa có thể là do cơ thể không dụng nạp lactose.

Cảnh báo[sửa]

  • Đi khám bác sĩ khi bị đau bụng nếu thấy phân có máu, tiêu chảy khó chữa hoặc nôn mửa, đau dữ dội, sốt hoặc sút cân.[1]
  • Đau bụng có thể là do nhiễm khuẩn H. pylori – vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Lúc này, bạn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. [19]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stomach-pain/basics/symptoms/con-20027306
  2. http://www.health.com/health/gallery/0,,20569920_3,00.html
  3. http://www.health.com/health/gallery/0,,20569920_5,00.html
  4. http://www.health.com/health/gallery/0,,20569920_7,00.html
  5. 5,0 5,1 http://www.homeremedyshop.com/30-home-remedies-to-fix-stomach-ache/
  6. http://www.msn.com/en-us/health/medical/11-foods-that-help-cure-a-stomachache/ss-BB6pK8K#image=2
  7. 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 http://everydayroots.com/nausea-remedies
  8. http://www.health.com/health/gallery/0,,20569920_2,00.html
  9. http://www.msn.com/en-us/health/medical/11-foods-that-help-cure-a-stomachache/ss-BB6pK8K#image=5
  10. http://www.msn.com/en-us/health/medical/11-foods-that-help-cure-a-stomachache/ss-BB6pK8K#image=8
  11. http://www.cnn.com/2010/HEALTH/12/30/hangover.remedies/
  12. http://www.health.com/health/gallery/0,,20569920_8,00.html
  13. http://www.health.com/health/gallery/0,,20569920_9,00.html
  14. http://www.msn.com/en-us/health/medical/11-foods-that-help-cure-a-stomachache/ss-BB6pK8K#image=10
  15. http://www.parents.com/health/stomach-ache/natural-tummy-ache-remedies/#page=5
  16. http://www.parents.com/health/stomach-ache/natural-tummy-ache-remedies/#page=7
  17. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/daily-aspirin-therapy/art-20046797?pg=2
  18. 18,0 18,1 http://www.medicinenet.com/abdominal_pain_causes_remedies_treatment/page7.htm#what_are_home_remedies_for_certain_causes_of_abdominal_pain
  19. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/h-pylori/basics/definition/con-20030903

Liên kết đến đây