Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Táo bón là bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Nếu không điều trị triệt để thì táo bón có thể gây tắc nghẽn đường ruột, đôi khi phải phẫu thuật. Ngoài ra, táo bón ở trẻ sơ sinh có thể là triệu chứng của một bệnh nguy hiểm hơn. Vì thế, việc quan trọng cần làm là phát hiện bệnh táo bón của trẻ sơ sinh và học cách điều trị. Thật may là hiện nay có nhiều cách giúp trẻ sơ sinh đỡ bị táo bón.

Các bước[sửa]

Phát hiện Triệu chứng[sửa]

  1. Để ý xem trẻ sơ sinh có bị đau khi đi đại tiện. Nếu trẻ tỏ ra đau đớn khi đi đại tiện thì có thể là triệu chứng của bệnh táo bón. Hãy quan sát kỹ xem trẻ có nhăn mặt lộ vẻ đau đớn, uốn cong lưng hoặc òa khóc khi đang đi đại tiện hay không.[1]
    • Tuy nhiên, bạn nên biết rằng trẻ sơ sinh thường rặn trong lúc đi đại tiện vì cơ bụng của chúng chưa phát triển hết. Nếu trẻ sơ sinh chỉ rặn vài phút rồi đi đại tiện bình thường thì có nghĩa là mọi chuyện vẫn ổn.
  2. Theo dõi tần suất đi đại tiện của trẻ. Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị táo bón là suốt một thời gian dài không đi đại tiện. Nếu bạn lo rằng trẻ bị táo bón, hãy cố gắng nhớ xem lần gần nhất trẻ đi đại tiện là khi nào.[1]
    • Ghi rõ các ngày trẻ đi đại tiện nếu bạn lo sợ rằng trẻ có nguy cơ mắc táo bón.
    • Trẻ vài ngày mới đi đại tiện không phải là điều bất thường. Tuy nhiên, nếu sau 5 ngày trẻ vẫn chưa đi đại tiện thì có thể coi đó là dấu hiệu khác thường và bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay.[2]
    • Nếu trẻ sơ sinh có độ tuổi chưa đến hai tuần, bạn nên liên lạc với bác sĩ trong trường hợp hơn hai, ba ngày rồi mà trẻ chưa đi đại tiện.
  3. Quan sát kỹ phân của trẻ sơ sinh. Có trường hợp trẻ đi đại tiện được nhưng vẫn bị táo bón. Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh táo bón nếu phân của trẻ có các đặc điểm dưới đây.[1]
    • Phân nhỏ hình viên vê tròn.
    • Phân sậm màu đen hoặc xám.
    • Phân khô, có ít hoặc hoàn toàn không có độ ẩm.
  4. Chú ý nếu có máu trong phân hoặc tã. Chỉ cần có một vệt máu nhỏ trong tã lót cũng đủ cho thấy rằng trẻ đã phải cố rặn và đi đại tiện khó khăn.

Chữa Bệnh Táo bón ở Trẻ sơ sinh[sửa]

  1. Cung cấp nhiều chất lỏng cho trẻ hơn. Nguyên nhân của bệnh táo bón là do thiếu chất lỏng trong đường tiêu hóa. Hãy cho trẻ bú sữa hoặc uống nhiều chất lỏng hơn cứ khoảng 2 tiếng một lần.
  2. Dùng thuốc đạn glycerin. Nếu thay đổi chế độ ăn uống vẫn không đỡ, bạn có thể thử dùng thuốc đạn glycerin. Loại thuốc này được đặt nhẹ nhàng vào hậu môn giúp trẻ dễ đi đại tiện hơn. Không nên dùng thuốc này thường xuyên. Thêm nữa, đừng vội vàng đặt thuốc nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ của trẻ.[1]
  3. Thử mát-xa cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể nhẹ nhàng mát-xa phần dạ dày gần rốn của trẻ theo hình vòng tròn. Thao tác này giúp trẻ cảm thấy thoải mái và có thể đi đại tiện dễ dàng hơn.
    • Thử nắm chân trẻ, cho trẻ “đi xe đạp” xem có giúp ích không.
  4. Cho trẻ sơ sinh tắm nước ấm. Đây là phương pháp giúp trẻ cảm thấy thư giãn, dễ dàng đi đại tiện hơn. Bạn có thể thử một cách khác là đặt chiếc khăn mặt ấm vào rốn của trẻ.[3]
  5. Đi khám bác sĩ. Nếu tất cả các cách trên đều không hiệu quả, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức vì táo bón có thể gây ra tác động nghiêm trọng là tắc nghẽn đường ruột. Táo bón ở trẻ sơ sinh còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm khác. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ khám tổng thể và kê đơn thuốc để trẻ hết bị táo bón.
  6. Cần cấp cứu và chăm sóc đặc biệt trong một số tình huống nghiêm trọng. Táo bón có thể trở thành vấn đề đáng lo ngại nếu đi kèm với một số triệu chứng khác. Chảy máu trực tràng và/hoặc nôn là triệu chứng của tắc nghẽn đường ruột, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu trẻ vừa bị táo bón vừa có những triệu chứng đó, hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.[1] Một số triệu chứng khác cần lưu ý là:
    • Buồn ngủ hoặc cáu kỉnh quá nhiều
    • Bụng trương phồng hoặc sưng to
    • Ăn uống kém
    • Đi tiểu ít

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng chữa táo bón cho trẻ bằng cách sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thụt mà không hỏi ý kiến bác sĩ nhi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây