Chữa nhiễm trùng đường tiết niệu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tên chung của các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm đường tiết niệu gây ra bởi vi trùng, vi khuẩn hoặc nấm. Ai cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tuy nhiên phụ nữ, những người có vấn đề với việc kiểm soát tiểu tiện hay có sử dụng ống thông tiểu, và những bệnh nhân tiểu đường là những người có nguy cơ cao hơn cả. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể lây lan qua đường tinh dục, vì thế bạn cần thông báo cho bạn tình của mình biết khi bạn mắc phải chứng bệnh này.[1] Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải là một vấn đề quá trầm trọng với nhiều người, tuy nhiên nó lại có thể gây ra tổn thương gan, làm tăng huyết áp và các vấn đề về đường tiểu. Bác sĩ có thể kê đơn với thuốc kháng sinh để chữa bệnh này một cách nhanh chóng, tuy nhiên bạn cũng có thể áp dụng các giải pháp tự nhiên để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Các bước[sửa]

Thay đổi chế độ ăn[sửa]

  1. Chờ cơ thể tự hồi phục. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể biểu hiện dưới nhiều dạng, khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy, thâm chí có thể gây đau buốt, tuy nhiên nhiễm trùng đường tiết niệu thường tự khỏi ngay cả khi bạn không áp dụng bất cứ liệu pháp điều trị nào. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 71% phụ nữ có dấu hiệu cải thiện bệnh sau một tuần mà không hề chữa trị.[2]
    • Đừng chủ quan nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bởi điều đó có thể dẫn tới nhiễm trùng gan nếu không được điều trị kịp thời.[1]
  2. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi nhiều dạng tổn thương khác nhau. Chất oxy hóa còn được sử dụng để chữa trị nhiều vấn đề về sức khỏe khác như chữa ung thư, chữa Alzheimer và chữa các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.[3] Rau, củ, quả nói chung là những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó một số loại như việt quất, phúc bồn tử, nho, mâm xôi, bí đỏ, ớt chuông là những loại quả dồi dào chất chống oxy hóa hơn cả.
  3. Bổ sung đủ nước.[4] Uống thật nhiều nước sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, tất nhiên là sẽ có chút bất tiện, nhưng đi tiểu nhiều lại giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
  4. Hỗ trợ để duy trì sự cân bằng tự nhiên trong ruột.[5] Việc nghĩ rằng cơ thể cần sạch bóng vi khuẩn là một hiểu lầm thường gặp. Trên thực tế, nếu tính chi ly ra thì cơ thể bạn có tới 10 vi sinh vật trên mỗi tế bào. Đường ruột sản sinh ra những loại vi khuẩn tự nhiên có lợi cho cơ thể và chúng cũng có rất nhiều nhiệm vụ, từ tiêu hóa thức ăn đến củng cố hệ thống miễn dịch và cả giúp duy trì hoạt động phù hợp của não.[6] Khi cơ thể bạn không có một "hệ vi sinh vật đường ruột" khỏe mạnh thì bạn rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
    • Thực phẩm đã lên men có thể giúp duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong cơ thể. Vì thế, hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại đồ ăn như sữa chua, dưa chuột muối, tempeh (tương nén), miso, dưa bắp cải, kefir (nấm sữa) và trà kombucha.
    • Bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng giàu probiotic (vi khuẩn có lợi) để củng cố sức khỏe đường ruột. Thực phẩm chức năng chứa probiotic đã được kiểm nghiệm thấy rằng chúng có lợi trong phòng chống các bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu.[7]
    • Nhiều nhãn hàng sữa chua hiện nay đã bổ sung probiotic vào sản phẩm của họ, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng probiotic dạng viên. Probiotic được đo đếm theo đơn vị là "sinh vật" or "số đơn vị khuẩn lạc" (CFU). Mỗi ngày bạn nên bổ sung 5 triệu sinh vật/CFU.
  5. Bổ sung khẩu phần cá vào thực đơn hàng ngày. Chất béo Omega-3 là những chất cần thiết để tạo nên một hệ thống miễn dịch khỏe nhằm giúp bạn chống lại viêm nhiễm.[8] Cá là nguồn cung cấp chất béo Omega-3 nhiều nhất, ngoài ra hiện cũng có một số loại thực phẩm chức năng giúp cung cấp thêm loại chất béo này.
  6. Hạn chế hấp thụ cafein và đường.[8] Cafein có tác dụng như một chất kích thích trong khi đó đường tinh luyện lại chính là thức ăn của vi khuẩn. Cả hai chất này đều khiến tình trạng viêm nhiễm của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, vì thế hãy cố gắng hạn chế tối đa lượng cafein và đường mà bạn sử dụng khi đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Dùng bột và tinh chất[sửa]

