Giảm đau thận

Từ VLOS
(đổi hướng từ Giảm Đau Thận)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thận nằm ở vùng bụng dưới, gần cơ lưng.[1] Nếu đau lưng ở phần giữa xương sườn và mông, hay thậm chí dọc hai bên hông xuống vùng chậu, có thể bạn đang đau thận.[2] Hãy trao đổi ngay với bác sỹ khi đau thận bởi đó là triệu chứng của một vài tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.[3] Đau thận cần được điều trị dựa trên nguyên nhân và bác sỹ có thể cho bạn những gợi ý tốt nhất.[4]

Các bước[sửa]

Giảm Đau Thận[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Đây là điều quan trọng nhất cần làm để giảm đau thận. Hai đến ba lít nước mỗi ngày là lượng nên dùng để có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ cần nhiều hơn thế để đẩy được sỏi thận.[5] Nước giúp làm sạch vi khuẩn và tế bào chết trong thận. Nước tiểu ứ đọng là nguyên nhân gây ra sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn.[6]
    • Sỏi thận nhỏ (<4mm) cũng có thể được đẩy ra ngoài một cách tự nhiên cùng nước tiểu nếu dòng chảy đủ mạnh.
    • Hạn chế cà phê, trà và cola xuống còn một đến hai cốc mỗi ngày.[7]
  2. Nghỉ ngơi nhiều. Đôi khi nằm nghỉ cũng giúp giảm đau.[8] Nếu bị đau vì sỏi hay tổn thương thận, vận động hay tập luyện quá mức có thể làm chảy máu thận.[9]
    • Nằm nghiêng có thể trầm trọng thêm cơn đau.[10]
  3. Dùng nhiệt để giảm đau. Bạn có thể chườm đệm nóng hay khăn ấm vào khu vực bị đau để giảm đau tạm thời. Nhiệt độ làm tăng lưu thông máu và giảm giác quan thần kinh, giúp giảm đau. Nhiệt độ có thể đặc biệt hiệu quả trong trường hợp đau bởi co thắt cơ.[11]
    • Đừng dùng quá nhiều nhiệt bởi nó có thể gây bỏng. Dùng tấm nệm nóng, tắm nước nóng hoặc khăn được nhúng nước nóng (nhưng không sôi).
  4. Dùng thuốc giảm đau. Một số thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp bạn chống chọi với cơn đau thận. Acetaminophen/paracetamol thường được khuyên dùng cho đau bởi nhiễm trùng và sỏi thận.[8]
    • Đừng dùng aspirin liều cao. Aspirin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và trầm trọng hơn mọi trường hợp tắc nghẽn mạch, chẳng hạn như sỏi thận.
    • NSAIDs (Non Steroidal Anti-inflammatory Drugs - Thuốc chống viêm không chứa Steroid) có thể gây nguy hiểm nếu bạn bị suy giảm chức năng thận. Trừ khi được bác sỹ khuyên dùng, đừng uống ibuprofen hay naproxen nếu mắc bệnh thận.[12]
  5. Hỏi ý kiến bác sỹ về việc sử dụng kháng sinh. Kháng sinh nên dùng trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu. Sỏi thận có thể làm ứ đọng nước tiểu trong thận, là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn, có thể gây nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bác sỹ sẽ kê kháng sinh cho bạn.[4]
    • Kháng sinh thông thường được dùng cho tình huống nhiễm trùng này bao gồm Trimethoprim, Nitrofurantoin, Ciprofloxacin và Cefalexin. Với nhiễm trùng từ mức trung bình đến nặng, đàn ông nên dùng kháng sinh trong 10 ngày còn thời gian nên dùng của phụ nữ là ba ngày.
    • Luôn dùng đủ liều kháng sinh được kê, thậm chí khi bắt đầu cảm thấy khá hơn và không còn triệu chứng nào.
  6. Tránh nạp thừa vitamin C. Nhìn chung, Vitamin C có lợi cho cơ thể người, đặc biệt là trong việc làm liền vết thương và hình thành xương. Tuy nhiên, vitamin C thừa có thể chuyển hóa thành oxalate trong thận. Oxalate sau đó có thể hình thành sỏi. Do đó, hãy tránh dùng dư vitamin C nếu bản thân dễ bị sỏi thận hoặc sỏi thận có trong bệnh sử của gia đình.[13]
    • Người dễ bị sỏi canxi oxalate nên hạn chế dùng thực phẩm giàu oxalate như củ cải tím, sô cô la, cà phê, cola, đậu, mùi tây, đậu phụng, đại hoàng, rau bina, dâu tây, trà và cám mì.[14]
  7. Uống nước ép nam việt quất thường xuyên. Nước nam việt quất là liều thuốc tự nhiên tuyệt vời dành cho thận và nhiễm trùng đường tiết niệu. Khoảng 8 giờ sau khi uống, nước sẽ bắt đầu có tác dụng, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ hay phát triển. Nó cũng hỗ trợ làm tan sỏi struvite và brushite trong thận.[15][16]
    • Tránh nước nam việt quất nếu bạn có sỏi oxalate bởi nam việt quất có hàm lượng vitamin C cao và do đó, chứa nhiều oxalate.

Nhận biết Nguyên nhân Đau Thận[sửa]

  1. Khám bác sỹ nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng hay viêm thận. Nhiễm trùng thận bắt nguồn từ nhiễm trùng đường tiết niệu được phát triển đến thận. Nó có thể gây tổn thương lâu dài ở thận nếu không được chữa trị kịp thời.[17] Một hoặc cả hai quả thận có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến cơn đau sâu và âm ỉ ở bụng dưới, lưng, hông, vùng chậu. Hãy tìm đến chăm sóc y tế càng sớm càng tốt nếu có một trong những triệu chứng sau:[18][19]
    • Sốt, có thể đi kèm ớn lạnh
    • Tiểu nhiều lần
    • Cơn buồn tiểu cường độ cao và kéo dài
    • Nóng hoặc đau khi tiểu
    • Mủ hoặc máu trong nước tiểu (có thể có màu đỏ hoặc nâu)
    • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
    • Đến phòng cấp cứu nếu có những triệu chứng trên đi kèm buồn nôn và ói mửa.[18]
  2. Trao đổi với bác sỹ nếu nghi ngờ sỏi thận. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân chính của đau thận. Cơn đau bắt đầu khi thận cố loại bỏ sỏi và gặp vấn đề trong việc đó. Kiểu đau này thường đến từng cơn.[20]
    • Sỏi thận thường biểu hiện qua cơn đau dữ dội và đột ngột ở phần lưng dưới, hông hay bụng dưới.[21]
    • Sỏi thận cũng có thể gây ra những triệu chứng khác, bao gồm đau dương vật hay tinh hoàn, khó tiểu hoặc thường xuyên buồn tiểu cấp.[21]
  3. Đến phòng cấp cứu nếu nghi ngờ chảy máu thận. Chảy máu có thể do bị thương, bệnh tật hoặc thuốc gây ra. Một số chứng chảy máu có thể dẫn đến hình thành máu cục trong thận. Khi nó cản trở máu đi đến những phần khác trong thận, cơn đau bắt đầu. Tình huống này cũng đau từng cơn nhưng thường đau ở hông. Phần hông nằm ở giữa vùng bụng trên và lưng.[22]Triệu chứng khác của tổn thương thận bao gồm:[9][23]
    • Đau hoặc sưng bụng
    • Tiểu ra máu
    • Mơ màng hoặc buồn ngủ
    • Sốt
    • Giảm tiểu hoặc khó tiểu
    • Tăng nhịp tim
    • Buồn nôn và ói mửa
    • Đổ mồ hôi
    • Da lạnh và rít

Lời khuyên[sửa]

  • Giữ cơ thể ở trạng thái đủ nước. Việc uống nhiều nước để làm sạch mọi vi khuẩn trong thận là vô cùng quan trọng.
  • Không có bằng chứng khoa học cho tác dụng điều trị sỏi thận của các bài thuốc “tự nhiên” như bồ công anh, giấm táo, tầm xuân và măng tây. Hãy duy trì uống nhiều nước và đến gặp bác sỹ cho những phương pháp điều trị khác.[24][25]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bị đau thận, hãy trao đổi với bác sỹ ngay lập tức.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.medicinenet.com/kidney_pain/article.htm#where_are_the_kidneys_located
  2. http://www.medicinenet.com/kidney_pain/page2.htm
  3. http://www.medicinenet.com/kidney_pain/page3.htm
  4. 4,0 4,1 http://www.medicinenet.com/kidney_pain/page5.htm#how_is_kidney_pain_treated
  5. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256
  6. http://www.medicinenet.com/cystinuria/page2.htm
  7. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000135.htm
  8. 8,0 8,1 http://www.nhs.uk/Conditions/Kidney-infection/Pages/Treatment.aspx
  9. 9,0 9,1 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001065.htm
  10. http://www.healthline.com/symptom/flank-pain
  11. http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116080EN
  12. https://www.kidney.org/atoz/content/painMeds_Analgesics
  13. http://www.bui.ac.uk/PatientInfo/ureterstent.html
  14. http://www.upmc.com/patients-visitors/education/nutrition/Pages/low-oxalate-diet.aspx
  15. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-infection/basics/lifestyle-home-remedies/con-20032448
  16. http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/kidney-stones
  17. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-infection/basics/definition/con-20032448
  18. 18,0 18,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-infection/basics/symptoms/con-20032448
  19. http://www.medicinenet.com/kidney_pain_symptoms_and_causes/views.htm
  20. http://kidney.niddk.nih.gov/kudiseases/pubs/stonesadults/#symptoms
  21. 21,0 21,1 http://www.medicinenet.com/kidney_stones/page6.htm
  22. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003113.htm
  23. http://www.mayoclinic.org/symptoms/kidney-pain/basics/when-to-see-doctor/sym-20050902
  24. ”Natural treatments for kidney stones,” Salem Press Encyclopedia of Health, 2012
  25. https://www.kidney.org/atoz/content/kidneystones

Liên kết đến đây