Chữa lành tổn thương phổi

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chữa lành Tổn thương Phổi)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phổi và hệ thống hô hấp sở hữu một số lớp bảo vệ tự nhiên. Không khí trước khi đi qua mũi sẽ được lọc sạch bụi bởi các cọng lông trong lỗ mũi. Phổi sản sinh ra chất nhầy sệt và dính giúp hình thành hàng rào ngăn ngừa vi khuẩn bám vào phổi. Có hai lá phổi khỏe mạnh là điều kiện thiết yếu để sống một cuộc đời hạnh phúc. Nhưng điều không may là phổi phải tiếp xúc với rất nhiều hóa chất và chất ô nhiễm độc hại mà chúng ta hít vào mỗi ngày, dẫn tới suy giảm sức khỏe của phổi và mắc các bệnh như lao, ho đằng hắng, viêm phổi và viêm phế quản. Ngoài ra còn có các bệnh dai dẳng khó chữa như suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi, chúng tác động xấu lên phổi trong thời gian dài. Nếu bạn muốn nâng cao sức khỏe phổi thì làm theo các phương pháp tự nhiên dưới đây để khôi phục tình trạng phổi về thời kỳ sung mãn.[1][2]

Các bước[sửa]

Ngăn ngừa Bệnh phổi[sửa]

  1. Cai thuốc lá. Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Với quan điểm này thì bạn không nên để phổi chịu áp lực làm việc cao, không tiếp xúc với bụi, chất sinh ung thư và khói. Ngoài ra bạn không nên hút thuốc hoặc cai thuốc lá nếu có hút. Hành vi này làm suy yếu phổi vì các hóa chất độc hại như nicotin được đưa vào cơ thể khi tiếp xúc với khói thuốc. Ngoài ra khói còn tạo thành lớp hắc ín phủ lấy phổi, cực kỳ có hại cho sức khỏe.
    • Triệu chứng cai nicotin xảy ra khá gay gắt nếu bạn dừng hút thuốc. Phổ biến nhất là các vấn đề liên quan tới tâm trạng, chóng mặt, tăng cân, bồn chồn, trầm cảm, ho nhiều hơn và mất ngủ. [3]
    • Bạn không nhất thiết phải cai thuốc mà không cần người khác hỗ trợ, mà có thể nhờ đến các nhóm hỗ trợ, kẹo cao su và miếng dán cai thuốc, hoặc dùng thuốc theo bác sĩ chỉ định như Chantix.
    • Để được hỗ trợ về vấn đề này đôi khi là quá trình khá khó khăn, hãy thử truy cập trang mạng về lao và phổi tại http://bvptw.org/.
  2. Bảo vệ bản thân trước ô nhiễm. Nếu bạn đang sống ở nơi có mức ô nhiễm cao, hoặc nếu bị bệnh suyễn thì nên áp dụng một số biện pháp bảo vệ chính mình như đeo khẩu trang khi ra ngoài, cân nhắc mua hệ thống lọc bụi trong nhà - một trong những cách chống ô nhiễm tại nhà.[4][5]
    • Có một số loại khẩu trang đặc biệt rất cần thiết cho phổi. Bạn nên mua loại khẩu trang có lớp lọc làm từ cacbon hoạt tính hay than hoạt tính là chất ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây dị ứng, chất ô nhiễm, khói và hóa chất. Bạn cũng có thể mua loại khẩu trang đặc biệt với độ lọc P100 mạnh mẽ hơn, được thiết kế dùng trong thời tiết lạnh, hay khẩu trang hỗ trợ hô hấp.[6]
    • Tại Mỹ người ta còn xây dựng hệ thống cảnh báo có tên EnviroFlash, sau khi bạn đăng ký hệ thống sẽ gửi thư điện tử cảnh báo về chất lượng không khí nơi bạn sống. Khi có cảnh báo trước bạn có thể chọn ở nhà trong thời gian không khí ô nhiễm hoặc đeo mặt nạ bảo vệ nếu muốn ra ngoài.[7]
  3. Cho phép mình ho. Một trong những biện pháp tự nhiên tốt nhất để bảo vệ phổi là cho phép mình ho. Nhiều người thường sử dụng thuốc ức chế ho, nhưng nói chung bạn không nên dùng. Ho là cách để phổi loại bỏ phần chất nhầy có chứa tác nhân dị ứng hay nhiễm trùng. Do đó việc ức chế ho khiến lượng chất nhầy nhiễm trùng và tác nhân dị ứng bám lại trong phổi.
