Giả vờ trông và cư xử thật hạnh phúc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đôi khi một chút “giả vờ cho đến khi làm được thành thục” có thể cho bạn một cú huých khi cần hướng bản thân theo chiều tích cực. Mặc dù việc giả vờ hoặc khoác lên mình bộ mặt giả tạo không bao giờ là ý hay, nhưng đôi khi bạn cần phải tập trung năng lượng và vượt qua hoàn cảnh. Có thể bạn đã làm buổi thuyết trình rối tung lên hay ghét phải tham dự các buổi tiệc bắt buộc vào ngày lễ. Bạn có thể cần một chút can đảm để vượt qua cho đến khi tình huống kết thúc.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Trông hạnh phúc[sửa]

  1. Cười. Có một cách dễ dàng để trông và cư xử hạnh phúc là mỉm cười. Nhưng bạn có biết cười có thể thực sự cải thiện tâm trạng của bạn? Cười có thể mang lại cảm giác hạnh phúc như khi hạnh phúc tạo ra nụ cười.[1]
    • Hãy thử mỉm cười bằng cả khuôn mặt chứ không chỉ là đôi môi. Tận hưởng cảm giác má và mắt bạn thay đổi khi bạn nở nụ cười thật to. Kiểu cười này đi cùng với cảm xúc tích cực.[2]
    • Nếu bạn cảm thấy buồn hoặc khó chịu, hãy đẩy lùi cảm giác này bằng một nụ cười. Thử kết nối các cảm giác của nụ cười và bắt đầu cảm thấy hạnh phúc.
  2. Năng lực giả. Vượt qua một sự việc không thoải mái trong khi trông hoặc cảm thấy không lúng túng là một kỹ năng, và có thể phần nhiều là do sự tự tin. Nếu bạn phải thuyết trình và cảm thấy lo sợ, hãy tận dụng sự tự tin bẩm sinh, kể cả khi việc nói trước đám đông đủ để làm bạn phải bỏ chạy. Tự nhủ rằng bạn có thể làm được. Khi bạn toát ra sự tự tin (cho dù là bắt buộc hoặc lúc đầu có vẻ không tự nhiên lắm), thì người khác sẽ tin rằng bạn có năng lực.[3]
    • Nói to, dõng dạc và hành động như thể bạn hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình.
    • Điều ngược lại cũng đúng. Nếu bạn bước vào một buổi thuyết trình trong sợ hãi, nhiều thứ sẽ mang đến nỗi sợ cho bạn, chẳng hạn như giọng run rẩy, thiếu sự giao tiếp bằng mắt, hành động lúng túng...
  3. Điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể. Nếu bạn nhắm mắt lại, cúi mặt, hoặc khoanh tay/bắt chéo chân, người khác sẽ cho rằng bạn là người khó gần. Người có cử chỉ phù hợp được cho là có tâm trạng tích cực ở mức cao hơn và tự tin hơn người có dáng vẻ vụng về.[2] Thay đổi ngôn ngữ cơ thể có thể giúp bạn tin rằng bạn là người tự tin.
    • Tập để vai thẳng (như một cách để trông/cảm thấy lớn hơn) hoặc để tay lên hông.
    • Luyện tập tư thế chiến thắng, ví dụ như đấm tay vào không khí trước khi bước vào tình huống căng thẳng.[2]
  4. Thư giãn. Thư giãn có thể làm dịu đi mọi sự lo lắng, và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, hồi hộp hoặc không vui, hãy thử một số cách thư giãn để cảm thấy cân bằng hơn. Điều này đặc biệt hữu ích trước một buổi thuyết trình quan trọng hoặc những việc khiến bạn lo lắng.[4]
    • Thở chậm lại và bắt đầu đếm hơi thở của mình, hít vào 4 giây, rồi thở ra 4 giây. Một khi điều này trở nên dễ dàng, kéo dài hơi thở lên 6 giây ở lần thứ 2, chú ý khi hơi thở đi ra và vào cơ thể bạn.
    • Thực hiện động tác thư giãn cơ để làm mềm cơ bắp đang căng. Bạn có thể tăng thư giãn cơ, bằng cách tập trung vào từng bộ phận khác nhau trên cơ thể, giải tỏa mọi căng thẳng mà bạn đang có. Bắt đầu với các ngón chân, rồi sau đó thực hiện trên các nhóm cơ từ chân, hông, bụng, ngực, cánh tay, vai, và cổ.[5]

Cư xử vui vẻ[sửa]

  1. Sử dụng cách nhìn nhận sự việc. Trong một vài trường hợp bạn phải vượt qua và cư xử thật tự nhiên, thậm chí khi bạn cảm thấy gượng gạo. Việc nghĩ mình trông như thế nào sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Nếu bạn sắp gặp bố mẹ người yêu lần đầu và cảm thấy không được ổn cho lắm, thì đây là cơ hội tốt để thể hiện cách nhìn của bạn và tạo thiện cảm. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng việc bạn phải trông và cư xử thật hoàn hảo trong mọi tình huống không phải lúc nào cũng quan trọng. Hãy biết khi nào bạn nên thoát khỏi tình huống đó hoặc liệu bạn có phải vượt qua vì hoàn cảnh hay không.[3]
    • Nếu vừa bị gãy chân, bạn không cần phải giả vờ vui vẻ. Vì khi đó bạn đang đau! Điều này cũng đúng nếu bạn vừa trải qua khó khăn, như mất một người anh chị em ruột hoặc ông bà. Cảm thấy buồn là điều hiển nhiên.
  2. Thay đổi thái độ. Thay đổi thái độ có thể đặc biệt quan trọng trước một sự việc xấu. Dành ra vài giây để tìm những cách mới xem xét lại những suy nghĩ tiêu cực, và thử tìm các mặt tích cực để suy ngẫm. Bạn có thể bị mắc kẹt trong vòng suy nghĩ tiêu cực và cần một cuộc đại tu để cảm thấy lạc quan hơn. Suy nghĩ về thái độ mà bạn thể hiện trong một tình huống và liệu nó có phải điều bạn thích nhất hay không.[6] Thay đổi thái độ có thể giúp bạn cảm thấy đủ vui để vượt qua tình huống khó khăn.
    • Nếu bạn phải tham dự một sự kiện mà bạn không thích, hãy điều chỉnh thái độ của mình. Nhớ rằng những sự kiện này không xảy ra thường xuyên, và bạn có thể vượt qua nó, thậm chí khi bạn biết trước việc này sẽ không dễ chịu. Bạn có thể gặp một vài người thú vị, thưởng thức vài món ngon, hoặc ngạc nhiên bởi những điều bạn học được.
    • Thừa nhận mặt tích cực tiềm ẩn có thể đến từ sự kiện, và ít suy đoán những mối tiêu cực tiềm ẩn hơn.
    • Để biết thêm thông tin hãy đọc bài viết Cách để Thay đổi thái độ tiêu cực.
  3. Tự nói chuyện với bản thân. Nếu bạn đang đấu tranh để trông hoặc cảm thấy hạnh phúc, có thể bạn đang trải qua những suy nghĩ tiêu cực. Tự nói với bản thân sẽ giúp bạn chuyển từ những suy nghĩ tiêu cực hoặc vô bổ sang làm dịu bản thân để bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn.[7] Điều này có thể giúp bạn vượt qua tình huống khó chịu dễ hơn và trông vui hơn, ngay cả khi bạn cảm thấy đau khổ. Một vài ví dụ của việc tự nói với bản thân:
    • "Mình cảm thấy không khỏe, nhưng mình vẫn có thể làm tốt”.
    • ”Chuyện này thật khó chịu, nhưng mình biết mình có thể về nhà ngay sau khi giải quyết xong”.
    • "Mình ở đây để tận hưởng sự vui vẻ".
