Chuẩn bị để hiến máu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có sẵn máu đạt chất lượng là yếu tố rất quan trọng trong nền y học hiện đại. Máu không thể được tạo ra bằng cách tổng hợp, do đó nó phải được thu gom từ những người hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên, có nhiều người sợ hiến máu vì nhiều lý do như từ sợ đau cho đến sợ bị nhiễm bệnh. Hiến máu rất an toàn nhờ vào nhiều biện pháp phòng ngừa tại chỗ, có nghĩa là không có lý do gì bạn phải sợ khi cho đi máu của mình. Những nguy cơ nghiêm trọng nhất khi hiến máu là các phản ứng ngược như choáng váng, mệt mỏi hoặc thâm tím. Nếu bạn làm theo một vài bước đơn giản dưới đây, bạn sẽ được chuẩn bị tốt nhất để có thể hiến máu.

Các bước[sửa]

Sẵn sàng để Hiến máu[sửa]

  1. Xác định bạn có đạt yêu cầu hiến máu. Dịch vụ máu của mỗi quốc gia lại có những yêu cầu khác nhau về tiêu chuẩn để hiến máu. Những yêu cầu này có thể xuất phát từ các vấn đề cần lưu tâm liên quan đến bệnh lây truyền qua đường máu, cho đến nguồn gốc xuất xứ, tuổi tác và cân nặng của bạn. Nhìn chung, bạn sẽ có thể hiến máu nếu bạn đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định.
    • Bạn phải khỏe mạnh, cân đối và gần đây không bị ốm. Tránh hiến máu nếu bạn bị cảm lạnh, có bệnh herpes, ho, nhiễm virus hoặc đau bụng. Những loại thuốc kê đơn nhất định, như kháng sinh, có thể khiến bạn không đủ điều kiện để hiến máu.
    • Bạn phải có cân nặng ít nhất từ 50 kg.
    • Bạn phải đủ tuổi. Trong nhiều quy định pháp lý, những người tuổi từ 16–17 phải có sự đồng ý của cha mẹ mới được hiến máu. Hãy kiểm tra với tổ chức hiến máu ở khu vực của bạn nếu bạn đang ở trong độ tuổi này.
    • Bạn chỉ có thể hiến máu sau mỗi 56 ngày. Nếu bạn mới đi hiến máu và khoảng cách chưa đến 56 ngày, thì bạn sẽ không đạt điều kiện để hiến một lần nữa.[1]
    • Không hiến máu nếu bạn mới tiến hành làm răng thông thường trong vòng 24 giờ hoặc mới làm răng khá nhiều vào tháng trước.[2] Làm răng nói chung có thể có nguy cơ khiến vi khuẩn thoát ra ngoài. Vi khuẩn này có thể đi vào đường máu và gây nhiễm trùng theo hệ thống.
  2. Đặt lịch hẹn. Có nhiều trung tâm hiến máu trên toàn quốc ở nhiều quốc gia. Vì những trung tâm này cần có thời gian để chuẩn bị cho lần hiến máu của bạn, bạn nên đặt lịch hẹn. Việc này cho phép bạn có thời gian để chắc chắn mình đã đạt được những tiêu chuẩn cần thiết vào ngày hẹn cụ thể.[3]
    • Bạn cũng có thể tìm xem có xe hiến máu di động nào không nếu bạn không muốn đặt hẹn. Kiểm tra trên quảng cáo của khu vực bạn sống để biết có xe hiến máu di động nào ở nơi bạn ở không.
  3. Ăn đồ ăn có nhiều sắt. Vì quá trình sản xuất máu cần đến chất sắt, bạn nên ăn thực phẩm giàu sắt trong hai tuần trước cuộc hẹn hiến máu. Nó sẽ giúp bạn có chất lượng máu tốt để cho đi và giúp hồi phục sức khỏe tốt hơn sau hiến máu. Các loại đồ ăn giàu chất sắt bao gồm rau chân vịt, ngũ cốc nguyên cám, cá, gia cầm, đậu, thịt nội tạng, trứng và thịt bò.[3][4]
    • Có đủ vitamin C sẽ giúp tăng cường hấp thụ sắt. Bạn nên cố gắng ăn hoa quả họ cam quýt, uống nước hoa quả, hoặc thuốc bổ sung vitamin C.
  4. Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Để chuẩn bị cho cơ thể sắp bị mất máu, bạn cần uống nhiều nước hoặc nước hoa quả vào buổi tối và buổi sáng trước khi hiến máu. Nguyên nhân hàng đầu gây mệt mỏi và choáng voáng khi bạn hiến máu là do tụt huyết áp hoặc đường huyết. Nguy cơ của hiện tượng này sẽ được giảm đi đáng kể nếu bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể khi bạn đến trung tâm hiến máu.[5]
    • Bạn nên uống thật nhiều nước trong vòng 24 giờ trước khi đi hiến máu, đặc biệt là nước ấm. Bạn cần uống bốn cốc nước hoặc nước hoa quả loại vừa trong vòng ba tiếng trước khi hiến máu.[6]
    • Nếu bạn hiến huyết tương hoặc tiểu cầu, cần uống sáu cốc chất lỏng loại 240 ml trong vòng hai đến ba tiếng trước giờ hẹn.[7]
  5. Ngủ đêm thật ngon giấc. Trước khi bạn đi hiến máu, bạn nên ngủ đủ giấc. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn và tỉnh táo hơn khi hiến máu, giúp giảm nguy cơ xảy ra bất cứ phản ứng trái chiều nào trong quá trình hiến máu.[4]
    • Điều này có nghĩa là bạn nên ngủ đêm đủ giấc (bảy đến chín giờ với người lớn)[8] trước khi đi hiến máu.
  6. Ăn ba giờ trước khi hiến máu. Không bao giờ hiến máu nếu bạn không ăn gì trong ngày hôm đó. Ăn sẽ giúp cho lượng đường trong máu ổn định, giúp bạn cảm thấy khỏe hơn sau khi đã hiến máu. Có thức ăn trong người còn giúp tránh hiện tượng nhức đầu và mệt mỏi. Bạn nên ăn gì đó lành mạnh để có thể no bụng nhưng không quá đầy bụng.
    • Bạn không nên ăn nhiều trước khi đi. Nếu bạn hiến máu sớm, hãy ăn gì đó nhẹ nhàng như ngũ cốc hoặc bánh mì. Nếu bạn hiến máu vào giữa ngày, hãy ăn trưa nhẹ, như bánh mì kẹp và một miếng hoa quả.
    • Đừng ăn ngay trước giờ hẹn để tránh nguy cơ buồn nôn trong quá trình lấy máu.
    • Tránh đồ ăn dầu mỡ trong 24 giờ trước khi đi hiến máu. Nồng độ chất béo tăng lên trong máu khiến các bài kiểm tra bắt buộc trên lượng máu bạn vừa hiến không thể có được kết quả chính xác. Nếu trung tâm không thể tiến hành tất cả các bài kiểm tra, họ sẽ từ chối cho bạn hiến máu.[9]
  7. Thu thập đúng thẻ căn cước. Các yêu cầu đối với mỗi trung tâm hiến máu có thể khác nhau, nhưng bạn sẽ luôn cần ít nhất một dạng thẻ căn cước để đi hiến máu. Các giấy tờ thường bao gồm bằng lái xe, thẻ hiến máu, hoặc hai hình thức thay thế của thẻ căn cước, như hộ chiếu hoặc thẻ an sinh xã hội. Đảm bảo bạn đã mang đủ những giấy tờ này đến vào ngày hẹn. [3]
    • Thẻ hiến máu là thẻ bạn lấy từ trung tâm hiến máu đã đăng ký bạn vào hệ thống. Bạn có thể đặt thẻ trực tuyến, đến trực tiếp trung tâm để lấy, hoặc hỏi về loại thẻ này khi bạn đi hiến máu lần đầu để có thẻ hiến máu cho các lần hiến máu tiếp theo.[10]
  8. Tránh một số hoạt động nhất định. Trong vòng vài giờ trước cuộc hẹn, bạn cần tránh một số hoạt động nhất định có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ hội được hiến máu hoặc tạo tạp chất trong máu. Bạn không nên hút thuốc trong vòng một giờ trước cuộc hẹn. Nên tránh đồ uống nhẹ có cồn trong vòng 24 giờ trước khi hiến máu. Không nên nhại kẹo cao su, bạc hà hoặc kẹo trong vòng vài giờ trước khi cho máu.
    • Nhai kẹo cao su, bạc hà hoặc kẹo làm nhiệt độ trong miệng tăng lên, khiến bạn như thể bị sốt và làm bạn không đủ tiêu chuẩn để hiến máu.
    • Nếu bạn hiến tiểu cầu, bạn nên tránh dùng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không chứa steroid khác trong vòng hai ngày trước khi đi hiến máu.[11]