    • Bạn chỉ nên uống thuốc ức chế ho nếu ho gây cảm giác rất khó chịu, hoặc nếu ho quá nhiều đến độ không thể thở bình thường.

Duy trì Chế độ Ăn và Dinh dưỡng[sửa]

  1. Chuyển sang tiêu thụ thực phẩm hữu cơ. Chế độ ăn giúp bạn bảo vệ và làm lành tổn thương ở phổi, nhờ vào vitamin và khoáng chất có trong một số loại thực phẩm. Càng ăn nhiều thực phẩm hữu cơ càng tốt. Nghiên cứu cho thấy một số chất bảo quản và phụ gia có trong thực phẩm phi hữu cơ có liên quan tới các cơn suyễn, ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bao gồm tràn khí màng phổi và viêm phế quản mãn tính.
    • Các loại phụ gia có trong thực phẩm là sunfit, aspartame, paraben, tartrazin, nitrat, nitrit, butylated hydroxytoluen (BHT) và benzoat.[8][9]
    • Nếu bạn không thể chuyển sang chế độ ăn toàn thực phẩm hữu cơ thì ít nhất phải tránh các thực phẩm có phụ gia. Kiểm tra nhãn trên bao bì để chắc chắn loại trừ những sản phẩm đó ra khỏi bữa ăn.
  2. Hạn chế ăn thực phẩm qua chế biến hoặc đóng gói sẵn. Trong thời gian phục hồi sức khỏe phổi, bạn cần giới hạn tiêu thụ thực phẩm đã qua chế biến hoặc đóng gói sẵn. Việc này giúp bạn hạn chế đưa phụ gia và chất bảo quản vào cơ thể, là chất có thể gây ra vấn đề về hô hấp và tăng nhạy cảm phổi. Bạn nên chế biến món ăn từ nguyên liệu thô ban đầu, dù như vậy sẽ tốn thời gian và phải có chút kỹ năng.
    • Sức khỏe chắc chắn tốt hơn nếu bạn tự nấu ăn theo cách này, nghĩa là không dùng thực phẩm đã qua xử lý. Vì như vậy các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng vẫn còn giữ được trong thực phẩm.
    • Thực phẩm càng trắng chứng tỏ nó càng được xử lý nhiều, chẳng hạn như bánh mì trắng, gạo trắng và mì sợi trắng. Bạn nên thay thế bằng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu và mì sợi làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
    • Nghĩa là bạn chỉ ăn cacbohydrat phức tạp chưa qua xử lý. Nếu tránh ăn bánh mì trắng và các thực phẩm qua chế biến thì bạn đã hầu như loại bỏ tất cả các loại cacbohydrat khác. Khi cơ thể xử lý cacbohydrat phức tạp, chúng bị bẻ gãy thành các cacbohydrat đơn giản và được cơ thể hấp thu.[10]
  3. Tăng tiêu thụ rau và hoa quả. Bạn nên bổ sung vào thói quen ăn uống hằng ngày một lượng rau và hoa quả tươi. Chế độ ăn thiếu rau và hoa quả có liên quan tới các bệnh về phổi, đặc biệt là suyễn và COPD. Rau và hoa quả chứa nhiều chất chống ôxi hóa có tác dụng bảo vệ bạn chống lại bệnh suyễn và COPD, thậm chí cả bệnh ung thư.[11][12]
    • Để chọn loại hoa quả chứa nhiều chất chống ôxi hóa nhất thì bạn tìm mua loại quả sáng màu như việt quất, mâm xôi, táo, mận, cam và hoa quả họ cam chanh, rau lá xanh, bí và ớt chuông.[13]
  4. Hạn chế ăn thịt. Muốn cải thiện sức khỏe phổi bạn nên hạn chế ăn thịt, đặc biệt là thịt đỏ. Nếu muốn ăn thịt thì bạn nên chọn thịt bò nạc, tốt nhất là bò nuôi bằng cỏ và không sử dụng kháng sinh hay hóc môn tăng trưởng. Ăn thịt gia cầm không chứa kháng sinh hay hóc môn tăng trưởng. Bạn cũng không nên ăn da.[14]
    • Gia cầm như gà và gà tây là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Người thiếu vitamin A dễ nhiễm trùng vi khuẩn ở phổi. Bổ sung thêm vitamin A giúp cơ thể tiêu diệt vi sinh vật có hại trên màng phổi.[15]
  5. Ăn cá chứa nhiều chất béo. Bạn nên bổ sung thêm cá vào chế độ ăn. Tổn thương ở phổi nhanh chóng lành hơn nếu bạn ăn loại cá có nhiều mỡ như cá hồi, cá thu, cá hồi không di cư (trout), cá trích và cá mòi. Mỡ của các loại cá này chứa nhiều axít omega-3 giúp nâng cao sức khỏe phổi.
    • Đặc tính kháng viêm của axít béo omega-3 giúp nâng cao khả năng vận động, từ đó cải thiện sức khỏe của phổi.[15]
  6. Bổ sung đậu. Bạn nên bổ sung thêm đậu và rau đậu vào mỗi bữa ăn, các loại đậu tốt cho phổi là đậu Navy, đậu đen và đậu tây, chúng là nguồn thực phẩm giàu protein. Các loại đậu này cùng với rau đậu như đậu lăng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho chức năng phổi.
  7. Uống thực phẩm chức năng. Cân nhắc bổ sung vào bữa ăn các khoáng chất như magiê, kẽm và selen, chúng rất cần thiết cho chức năng phổi và sức khỏe nói chung. Ngoài ra bạn nên bổ sung thêm vitamin D3 mỗi ngày, vì thiếu vitamin D có liên quan tới suy chức năng hô hấp.[16][17]
    • Luôn tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe trước khi uống thực phẩm chức năng và tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất trong thời gian sử dụng.
  8. Không uống viên bổ sung beta-caroten. Beta-caroten có trong các thực phẩm thiên nhiên và là tiền chất của vitamin A. Tuy nhiên bạn không nên dùng thực phẩm chức năng bổ sung chất này nếu là người hút thuốc hoặc có nguy cơ ung thư phổi. Một số nghiên cứu chỉ ra việc bổ sung beta-caroten có liên quan tới rủi ro ung thư phổi cao hơn ở người hút thuốc.
    • Tuy nhiên không có bằng chứng nào cho thấy tiêu thụ beta-caroten trong thức ăn mỗi ngày khiến bạn dễ mắc ung thư phổi hơn.[18]
  9. Uống nhiều nước. Uống nhiều nước có tác dụng đảm bảo phổi đủ nước và không sinh ra nhiều chất nhầy, đồng thời tuần hoàn máu dễ hơn. Bạn nên uống gần 2 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước cũng giúp chất nhầy ít sệt hơn, ngăn cản tích tụ quá nhiều chất nhầy trong phổi và đường thở.
    • Bạn cũng có thể tăng lượng nước cho cơ thể bằng cách uống trà thảo mộc và nước ép hoa quả. Bất kì loại chất lỏng nào không chứa caffein đều được xem là thành phần của chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.
