Du hành không gian

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Du hành không gian chuyến bay bằng cách phóng tên lửa đi vào không gian vũ trụ. Du hành không gian gồm tàu không gian người hoặc không có người. Các chuyến du hành không gian có người bao gồm chương trình Soyuz của Nga, chương trình tàu con thoi của Hoa Kỳ, cũng như các chuyến đưa người lên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Các phi vụ du hành không gian không có người bao gồm các tàu thăm dò không gian thoát khỏi sức hút của Trái Đất, cũng như các vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất. Các tàu thăm dò không gian hoặc được điều khiển từ mặt đất thông qua tín hiệu điện từ hoặc được lập trình tự động.

Bằng cách phóng các tàu không gian lên cho phép con người có thể thám hiểm không gian, cũng như thực hiện các hoạt động thương mại như du lịch không gian cung cấp các dịch vụ viễn thông. Ngoài ra các vệ tinh còn cung cấp các dữ liệu quan sát, giám sát Trái Đất.

Chuyến du hành không gian hầu hết đều bắt đầu bằng việc phóng tên lửa cung cấp sức đẩy cho vệ tinh hoặc tàu nhằm thắng được lực hấp dẫn đưa con tàu lên quỹ đạo quanh Trái Đất hoặc đi vào không gian liên hành tinh. Khi ở trong không gian, chuyển động của tàu vũ trụ — bao gồm khi có lực đẩy từ việc đốt nhiên liệu nó mang theo và khi trôi trong không gian — được nghiên cứu trong lĩnh vực động lực học thiên văn. Có những tàu ở trong không gian bất tận hoặc do ảnh hưởng của sức cản khí quyển mà sau một thời gian chúng sẽ rơi trở lại mặt đất và bị phá hủy. Cũng có những chuyến du hành không gian đưa thiết bị hoặc con người đổ bộ lên Mặt Trăng hoặc thiết bị đổ bộ / va chạm xuống hành tinh khác. Các chuyến bay có người lái kết thúc sứ mệnh khi tàu không gian đưa các nhà du hành vũ trụ trở về Trái Đất an toàn.

Lịch sử[sửa]

Xem chi tiết: Lịch sử du hành không gian
Tập tin:Tsiolkovsky.jpg
Tsiolkovsky, một trong những người tiên phong trong nghiên cứu chuyến bay không gian.

Konstantin Tsiolkovsky là một trong những nhà khoa học đầu tiên đề xuất con người và thiết bị có thể du hành trong không gian, với tác phẩm nổi tiếng của ông: "Исследование мировых пространств реактивными приборами" (tạm dịch: Thám hiểm vũ trụ bằng các thiết bị phản lực), công bố năm 1903. Tuy nhiên các nghiên cứu của ông không có ảnh hưởng rộng rãi ra bên ngoài đế quốc Nga thời đó.

Nghiên cứu du hành không gian về mặt kỹ thuật bắt đầu bằng bài báo của Robert H. Goddard năm 1919 có tiêu đề 'Phương pháp đạt đến độ cao rất lớn'; ở đây ông ứng dụng ống phụt de Laval cho tên lửa nhiên liệu lỏng cho phép nó có đủ lực đảy để phóng lên tới không gian bên ngoài Trái Đất.[1] Ông cũng chứng minh bằng thí nghiệm rằng tên lửa cũng hoạt động được trong chân không vũ trụ; mặc dù vậy không phải mọi nhà khoa học thời đó tin tưởng và ủng hộ các nghiên cứu của ông. Hermann Oberth Wernher Von Braun sau đó tiếp thu các ý tưởng của bài báo, tiếp tục phát triển các nghiên cứu về tên lửa và kỹ thuật du hành không gian.[2][3]

Tên lửa đầu tiên đi vào không gian, tới độ cao 189 km, là tên lửa V-2 của Đức, trong chuyến bay thử nghiệm vào tháng 6 năm 1944.[4] Ngày 4 tháng 10 năm 1957, Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay quanh Trái Đất Sputnik 1. Chuyến bay có người lái đầu tiên là tàu Phương đông 1 vào ngày 12 tháng 4 năm 1961 trở theo nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đi một vòng trên quỹ đạo quanh Trái Đất. Các kỹ sư đứng đầu trong chương trình không gian của Liên Xô và Phương đông 1 là các nhà khoa học tên lửa Sergey Korolyov Kerim Kerimov.[5]

Ứng dụng của du hành không gian[sửa]

  • Vệ tinh quan sát Trái Đất như vệ tinh gián điệp, vệ tinh thời tiết
  • Thám hiểm không gian
  • Du lịch không gian
  • Vệ tinh viễn thông
  • Vệ tinh hàng hải

Tham khảo[sửa]

  1. "Robert H. Goddard: American Rocket Pioneer" (PDF). Facts (NASA): 1–3. FS-2001-03-017-GSFC. http://www.nasa.gov/centers/goddard/pdf/110902main_FS-2001-03-017-GSFC.pdf.
  2. “Hermann Oberth (Kurzbiographie)”. oberth-museum.org. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  3. “Biography of Wernher Von Braun”. MSFC History Office. NASA Marshall Space Flight Center.
  4. "The V2 and the German, Russian and American Rocket Program", C. Reuter. German Canadian Museum. p. 170. ISBN 1-894643-05-4, ISBN 978-1-894643-05-4.
  5. Peter Bond, Obituary: Lt-Gen Kerim Kerimov, The Independent, ngày 7 tháng 4 năm 2003.

Liên kết ngoài[sửa]