Giảm ngứa do thủy đậu

Từ VLOS
(đổi hướng từ Giảm Ngứa do Thủy đậu)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do vi rút Varicella-Zoster gây ra. Bệnh dễ lây lan và độ tuổi nào cũng có thể bị thủy đậu. Khi bị thủy đậu, trên da sẽ xuất hiện đốm đỏ và mất khoảng 1-2 ngày để trải qua các giai đoạn như nổi mụn nước, mụn nước vỡ, mụn khô và đóng vảy. Vết thủy đậu hay mụn nước sẽ khiến da rất ngứa ngáy. Biết cách chăm sóc da và dùng thuốc sẽ giúp bạn làm dịu cơn ngứa cho đến khi hồi phục trong khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày. [1]

Các bước[sửa]

Chăm sóc Da[sửa]

  1. Không gãi. Thủy đậu có thể rất ngứa và phát ban tùy mức độ ở mỗi người. [2][3][4] Nếu bắt đầu gãi, bạn sẽ không ngừng được và càng khiến mụn nước ngứa thêm. Không những vậy, gãi còn làm da xuất hiện sẹo sau khi mụn nước lành.[5]
    • Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cơn đau nhẹ khi bị thủy đậu là do gãi. Gãi chỉ làm giảm ngứa trong giây lát vì cơn đau nhẹ do gãi sẽ khiến não tiết ra serotonin - chất dẫn truyền thần kinh mang tín hiệu giữa các tế bào trong não và tủy sống, khiến cảm giác ngứa trở nên dữ dội hơn. Kết quả là bạn sẽ muốn gãi tiếp và càng gãi sẽ càng thấy ngứa. [6]
    • Nếu bạn hoặc trẻ nhỏ không thể ngừng gãi ngứa, hãy thử đeo găng tay hoặc vớ (tất) vào tay. Cách này đặc biệt hữu ích vào ban đêm khi ngủ để ngăn không để bạn hoặc trẻ nhỏ gãi ngứa. [3][7]
  2. Làm dịu vùng da bị ngứa bằng vật lạnh. Có thể chườm lạnh hoặc chườm đá viên phủ khăn mềm lên vết ngứa khoảng 20-30 phút.[8]
    • Nhúng khăn sạch vào nước lạnh để chuẩn bị chườm lạnh. Có thể mua túi giữ lạnh từ cửa hàng hoặc đặt đá viên vào túi đông bằng nhựa dùng một lần. Nên quấn khăn mềm quanh túi giữ lạnh để da không bị quá lạnh và gây đau. [8]
    • Chườm lạnh và túi giữ lạnh sẽ giúp làm dịu cơn ngứa vì dây thần kinh cảm giác có vật lạnh/mát trên da sẽ phát tín hiệu để chặn cảm giác ngứa.[9]
  3. Tắm nước ấm mỗi vài tiếng. Tắm mỗi 3-4 tiếng trong những ngày đầu sau khi vết đỏ và mụn nước hình thành trên da. Có thể tắm nước không hoặc cho thêm muối nở, bột ngô hoặc yến mạch vào nước. [8][2][10]
    • Trong khi tắm, hãy dùng xà phòng dịu nhẹ để làm sạch da. Trẻ con, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thể khó chịu được việc phải tắm thường xuyên như vậy. Do đó, bạn có thể chườm lạnh thường xuyên cho trẻ. [8]
    • Cho khoảng 4 thìa muối nở, bột ngô hoặc yến mạch khô, chưa qua chế biến vào nước tắm. Có thể dùng yến mạch Colloidal, loại đã được xay mịn và dùng cho mục đích cho vào nước tắm. Muối nở, yến mạch Colloidal và bột ngô dễ hòa tan trong nước tắm. Tuy nhiên, bạn nên cho bột yến mạch khô vào vớ ni-lông rồi cột hai đầu vớ lại trước khi cho vào bồn tắm để bột yến mạch không nổi lềnh bềnh trên nước hoặc làm nghẽn cống.[11][8]
    • Nghiên cứu cho thấy yến mạch là chất làm sạch và dưỡng ẩm. Ngoài ra, yến mạch còn có đặc tính kháng viêm và chống oxi hóa nên sẽ rất tốt khi dùng để chữa ngứa da.[12]
  4. Dưỡng da và tránh những thứ gây kích ứng. Dùng xà phòng dịu nhẹ để vệ sinh da và giặt quần áo. Dùng khăn mềm thấm khô da sau khi tắm và không chà mạnh lên vùng da ngứa.[13][8]
    • Dùng xà phòng và chất tẩy rửa không chứa thuốc nhuộm và không mùi để ngăn kích ứng da.[14]
    • Dưỡng ẩm cho da bằng kem dưỡng không mùi sau khi tắm. Kem dưỡng ẩm như Aveeno có chứa bột yến mạch là lựa chọn thích hợp. Bạn nên dưỡng ẩm da 1-2 lần mỗi ngày. Không xịt nước hoa, thoa mỹ phẩm hoặc bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào khác lên da.[14]
    • Mụn nước xuất hiện quanh miệng có thể gây đau khi ăn uống. Bạn nên chăm sóc vùng da này bằng cách ăn thực phẩm mát, mềm và nhạt như kem que, yến mạch ấm hoặc súp ấm. Tránh ăn thức ăn cay, mặn và chua.[8][3]
  5. Chọn trang phục bằng vải cotton hoặc lụa. Nên mặc quần áo mềm và rộng để tạo cảm giác thoải mái. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng chăn gối mềm trên giường ngủ. Tránh các chất liệu tạo ma sát hoặc thô cứng khi chà xát lên vùng da bị ngứa.[3][15]
    • Lụa và vải 100% cotton là chất liệu mềm, mịn; nên tránh dùng chất liệu vải thô cứng như len hoặc vải Gabardine.[15]
  6. Cắt ngắn và giữ sạch móng tay. Nên cắt ngắn móng tay và giữ cho tay luôn sạch sẽ để phòng trường hợp không thể chịu được và gãi ngứa. Việc gãi có thể gây nhiễm trùng da ở vết mụn nước hở do vi khuẩn dưới móng và trên da. [8][10]
    • Tránh làm nhiễm trùng da để không gây tăng thêm cảm giác khó chịu. Bụi bẩn và vi khuẩn sẽ ít xuất hiện dưới vùng móng tay đã cắt ngắn. Ngoài ra, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Cuối cùng, nên tắm rửa mỗi ngày để giữ cho da luôn sạch. [8]