    • Tăng tiêu thụ chất lỏng bằng cách ăn rau và hoa quả có hàm lượng nước cao cũng là một lựa chọn, ví dụ như dưa hấu, cà chua và dưa leo.[19]

Kết hợp Tập Thể dục[sửa]

  1. Tăng cường các bài tập cho hệ tim mạch. Tập thể dục rất cần thiết cho sức khỏe hệ tim mạch và cả sức khỏe của phổi. Thể dục làm tăng tuần hoàn máu tới phổi, do đó chất dinh dưỡng được vận chuyển tới đây nhiều hơn. Ban đầu bạn nên tập chậm và thận trọng để không khiến cơ thể quá tải. Tìm nhịp độ phù hợp cho mình và tăng dần cường độ khi đã quen.
    • Khi mới tập bạn nên đi bộ đường dài hoặc đi bộ nhanh, hay sử dụng máy tập chạy bộ. Loại bài tập này không yêu cầu gắng sức nhiều nhưng giúp máu và không khí vận chuyển tới phổi và toàn cơ thể nói chung.
    • Nếu bạn có vấn đề về hô hấp hay bệnh ở phổi thì nên cho bác sĩ biết trước khi thử bài tập mới. Họ sẽ chỉ cho bạn cách tập an toàn để giúp nâng cao dung tích và sức khỏe phổi.
  2. Bắt đầu tập thở. Bài tập thở có mục đích tăng cường lượng ôxi hít vào và đẩy tối đa lượng cacbon điôxít ra ngoài. Ban đầu tập thở khiến bạn hơi chóng mặt, đó là lý do hầu hết các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tập chậm và ổn định. Một khi đã quen với phương pháp tập thở phù hợp nhất, bạn sẽ thấy mình sử dụng phương pháp này thường xuyên hơn mà không phải tập trung suy nghĩ điều khiển.
    • Bạn có thể yêu cầu huấn luyện viên cá nhân hay chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn cách tăng dung tích thở. Nhờ nhân viên y tế giới thiệu một huấn luyện viên cá nhân cho bạn.
    • Luôn nói chuyện với bác sĩ hay chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập mới. Nếu mục đích của bạn là tăng cường sức khỏe phổi thì họ sẽ giới thiệu bạn tới một chuyên gia phục hồi chức năng phổi.
  3. Tập thở mím môi. Để trị khó thở và tăng dung tích phổi, nói chung hầu hết các bác sĩ sẽ gợi ý một trong hai phương pháp. Phương pháp đầu tiên là thở mím môi. Bắt đầu phương pháp này bằng cách hít vào qua mũi trong hai hay ba giây, sau đó mím môi và thở ra chậm qua khe hở giữa hai môi trong thời gian từ bốn tới chín giây. Tập thường xuyên nếu bạn cảm thấy dễ chịu.
    • Nếu thấy khó chịu thì chờ một giờ sau hãy tập lại. Phương pháp này đòi hỏi phải tập luyện và chuyên tâm, nhưng nếu cố gắng bạn sẽ sớm cảm thấy thở dễ hơn và sức khỏe tốt hơn.[20]
  4. Phương pháp thở bằng cơ hoành. Bạn nên tập thở bằng cơ hoành, nghĩa là thở bằng bụng thay vì ngực. Dù hầu hết mọi người không thở theo cách này nhưng đây được xem là cách thở bình thường. Cơ hoành là dải cơ bên dưới phổi, là cơ chính tham gia vào động tác thở. Đầu tiên bạn thả lỏng hai vai, lưng và cổ. Đặt một tay lên bụng và tay còn lại lên lưng, hít vào qua mũi trong hai giây. Trong khi hít bạn căng bụng ra, sau đó thở ra qua hai môi mím để kiểm soát tốc độ thở, đồng thời lúc đó ép nhẹ tay lên bụng. Động tác này đẩy vào cơ hoành và tăng cường sức khỏe cho nó.