Hiến máu[sửa]

  1. Điền vào mẫu. Khi bạn đến cuộc hẹn, đầu tiên bạn sẽ phải trả lời rất nhiều câu hỏi về sức khỏe nói chung và thường phải điền vào mẫu lịch sử bệnh án bảo mật. Các loại câu hỏi bạn được hỏi khá đa dạng tùy thuộc vào địa điểm cụ thể của bạn, nhưng bạn nên sẵn sàng cung cấp ít nhất tên của bất cứ loại thuốc nào gần đây phải dùng, và bất cứ địa điểm nào bạn mới đến trong vòng 3 năm qua.[11]
    • Tổ chức Hiến máu Đoàn kết do Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quản lý. Họ tuân thủ theo các quy định do FDA đưa ra. Những hướng dẫn của tổ chức hướng đến sự an toàn của cộng đồng và nếu có bất cứ hành vi, bệnh tật hoặc loại thuốc nào có nguy cơ cao gây nhiễm tạp chất hoặc truyền bệnh, thì người đó không được hiến máu. Hành động này không mang nghĩa phân biệt chủng tộc.
    • Cũng như vậy, có một số hoạt động nhất định làm tăng nguy cơ gây các bệnh đường máu sẽ được điều tra tìm hiểu. Những hoạt động này bao gồm sử dụng thuốc tĩnh mạch, một số hoạt động tình dục nhất định, một số loại thuốc nhất định, và sinh sống ở một số quốc gia nhất định. Nếu bạn trả lời có với bất kỳ câu hỏi nào trong những câu hỏi này, bạn sẽ không thể hiến máu.
    • Một số loại bệnh nhất định như viêm gan, HIV, AIDS, và bệnh Chagas sẽ không bao giờ có thể hiến máu.
    • Trả lời thành thật tất cả các câu hỏi phỏng vấn. Những câu hỏi này có thể đi sâu vào những lĩnh vực nhạy cảm, nhưng bạn nên thành thật để trung tâm nắm được tình hình nếu họ có thể sử dụng máu của bạn.[12]
  2. Tiến hành kiểm tra thể trạng. Khi bạn đã vượt qua tất cả các phần trong bảng câu hỏi, bạn sẽ trải qua một bài kiểm tra thể trạng nhỏ. Bài kiểm tra này thường sẽ có y tá đo huyết áp, kiểm tra xung và đo nhiệt độ cơ thể. Y tá sẽ chích một chút máu trên ngón để kiểm tra nồng độ hồng cầu và chất sắt.
    • Huyết áp, xung, nhiệt độ cơ thể, nồng độ hồng cầu, nồng độ sắt sẽ phải nằm trong giới hạn lành mạnh trước khi bạn có thể cho máu. Bước này đảm bảo máu của bạn đạt tiêu chuẩn và bạn sẽ không bị buồn nôn hay thiếu máu.[12]
  3. Chuẩn bị tinh thần cho bản thân. Rất nhiều người hiến máu cảm thấy sợ kim tiêm và không muốn bị chọc kim vào tay. Bạn có thể tự làm mình xao lãng và chuẩn bị cho bản thân trước khi mũi kim đâm vào tay. Bạn cũng có thể tự véo vào tay bên không lấy máu để làm mình xao lãng.
    • Đứng nín thở. Nếu bạn nín thở, bạn có thể sẽ bị ngất.
    • Hãy yên tâm rằng hầu hết mọi người đều cảm thấy hơi đau một chút hoặc không hề đau, cảm giác hầu như chỉ như một cái véo tay. Vấn đề thực sự là cảm giác không thoải mái, nên bạn càng bớt căng thẳng càng tốt.[12]
  4. Lấy máu. Khi bạn hoàn thành xong bài kiểm tra thể trạng, y tá sẽ yêu cầu bạn nằm xuống một chiếc ghế tựa hoặc nằm hẳn xuống. Tay bạn sẽ được quấn một chiếc băng ca để lấy ven dễ hơn và bơm máu được nhanh hơn. Y tá sẽ vệ sinh phía bên trong khuỷu tay, ở vị trí châm kim tiêm. Sau đó họ sẽ chọc mũi kim nối với một ống dài vào tay bạn. Y tá sẽ yêu cầu bạn phải nắm tay vài lần và máu sẽ bắt đầu chảy ra.
    • Trước tiên, y tá sẽ lấy vài lọ máu nhỏ để kiểm tra, sau đó máu sẽ được cho vào túi đựng máu. Bạn sẽ thường cho khoảng 475 ml máu một lần.
    • Quá trình này thường diễn ra trong khoảng 10-15 phút.[12]
  5. Thư giãn. Căng thẳng cũng có thể làm tụt huyết áp và dẫn đến cảm giác choáng váng. Hãy nói chuyện với người lấy máu nếu bạn thấy khá hơn khi nói chuyện. Có thể nhờ họ giải thích về quá trình đang diễn ra.
    • Tìm cách để xao lãng bản thân, như hát một bài hát, thuật lại gì đó, suy ngẫm về kết cục của quyển sách bạn đang đọc hoặc chương trình TV dài tập bạn đang theo dõi, lắng nghe âm thanh của thiết bị điện tử, hoặc suy nghĩ về kết quả cuối cùng đáng giá của việc hiến máu.
  6. Nghỉ ngơi và bổ sung cho cơ thể. Khi bạn đã cho máu xong và y tá giúp băng tay cho bạn, bạn sẽ được yêu cầu ngồi xuống và đợi trong khoảng 15 phút để đảm bảo không bị mệt hoặc choáng váng. Bạn cũng sẽ được phát đồ ăn nhẹ và nước trái cây để giúp phục hồi lượng chất lỏng và tăng lượng đường huyết. Y tá cũng sẽ gợi ý bạn nên tránh một số việc làm nhất định trong ngày hôm đó và bổ sung chất lỏng cho cơ thể trong 48 giờ tiếp theo.
    • Bạn không nên nhấc bất kỳ vật nặng hoặc các hoạt động căng thẳng nào như tập thể dục cường độ cao trong thời gian còn lại của ngày.
    • Nếu bạn cảm thấy nhức đầu sau đó, hãy nằm xuống và duỗi thẳng chân.
    • Tháo băng sau bốn đến năm tiếng sau khi hiến máu. Nếu nó bị thâm tím nặng, hãy chườm lạnh. Nếu đau, bạn hãy uống thuốc giảm đau không cần kê đơn.[12]
    • Nếu bạn cảm thấy ốm trong khoảng thời gian dài sau khi đi hiến máu, hãy gọi cho bác sĩ để đảm bảo mọi việc đều ổn.

Lời khuyên[sửa]

  • Mang theo một chai nước cam lớn. Nước cam sẽ nhanh chóng tăng cường chất bổ cho bạn sau khi hiến máu.
  • Nằm thẳng khi hiến máu. Khi nằm thẳng sẽ giảm hiện tượng tụt huyết áp, chóng mặt, đặc biệt là khi bạn đi hiến máu lần đầu.
  • Khi bạn đã cảm thấy ổn với quá trình hiến máu, hãy hỏi về việc hiến huyết tương. Hiến huyết tương mất nhiều thời gian hơn nhưng bạn sẽ giữ được số lượng hồng cầu. Huyết tương là yếu tố khiến máu đóng cục và là nguồn lực cần thiết dùng trong điều trị cho các bệnh nhân bệnh nặng.
  • Nếu bạn cảm thấy mệt, hãy nói với nhân viên y tế. Họ sẽ hỗ trợ bạn nằm dựa vào ghế. Nếu bạn thấy mệt khi đã rời trung tâm hiến máu, nên cúi đầu xuống dưới đầu gối để tăng dòng máu chảy về não hoặc nằm xuống và nâng cao chân nếu bạn có thể. Cố gắng tránh bị mệt bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi ngay tại phòng khám, uống chất lỏng được y tá khuyên dùng và ăn đồ ăn nhẹ được phát.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây