Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giành lại sự tin tưởng của đối phương
Từ VLOS
Để có được mối quan hệ tình cảm thành công không phải là chuyện dễ dàng. Nếu bạn đã từng phản bội niềm tin của người bạn yêu, bạn có thể cứu vãn mối quan hệ của mình bằng cách lấy lại niềm tin đã bị đánh mất. Cho đối phương thấy rằng bạn toàn tâm toàn ý muốn hàn gắn mối quan hệ của cả hai. Cùng với thời gian và sự chú ý, bạn sẽ dần có thể tái thiết lập niềm tin của đối phương.
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhìn nhận Sự phản bội của Chính mình[sửa]
-
Chịu
trách
nhiệm
trước
hành
vi
của
bản
thân
và
thừa
nhận
hành
động
mà
bạn
đã
thực
hiện.
Nói
dối
sẽ
chỉ
tiếp
tục
làm
xói
mòn
niềm
tin
và
gây
căng
thẳng
nhiều
hơn
cho
bạn.
Nếu
bạn
không
thành
thật,
bạn
sẽ
tiếp
tục
lo
lắng
về
việc
bị
phát
hiện.
Bạn
nên
trung
thực
và
thẳng
thắn
để
ngăn
ngừa
sự
phản
bội
có
thể
xảy
ra
trong
tương
lai
và
trì
hoãn
quá
trình
giành
lại
niềm
tin.[1]
- Trở nên thẳng thắn cũng sẽ cho phép bạn giải thích về hành vi của mình theo cách tốt nhất có thể. Người bạn đời của bạn có thể sẽ suy nghĩ về điều tồi tệ nhất và người khác cũng sẽ phóng đại mọi việc, vì vậy, bạn nên cố gắng kiểm soát câu chuyện của mình.
-
Đặt
mình
vào
tình
huống
của
đối
phương
để
tránh
hình
thành
trạng
thái
phòng
thủ.
Người
bạn
yêu
có
thể
sẽ
bực
bội
và
sử
dụng
từ
ngữ
tiêu
cực.
Ngay
cả
khi
bạn
biết
rõ
lỗi
lầm
của
mình,
phản
ứng
của
họ
sẽ
khiến
bạn
rơi
vào
thế
phòng
ngự
và
đổ
lỗi
cho
người
khác.
Điều
quan
trọng
mà
bạn
cần
phải
nhớ
đó
là
người
bạn
đời
của
bạn
đang
cảm
thấy
rất
đau
đớn
và
họ
cần
phải
bộc
lộ
cảm
giác
của
mình.[2]
Khi
bạn
bắt
đầu
cảm
nhận
niềm
thôi
thúc
trong
việc
bảo
vệ
chính
mình,
bạn
nên
hình
dung
về
cảm
giác
của
bản
thân
nếu
người
ấy
mới
là
người
phản
bội
niềm
tin
của
bạn.
Phương
pháp
này
sẽ
giúp
bạn
chấp
nhận
rằng
hành
động
của
người
ấy
chỉ
là
để
bộc
lộ
nỗi
đau,
hơn
là
để
tấn
công
bạn.
- Người bạn yêu không bao giờ được bạo hành bạn cho dù là bạn có phạm lỗi lầm gì. Nếu người bạn đời của bạn trở nên hung hăng về mặt thể chất, lăng mạ bạn, hoặc đe dọa bạn bằng bất kỳ một hành động nào, bạn nên rời khỏi nơi đó ngay lập tức và tìm kiếm sự trợ giúp.[3]
-
Tích
cực
lắng
nghe
đối
phương.
Thể
hiện
sự
quan
tâm
của
bạn
với
suy
nghĩ
và
cảm
xúc
của
người
ấy
bằng
cách
tái
khẳng
định
và
phản
hồi
điều
mà
người
ấy
đang
nói.
Hãy
tái
diễn
giải
lời
họ
nói.
Sau
đó,
phản
hồi
bằng
cách
nêu
lên
về
cảm
xúc
mà
họ
đang
trình
bày.[4]
- Ví dụ, người ấy có thể nói rằng "Anh/Em đã nói rằng anh/em sẽ có mặt, nhưng anh/em đã không đến. Anh/Em biết rõ điều này quan trọng với em/anh như thế nào mà!".
- Lặp lại lời nói của họ bằng cách diễn giải rằng "Anh/Em đã không đến đó, mặc dù anh/em đã hứa rằng sẽ đến".
- Phản hồi bằng cách nhìn nhận cảm xúc của người bạn đời của bạn "Anh/Em đã khiến em/anh thất vọng".
-
Khẳng
định
cảm
xúc
của
người
bạn
yêu.
Điều
quan
trọng
là
bạn
phải
khiến
đối
phương
cảm
thấy
như
thể
họ
được
lắng
nghe
và
thấu
hiểu.
Sự
phản
bội
của
bạn
sẽ
là
hành
động
thể
hiện
sự
xem
thường
niềm
hạnh
phúc
của
đối
phương.
Bạn
nên
bày
tỏ
sự
quan
tâm
của
mình
bằng
cách
mô
tả
ảnh
hưởng
của
hành
vi
của
bạn
đến
người
bạn
yêu.[5]
Ví
dụ,
"Hành
vi
của
anh/em
đã
gây
tổn
thương
cho
em/anh
và
phá
vỡ
niềm
tin
của
em/anh".
- Cố gắng tránh sử dụng cụm từ "Anh/Em biết" khi trò chuyện về cảm xúc của đối phương. Mặc dù câu nói này không có ý nghĩa xúc phạm, nhiều người có thể sẽ nghĩ rằng bạn đang tỏ thái độ “bề trên” với họ.
Xin lỗi Người bạn đời của Bạn[sửa]
-
Giải
thích
động
cơ
khiến
bạn
cư
xử
như
vậy.
Điều
gì
khiến
bạn
phản
bội
người
ấy?
Bạn
là
người
chịu
trách
nhiệm
cho
hành
động
của
mình,
nhưng
hiểu
rõ
cảm
xúc
tiềm
ẩn
trong
hành
vi
của
bạn
có
thể
kích
hoạt
sự
đồng
cảm
của
người
ấy
và
giúp
bạn
tránh
gặp
phải
tình
huống
tương
tự
trong
tương
lai.[6]
Diễn
tả
cảm
xúc
và
hành
vi
của
bản
thân.
Ví
dụ,
"Anh/Em
cảm
thấy
bất
an
với
mối
quan
hệ
của
chúng
ta
và
do
đó,
anh/em
đã
tìm
kiếm
sự
chú
ý
từ
người
khác".
- Sử dụng câu nói bắt đầu bằng chủ từ "Tôi" để tránh vô tình khiến người ấy có cảm giác như bạn đang đổ lỗi cho họ.[7]
-
Thiết
lập
kế
hoạch
để
cư
xử
khác
đi
trong
tương
lai.
Đây
là
chìa
khóa
để
giúp
người
bạn
đời
của
bạn
nhận
thấy
rằng
bạn
sẽ
cố
gắng
không
gây
tổn
thương
cho
họ
trong
tương
lai.
Xác
định
nguyên
nhân
dẫn
đến
hành
vi
này
và
phương
pháp
có
thể
giúp
bạn
tránh
gặp
phải
tình
huống
này.
Ví
dụ,
nếu
hành
vi
của
bạn
bị
ảnh
hưởng
bởi
một
người
nào
đó,
bạn
không
nên
ở
một
mình
với
họ.
Hành
động
này
bao
gồm
bảo
đảm
rằng
bạn
luôn
đi
cùng
người
bạn
yêu
hoặc
bạn
bè
đến
sự
kiện
mà
người
đó
sẽ
tham
dự
và
rời
khỏi
nơi
đó
nếu
bạn
nhận
thấy
bạn
đang
ở
một
mình
với
người
này.
- Bạn nên trò chuyện và giải quyết vấn đề cùng người bạn đời của bạn.
-
Hãy
chân
thành.
Bày
tỏ
sự
hối
tiết
và
ăn
năn
chân
thành
vì
đã
phản
bội
người
bạn
đời
của
mình.