    • Phương pháp thở này cũng cần phải luyện tập. Không dễ để bạn làm quen với cách thở bằng cơ hoành, nhưng nếu bạn để ý quan sát trẻ sơ sinh thì sẽ thấy đây là cách thở của chúng. Trẻ sơ sinh không sử dụng “cơ thở phụ trợ”, đây là cách gọi các cơ ở cổ, vai, lưng và khung xương sườn khi chúng tham gia bổ trợ vào quá trình thở. Sau khi đã quen bạn nên sử dụng cách thở này thật thường xuyên chừng nào vẫn cảm thấy thoải mái.[21][20]
  5. Tập thở sâu. Thở sâu là biến thể của hai phương pháp thở mím môi và thở bằng cơ hoành, được phát triển bởi Đại học Missouri tại thành phố Kansas. Để thực hiện phương pháp thở sâu bạn nằm thẳng trên lưng. Kê gối dưới hai đầu gối và cổ để có tư thế nằm dễ chịu, đặt hai bàn tay lên trên bụng, ngay dưới khung xương sườn. Đan ngón tay trên hai bàn tay vào nhau để bạn có thể cảm nhận được khi chúng tách rời ra, và biết rằng mình đang làm đúng động tác. Thở sâu và chậm bằng cách căng to bụng. Trong lúc thở các ngón tay phải tách rời ra được.
    • Bài tập này đảm bảo bạn đang dùng cơ hoành để thở thay vì khung xương sườn. Cơ hoành tạo lực hút mạnh hơn kéo không khí vào phổi, nếu bạn dùng khung xương sườn thì lực hút không mạnh bằng.
    • Thường xuyên thở sâu nếu muốn hoặc mỗi khi bạn thấy khó thở. Ban đầu bạn có thể thấy hơi chóng mặt vì lượng ôxi kéo vào phổi nhiều hơn lúc bình thường. Bất kì khi nào thấy khó chịu thì bạn nên dừng lại. Tuy nhiên bạn có thể lập lại thường xuyên nếu muốn.[10]
  6. Phương pháp thở o o. Bạn có thể tăng dung tích phổi bằng cách tăng sức khỏe cơ hoành. Để thực hiện, đầu tiên bạn tập thở sâu, khi thở ra bạn phải tạo tiếng kêu o o. Âm thanh o o khiến cơ hoành rung lên và nhờ đó tăng cường sức khỏe của nó. Thường xuyên thở theo cách này nếu được hoặc mỗi khi bạn thấy khó thở. Ban đầu bạn có thể thấy hơi chóng mặt nhưng đừng lo. Sở dĩ có hiện tượng này vì lượng ôxi kéo vào phổi nhiều hơn so với thói quen thở bình thường của bạn.
    • Bất kì khi nào thấy khó chịu thì bạn nên dừng lại. Tuy nhiên bạn có thể lập lại thường xuyên nếu cảm thấy thoải mái.[10]
  7. Luyện bài tập thở Trung Quốc. Với bài tập này bạn phải ngồi trong tư thế thoải mái, sau đó hít vào mũi ba hơi thở ngắn. Ở lần hít đầu tiên bạn nâng hai cánh tay lên phía trước mặt và cao ngang vai. Ở lần hít thứ hai bạn di chuyển hai cánh tay về hai phía hông, ngang bằng với vai. Ở lần hít thứ ba nâng hai cánh tay qua đầu.
    • Lập lại từ 10 tới 12 lần.
    • Nếu bài tập làm bạn thấy chóng mặt thì dừng lại. Một khi đã dừng thì nhịp điệu làm việc bình thường của phổi lập tức chiếm lại ưu thế.[10]

Sử dụng Thảo mộc[sửa]

  1. Dùng thảo mộc. Có nhiều loại thảo mộc có lợi cho hô hấp và sức khỏe của phổi. Bạn có thể sử dụng thảo mộc theo nhiều cách khác nhau, như pha thành trà hoặc uống viên bổ sung. Nếu bạn không muốn uống trực tiếp thì có thể áp dụng liệu pháp mùi hương bằng cách nấu sôi thảo mộc trong nước để mùi hương của nó lan khắp phòng.
    • Để pha trà bạn cho một thìa cà phê thảo mộc khô vào cốc nước sôi. Còn nếu muốn uống viên thực phẩm chức năng thì bạn phải làm theo hướng dẫn nhà sản xuất.
