Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa nấc cụt ở trẻ nhỏ
Từ VLOS
(đổi hướng từ Chữa Nấc cụt ở Trẻ nhỏ)
Nấc cục diễn ra do sự co thắt và ngắt quãng của cơ hoành. Đây là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.[1] Hầu hết trường hợp nấc cục là do cho trẻ ăn quá no hoặc bé nuốt quá nhiều không khí. Nấc cụt sẽ tự khỏi, nhưng nếu bạn lo lắng bé sẽ khó chịu, chúng ta có thể hạn chế việc này xảy ra bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chú ý đến những nguyên nhân có thể xảy ra khác.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tạm ngừng cho bú[sửa]
-
Ngưng
cho
bú
nếu
trẻ
nhỏ
đang
bị
nấc
dai
dẳng
gây
trở
ngại
việc
bú
sữa
mẹ
hoặc
bú
bình.
Tiếp
tục
cho
bé
bú
sau
khi
hết
nấc,
hoặc
nếu
vẫn
còn
nấc
thì
sau
10
phút
mới
cho
trẻ
bú
lại
lần
nữa.
- Dỗ bé bằng cách xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng. Những em bé đang đói và khó chịu thường có xu hướng nuốt nhiều không khí dẫn đến nấc cục.
- Kiểm tra tư thế của trẻ trước khi tiếp tục. Hãy cho bé bú trong tư thế ngồi thẳng trong vòng 30 phút.[2] Tư thế trên có thể giúp làm giảm áp lực lên cơ hoành.
-
Giúp
bé
ợ
hơi
trong
khi
chờ
đợi.
Việc
ợ
hơi
có
thể
giúp
em
bé
không
bị
đầy
bụng.
Đặt
trẻ
nằm
trên
ngực
bạn
sao
cho
đầu
của
bé
tựa
lên
vai
bạn.
- Nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ lưng cho bé để thúc đẩy việc ợ.
- Tiếp tục cho bú sau khi em bé đã ợ hơi, hoặc đợi một vài phút nếu bé vẫn chưa ợ.
Hạn chế nuốt không khí[sửa]
- Chú ý lắng nghe khi bé đang bú. Nếu bạn nghe thấy có tiếng ực ực thì có thể trẻ đang bú quá nhanh và nuốt không khí. Nuốt quá nhiều không khí có thể làm dạ dày của trẻ căng phồng lên dẫn đến nấc cụt. Nghỉ giải lao vài lần trong khi cho bé bú nhằm giảm tốc độ bú sữa.[3]
- Đảm bảo bé ngậm ti đúng cách. Đôi môi của bé nên bao phủ cả quầng vú, không chỉ riêng núm vú. Ngậm vú không chắc chắn sẽ khiến bé nuốt phải nhiều không khí.
- Cầm bình sữa nghiêng khoảng 45 độ khi bé bú. Tư thế này giúp không khí đọng lại ở đáy bình, xa khỏi núm vú và làm giảm nguy cơ nấc cụt.
- Kiểm tra lỗ trên núm vú của bình sữa. Nếu lỗ lớn, sữa sẽ chảy quá nhanh, còn nếu nó quá nhỏ thì bé sẽ gặp khó khăn khi bú và nuốt không khí nhiều hơn. Nếu lỗ có kích thước phù hợp, sữa sẽ chảy ra từ từ khi bạn dốc ngược bình.[4]
Điều chỉnh lịch cho bú[sửa]
- Điều chỉnh lịch cho trẻ bú. Các bác sĩ khuyên rằng cho trẻ sơ sinh bú thường xuyên hơn nhưng chia thành từng bữa nhỏ. Khi bé được cho bú quá nhiều trong một lần, dạ dày sẽ căng phồng nhanh khiến cho cơ hoành co thắt.[3]
-
Tạm
nghỉ
và
ợ
hơi
trong
quá
trình
cho
bú.
Việc
ợ
hơi
cần
diễn
ra
khi
chuyển
tiếp
từ
bầu
sữa
bên
này
sang
bầu
sữa
bên
kia,
hoặc
khi
bé
bú
được
một
nửa
trong
trường
hợp
bú
bình.
Tạm
dừng
cho
bú
nếu
trẻ
ngừng
lại
hoặc
quay
đầu
đi.
- Đối với trẻ sơ sinh, giúp bé ợ hơi thường xuyên hơn. Trẻ sơ sinh bú rất ít trong một lần, nhưng cần bú nhiều lần trong ngày (8-12 lần).[5]
-
Nhận
biết
những
dấu
hiệu
cho
thấy
trẻ
đói.
Hãy
cho
bé
bú
ngay
khi
thấy
bé
có
vẻ
đói.
Đói
bụng
và
quấy
khóc
bé
sẽ
nuốt
nhiều
không
khí
dư
thừa
hơn
và
sẽ
bú
nhanh
hơn
lúc
bình
thường.
- Các dấu hiệu khi đói có thể bao gồm bồn chồn, khóc, chép miệng hoặc bú tay.[5]
- Lưu ý khi trẻ bị nấc. Ghi lại số lần và thời gian mỗi lần bé bị nấc. Theo dõi kĩ khi bé bị nấc có thể giúp bạn xác định được tình hình nhằm giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu. Lưu ý là nấc cụt có xảy ra trong hoặc ngay sau khi cho bú. Xem xét sổ ghi chép của bạn và tìm kiếm nguyên nhân.[6]
Tham khảo ý kiến bác sỹ[sửa]
- Hãy dành một ít thời gian. Hầu hết cơn nấc cụt sẽ tự hết. Nấc cụt ở trẻ em thường ít đáng lo ngại hơn là ở người lớn. Nếu con của bạn bị những cơn nấc cụt gây khó chịu, không bú sữa được hoặc cản trở quá trình phát triển bình thường, hãy đưa bé đến bác sĩ.[7]
-
Trao
đổi
với
bác
sĩ
nhi
khoa
nếu
tình
trạng
nấc
cụt
của
bé
không
bình
thường.
Nếu
bé
thường
xuyên
nấc
hơn
hai
mươi
phút,
điều
này
có
thể
là
triệu
chứng
của
bệnh
trào
ngược
dạ
dày
thực
quản
(GERD)[8]
- Một số triệu chứng cho thấy bé đã bị trào ngược dạ dày thực quản là phun thức ăn ra hoặc khóc dữ dội khi ăn.
- Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hay đưa ra các biện pháp chữa trị phù hợp.
- Nói chuyện với bác sĩ nếu nấc cụt dường như ảnh hưởng tới hô hấp của bé. Nếu bạn nghe thấy tiếng khò khè hoặc hơi thở của bé bị nghẽn, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức.
Lời khuyên[sửa]
- Nấc cụt là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ lớn lên, cùng với sự phát triển của hệ tiêu hóa, nấc cụt sẽ giảm dần.
- Khi trẻ ợ hơi, hãy chắc chắn rằng không có áp lực nào đè lên dạ dày. Tư thế ẵm tốt nhất là một tay đỡ giữa hai chân sao cho cằm của bé tì trên vai bạn, tay còn lại vỗ nhè nhẹ lưng bé.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003068.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20044329?pg=2
- ↑ 3,0 3,1 http://www.parenting.com/article/ask-dr-sears-babys-hiccup-habit
- ↑ https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Burping-Hiccups-and-Spitting-Up.aspx
- ↑ 5,0 5,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20047741
- ↑ http://www.parenting.com/article/ask-dr-sears-babys-hiccup-habit
- ↑ http://www.webmd.com/parenting/baby/baby-gas
- ↑ https://www.care.com/a/baby-hiccups-whats-normal-20150505130724