Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chia tay một cách êm đẹp
Từ VLOS
Nói lời chia tay với một người mà bạn không còn thích nữa sao cho nhẹ nhàng có thể là một việc khó khăn về tâm lý. Tuy nhiên nếu bạn muốn “người xưa” không bị tổn thương, thì đây là vài bước bạn có thể áp dụng. Hãy cân nhắc những chiến thuật giao tiếp hiệu quả, tránh những nguy cơ tiềm ẩn thường gặp trong các cuộc chia tay, và kết thúc cuộc nói chuyện với một thái độ giúp cho cả hai bên có thể bước tiếp trên con đường của mình.
Mục lục
Các bước[sửa]
Giao tiếp Hiệu quả[sửa]
-
Chọn
thời
gian
và
địa
điểm
thích
hợp.
Nếu
bạn
muốn
nói
lời
chia
tay
dễ
dàng
hơn,
thời
gian
và
địa
điểm
là
rất
quan
trọng.
Nếu
muốn
kết
thúc
cuộc
tình
trong
sự
cảm
thông,
bạn
hãy
cân
nhắc
về
nơi
chốn
và
khoảng
thời
gian
thích
hợp
để
nói
chuyện
với
người
ấy.
- Với những cuộc đối thoại khó khăn như thế này thì gặp mặt để nói với nhau là tốt nhất. Con người tiến hóa hơn loài vật để hiểu được các ngụ ý hay dấu hiệu không lời có thể khiến người ta vững dạ trong suốt cuộc nói chuyện. Một cái vỗ nhẹ lên vai có thể làm cho ai đó yên lòng rằng anh ấy (hay cô ấy) vẫn đáng yêu, cho dù mối tình này không thể tiếp tục. Vẻ buồn rầu trên gương mặt bạn có thể giúp người ấy thấy rằng bạn quan tâm đến cảm giác của họ, dù bạn nghĩ phải chấm dứt mối tình này.[1]
- Nếu có thể, hãy chọn nơi nào khiến người quan trọng kia cảm thấy thoải mái để nói chuyện. Ví dụ như bạn có thể đến nhà của anh ấy (hay cô ấy). Ở đó có thể không tiện lắm cho bạn, nhưng lại tạo cho người kia chút cảm giác quyền uy và sẽ giúp họ đủ sức chấp nhận tin xấu.[2]
- Nếu dự liệu rằng cuộc nói chuyện sẽ kéo dài, bạn hãy cố gắng chọn khoảng thời gian sao cho cuộc đối thoại không bị cắt ngang vì những yếu tố bên ngoài. Ví dụ như, đừng nói lời chia tay với người bạn trai quen đã lâu vào thời điểm một tiếng đồng hồ trước khi anh ấy phải đi làm. Thay vào đó, bạn hãy đến nhà anh ấy sau bữa cơm tối vào ngày thường trong tuần. Như vậy thì có thể xử trí được mọi chuyện còn vương vấn.[2]
-
Hãy
chịu
trách
nhiệm.
Nếu
bạn
muốn
nói
lời
chia
tay
ai
đó
một
cách
êm
ái,
bạn
cần
chịu
toàn
bộ
trách
nhiệm
cho
quyết
định
của
mình.
Thông
thường
người
ta
cảm
thấy
dễ
chịu
hơn
khi
người
yêu
của
họ
khởi
xướng
việc
chia
tay.
Tuy
nhiên,
chính
bạn
là
người
đã
không
còn
tình
cảm
và
bạn
phải
có
trách
nhiệm
bắt
đầu
cuộc
nói
chuyện
này.
Cố
dùng
những
dấu
hiệu
mơ
hồ
để
làm
cho
người
kia
tự
hiểu
rằng
bạn
muốn
chấm
dứt
quan
hệ
là
không
trung
thực,
hơn
nữa
nó
còn
có
thể
gây
hoang
mang.
Người
kia
có
thể
sẽ
không
hiểu
ý
của
bạn
và
bắt
đầu
băn
khoăn
tự
hỏi
bản
thân
khi
bạn
âm
thầm
rời
bỏ.[1]
- Ví dụ như, bạn ít vuốt ve âu yếm để cho bạn trai (hay bạn gái) của bạn thấy rằng bạn không còn thích người ta nữa, thì điều đó lại khiến cho người ấy nghi ngờ về sức hấp dẫn của chính họ. Nếu muốn chia tay ai đó sao cho êm đẹp, bạn cần chịu toàn bộ trách nhiệm cho quyết định của mình.
-
Hãy
cởi
mở
và
thẳng
thắn
về
cảm
giác
của
bạn.
Khi
rời
bỏ
ai
đó,
tốt
nhất
là
bạn
nên
trung
thực.
Dù
không
cần
phải
nêu
ra
toàn
bộ
lý
do
khiến
bạn
muốn
chia
tay,
nhưng
thẳng
thắn
về
mong
muốn
của
bạn
là
một
điều
quan
trọng.
Hãy
nói
rõ
rằng
bạn
muốn
chấm
dứt
quan
hệ
và
giải
thích
vắn
tắt
cho
người
yêu
của
bạn
hiểu
tại
sao.
- Hầu hết các cuộc chia tay rút gọn bằng một câu căn bản là, “Anh không phải là người mà em đang tìm kiếm”. Diễn đạt như vậy là hoàn toàn đúng. Nó khiến người nghe cảm nhận được sự kết thúc khi họ hiểu được những lập luận của bạn. Bạn cũng có thể nói một cách nhẹ nhàng, “Em xin lỗi, nhưng em không còn yêu anh nữa. Bây giờ em cần điều gì đó khác hơn, và em nghĩ chúng ta nên chia tay”. Nếu mối quan hệ chưa sâu đậm lắm, bạn có thể nói ngắn gọn hơn, ví dụ như, “Em xin lỗi, nhưng em không thấy tình cảm của chúng ta nồng nhiệt lắm. Em nghĩ chúng ta nên làm bạn bè thì tốt hơn”.[1]
- Trung thực là điều quan trọng, nhưng không nên tàn nhẫn. Phán xét những lỗi lầm trong quá khứ của người kia hay phân tích những nguy cơ tiềm ẩn hiện tại không phải là một ý hay. Ví dụ như, bạn rời bỏ người yêu vì không còn thấy người ấy hấp dẫn nữa thì tốt nhất là đừng nói ra. Nếu còn hờn giận vì những cuộc cãi vã đã qua, chắc là bạn muốn trút hết ra cho nhẹ nhõm, nhưng người kia sẽ đau khổ khi nghe những lời nói của bạn. Nếu bạn muốn rời bỏ ai đó một cách êm đẹp, bạn nên nói lời chia tay một cách tổng quát, không đi vào những chi tiết dư thừa về lỗi lầm hay khiếm khuyết của người ấy.[1]
-
Nói
ngắn
gọn.
Cần
nhắc
lại
rằng
bạn
phải
trung
thực
và
cũng
phải
trực
tiếp
nữa.
Bạn
không
thể
làm
cho
người
ta
dễ
chịu
bằng
cách
cứ
vòng
vo
tam
quốc
mà
không
đi
vào
vấn
đề.
Hãy
bắt
đầu
cuộc
nói
chuyện
bằng
một
tuyên
bố
thẳng
thắn,
kiểu
như
“Em
muốn
nói
chuyện
với
anh
vì
em
thấy
quan
hệ
của
chúng
ta
sẽ
không
đi
đến
đâu”.
Và
sau
đó
bạn
hãy
giữ
cho
cuộc
nói
chuyện
được
ngắn
gọn.
- Rời bỏ một người có thể rất khó khăn, nhưng quan trọng là bạn phải giữ điềm tĩnh và tự chủ, nhờ đó bạn có thể sắp xếp lời nói của mình sao cho súc tích. Xúc động thái quá sẽ làm cho câu chuyện trở nên lan man, thiếu mạch lạc và gây khó hiểu cho điều bạn muốn nói. Hãy cố gắng dành thời gian chuẩn bị cho cuộc đối thoại bằng cách hình dung trong đầu những điều sẽ nói.[3]
- Bạn có thể viết ra những gì định nói. Mặc dù ghi nhớ lời nói không phải là cách tốt nhất vì nó có vẻ lạnh lùng, nhưng việc sắp xếp ý tưởng sẽ giúp bạn tập trung. Hãy tập nói vài lần trước khi đối mặt.[3]
- Hãy đề nghị làm bạn bè, nếu có thể. Đưa ra sự an ủi nào đó khi chấm dứt quan hệ có thể giúp người kia bớt đau buồn. Nếu có thể, bạn hãy đề nghị người yêu cũ của bạn trở thành bạn bè. Hãy nói những câu như, “Em hy vọng chúng ta vẫn là bạn”. Tuy nhiên bạn hãy nhớ là nhiều người phải gắng sức để làm bạn bè, nhất là ngay sau khi chia tay. Nếu bạn không chắc là mình có thể duy trì tình bạn với người ấy thì đừng đưa ra đề nghị đó.[3]
Tránh những Nguy cơ Tiềm ẩn[sửa]
- Không nói những câu sáo rỗng. Khi muốn chia tay một cách nhẹ nhàng, điều quan trọng là phải tránh bất cứ điều gì có thể khiến người yêu cũ của bạn cho là trịch thượng hay xúc phạm. Những câu rập khuôn kiểu như “Lỗi là ở em, không phải tại anh” nghe có vẻ không thật lòng. Thay vào đó, bạn hãy diễn đạt một cách thẳng thắn và tránh các từ ngữ rập khuôn sáo rỗng. Nói bằng trải nghiệm riêng của bạn là cách tốt nhất để chia tay một cách êm thắm.[1]
-
Không
đổ
lỗi.
Khi
chọn
cách
chia
tay,
có
thể
bạn
vẫn
còn
buồn
giận.
Cảm
giác
này
góp
phần
thôi
thúc
bạn
kết
tội
người
yêu
cũ,
nhất
là
khi
người
đó
từng
gây
tổn
thương
cho
bạn.
Tuy
nhiên,
nếu
bạn
muốn
rời
bỏ
người
ấy
dễ
dàng
hơn
thì
trò
chơi
đổ
lỗi
không
phải
là
một
ý
tưởng
hay.
- Tránh mọi vấn đề tiêu cực là một trong những cách tốt nhất để xoa dịu ai đó. Nhắc lại những hờn giận hay lỗi lầm đã qua có thể khơi mào cho cuộc cãi vã, khiến cuộc chia tay bị vẩn đục và đầy bực dọc.[3]
- Nếu nghi ngờ rằng người yêu của bạn có thể sẽ không dễ dàng chấp nhận chia tay, bạn hãy nhớ là người ấy có thể sẽ đổ lỗi cho bạn. Tránh bị lôi cuốn vào cuộc đối thoại tiêu cực đó. Nếu người ta cố qui kết, bạn hãy trả lời kiểu như, “Em rất buồn vì anh đã nghĩ như vậy, nhưng không phải vì thế mà em thay đổi quyết định”.[3]
- Tránh mạng xã hội vì nó có thể gây hậu quả tai hại. Mạng xã hội có thể là “độc dược” đối với một mối tình vừa chấm dứt. Nếu bạn muốn chia tay một cách êm thắm, tránh đừng post việc này lên mạng, ngay cả khi bạn nghĩ rằng người kia không thể tiếp cận được tài khoản của bạn, vì tài khoản nào cũng có thể bị xâm nhập. Mặc dù nhiều người thấy mạng xã hội giúp họ hả giận khi chia tay, bạn hãy nhớ là người yêu cũ của bạn có thể bị tổn thương tình cảm vì những gì bạn post lên mạng. Ngừng theo dõi những trang mạng xã hội của người ấy cũng là một ý tốt. Trong thời gian chia tay, bạn cần tạo khoảng cách giữa hai người để giúp cho cả hai tiếp tục đi con đường của mình. Cắt đứt một số liên lạc xã hội trên mạng có thể giúp bạn làm điều đó.
Tiếp tục Bước tới[sửa]
-
Tập
trung
vào
những
khoảng
thời
gian
tươi
đẹp.
Bạn
có
thể
giúp
người
yêu
cũ
của
bạn
và
bản
thân
mình
bằng
cách
hướng
vào
mặt
tích
cực.
Gần
đến
cuối
cuộc
đối
thoại,
bạn
hãy
cố
gắng
tập
trung
vào
lợi
ích
của
cả
đôi
bên.