  1. Uống nước hoặc tinh chất nam việt quất (cranberry). Nam việt quất là một loại thực vật phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu bởi khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Loại quả này không những khiến nước tiểu của bạn có độ axit cao hơn mà còn cung cấp một chất hóa học thuộc họ proanthocyanidin có thể làm giảm khả năng bám vào bàng quang và tế bào niệu đạo của vi khuẩn.[9][10] Dù rằng đây là một loại quả rất được ưa chuộng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng theo các nghiên cứu thì nam việt quất có tác dụng cao hơn trong việc phòng bệnh so với chữa bệnh.[8]
    • Uống 300-600 mL nước ép nam việt quất mỗi ngày. Đây là mức được đưa ra sau khi một nhóm nhà khoa học nghiên cứu kỹ loại nước ép Ocean Spray Cranberry.[11][10]
    • Dùng nam việt quất dạng viên (uống hai lần mỗi ngày, mỗi lần 400 mg).[11]
  2. Kết hợp nam việt quất và lingonberry vào khẩu phần ăn. Lingoberry là một loại dâu cùng họ với nam việt quất. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng nước ép cô đặc của nam việt quất và lingoberry giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường tiểu ở phụ nữ.[12] Trong nghiên cứu này, những người tham gia uống 50 mL nước hòa với 7,5 g nước ép cô đặc nam việt quất và 1,5 g nước ép cô đặc của lingoberry mỗi ngày .
  3. Dùng bột dâu gấu (bearberry) .[13] Dâu gấu (bearberry hay như một số nơi gọi là Uva Ursi) có thể không sẵn có ở khu vực bạn ở, tuy nhiên bạn có thể đặt mua trên mạng với giá cả phải chăng. Loại bột này không phổ biến trên khắp thế giới, tuy nhiên lại khá quen thuộc với người châu Mỹ gốc và người châu Âu. Mỗi ngày bạn nên dùng loại bột này ba lần, mỗi lần 250-500 mg.
    • Bột dâu gấu có thể khiến nước tiểu của bạn có màu nâu ánh xanh, tuy nhiên đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, không có hại cho sức khỏe của bạn.
    • Dâu gấu có tác dụng như một chất lợi tiểu (giúp cơ thể giải phóng muối và nước), vì thế, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng loại thực phẩm này.[14]
  4. Dùng men bia. Theo lý thuyết thì men bia có tác dụng làm các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu tụ lại với nhau, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thống nào có thể chứng minh rằng men bia có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, men bia có thể có phản ứng với các loại thuốc khác, vì thế bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của men bia trong điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, thông thường men bia được sử dụng với liều 3 g/lần, mỗi ngày hai lần.
    • Nếu đang sử dụng thuốc, bạn cần được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định xem có dùng men bia hay không. Bạn tuyệt đối không được điều trị bằng men bia trong khi đang sử dụng thuốc thuộc nhóm ức chế monoamine oxidase (còn gọi là thuốc nhóm MAOIs).[15]
    • MAOIs bao gồm các loại thuốc có chứa: Selegiline, Phenelzine, Tranylcypromine, Rasagiline, Isocarboxazid, Phenelzine Sulfate, Selegiline hydrochloride, Tranylcypromine sulfate and Rasagiline mesylate.
  5. Dùng khoảng 5 mL D-mannose hai lần mỗi ngày. Nên dùng kết hợp với nước nam việt quất hoặc nước lọc. D-mannose là một loại đường có thể chữa trị các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, tuy nhiên loại đường này không giống với đường thường được sử dụng trong thực phẩm). Các chuyên gia cho rằng tác dụng của D-mannose là do ảnh hưởng của nó tới quá trình vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào các tế bào.[16][17] Mặc dù hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng chữa trị viêm đường tiết niệu của D-mannose, đây vẫn là một cách điều trị phổ biến và có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự tái phát của viêm nhiễm đường tiết niệu.[18]
    • Cần chú ý là D-mannose có thể gây chứng lỏng phân và đầy hơi.
  6. Uống trà và tinh chất đã được chứng minh là có thể chữa các bệnh về nhiễm trùng tiết niệu. Có rất nhiều loại trà và tinh chất có thể được sử dụng như một vị thuốc để điều trị các viêm nhiễm đường tiết niệu. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là việc bạn có thể thay đổi từ vị này sang vị khác hay từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Điều quan trọng nhất là bạn cần tăng cường sử dụng loại thức uống này mỗi ngày. Nếu sử dụng sản phẩm khô, bạn chỉ cần hòa tan một thìa sản phẩm vào nước nóng là có thể dùng được ngay.
    • Pipsissewa (thuộc họ thạch nam)[19]: sử dụng hai đến ba lần mỗi ngày, mỗi lần hòa 8 tới 10 giọt tinh chất này vào khoảng 175-180 mL nước.
    • Râu ngô: dùng 400 mg/lần, 2 lần/ngày.
    • Buchu (thuộc họ cửu lý hương) [19]: 500 mg/lần, 2 lần/ngày.
    • Cỏ tháp bút:[20][21] Không sử dụng với bệnh nhân tiểu đường. Cỏ tháp bút (horsetail) có thể làm giảm hàm lượng vitamin B và thiamine, vì thế bạn nên bổ sung hai loại vi chất này khi sử dụng cỏ tháp bút.[22]

Phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Giữ cho cơ thể luôn đủ nước là cách đơn giản nhất trong phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu nói riêng và để duy trì sức khỏe của bạn nói chung.[23] Hãy uống ít nhất từ 1,5 đến 1,8 lít nước mỗi ngày để có hiệu quả tối ưu.
  2. Khi buồn đi tiểu, hãy “giải quyết” sớm nhất có thể. Nước tiểu được tích trữ trong bang quang càng lâu thì vi khuẩn lại càng phát triển mạnh. Đối với phụ nữ, khi dùng giấy vệ sinh, hãy nhớ lau từ trước ra sau, đặc biệt là sau khi đi cầu. Bằng cách đó bạn sẽ phòng tránh được việc nhiễm khuẩn từ phân.
  3. Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục. Bạn nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ, đặc biệt là nữ giới, để ngăn ngừa việc vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu.[24][25] Các biện pháp tránh thai sử dụng chất diệt tinh trùng cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Tuy nhiên, sử dụng các biện pháp tránh thai khác lại tăng khả năng mang bầu ngoài ý muốn. Vì vậy, cách khả thi hơn cả là sử dụng thuốc tránh thai theo đường uống, các dụng cụ đặt tử cung hay vòng tránh thai khi có thể.
  4. Mặc quần áo thoải mái cho nửa dưới của cơ thể. Mục tiêu cuối cùng chính là giữ cho vùng tam giác được khô thoáng. Quần áo rộng rãi, đặc biệt là đồ cotton sẽ giúp cho không khí lưu thông được dễ dàng hơn so với quần áo được làm từ sợi nylon hay quần jean bó.
  5. Duy trì chế độ ăn với nhiều chất xơ.[26] Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ giữa một chế độ ăn giàu chất xơ và bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Tuy nhiên, ăn nhiều chất xơ sẽ giúp hạn chế táo bón – một trong những nguyên nhân phổ biến của viêm đường tiết niệu. Không ít người đã thực hiện phòng ngừa viêm đường tiết niệu bằng cách bổ sung thật nhiều các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại củ rau vào bữa ăn hàng ngày.
  6. Không sử dụng sữa tắm hay các sản phẩm vệ sinh vùng kín. Cơ chế bài tiết của âm đạo có thể rửa sạch tất cả các mùi khiến bạn thấy khó chịu. Hơn thế, các loại sản phẩm như dung dịch vệ sinh, khăn ướt, dung dịch khử mùi đều có chứa hóa chất độc hại để tạo mùi.[27] Những hóa chất này thường gây ra kích ứng da cũng như các vấn đề về hormone.[28][29][30] Không chỉ làm sạch thông thường, việc thụt rửa âm đạo thậm chí còn cuốn trôi cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể, theo đó khiến nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu của bạn tăng lên. Ngoài ra việc thụt rửa còn ảnh hướng tới cân bằng pH ở âm đạo, khiến âm đạo có thể bị khô và kích ứng.[31]
    • Thụt rửa âm đạo cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh lây lan qua đường tình dục và chứng vô sinh.[31]

Lời khuyên[sửa]

  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn cũng như các loại thực phẩm chứa nhiều đường bởi đây có thể là tác nhân làm viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng các loại thực phẩm có tính năng kháng khuẩn như như sữa chua, miso hay canh gà.
  • Giữ ấm cho vùng thận bằng cách áp một chai nước ấm hoặc mặc áo len dài có thể làm dịu các cơn đau ở vùng chậu hay co thắt bang quang.

Cảnh báo[sửa]

  • Không quan hệ tình dục khi mắc các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Nếu bạn có triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, đau thận hay đi tiểu ra máu, hoặc viêm nhiễm kéo dài trên một tuần, hãy lập tức đến các trung tâm y tế.
  • Muối nở có thể được sử dụng như một cách tự nhiên để chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu, tuy nhiên muối nở có thể không an toàn với một số trường hợp. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://kidney.niddk.nih.gov/KUDiseases/pubs/utiadult/
  2. http://www.womenshealthmag.com/health/uti-treatment
  3. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/antioxidants.html
  4. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/urinary-tract-infections-in-teens-and-adults-topic-overview?page=2
  5. http://www.livescience.com/13747-good-bacteria-prevent-urinary-tract-infection.html
  6. http://www.webmd.com/digestive-disorders/news/20140820/your-gut-bacteria
  7. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16827601
  8. 8,0 8,1 8,2 http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/urinary-tract-infection-in-women
  9. Wang, C. H., Fang, C. C., Chen, N. C., Liu, S. S., Yu, P. H., Wu, T. Y., Chen, W. T., Lee, C. C., and Chen, S. C. Cranberry-containing products for prevention of urinary tract infections in susceptible populations: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Arch Intern.Med 7-9-2012;172(13):988-996
  10. 10,0 10,1 Jepson RG, Craig JC. A systematic review of the evidence for cranberries and blueberries in UTI prevention. Mol Nutr Food Res 2007;51:738-45.
  11. 11,0 11,1 Salo, J., Uhari, M., Helminen, M., Korppi, M., Nieminen, T., Pokka, T., and Kontiokari, T. Cranberry juice for the prevention of recurrences of urinary tract infections in children: a randomized placebo-controlled trial. Clin.Infect.Dis. 2-1-2012;54(3):340-346.
  12. Ferrara, P., Romaniello, L., Vitelli, O., Gatto, A., Serva, M., and Cataldi, L. Cranberry juice for the prevention of recurrent urinary tract infections: a randomized controlled trial in children. Scand.J Urol.Nephrol. 2009;43(5):369-372.
  13. Quintus J, Kovar KA, Link P, Hamacher H. Urinary excretion of arbutin metabolites after oral administration of bearberry leaf extracts. Planta Med. 2005;71(2):147-52.
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/diuretics/art-20048129
  15. http://www.upmc.com/patients-visitors/education/nutrition/Pages/maoi-diet-facts.aspx
  16. Michaels EK, Chmiel JS, Plotkin BJ, Schaeffer AJ. Effect of D-mannose and D-glucose on Escherichia coli bacteriuria in rats. Urol Res 1983;11:97-102 .
  17. Ofek I, Goldhar J, Eshdat Y, Sharon N. The importance of mannose specific adhesins (lectins) in infections caused by Escherichia coli. Scand J Infect Dis Suppl 1982;33:61-7.
  18. https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT01808755
  19. 19,0 19,1 Electronic Code of Federal Regulations. Title 21. Part 182 -- Substances Generally Recognized As Safe.
  20. Lemus I, Garcia R, Erazo S, et al. Diuretic activity of an Equisetum bogotense tea (Platero herb): evaluation in healthy volunteers. J Ethnopharmacol 1996;54:55-8.
  21. Perez Gutierrez RM, Laguna GY, Walkowski A. Diuretic activity of Mexican equisetum. J Ethnopharmacol 1985;14:269-72.
  22. Fabre B, Geay B, Beaufils P. Thiaminase activity in equisetum arvense and its extracts. Plant Med Phytother 1993;26:190-7.
  23. http://www.webmd.com/women/guide/your-guide-urinary-tract-infections
  24. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/urinary-tract-infections-in-teens-and-adults-prevention
  25. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/basics/prevention/con-20037892
  26. http://www.nutritionmd.org/health_care_providers/renal/uti_nutrition.html
  27. http://www.womensvoices.org/wp-content/uploads/2013/11/Chem-Fatale-Report.pdf
  28. O’Gorman SM, Torgerson RR. (2013) Allergic contact dermatitis of the vulva. Dermatitis. Vol. 24, No.2, pp:64-72. March/ April 2013.
  29. American Public Health Association (APHA) (2007) Vaginal Douching and Adverse Health Outcomes, Policy # 20074, November 6, 2007.
  30. Cosmetic Ingredient Review (CIR) (1985) Final report on the safety assessment of Benzethonium Chloride and methylBenzethonium Chloride. Journal of the American College of Toxicology. Vol. 5,No.5, pp:65-106.
  31. 31,0 31,1 http://www.womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/douching.html