Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm nguy cơ mắc hội chứng SIDS
Từ VLOS
(đổi hướng từ Giảm Nguy cơ Mắc Hội chứng SIDS)
Đối với những ai mới làm bố mẹ, việc ngắm nhìn đứa trẻ bé bỏng của mình ngủ ngon có lẽ là hình ảnh ngọt ngào nhất. Nhưng ngay cả khi đang ngủ vẫn có những rủi ro chết người có thể xảy đến cho đứa trẻ, ví dụ như hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Vậy bạn có thể làm gì để bảo vệ đứa con bé nhỏ của mình khi cần nghỉ ngơi? Bạn hãy làm theo các hướng dẫn đơn giản dưới đây để giảm nguy cơ xảy ra hội chứng SIDS, giúp bạn yên tâm hơn khi ngủ. Chúng ta bắt đầu với Bước 1!
Mục lục
Các bước[sửa]
Hiểu về SIDS[sửa]
-
Dưới
đây
là
các
thông
tin
cơ
bản
về
SIDS.
- SIDS không phải là bệnh lây nhiễm. Có một nhận thức sai lầm phổ biến rằng con bạn có thể lây SIDS từ các đứa trẻ khác hoặc từ chính bạn, nhưng điều này không đúng. Đừng nghe ai đó thuyết phục mà rước về nhà các loại thuốc hay vắc-xin trị SIDS.
- Chưa tìm ra nguyên nhân của SIDS. Về lý thuyết thì người ta chưa tìm ra nguyên nhân của SIDS, chính vì vậy bệnh này rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên, nhiều ca SIDS gần đây đã được đem ra phân tích và người ta tìm thấy có một nguyên nhân. Theo đó bạn có thể dễ dàng ứng phó và phòng ngừa một số vấn đề thường gặp để ngăn chặn cái chết bất ngờ này.
- Lý do thông thường gây ra đột tử ở trẻ sơ sinh là do ngạt thở. Ngạt thở là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ đột tử trong các trường hợp này, đây là mối nguy hiểm chính mà bạn cần tránh. Phần dưới đây bàn luận về các cách khác nhau để ngăn chặn tình trạng ngạt thở.
- Một số trẻ nhỏ vốn mang rủi ro về mặt thể chất. Cho dù bạn đã áp dụng các biện pháp đề phòng cần thiết nhưng vẫn không thể hoàn toàn bảo vệ đứa trẻ trước SIDS, vì nhiều nghiên cứu cho thấy một số bé có thể dễ mắc hội chứng SIDS do sức khỏe thể chất của chúng.[1] Đây là lý do bạn nên đưa con mình đi khám bệnh định kỳ và cảnh giác với hành vi cũng như sức khỏe đứa trẻ.
-
Nguy
cơ
mắc
SIDS
giảm
xuống
đáng
kể
sau
khi
trẻ
được
một
tuổi.
SIDS
thường
được
định
nghĩa
là
tình
trạng
đột
tử
ở
trẻ
sơ
sinh
dưới
một
tuổi,
và
dĩ
nhiên
ít
khi
xảy
ra
các
trường
hợp
tử
vong
bất
ngờ
và
không
rõ
lý
do
ở
trẻ
đã
đủ
một
tuổi,
và
tỉ
lệ
càng
thấp
hơn
khi
trẻ
lớn
dần.
Bạn
có
thể
bớt
cảnh
giác
khi
con
mình
đã
qua
một
tuổi
và
cho
phép
bé
ôm
thú
nhồi
bông
hay
thứ
gì
đó
tạo
cảm
giác
yên
tâm
khi
ngủ
(miễn
là
con
bạn
có
thể
phát
triển
bình
thường).
- Lý do vì khi đứa bé còn quá nhỏ, chúng chưa có đủ sức mạnh để bảo vệ bản thân trước những sự cố như bị vật gì đó làm ngạt thở. Chừng nào con bạn đủ một tuổi và có đủ sức khỏe vận động mạnh mẽ (cụ thể khi đang ngủ) thì chúng có thể tự bảo vệ mình.
Bảo vệ Trẻ Sơ sinh trên Giường ngủ[sửa]
- Ngủ chung phòng với con nhưng không chung giường. Bạn đừng bao giờ ngủ chung giường với con mình vì có thể xảy ra những rủi ro rất lớn, như khả năng đứa trẻ bị đè hay bị ngạt thở. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã kết luận trẻ sơ sinh sẽ an toàn hơn nếu được ngủ cạnh bạn, vì bạn dễ dàng nhận ra nếu đứa bé đang gặp sự cố nào đó. Để bé nằm trong cũi cạnh giường ngủ của bạn là cách hay nhất.
-
Mua
một
chiếc
cũi
an
toàn.
Bạn
nên
mua
loại
cũi
trẻ
em
đáp
ứng
được
các
tiêu
chuẩn
an
toàn
đáng
tin
cậy.
- Giường cũi gỗ phải có các thanh cách nhau không quá 6 cm, tức là bạn không thể đưa lọt lon nước ngọt qua các khe giữa thanh.
- Đừng chọn loại cũi có khoét lỗ trống trên sàn hay trên nóc, vì đầu đứa trẻ có thể trượt lọt qua và mắc kