Chia tay

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Neil Sedaka đã từng hát rằng “rất khó để chia tay”, một câu nói hoàn toàn chính xác với hầu hết mọi người. Quyết định chia tay với một người quan trọng với bạn có thể rất căng thẳng, buồn khổ cho cả hai. Nhưng hãy dành thời gian để cân nhắc xem liệu đây có phải là một bước đi đúng đắn, sau đó quyết định nói lời chia tay với đối phương của bạn một cách phù hợp, tôn trọng và bình tĩnh, bạn có thể giảm bớt nỗi đau mà vẫn có thể chia tay đối phương hoàn toàn.

Các bước[sửa]

Đi đến Quyết định[sửa]

  1. Tránh quyết định vội vàng. Bạn cần cân nhắc quyết định của mình, không phải khi bạn đang buồn mà là lúc bạn có thể suy nghĩ một cách rõ ràng. [1]
    • Rất khó có thể giải quyết vấn đề khi bạn đang cảm thấy buồn bực, nó sẽ góp phần đưa ra những quyết định không chính xác.[1]
  2. Xác định rõ lý do bạn muốn chia tay. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ được tại sao mình muốn chia tay. Việc này giúp bạn phân biệt được những "khúc gồ ghề trên con đường phẳng lặng" với những vấn đề nghiêm trọng và không thể hòa thuận được giữa bạn và đối phương.[2]
    • Chỉ có bạn mới hiểu được những vấn đề nào là không thể dung hòa và những vấn đề nào bạn có thể vượt qua. Ví dụ, nếu đối phương không đối xử tốt với những người khác hoặc không muốn có con, đó là những yếu tố không thể thay đổi. Mặt khác, một người không sẵn lòng giúp đỡ việc nhà lại là một vấn đề có thể sửa đổi.
    • Cặp đôi nào cũng có cãi vã. Nhưng nếu những tranh cãi vặt vãnh này xảy ra thường xuyên và nặng nề, nó có thể là dấu hiệu của những vấn đề sâu sắc hơn và sự không hòa hợp giữa hai người.[1]
    • Nếu bạn đang duy trì mối quan hệ gây hại đến tinh thần hay thể xác, thì đó là dấu hiệu rõ ràng nên kết thúc mối quan hệ này. [1]
  3. Hãy liệt kê những điểm tích cực và tiêu cực. Cân nhắc liệt kê ra những lý do bạn muốn kết thúc mối quan hệ này. Bạn cũng có thể muốn đưa vào cả những điểm tích cực và tiêu cực về đối phương và sự tương tác cũng như mối quan hệ mà bạn chia sẻ.[1]
    • Xem xét những điểm tích cực của mối quan hệ đã được viết ra trên giấy sẽ giúp bạn tập trung vào những vấn đề đó thay vì sự tiêu cực đi cùng cảm xúc mà bạn đang trải qua.[1]
    • Liệt kê có thể giúp bạn tránh được kết thúc một mối quan hệ chỉ dựa trên cảm xúc “đây có lẽ là điều mình cần làm”.[1]
    • Nhớ rằng bất cứ hình thức xâm hại nào cũng đều là lý do quá rõ ràng để kết thúc một mối quan hệ.[1]
    • Nhìn vào danh sách và suy nghĩ kỹ, hỏi bản thân liệu mối quan hệ này sẽ hủy hoại thêm cuộc sống của bạn hay giúp nâng cao cuộc sống của bạn.[1]
  4. Hãy quyết định nếu tình trạng có thể thay đổi. Nếu bạn chỉ đơn giản là thấy buồn vì đối phương, hãy cân nhắc xem liệu có cách nào thay đổi động lực trong mối quan hệ của bạn hay không. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn có thể muốn tập trung vào việc giải quyết vấn đề chứ không phải đơn giản là kết thúc mối quan hệ đó ngay lập tức. Nếu thay đổi là một lựa chọn, thì hãy xem xét liệu bạn hoặc đối phương có sẵn sàng và có khả năng thay đổi hay không.[3]
    • Nếu vấn đề đã được thảo luận mà không có bất cứ tiến triển nào, và bạn tiếp tục cảm thấy không hài lòng, tổn thương hoặc bị phản bội rồi,vậy thì chia tay có thể là cách duy nhất để kết thúc vấn đề.[4]
  5. Hãy chia sẻ về sự thất vọng của bạn. Trước khi bạn đi đến quyết định chia tay cuối cùng, hãy thảo luận nỗi thất vọng của mình và cân nhắc cùng với đối phương. Cho đối phương cơ hội thay đổi để giúp mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Nếu cuối cùng bạn vẫn quyết định chia tay, mọi chuyện sẽ bớt đột ngột và nhẹ nhàng hơn vì bạn đã nói ra nỗi thất vọng của bản thân.[1]
    • Đè nén nỗi thất vọng và cảm xúc thường dẫn đến sự bùng phát và thể hiện cảm xúc theo những cách không thích hợp.[5]
    • Cố gắng tôn trọng và bình tĩnh nói với đối phương về vấn đề đang làm ảnh hưởng đến bạn. Tránh la hét, xâm hại hoặc đổ lỗi.
    • Nếu đối phương đã lừa dối hoặc làm tổn hại đến bạn theo một cách nào đó, bạn có thể cân nhắc đến những khác biệt không thể dung hòa, họ không xứng để bạn nói ra nỗi thất vọng của mình hoặc có cơ hội thay đổi.
  6. Hãy lên một thời hạn hợp lý cho sự thay đổi. Bạn không muốn sa vào một chuỗi hy vọng không có điểm dừng về sự thay đổi của đối phương và rồi phải chịu thất vọng. Hãy đặt giới hạn thời gian cho đối phương thay đổi, điều đó giúp bạn quyết định dễ dàng hơn về lâu dài.
    • Bạn có thể muốn hoặc không muốn nói với đối phương về thời hạn của mình. Hãy đưa ra “tối hậu thư” bằng cách nói “Nếu anh có thể bỏ thuốc lá vào tháng tới chúng ta vẫn có thể ở bên nhau” có thể khiến đối phương đồng ý trong một khoảng thời gian ngắn trước khi quay lại thói cũ trong tương lai.
    • Hãy đảm bảo rằng tối hậu thư của bạn có hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, tối hậu thư không có tác dụng gì cả. Tuy nhiên, nó có thể vẫn cần thiết cho để bảo vệ mối quan hệ của bạn. Ví dụ, bạn có thể nói rằng “Em cần thấy anh nỗ lực bỏ thuốc hoặc bỏ dần thói quen hút thuốc”. Đưa ra tối hậu thư kiểu như “Anh phải muốn có con chứ” sẽ không bao giờ hiệu quả và chỉ làm tổn thương và gây cảm giác tội lỗi mà thôi.[6]
    • Với một số người phải mất rất nhiều thời gian mới có thể thay đổi được hành vi đã hình thành lâu dài. Ví dụ, một người hút thuốc phải mất nhiều tháng thậm chí nhiều năm mới có thể từ bỏ thói quen này. Hãy cho đối phương thời gian để nỗ lực thay đổi hành vi.
  7. Tin tưởng người đáng tin. Nếu bạn đang có quãng thời gian khó khăn không thể nhận biết được rõ ràng việc gì hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với một người đáng tin tưởng. Nó sẽ giúp bạn bộc bạch qua cảm xúc và hiểu rõ hoàn cảnh của mình. Người này cũng có thể chỉ ra một vài khía cạnh về cư xử của bạn hoặc đối phương của bạn. [4]
    • Người đáng tin tưởng đó có thể là bạn bè, thành viên trong gia đình, người tư vấn hoặc chuyên gia y tế.
    • Hãy đảm bảo rằng người đó sẽ không phản bội lại sự tự tin của bạn và kể vấn đề đó với bất kỳ ai khác.[4]
  8. Đưa ra quyết định cuối cùng. Sau khi bạn đã cân nhắc những động lực trong mối quan hệ của mình, hãy thảo luận nó với đối phương, cho một cơ hội thứ hai nếu có thể, và đưa ra quyết định cuối cùng.[4] Từ đó bạn có thể bắt đầu những bước tiếp theo và lên kế hoạch cho một cuộc chia tay tôn trọng và thực lòng với đối phương hoặc tập trung vào hàn gắn mối quan hệ sâu hơn.[4]
    • Hãy ghi nhớ rằng quyết định của bạn dựa trên điều gì là tốt nhất cho bạn – chứ không phải một ai khác.[1]

Kết thúc Mối quan hệ[sửa]

  1. Lên kế hoạch thời gian thảo luận về cuộc chia tay. Cách tốt nhất và tôn trọng nhất là mặt đối mặt kết thúc mối quan hệ và thảo luận về những lý lẽ của bạn. Một nơi yên tĩnh cho phép bạn và đối phương ở một mình với nhau sẽ giúp quá trình này diễn ra dễ dàng hơn và tránh những yếu tố gây gián đoạn.[1].
    • Cân nhắc không lên kế hoạch thời gian trong giờ làm việc hoặc ở trường để người đó có thể tự trải qua nỗi mất mát mà không phải đối mặt với người khác ngay lập tức.[7]
    • Bạn có thể muốn bật dấu hiệu cho đối phương hoặc những người quan trọng khác về nội dung cuộc nói chuyện để họ có thể tự chuẩn bị cho bản thân và không bị cảm thấy bất ngờ.[7] Ví dụ, bạn có thể nói những câu đại loại như “Em muốn nói chuyện về tình hình của chúng ta một cách bình tĩnh và hòa bình”.
  2. Chọn địa điểm thích hợp để chia tay. Bạn có thể muốn có một cuộc nói chuyện riêng tư để tránh gây bối rối cho bản thân và người khác. Thêm vào đó, hãy chọn một nơi bạn có thể rời đi dễ dàng, tránh bị rơi vào một cuộc nói chuyện dài dòng, loanh quanh.[7]
    • Nếu bạn cảm thấy không an toàn với đối phương, hãy chia tay công khai và đi cùng với người có thể ủng hộ bạn mà không tạo cảm giác đối đầu.
    • Nếu bạn và đối phương đang sống cùng nhau, chia tay có thể thực sự là một vấn đề và khá đau đầu. Tùy thuộc vào bạn có muốn chuyển ra ngoài ngay hay không hay vẫn để từ từ.
    • Nếu bạn không cảm thấy an toàn và thoải mái khi ở cùng nhà với đối phương, hãy đảm bảo bạn đã có một nơi có thể ở lại. Bạn có thể chuyển hết đồ đạc của mình đi khi không có đối phương ở nhà và nói lời chia tay khi họ về nhà hoặc chia tay nhưng vẫn để lại đồ đạc của mình, với ý định quay trở lại khi mọi thứ đã lắng xuống.
  3. Lên kế hoạch cho cuộc nói chuyện chia tay. Hãy cân nhắc xem bạn muốn nói gì với người đó. Lên kế hoạch cho cuộc nói chuyện có thể giúp giảm bớt tình trạng không kiểm soát được cảm xúc và giúp bạn có thể đi đúng kế hoạch. Nó cũng giúp bạn tránh làm tổn thương đến đối phương quá mức cần thiết.[7]
    • Một cuộc nói chuyện thực tế khi bạn nói lời chia tay có thể kéo dài hơn mức cần thiết, đặc biệt nếu đối phương bị suy sụp và hoàn toàn bất ngờ với quyết định của bạn. Rất nhiều cuộc nói chuyện có thể cứ loanh quanh mãi, nên bạn hãy cân nhắc đưa ra một giới hạn thời gian.[7]
    • Hãy thật lòng với đối phương nhưng đừng ích kỷ hoặc quá tàn nhẫn. Bạn có thể muốn cân nhắc nói với đối phương về điều gì đã khiến bạn bị đối phương thu hút lần đầu tiên hoặc đưa ra một số phẩm chất tốt của người ấy trong khi bạn chia sẻ về lý do tại sao bạn không còn muốn duy trì mối quan hệ này nữa.[4]
    • Ví dụ bạn có thể nói “Em bị thu hút bởi tính cách hướng ngoại và tốt bụng của anh khi chúng ta mới ở bên nhau, nhưng em e rằng chúng ta có những mục tiêu khác nhau trong cuộc sống khó mà có thể tiếp tục bên nhau”.
  4. Chia tay trực tiếp. Mặc dù nói lời chia tay mà không phải nhìn vào mắt đối phương sẽ dễ dàng hơn nhiều, nhưng kết thúc một mối quan hệ qua điện thoại, tin nhắn hay email là một hành động không mang tính cá nhân và thể hiện sự không tôn trọng. Trừ khi bạn ở cách xa nhau và không muốn chờ đến khi gặp mặt đối phương mới nói lời chia tay, hoặc bạn sợ hãi một ai khác, nếu không hãy dành cho đối phương – cũng như mối quan hệ dĩ vãng của mình – sự tôn trọng mà họ đáng được nhận.[2]
    • Chia tay trực tiếp cũng có thể giúp người đó nhận ra bạn thực sự nghiêm túc về chuyện chia tay.[4]
  5. Hãy ngồi xuống cùng với đối phương và để họ biết rằng bạn đã quyết định chia tay. Hãy nói chia tay một cách bình tĩnh và tôn trọng hết sức, hướng đến một giải pháp có thể giúp mọi chuyện bớt tiêu cực và tổn thương.[4]
    • Đừng nói xấu đối phương hoặc nói những điều bạn có thể hối hận. Hãy nhớ rằng việc này có thể xảy đến với bạn và làm tổn thương bạn về lâu dài.[8] Ví dụ, bạn không nên nói rằng “Em nghĩ vấn đề vệ sinh cá nhân của anh quá kinh khủng, khiến em không thể ở bên anh nữa”. Thay vào đó, bạn có thể nói “Em nghĩ chúng ta có phong cách sống quá khác biệt khó có thể dung hòa với nhau”.
    • Tránh xúc động quá mức. Việc này giúp bạn giảm cảm giác tội lỗi và cương quyết với quyết định của mình.[8]
    • Bạn có thể nói rằng “Em nghĩ anh là một người tốt với rất nhiều phẩm chất tuyệt vời khiến mọi người hạnh phúc, nhưng chúng ta không hòa hợp so với những gì em mong đợi trong một mối quan hệ.”
  6. Hãy tập trung vào những vấn đề trong mối quan hệ chứ không phải đối phương. Hãy nói về những điều làm bạn thất vọng trong mối quan hệ này chứ không phải nói với đối phương về vấn đề của họ. Nói về đối phương với những vấn đề riêng tư có thể khiến tình huống đã tệ hại còn tệ hại hơn.[8]
    • Ví dụ, thay vì nói “Anh quá kiểm soát và luôn cảm thấy bất an”, hãy cố gắng nói kiểu như “Em cần sự độc lập và tự do trong những mối quan hệ của mình”. [7]
    • Đừng đổ lý do chia tay lên đối phương. Ví dụ, nói rằng “Anh xứng đáng được nhiều hơn” sẽ cho đối phương cơ hội nói rằng bạn là hoàn hảo dành cho anh ta và không có lý do gì để chia tay cả.[7] Thay vào đó, bạn có thể nói “Em cảm thấy chúng ta đang đi trên những con đường khác nhau. Em muốn phát triển công việc trong giới học viện nên sẽ cần nhiều thời gian đi lại và ở một mình”.
  7. Cố gắng tránh tạo ra những kỳ vọng không có thực. Một số cụm từ và từ để ngỏ có thể tạo ra kỳ vọng không có thực cho đối phương rằng hai người có thể quay lại. Tạo kỳ vọng cho đối phương chỉ khiến họ và chính bạn thêm tổn thương mà thôi. [9]
    • Nói những câu như “Chúng ta sẽ nói chuyện sau” hoặc “Em muốn chúng ta là bạn/Em muốn anh vẫn tồn tại trong cuộc sống của em”, sẽ khiến đối phương hy vọng rằng mọi chuyện cuối cùng sẽ ổn, thậm chí dù họ đã không còn ở trong tâm trí bạn nữa.[10]
    • Bạn sẽ cần nói với đối phương rằng bạn không thể tiếp tục liên lạc nữa. Bạn có thể cũng cần nói rõ rằng đây là điều tốt nhất để cả hai người có thể tự ổn định lại.[10]
    • Trong trường hợp bạn vẫn muốn làm bạn với đối phương, hãy đề ra những tiêu chuẩn về quyết định này trong cuộc nói chuyện. Hai người có thể cùng nhận ra rằng chia tay là điều tốt nhất cho mối quan hệ hiện tại. Tuy nhiên, hãy nhận thức rõ ràng kỳ vọng và nhu cầu của bạn đối với tình bạn này.
  8. Lường trước phản ứng của đối phương.[11] Chuẩn bị cho bản thân trước những lời tranh luận, phản ứng và bùng nổ từ đối phương. Nó sẽ giúp bạn luôn ghi nhớ quyết định của bản thân và giảm cơ hội níu kéo từ đối phương.
    • Các câu hỏi. Đối phương sẽ muốn biết lý do bạn không thể ở bên anh ta nữa dù anh ta đã làm những gì để ngăn cản cuộc chia tay này.[4]
    • Khóc lóc. Đối phương có thể rất buồn và sẽ thể hiện điều đó. Bạn có thể muốn an ủi nhưng đừng để đối phương níu kéo làm bạn thay đổi quyết định.[4]
    • Tranh cãi. Đối phương có thể tranh luận về bất cứ điều gì bạn nói khi chia tay, bao gồm cả những ví dụ bạn đưa ra trong lý do chia tay. Đừng bị kéo vào một cuộc tranh cãi về những chi tiết nhỏ nhặt không đáng kể trong bức tranh toàn cảnh. Hãy để đối phương hiểu rằng tranh cãi không làm thay đổi quyết định của bạn. Nếu đối phương cố gắng tranh luận với bạn, bạn chỉ cần đơn giản nói là “Em sẽ không tham gia tranh luận với anh và em sẽ đi ngay nếu anh còn tiếp tục”.
    • Mặc cả và cầu xin. Đối phương có thể hứa hẹn thay đổi hoặc làm những điều khác biệt để bảo vệ mối quan hệ này. Nếu đối phương không hề thay đổi khi bạn đã thảo luận về vấn đề của bạn trước đó, thì lúc này đã quá muộn để hy vọng anh ta có thể thực sự thay đổi.
    • Bùng nổ. Đối phương có thể nói những câu gây tổn thương và “đánh vào điểm yếu của bạn” để làm bản thân cảm thấy dễ chịu hơn. Ví dụ, nếu đối phương gọi bạn bằng một tên gọi xấu xí, hãy đơn giản là công nhận nó và bỏ qua. Bạn có thể nói “Em có thể hiểu rằng anh đang tức giận với em nhưng em sẽ không tha thứ khi bị gọi như thế, nên có lẽ chúng ta nên dừng cuộc nói chuyện ở đây”. Những nguy cơ bị xâm hại về thể xác hoặc bạo lực đều rất nghiêm trọng. Nếu điều này xảy ra, hãy rời đi ngay lập tức.
  9. Giữ khoảng cách. Đây là một trong những việc khó khăn nhất, nhưng rất quan trọng, đó là một phần khi chia tay. Cố gắng và giảm tối đa cơ hội tiếp xúc với người cũ và bạn bè của đối phương để bớt cảm giác có lỗi hoặc tạo kỳ vọng không có thật cho đối phương.
    • Nếu bạn đã có con với người đó, bạn có thể không thể giữ khoảng cách cho bản thân mình. Hãy giữ cho mối quan hệ càng dân chủ càng tốt và hãy đặt an sinh của con cái lên hàng đầu.
    • Bạn có thể xóa số của người đó trong điện thoại và gửi email từ máy tính của bạn.
    • Nếu hai người sống cùng nhau, hãy chuyển đi càng nhanh càng tốt. Nếu bạn không thể chuyển đến chỗ ở lâu dài, hãy tìm một nơi nào đó chứa đồ và ở lại. Kéo dài sự rối rắm càng làm quá trình chia tay thêm phức tạp.
    • Sau một thời gian, bạn sẽ thấy mình có thể vẫn làm bạn được với đối phương. Trong trường hợp đó, hãy chắc chắn đặt ra những giới hạn cho tình bạn này và bất cứ mối quan hệ nào trong tương lai.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn đã chắc chắn mình muốn chia tay với một ai đó, tốt nhất là nên thực hiện sớm. Tuy nhiên, nếu đối phương đã có một ngày đủ tồi tệ, bạn có thể sẽ muốn cân nhắc đợi đến một thời điểm thích hợp hơn. Chia tay với họ khi họ đang thất vọng sẽ khiến cuộc chia tay thêm khó khăn cho cả hai người.
  • Đừng bao giờ nói chia tay trong thời điểm nóng nảy. Nếu một mối quan hệ đã rạn nứt không thể hàn gắn nữa, nó sẽ không có gì thay đổi một khi tranh cãi đã kết thúc và sự tức giận đã qua đi. Chia tay khi cả hai đều bình tĩnh và có thể nói chuyện một cách hòa bình. Đó là khi bạn có cơ hội tốt nhất để bày tỏ.

Cảnh báo[sửa]

  • Luôn nghiêm túc cân nhắc những đe dọa về thể xác và bạo lực trong mối quan hệ. Hãy tránh xa tình huống đó nếu có thể hoặc liên lạc với cơ quan có thẩm quyền nếu cần.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]