  2. Dùng cây kinh giới (tên tiếng Anh là oregano). Loại thảo mộc có nguồn gốc từ nước Ý này là chất thông nghẹt mũi thiên nhiên, kháng vi sinh vật và kháng histamin. Thành phần hoạt tính của nó dường như là các tinh dầu dễ bốc hơi có tên carvacrol và axít rosmarinic. Bạn có thể bổ sung loại thảo mộc này (tươi hoặc khô) vào công thức chế biến món sốt cà chua hoặc rắc lên thịt.
    • Ngoài ra kinh giới còn được sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng thể dầu.[22][17][23][24]
  3. Sử dụng bạc hà cay. Thành phần hoạt tính của bạc hà cay là tinh dầu bạc hà. Tinh dầu bạc hà giúp thả lỏng cơ đường hô hấp và đóng vai trò như chất kháng histamin. Bạn có thể sử dụng bạc hà cay dưới dạng tươi hoặc khô trong công thức chế biến món cá hay món tráng miệng. Ngoài ra dầu bạc hà còn được cho vào thực phẩm, sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng hay sản xuất thành kem bôi. Cũng có một số loại dầu bạc hà có thể đốt cháy được để tạo hương thơm cho phòng.
    • Không thoa tinh dầu bạc hà trực tiếp lên da trẻ nhỏ vì nó có liên quan tới việc giảm nhịp độ hô hấp ở trẻ.[25][26][27]
    • Nhiều người sử dụng dầu thoa ngực và thuốc phun họng có nguồn gốc bạc hà để làm thông thoáng đường thở.
  4. Sử dụng chiết xuất khuynh diệp. Từ lâu người ta đã dùng lá cây khuynh diệp làm chất chống nghẹt mũi tự nhiên, làm loãng dịch nhầy giúp bạn đẩy đờm ra ngoài khi ho. Các thành phần hoạt tính của lá khuynh diệp là cineole, eucalyptol và myrtol. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy chiết xuất khuynh diệp có thể trị viêm phế quản mãn tính và cấp tính khá hiệu quả. Tinh dầu khuynh diệp có thể uống hoặc thoa cục bộ, nhưng phải pha loãng.
    • Hơi tinh dầu khuynh diệp có tác dụng thông nghẹt mũi, do đó hiệu quả trong điều trị viêm phế quản. Bạn nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước nóng và hít hơi nước bốc lên.
    • Tinh dầu khuynh diệp pha loãng hỗ trợ trị ho, sưng đường hô hấp, viêm phế quản và rất nhiều các vấn đề khác về hô hấp.
    • Ngoài ra bạn còn có thể thoa tinh dầu lên da để giảm sưng màng nhầy đường hô hấp.[28][29][30]
  5. Uống bổ sung thực phẩm chức năng. Uống thêm vài viên thực phẩm chức năng cũng có lợi cho sức khỏe của phổi. Bạn có thể dùng bạc hà đắng, đây là loại thảo mộc đã được nhiều nền văn hóa sử dụng để trị bệnh về hô hấp, bao gồm y học Ai Cập cổ đại, y học cổ truyền Ấn Độ, các nền y học của thổ dân Úc và người bản địa châu Mỹ. Viên ngậm ho như kẹo Ricola cũng chứa thành phần bạc hà đắng. Ngậm từ 1-2 viên kẹo ho mỗi 1-2 giờ tùy theo nhu cầu.
    • Trong hàng thế kỷ người ta đã sử dụng cỏ phổi trị các bệnh rối loạn ở phổi. Đó là chất chống ôxi hóa mạnh mẽ đóng vai trò như thuốc long đờm.
    • Cây thổ mộc hương chứa chất inulin hỗ trợ sản xuất chất nhầy và thả lỏng ống phế quản. Loại thảo mộc này còn có tính kháng khuẩn.[31][32][33]
    • Không sử dụng bạc hà đắng nếu bạn bị tiểu đường hoặc cao huyết áp.