  4. Nuôi dưỡng lòng biết ơn. Nếu bạn đang cố gắng giả vờ hạnh phúc, hãy tìm những điều khiến bạn biết ơn trong cuộc sống. Người biết ơn có mức độ sức khỏe và hạnh phúc cao hơn, như ngủ ngon hơn, tăng cường sự đồng cảm, và cải thiện lòng tự trọng.[8] Tìm điều gì đó để mong chờ và biết ơn những điều nhỏ bé: một mái ấm, một ngày tốt lành, một người bạn tốt, hay bất cứ thứ gì! Bạn không chỉ cư xử vui vẻ hơn mà còn bắt đầu cảm thấy hạnh phúc hơn.
    • Liệt kê 5 thứ mang lại niềm vui hoặc sự hài lòng cho bạn. Nó có thể là những điều đơn giản như thức dậy mà không có chén đĩa trong bồn. Kế đến, nghĩ về chuyện làm bạn buồn hoặc thất vọng, viết ra giấy. Sau đó, nghĩ đến 3 chuyện giúp bạn đánh giá cao tình huống khó khăn. Có thể bạn đã đi làm trễ vì bạn phải đổ xăng, nhưng lại có cơ hội mua cho mình ly cà phê yêu thích. Hoặc, chỗ làm của bạn hiểu lí do vì sao thỉnh thoảng bạn lại trễ. Suy nghĩ xem bạn có nhớ chuyện này trong một tuần, hoặc hai tuần, hoặc năm tuần hay không.[9]
  5. Cho phép người khác giúp đỡ bạn. Củng cố tình bạn và thực hiện bằng kỹ năng xã hội của bạn. Đừng cô lập bản thân khi cần giúp đỡ! Trò chuyện hàng ngày, cũng như tiếp xúc với người khác sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn. Thậm chí khi phải gượng ép, hãy cởi mở với người bạn quan tâm, và nhớ rằng họ cũng quan tâm đến bạn.[10] Cư xử một cách vui vẻ có thể dễ hơn rất nhiều khi xung quanh chúng ta là những người bạn.
    • Nếu bạn có xu hướng cô lập, thì bạn nên biết điều này có thể dẫn tới cảm xúc trầm cảm. Giao tiếp xã hội là một phần quan trọng trong cuộc sống.[10]
    • Đặc biệt nếu bạn đang đấu tranh với khó khăn, đảm bảo bạn có người để dựa vào và trò chuyện khi có cơ hội.
  6. Tìm kiếm giúp đỡ. Nếu bạn thấy mình luôn cố gắng trông và cư xử vui vẻ khi không vui, hãy tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ. Cố gắng trông và cư xử hạnh phúc chẳng có ý nghĩa gì khi bạn không cảm thấy hạnh phúc từ chính mình.
    • Nếu thường xuyên cảm thấy buồn bã, có thể bạn đang mắc chứng trầm cảm. Để biết thêm thông tin, hãy đọc bài viết về cách nhận biết bệnh trầm cảm và Cách để Điều trị bệnh trầm cảm.
    • Nếu bạn cần tìm một bác sĩ chuyên khoa, xem bài viết về cách chọn một bác sĩ chuyên khoa.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy nhớ rằng cảm xúc của bạn là dành cho bạn và không cho bất kỳ người nào khác. Đừng cố gắng hành động vui vẻ chỉ vì bạn nghĩ người khác muốn bạn làm như vậy; rất có thể là người khác quan tâm nhiều tới việc kết nối với bạn một cách chân thật.
  • Cố gắng cảm thấy tích cực thay vì tiêu cực và hay gắt gỏng. Nếu bạn hành động như thể bạn đang hạnh phúc, có lẽ bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Giả vờ cho đến khi làm được thành thục!

Cảnh báo[sửa]

  • Có một số vấn đề nghiêm trọng không thể bị đẩy lùi. Đối mặt với những chuyện khiến bạn bận tâm và vượt qua chúng là điều khá quan trọng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này