Dùng Thuốc để Giảm Ngứa[sửa]

  1. Thoa kem dưỡng Calamine lên vùng da ngứa. Kem dưỡng Calamine chứa hầu hết là kẽm oxit rất có ích trong việc điều trị kích ứng và ngứa trên da. Sản phẩm này an toàn cho mọi lứa tuổi nhưng nên tránh thoa lên vùng da quanh mắt và miệng.[8][10][3]
    • Lắc chai và nặn một ít kem dưỡng Calamine lên miếng bông gòn. Dùng bông gòn thoa đều kem lên vùng da ngứa. Chờ kem dưỡng khô và làm dịu da. Thoa lại kem dưỡng khi cần thiết.[16]
    • Sử dụng kem dưỡng Calamine và không dùng kem Hydrocortisone cho vết mụn nước. Mục đích của loại thuốc này là giảm phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng do vi rút và giảm ngứa nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình lành lại của mụn nước.[17]
    • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng kem Calamine hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. [18]
  2. Sử dụng thuốc kháng histamine không kê đơn. Histamine là một loại protein và một trong những ảnh hưởng của nó là gây ngứa da. Thuốc kháng histamine sẽ giúp giảm ngứa để bạn thoải mái hơn.[2][5][3]
    • Thuốc kháng histamine chặn các thụ thể hoặc những vị trí trên cơ thể mà histaome bám vào. Việc này sẽ giúp da bớt ngứa hơn.[19]
    • Một số loại thuốc kháng histamine không kê đơn mà bạn có thể dùng (không cần bác sĩ kê đơn) là thuốc Diphenhydramine (Benadryl), Loratadine (Claritin) và Cetirizine (Zyrtec). Không uống thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc mà không trao đổi trước với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. [3]
  3. Không dùng kem dưỡng chứa Diphenhydramine (Benadryl). Chất kháng histamine này khi ở dạng thuốc bôi tại chỗ có thể thấm không đều vào vết mụn nước hở. Ngoài ra, nồng độ thuốc trong máu cũng có thể tăng quá cao. [20]
    • Tác dụng phụ khi dùng thuốc gồm có khô miệng, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa. [20]
  4. Điều trị sốt và giảm đau. Cơn ngứa trên da có thể khó được xoa dịu nhưng bạn có thể làm giảm sốt hoặc đau do thủy đậu. Hãy dùng Acetaminophen (Tylenol) hoặc các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen (Motrin, Advil). Không dùng Aspirin khi bị thủy đậu. [10][2]
    • Cẩn trọng khi dùng thuốc NSAID. Theo một số nghiên cứu, bạn có nguy cơ bị viêm da nghiêm trọng nếu dùng thuốc NSAID khi bị thủy đậu, tuy nguy cơ này rất thấp.[3][21]
    • Nghiên cứu cho thấy bạn có thể mắc Hội chứng Reye nếu dùng Asporin (hợp chất salicylate) để điều trị các triệu chứng do nhiễm vi rút như thủy đậu. Căn bệnh nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng này có thể ảnh hưởng đến gan và não. Hội chứng này thường phát triển khi bạn bắt đầu hồi phục sau bệnh thủy đậu. Triệu chứng sẽ đột ngột xuất hiện và bạn sẽ bị buồn ngủ, mệt mỏi, thay đổi tính cách, ví dụ như dễ bị kích động hoặc hiếu thắng và lú lẫn (triệu chứng muộn). Do đó, người bị thủy đậu không nên uống Aspirin; người trẻ dưới 22 tuổi sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reye cao hơn.[22][10]
  5. Đi khám bác sĩ. Thuốc kháng vi rút sẽ không chữa được nhiễm trùng nhưng có thể giúp giảm mức độ của các triệu chứng như ngứa da. Nếu bạn gãi ngứa và dẫn đến nhiễm khuẩn trên da, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn dùng thuốc kháng sinh.[10]
    • Nhiễm khuẩn trên da quanh vết mụn nước hở có thể khiến tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên gọi bác sĩ ngay nếu bị sốt đi kèm với triệu chứng mụn nước ấm, đỏ và mềm hoặc chảy mủ. Uống kháng sinh có thể giúp bạn hồi phục sớm hơn.[23][10]
    • Nếu có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm hơn, bạn phải đi khám bác sĩ và tiếp nhận xét nghiệm để được kê đơn thuốc kháng vi rút như Acyclovir, Valacyclovir hoặc Famciclovir. Người có nguy cơ cao hơn là người khỏe mạnh trên 12 tuổi, trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi, người bị bệnh về da mãn tính, bệnh phổi, người được điều trị bằng steroid, người có hệ miễn dịch kém và một số phụ nữ mang thai.[10][24]
    • Trẻ trên 3 tháng tuổi và dưới 13 tuổi có thể không phải khám bác sĩ trừ trường hợp triệu chứng xuất hiện càng nhiều. [10]
    • Đi khám bác sĩ nếu bị sốt kéo dài hơn 4 ngày, sốt trên 39°C, quá mệt mỏi, khó thức dậy hoặc lú lẫn, thay đổi thái độ, khó đi lại, cứng cổ, thường xuyên nôn mửa, khó thở và ho nhiều.[10] Bác sĩ sẽ quyết định loại thuốc và/hoặc phép điều trị dành cho bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.webmd.com/vaccines/tc/chickenpox-varicella-topic-overview
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.emedicinehealth.com/chickenpox/page6_em.htm
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 http://www.nhs.uk/Conditions/Chickenpox/Pages/Treatment.aspx
  4. http://www.webmd.com/children/how-to-control-itching-from-the-chickenpox-rash
  5. 5,0 5,1 http://www.webmd.com/vaccines/tc/chickenpox-varicella-home-treatment
  6. http://www.medicalnewstoday.com/articles/284655.php
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chickenpox/basics/lifestyle-home-remedies/con-20019025
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 8,4 8,5 8,6 8,7 8,8 8,9 http://www.summitmedicalgroup.com/library/adult_health/aha_adult_chickenpox/
  9. https://books.google.com/books?id=7YDZfq6mZnUC&pg=PA244&lpg=PA244&dq=competing+signals+to+the+brain+stop+itch&source=bl&ots=3joKw8TBHX&sig=NNxzA_Lb-nDRpO_V8yO_SI_7XUI&hl=en&sa=X&ved=0CGMQ6AEwCWoVChMIhJO4mZWTxwIVS5MeCh1peAeQ#v=onepage&q=competing%20signals%20to%20the%20brain%20stop%20itch&f=false
  10. 10,0 10,1 10,2 10,3 10,4 10,5 10,6 10,7 10,8 10,9 http://www.cdc.gov/chickenpox/about/prevention-treatment.html
  11. http://www.huffingtonpost.com/2013/11/05/oatmeal-beauty-benefits_n_4214053.html
  12. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17373175
  13. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/chicken_pox.html#
  14. 14,0 14,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/lifestyle-home-remedies/con-20028460
  15. 15,0 15,1 http://www.nhs.uk/Conditions/Itching/Pages/Treatment.aspx
  16. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/calamine-topical-route/description/drg-20062463
  17. http://www.drhull.com/EncyMaster/C/chickenpox.html
  18. http://www.drugs.com/cdi/calamine-lotion.html
  19. http://www.netdoctor.co.uk/skin_hair/eczema_antihistamines_003764.htm
  20. 20,0 20,1 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a682539.html
  21. http://www.medsafe.govt.nz/Profs/puarticles/necf.htm
  22. http://reyessyndrome.org/aspirin.html
  23. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003217.htm
  24. https://my.clevelandclinic.org/childrens-hospital/health-info/diseases-conditions/hic-Chickenpox

Liên kết đến đây