- Nhấn mạnh vào mọi điều tốt đẹp mà người yêu cũ đã dành cho bạn. Làm sao để khi kết thúc cuộc đối thoại, người ấy thấy rằng mối quan hệ này là xứng đáng mặc dù không thể tiếp tục. Bạn hãy nói những câu đại loại như, “Anh đã làm cho em cảm thấy tự tin và khiến em trở thành người tốt bụng hơn, biết thông cảm hơn. Lúc nào em cũng biết ơn anh vì điều đó."[3]
- Khơi gợi lòng biết ơn. Việc chấp nhận thực tế có thể phải mất thời gian, nhưng bạn hãy khuyến khích người kia nhớ về những khoảng thời gian hai người vui vẻ bên nhau. Những mối quan hệ là những trao đổi xã hội, và người ta có xu hướng tự nhiên là tìm kiếm lợi ích của mình. Người yêu cũ của bạn sẽ biết ơn bạn đã giúp anh ấy (cô ấy) thấy những điều tốt đẹp cho dù có phải chấm dứt quan hệ.[3]
- Hãy thẳng thắn về việc giảm bớt tiếp xúc. Như đã nói ở trên, việc để ngỏ cho một tình bạn là tốt, nhưng chắc bạn không muốn người kia hiểu lầm. Hãy thẳng thắn nói ra hình thức tiếp xúc mà bạn muốn. Ví dụ nếu bạn cần một khoảng không gian trước khi thiết lập tình bạn thì hãy nói ra. Đừng cố tạo ra những cuộc gặp gỡ theo nghĩa bạn bè quá sớm, vì nó sẽ làm bạn và người yêu cũ của bạn bối rối. Bạn cần thời gian và không gian trước khi gặp lại với tư cách bạn bè.[3]
- Lịch sự sau khi chia tay. Rất có thể sau này bạn sẽ tình cờ gặp lại người yêu cũ. Hãy tỏ ra chân thành và thân thiện mỗi khi gặp mặt. Bạn nên chuẩn bị tâm lý. Hãy nhớ là bạn có thể bất chợt gặp người yêu cũ khi đi làm, đi học hay đi đâu đó. Điều này sẽ giúp bạn giữ điềm tĩnh và tự chủ mỗi khi chạm mặt.
- Đừng suy nghĩ rằng người yêu cũ là tình yêu thực sự của bạn. Khi yêu, nhiều người tin rằng họ đã tìm được tình yêu đích thực. Tuy nhiên, bạn nên bỏ lối suy nghĩ đó sau khi chia tay. Thực ra còn vô số người khác có thể thích hợp với bạn. Bạn sẽ tìm được ai đó trong tương lai, cho dù giờ phút này bạn đang cảm thấy như thế nào. Hãy chấp nhận sự thực rằng mối tình đã chấm dứt vì có nguyên do của nó, và sau này bạn sẽ tìm được một người khác.[1]
Tôi có nên Rời bỏ Người ấy không?[sửa]
-
Bạn
có
chắc
là
bạn
muốn
chấm
dứt
quan
hệ?
Nếu
câu
trả
lời
là
không,
bạn
đừng
cắt
đứt
mọi
thứ.
Bạn
cần
phải
coi
đây
là
“sự
tan
vỡ”.
Đừng
dễ
dàng
rời
bỏ
ai
đó
như
một
cái
cớ
để
“có
thêm
sự
lựa
chọn”.
Cho
dù
có
chia
tay
hay
không,
đùa
giỡn
với
tình
cảm
của
người
khác
là
không
tử
tế
và
công
bằng.
- Nếu bạn hy vọng rằng bạn có thể khiến cho người ấy tự rời bỏ bạn, vậy thì bạn đừng cố làm như vậy mà hãy nói lời chia tay họ một cách nhẹ nhàng. Bạn không thể trông đợi họ làm việc đó cho bạn – bạn phải tự mình kết thúc mọi việc.
- Nếu anh ấy (cô ấy) không hiểu ngụ ý của bạn, hoặc thái độ nhẹ nhàng không đem lại kết quả, bạn cần kiên quyết chấm dứt.
-
Bạn
muốn
hoàn
toàn
cắt
đứt
mọi
liên
lạc
hay
chỉ
quay
về
tình
bạn?
Mục
đích
khi
chia
tay
một
người
là
rất
quan
trọng.
Nếu
không
muốn
gặp
lại
người
ấy
nữa,
bạn
nên
chấm
dứt
mối
quan
hệ
một
cách
dứt
khoát
và
đàng
hoàng.
