Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giải quyết khi trượt đại học
Từ VLOS
(đổi hướng từ Giải quyết khi Trượt Đại học)
Có thể thời điểm đăng ký vào trường Đại học hay Cao đẳng là một thời điểm thú vị trong cuộc sống của bạn; tuy nhiên, khi nhận được kết quả không như mong muốn, bạn có thể cảm thấy thất vọng, chán nản, áp lực và cảm tưởng như giấc mơ bấy lâu nay đã tan thành mây khói. Vậy bạn sẽ làm gì ? Đừng lo lắng, đây chỉ là một thời điểm để xác định lại tư tưởng chứ chẳng phải dấu chấm hết.[1]
Mục lục
Các bước[sửa]
Đối phó với Cảm xúc[sửa]
- Hãy cho phép bản thân được thất vọng trong một hoặc hai ngày. Bạn đã rất cố gắng hoàn thiện hồ sơ đăng ký vào ngôi trường đó. Và khi nhận được kết quả rằng mình không đỗ vào ngôi trường hằng mơ ước, có thể hoàn toàn hiểu được là cảm xúc của bạn sẽ tụt thê thảm thế nào. Vì thế, việc cảm thấy buồn trong một vài ngày là hoàn toàn bình thường, nhưng đừng khiến bản thân mình chìm trong cảm xúc đó.[2]
- Đừng coi đó là sự từ chối chỉ dành cá nhân bạn. Các trường đại học duyệt hồ sơ dự tuyển từ hàng ngàn hồ sơ. Vì thế, không được nhận vào một trường nào đó không phải là khước từ dành riêng cho bạn, mà đó là kết quả của nhiều yếu tố phức tạp khác nữa.[3] Việc các trường không có đủ điều kiện để nhận tất cả các sinh viên tốt là không hiếm. Mà thật ra thì ngay cả những sinh viên ưu tú nhất cũng có thể bị từ chối.[4]
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình. Đừng tự tách mình ra khỏi xã hội, thay vào đó, hãy để cho bạn bè và người thân an ủi cũng như hỗ trợ cho bạn. Hãy tìm đến những người bạn yêu thương dù mọi chuyện có thế nào. Họ sẽ động viên và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
- Nói chuyện với tư vấn viên ở trường của bạn. Tư vấn viên ở trường sẽ giúp bạn tìm ra lối thoát cho cảm xúc bạn gặp phải khi bị từ chối. Họ cũng có thể giúp bạn cải thiện hồ sơ bằng cách đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu trong hồ sơ của bạn. Họ cũng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình tuyển sinh cũng như đánh giá lựa chọn của bạn.[5]
- Lên kế hoạch cho bước tiếp theo vì bạn còn có sự lựa chọn khác. Việc bị từ chối nhận vào học chẳng phải là dấu chấm hết cho cuộc đời bạn. Ngay cả khi bạn bị một hay tất cả các trường bạn đăng ký từ chối, bạn vẫn còn những lựa chọn khác. Bạn vẫn có thể học đại học. Với hàng nghìn trường trên khắp nước Mỹ, bạn có thể tìm thấy một trường phù hợp với những gì bạn cần và cả mục tiêu của bạn nữa.[6]
Xác định Vị trí của việc Học Đại học với Cuộc đời bạn[sửa]
- Việc được vào một ngôi trường phù hợp không quan trọng bằng việc học tốt ở một trường đại học khác. Một Báo cáo Chỉ số Gallup-Purdue năm 2014 gồm các cuộc phỏng vấn với 30 nghìn sinh viên đã tốt nghiệp đại học tại Mỹ chỉ ra rằng “trường đại học của các sinh viên đã tốt nghiệp không đóng vai trò gì nhiều trong hạnh phúc hiện tại và công việc của họ so với các kinh nghiệm đạt được ở trường đại học”. Mấu chốt chính là phải tập trung vào việc trau dồi kinh nghiệm chứ không phải là được nhận vào “đúng” trường. Các hoạt động ngoại khóa hay tham gia các khóa thực tập là những kinh nghiệm tốt có thể đạt được ở trường đại học. Và chính việc bạn đã làm gì ở trường học, chứ không phải là nơi bạn học, mới là nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với giá trị công việc bạn có được sau khi tốt nghiệp.[7]
- Nhận ra rằng có nhiều cách để có thể đạt được tri thức, để xây dựng sự nghiệp và sống cuộc đời của chính mình. Trường đại học có thể là một bước đệm, một thời kỳ quan trọng trong quá trình đó. Tuy nhiên, nếu mọi việc không diễn ra như bạn đã lên kế hoạch, vẫn còn có rất nhiều cách để gặt hái được tri thức và kinh nghiệm bạn cần có. Bạn có thể học từ gia sư, học nghề, thực tập hay học ở nước ngoài. Học ở một trường khác cũng mang lại cho bạn nhiều lợi ích tương đương với ngôi trường bạn mơ ước. Ở đó, bạn vẫn có thể tìm được những người bạn tốt, có cơ hội tham gia vào các hoạt động vừa vui vẻ lại bổ ích cho sự nghiệp, xây dựng và làm nên những kinh nghiệm đáng nhớ, và tất nhiên là có được một tri thức đáng giá.[8]
- Xét khả năng rằng việc đi học đại học có thể gây áp lực và cũng có thể dẫn đến những quyết định sai lầm. Đừng nghĩ rằng “chuyến đi” này hoàn toàn rõ ràng và tiên lượng được. Đối với phần lớn mọi người, việc đi học cấp ba, rồi học đại học ở ngôi trường mơ ước, rồi đi thực tập và có được một công việc lý tưởng thường chỉ là gặp trong mơ. Thật sự thì việc đổi chuyên ngành nhiều hơn một lần ở trường đại học khá phổ biến.[9]
Sắp xếp lại, Đăng ký lại, và Xem xét lại[sửa]
-
Xem
xét
lại
các
lựa
chọn
trong
trường
hợp
bạn
bị
tất
cả
các
trường
từ
chối.
Có
nhiều
cách
để
tiến
lên
phía
trường
sau
khi
chẳng
nhận
được
một
bức
thư
mời
nhập
học
nào
cả.
Hãy
coi
đó
như
là
một
cơ
hội
để
tìm
kiếm
những
con
đường
khác
và
đưa
ra
một
kế
hoạch
B
hoàn
hảo
hơn.
Hãy
thu
thập
thêm
thông
tin
về
các
trường
khác
cũng
như
những
con
đường
khác
bạn
có
thể
tiến
tới.[10]
- Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một luật sư trong tương lai, bạn có thể xem xét giữa việc học một trường kỹ thuật hay một trường kinh tế để trở thành một phóng viên về pháp luật, hoặc bạn cũng có thể muốn vào học viên quân sự để trở thành một quân nhân. Bạn sẽ có nắm trong tay những kinh nghiệm mà bạn có thể thêm vào hồ sơ của mình và đăng ký khi bạn đã trở thành một luật sư.
- Xác định việc học ở các trường cao đẳng cộng đồng hay các trường có thời gian đào tạo ngắn. Đây có thể là một cách để cải thiện điểm số và xây dựng một bảng điểm đẹp mà vẫn có thể tiết kiệm được một khoản.[11] Numerous community colleges have open admissions policies.[12] Có nhiều trường cao đẳng cộng đồng có quy chế tuyển sinh khá mở.[12] Sau đó bạn có thể chuyển sang các khóa học dài hạn hơn ở các trường đại học, học viện khác.
- Đăng ký cho kỳ học sau. Một số trường cho phép bạn đăng ký không chỉ cho kỳ học mùa thu. Ví dụ, bạn có thể nhập học vào kỳ mùa đông hoặc mùa xuân.[13] Kỳ học hè có thể bao gồm nhiều lớp học quy mô nhỏ và tập trung vào mục tiêu cá nhân nhiều hơn.
- Xin phúc khảo. Bạn có thể viết một lá thư đề nghị trường xem xét lại, mặc dù việc các trường thực hiện việc xem xét lại hồ sơ là cực kỳ hiếm. Bạn cần đưa ra các lý do xác đáng và có tính thuyết phục về việc tại sao họ nên thay đổi quyết định về bạn. Dù việc phúc khảo có được chấp nhận hay không thì ít nhất bạn cũng đã cố gắng hết sức để được nhận vào trường đó rồi.[5]
- Nghỉ một năm. Nghỉ một năm giữa cấp ba và đại học có thể là một lựa chọn tuyệt vời với một số người.[14] Bạn có thể đi làm, đi du lịch hoặc đơn giản chỉ là hưởng thụ cuộc sống. Đây là một cơ hội tốt để khám phá bản thân. Đồng thời bạn cũng có thể tham dự vào các chương trình được tổ chức dành riêng cho kỳ nghỉ đặc biệt này. Luôn có thời gian để bạn trau dồi kiến thức sau này, và việc tạm dừng một năm có thể giúp bạn định hướng lại mục tiêu nghề nghiệp của chính bạn.
-
Cải
thiện
hồ
sơ
và
đăng
ký
lại
vào
năm
sau.
Như
đã
nói,
việc
đánh
giá
một
hồ
sơ
dựa
trên
nhiều
yếu
tố.[15]
Hãy
nhìn
vào
những
điểm
yếu
trong
hồ
sơ
của
bạn,
sau
đó
hãy
xem
lại
phản
hồi
từ
các
trường
để
đưa
ra
kế
hoạch
cải
thiện
hồ
sơ:[16]
- Điểm các bài thi chuẩn.
- Bài giới thiệu cá nhân và tiểu luận tuyển sinh.
- Điểm số trong quá trình học.
- Kinh nghiệm tình nguyện.
- Hoạt động ngoại khóa.
- Hồ sơ, tài liệu
- Bài kiểm tra môn học
- Kỹ năng phỏng vấn
- Các yêu cầu cốt lõi về mặt chuyên môn
- Giữ vững tính tích cực. Dù rằng mọi chuyện không xảy ra như bạn đã dự tính, bạn vẫn có thể tự gặt hái được những kinh nghiệm bạn mong mỏi. Hãy tự tin vào bản thân. Bạn hội tụ đủ những gì cần để thành công.
Mời
bạn
đón
đọc
các
bài
viết
tiếp
theo
bằng
cách
đăng
kí
nhận
tin
bài
viết
qua
email
hoặc
like
fanpage
Thuvienkhoahoc.com
để
nhận
được
thông
báo
khi
có
cập
nhật
mới.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://ideas.time.com/2012/04/19/college-admissions-how-to-deal-with-the-thin-envelope/
- ↑ http://thechoice.blogs.nytimes.com/2012/12/13/on-the-joys-of-not-getting-what-you-want/
- ↑ http://www.dukechronicle.com/articles/2010/03/30/duke-balances-competing-goals-admissions
- ↑ http://www.petersons.com/college-search/college-admission-requirements-competitive.aspx
- ↑ 5,0 5,1 https://professionals.collegeboard.com/guidance/applications/rejected
- ↑ https://bigfuture.collegeboard.org/get-in/making-a-decision/no-acceptance-letters-you-still-have-options
- ↑ http://www.gallup.com/file/services/176768/GallupPurdueIndex_Report_2014.pdf
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2013/03/27/college-rejection_n_2956928.html
- ↑ http://ww2.kqed.org/mindshift/2013/03/18/study-path-through-college-is-indirect-and-stressful-for-many-students/
- ↑ https://bigfuture.collegeboard.org/get-in/making-a-decision/no-acceptance-letters-you-still-have-options
- ↑ http://www.petersons.com/college-search/dont-get-college-acceptance.aspx
- ↑ 12,0 12,1 http://www.collegeparentcentral.com/2013/02/what-does-college-open-admission-mean/
- ↑ http://www.nacacnet.org/studentinfo/articles/Pages/PlanB.aspx
- ↑ http://time.com/97065/gap-year-college/
- ↑ https://professionals.collegeboard.com/guidance/applications/decisions.
- ↑ http://www.nacacnet.org/studentinfo/articles/Pages/Factors-in-the-Admission-Decision.aspx