Lựa chọn Phương pháp Điều trị Bệnh suyễn[sửa]

  1. Kiểm soát nguyên nhân kích thích suyễn. Các vấn đề liên quan tới bệnh suyễn có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho phổi. Để tránh lên cơn suyễn bạn phải ngăn chặn các nguyên nhân kích thích bệnh, chẳng hạn như chất lượng không khí và ô nhiễm môi trường. Nếu bạn mắc bệnh này thì nên cân nhắc mang loại khẩu trang bảo vệ khỏi các nguyên nhân kích thích suyễn phổ biến như phấn hoa, nấm mốc, bụi lông thú nuôi, ô nhiễm và những mùi hương nặng mùi.[5]
    • Bạn có thể trang bị cho ngôi nhà hệ thống lọc bụi giúp loại bỏ các tác nhân kích thích suyễn trong không khí.[4]
  2. Tránh ăn một số thực phẩm khi bị suyễn. Người mắc bệnh này thường lên cơn suyễn khi ăn phải một loại thực phẩm nào đó, nhưng tùy thuộc vào từng người. Nói chung người mắc bệnh suyễn nên tránh các nguyên nhân kích thích bệnh phổ biến như trứng, cá, lạc, đậu nành, men, phô mai, bột mì và gạo. Những thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản như mononatri glutamate (MSG), nitrat hay nitrit cũng là yếu tố kích thích suyễn. Các chất này làm giảm hiệu quả của thuốc hít trị suyễn.
    • Vì khả năng dễ dị ứng như vậy nên người mắc bệnh suyễn cần có chế độ ăn chủ yếu là thực phẩm toàn phần hữu cơ.[34]
  3. Tránh ăn đường và chất tạo ngọt thay đường. Đường và chất tạo ngọt thay đường gây hại cho sức khỏe của phổi. Nghiên cứu cho thấy bệnh suyễn có liên quan tới việc tiêu thụ nhiều đường. Tránh ăn kẹo, thức uống chứa đường và các loại bánh ngọt.[12]
    • Nếu bạn cần dùng chất tạo ngọt cho trà hay cà phê thì nên sử dụng cỏ ngọt thay cho đường.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên hiểu có khả năng bạn sẽ không bao giờ chữa khỏi hoàn toàn các tổn hại nặng ở phổi.
  • Nên nhớ các bước trên đây có thể giúp bạn duy trì tình trạng phổi khá hơn chút ít, nhưng bạn vẫn cần phải thảo luận cách điều trị bằng thuốc với một chuyên gia y tế.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Quie, PG.,Lung defense against infection.J Pediatr. 1986 May;108(5 Pt 2):813-6
  2. http://www.merckmanuals.com/home/lung-and-airway-disorders/biology-of-the-lungs-and-airways/defense-mechanisms-of-the-respiratory-system
  3. http://www.cancer.org/healthy/stayawayfromtobacco/guidetoquittingsmoking/guide-to-quitting-smoking-why-so-hard-to-quit
  4. 4,0 4,1 http://www.consumerreports.org/cro/air-purifiers.htm
  5. 5,0 5,1 http://www.lung.org/lung-disease/asthma/taking-control-of-asthma/reduce-asthma-triggers.html
  6. http://www.achooallergy.com/allergy-asthma-mask-buying-guide.asp
  7. http://www.enviroflash.info/
  8. https://www.aafa.org/display.cfm?id=9&sub=20&cont=285
  9. Jin H, Xu C-X, Lim H-T, et al. High Dietary Inorganic Phosphate Increases Lung Tumorigenesis and Alters Akt Signaling. Am J Respir Crit Care Med 2009;179:59-68
  10. 10,0 10,1 10,2 10,3 http://cas.umkc.edu/casww/brethexr.htm
  11. Ellwood P, Innes Asher M, García-Marcos L, et al. (2013) Do fast foods cause asthma, rhinoconjunctivitis and eczema? Global findings from the International Study of Asthma and Allergies in Childhood (ISAAC) Phase Three Thorax 68:351-360
  12. 12,0 12,1 Park S, Blanck HM, Sherry B, et al. (2013) Regular-soda intake independent of weight status is associated with asthma among US high school students. J Acad Nutr Diet 113(1):106-11.