Nếu
bạn
chỉ
muốn
làm
cho
mọi
việc
chậm
lại
một
chút,
cách
chia
tay
nhẹ
nhàng
sẽ
thích
hợp
hơn.
- Cách chia tay êm ái có thể khiến đối phương hiểu rằng đến một lúc nào đó bạn muốn “nối lại tình xưa”. Nếu không muốn thế, bạn hãy nhanh chóng kết thúc.
- Nếu bạn dịu dàng vì lo cho an toàn của mình, vậy thì hãy nhanh chóng cắt đứt. Bạn không phải cố gắng tỏ ra dịu dàng. Nếu lo lắng về phản ứng của đối phương, bạn hãy đi cùng với một người bạn thân.
- Nếu gần đây có những bất đồng xảy ra giữa hai người và bạn chỉ muốn có không gian riêng, bạn nên chia tay người ấy một cách nhẹ nhàng, và bạn có thể trở lại thành bạn bè khi mọi việc đã lắng xuống.
-
Mối
quan
hệ
của
bạn
đang
tạm
lắng
hay
đã
rạn
vỡ
nghiêm
trọng?
Mọi
mối
quan
hệ
tình
cảm
đều
có
lúc
thăng
lúc
trầm,
và
khi
buồn
người
ta
thường
dễ
quên
đi
những
giờ
phút
hạnh
phúc.
Nếu
bạn
cố
gắng
rời
bỏ
cô
ấy
vì
bạn
vấp
phải
một
hòn
đá,
thì
bạn
hãy
tự
hỏi
mình
rằng
bạn
không
thích
cô
ấy
hay
không
thích
tình
trạng
của
mình.
- Đừng vội vã quyết định. Hãy chờ khoảng 2-3 tuần để xem tình cảm của bạn có thay đổi không.
- Nhiều người thích kiểu “chia tay nhẹ nhàng” vì nó cho phép bạn đổi ý về sau. Nhưng nếu bạn cứ liên tục thay đổi ý định thì có lẽ bạn đang trong thời gian tạm lắng chứ không phải trong cơn khủng hoảng của mối quan hệ.
- Nếu một kiểu xung đột cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày, vậy thì bạn nên cân nhắc chấm dứt “một lần và mãi mãi”.
-
Liệu
một
cuộc
chia
tay
nhanh
chóng
và
gọn
gàng
có
tốt
hơn
cho
mọi
người
không?
Mặc
dù
ý
định
chia
tay
nhẹ
nhàng
của
bạn
là
nhân
ái
vì
bạn
vẫn
quan
tâm
đến
cảm
giác
của
người
kia,
nhưng
hãy
tự
hỏi
liệu
cuộc
chia
tay
bị
kéo
dài
thì
có
đem
lại
kết
quả
tốt
hơn
không?
Đôi
khi
bạn
chỉ
cần
rũ
bỏ
thật
nhanh
những
thứ
vướng
víu.
Nếu
biết
rằng
người
ấy
đã
“đầu
tư”quá
nhiều
tình
cảm
cho
bạn
và
không
muốn
từ
bỏ,
bạn
sẽ
không
thể
có
thái
độ
nhẹ
nhàng
được
cho
dù
bạn
làm
gì.
Đừng
để
việc
này
kéo
dài
một
cách
không
cần
thiết.
- Nếu anh ấy có vẻ cũng xa cách, và bạn cũng không thấy thắm thiết nữa, bạn nên chủ động chia tay anh ấy một cách êm đẹp và đàng hoàng.
-
Bạn
có
thể
làm
những
gì
thay
vì
nhẹ
nhàng
chia
tay?
Nếu
nhận
thấy
điều
này
không
công
bằng,
hay
không
phải
là
cách
tốt
nhất
để
chấm
dứt
quan
hệ,
bạn
có
thể
cân
nhắc
các
lựa
chọn
khác:
- Cắt đứt mối quan hệ lừa dối hoặc lạm dụng.
- Chấm dứt tình bạn.
- Chia tay.
- Nối lại mối quan hệ.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 https://www.psychologytoday.com/articles/201012/the-thoroughly-modern-guide-breakups
- ↑ 2,0 2,1 https://www.psychologytoday.com/articles/201310/tip-sheet-let-em-down-gently
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 https://www.psychologytoday.com/blog/the-attraction-doctor/201509/4-ways-break-someone-compassionately