Người
ấy
có
thể
sẽ
dễ
dàng
tin
tưởng
bạn
hơn
nếu
họ
tin
rằng
bạn
sẽ
cố
gắng
tránh
xa
cảm
xúc
không
vui
trong
tương
lai
như
là
sự
chuộc
lỗi
trước
hành
vi
của
bản
thân.[8]
- Tránh hứa những điều mà bạn không thể hoặc không có ý định thực hiện. Không hoàn thành lời hứa sẽ dễ khiến cho lời xin lỗi trở nên không thành tâm.
Chứng tỏ Bản thân[sửa]
-
Giao
tiếp
rõ
với
người
bạn
đời
của
bạn.
Giao
tiếp
kém
có
thể
đóng
góp
thêm
vào
sự
phản
bội;
một
trong
hai
người
không
cởi
mở
và
chân
thật
với
đối
phương.
Để
bảo
đảm
rằng
tình
trạng
này
sẽ
được
khắc
phục,
bạn
nên
xác
định
rào
cản
ngăn
bạn
không
thể
trò
chuyện
một
cách
hiệu
quả
và
tìm
kiếm
phương
pháp
để
vượt
qua
chúng.
Biện
pháp
này
sẽ
chứng
tỏ
cho
người
ấy
biết
rằng
bạn
hoàn
toàn
cam
kết
không
lừa
dối
người
ấy
trong
tương
lai.[9]
- Nếu bạn hoặc người bạn yêu không cảm thấy thoải mái trong việc thảo luận về cảm xúc của bản thân, bạn nên viết thư bộc lộ cảm xúc của mình và gửi cho nhau.
- Nếu bạn và người bạn đời của bạn không thường xuyên giao tiếp với nhau, bạn nên thiết lập thời gian mỗi tuần để dành riêng cho mối quan hệ tình cảm của bạn.
- Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định lý do bạn và người bạn yêu không thể trò chuyện với nhau một cách hiệu quả, bạn nên xem xét tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía chuyên gia tư vấn dành cho cặp đôi. Họ có thể giúp bạn xác định và giải quyết vấn đề trong giao tiếp.
- Hỏi thăm về nhu cầu của người bạn yêu. Có lẽ, bạn sẽ không biết làm thế nào để giành lại niềm tin của đối phương. Bạn có thể tham khảo ý kiến của người ấy về hành động mà bạn có thể thực hiện để tái xây dựng niềm tin nơi họ. Điều này có thể có nghĩa là giao tiếp với nhau thường xuyên hơn, dành nhiều thời gian cho nhau hơn, đến gặp nhà tư vấn, trở nên kiên nhẫn, hoặc một vài điều gì khác. Bạn có thể nhờ người bạn đời hướng dẫn hành vi của bạn để xây dựng sự tin tưởng.
-
Thường
xuyên
gọi
điện
và/hoặc
nhắn
tin
cho
người
ấy.
Thường
xuyên
liên
lạc
với
người
ấy
sẽ
giúp
thể
hiện
rằng
bạn
đang
suy
nghĩ
về
họ.
Hành
động
này
sẽ
xoa
dịu
sự
lo
lắng
của
họ
về
việc
bạn
sẽ
thực
hiện
điều
bạn
thích
mà
không
quan
tâm
đến
cảm
xúc
của
họ.
Người
bạn
đời
của
bạn
sẽ
dễ
dàng
tin
tưởng
bạn
hơn
nếu
họ
cảm
nhận
được
sự
kết
nối
với
bạn.[10]
- Một phương pháp khá tốt để duy trì sự liên lạc mà không trông có vẻ như là bạn đang thiếu thốn tình yêu đó là nhắn những hình ảnh vui nhộn hoặc lời mô tả ngắn về sự tương tác hài hước mà cả hai đã có với nhau cho người ấy.
-
Lên
kế
hoạch
cùng
nhau
thực
hiện
hoạt
động
mà
cả
hai
đều
thích
mà
không
tập
trung
vào
sự
phản
bội.
Một
khi
bạn
đã
xin
lỗi
và
thiết
lập
kế
hoạch
để
cư
xử
khác
đi,
bạn
nên
tránh
đắm
chìm
vào
sự
kiện
đau
đớn.