  13. Rahman I, Biswas SK, Kode A. (2006) Oxidant and antioxidant balance in the airways and airway diseases. Eur J Pharmacol 533:222–239.
  14. Emelyanov A, Fedoseev G, Krasnoschekova O, et al. (2002) Treatment of asthma with lipid extract of New Zealand green-lipped mussel: a randomised clinical trial. Eur Respir J 20:596–600.
  15. 15,0 15,1 http://www.stepintomygreenworld.com/healthyliving/greenfoods/top-foods-for-lung-health/
  16. http://advances.nutrition.org/content/2/3/244.full
  17. 17,0 17,1 Gupta, S. K., Tshikaya, M., Kingston, M., and Chopra, B. K. Comparative evaluation of herbs and spices against bacterial pathogens. Dent.Implantol.Update. 2012;23(10):73-79.
  18. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/999.html
  19. http://www.lung.org/lung-disease/copd/living-with-copd/nutrition.html
  20. 20,0 20,1 http://www.copdfoundation.org/What-is-COPD/Living-with-COPD/Breathing-Techniques.aspx
  21. http://www.physio-pedia.com/Muscles_of_Respiration
  22. Bimczok, D., Rau, H., Sewekow, E., Janczyk, P., Souffrant, W. B., and Rothkotter, H. J. Influence of carvacrol on proliferation and survival of porcine lymphocytes and intestinal epithelial cells in vitro. Toxicol.In Vitro 2008;22(3):652-658.
  23. Skrovankova, S., Misurcova, L., and Machu, L. Antioxidant activity and protecting health effects of common medicinal plants. Adv.Food Nutr Res 2012;67:75-139.
  24. Bouhdid, S., Abrini, J., Zhiri, A., Espuny, M. J., and Manresa, A. Investigation of functional and morphological changes in Pseudomonas aeruginosa and Staphylococcus aureus cells induced by Origanum compactum essential oil. J Appl.Microbiol. 2009;106(5):1558-1568.
  25. Schelz, Z., Molnar, J., and Hohmann, J. Antimicrobial and antiplasmid activities of essential oils. Fitoterapia 2006;77(4):279-285.
  26. Javorka, K., Tomori, Z., and Zavarska, L. Protective and defensive airway reflexes in premature infants. Physiol Bohemoslov. 1980;29(1):29-35.
  27. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/peppermint-oil-uses-benefits-effects
  28. Meister, R., Wittig, T., Beuscher, N., and de Mey, C. Efficacy and tolerability of myrtol standardized in long-term treatment of chronic bronchitis. A double-blind, placebo-controlled study. Study Group Investigators. Arzneimittelforschung. 1999;49(4):351-358.
  29. Matthys, H., de Mey, C., Carls, C., Rys, A., Geib, A., and Wittig, T. Efficacy and tolerability of myrtol standardized in acute bronchitis. A multi-centre, randomised, double-blind, placebo-controlled parallel group clinical trial vs. cefuroxime and ambroxol. Arzneimittelforschung. 2000;50(8):700-711.
  30. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/700.html
  31. http://www.botanical.com/botanical/mgmh/l/lungwo49.html
  32. Reiter, M. and Brandt, W. Relaxant effects on tracheal and ileal smooth muscles of the guinea pig. Arzneimittelforschung. 1985;35(1A):408-414.
  33. Stojakowska, A., Kedzia, B., and Kisiel, W. Antimicrobial activity of 10-isobutyryloxy-8,9-epoxythymol isobutyrate. Fitoterapia 2005;76(7-8):687-690.
  34. http://www.pharmaceutical-journal.com/news-and-analysis/news/what-you-can-tell-lung-disease-patients/11129485.article

Liên kết đến đây