Chuyển
hướng
sự
tập
trung
vào
khoảnh
khắc
hiện
tại
bằng
cách
cùng
nhau
thực
hiện
hoạt
động
vui
vẻ.[10]
Nếu
bạn
dành
nhiều
thời
gian
hơn
cho
người
bạn
yêu,
họ
sẽ
ít
cảm
thấy
lo
lắng
hơn
về
hoạt
động
mà
bạn
sẽ
thực
hiện
khi
cả
hai
đang
xa
cách.
- Tìm kiếm thú vui mà bạn và người bạn yêu có thể cùng nhau thực hiện. Phương pháp này sẽ làm tăng khoảng thời gian mà cả hai dành cho nhau và có thể giúp củng cố sự gắn kết giữa cả hai.
-
Bày
tỏ
thái
độ
biết
ơn
đối
với
người
bạn
đời
của
bạn.
Bạn
nên
cho
người
ấy
thấy
mức
độ
trân
trọng
của
bạn
đối
với
họ
và
tầm
quan
trọng
của
mối
quan
hệ
đối
với
bạn.
Khi
người
bạn
đời
của
bạn
nhận
thấy
rằng
họ
được
coi
trọng,
họ
sẽ
cảm
thấy
an
toàn
hơn.[11]
- Cất những lời ghi chú về sự cảm kích tại nơi mà bạn biết rằng người ấy sẽ trông thấy.
- Nếu một ai đó bộc lộ sự trân trọng bằng quà tặng, bạn nên nhớ cẩn thận không để cho người bạn yêu nghĩ rằng bạn đang cố gắng mua chuộc họ để tránh gặp rắc rối.
- Giúp đỡ người ấy với công việc nhà để người ấy biết rằng bạn nhận thấy rõ và rất biết ơn những hành động mà họ thực hiện.
-
Chấp
nhận
rằng
có
thể
sẽ
phải
tốn
một
khoảng
thời
gian
để
hàn
gắn.
Hãy
kiên
nhẫn
với
người
bạn
đời
của
bạn
khi
họ
đang
học
cách
để
tin
tưởng
ở
bạn
một
lần
nữa.
Quá
trình
này
hoàn
toàn
nằm
ngoài
sự
kiểm
soát
của
bạn,
và
cố
gắng
thúc
đẩy
nó
diễn
ra
nhanh
hơn
sẽ
có
thể
khiến
cho
người
bạn
đời
của
bản
cảm
thấy
rằng
bạn
không
tôn
trọng
cảm
xúc
của
họ.[12]
- Thay vì tập trung vào yếu tố mà bạn không thể kiểm soát (thời gian), hãy chú tâm vào điều mà bạn có thể kiểm soát, chẳng hạn như trở nên đáng tin và kiên định.[12]
- Trình bày cho người bạn đời của bạn biết rằng bạn đã thực hiện những thay đổi lâu dài; không nên chỉ cố gắng thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó là quay về với thói quen cũ.[12]
Cảnh báo[sửa]
- Tránh đổ lỗi cho đối phương đã khiến bạn hành động như thế này. Điều này sẽ chỉ gây tổn thương nhiều hơn cho mối quan hệ tình cảm mà bạn đang sở hữu.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://respectyourself.org.uk/take-responsibility-for-your-own-actions/
- ↑ http://helpguide.org/articles/relationships/effective-communication.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/abuse/domestic-violence-and-abuse.htm
- ↑ http://psychcentral.com/lib/become-a-better-listener-active-listening/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/pieces-mind/201204/understanding-validation-way-communicate-acceptance
- ↑ http://www.livinginwellbeing.org/2013/12/conscious-and-unconscious-motivation/
- ↑ http://www.austincc.edu/colangelo/1318/istatements.htm
- ↑ http://www.pon.harvard.edu/daily/conflict-resolution/the-importance-of-sincerity/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/resolution-not-conflict/201305/how-express-feelings-and-how-not
- ↑ 10,0 10,1 http://www.helpguide.org/articles/relationships/relationship-help.htm
- ↑ http://healthservices.uindy.edu/counseling/coRelation.php
- ↑ 12,0 12,1 12,2 http://psychcentral.com/blog/archives/2012/10/07/how-to-get-your-partner-to-trust-you-again/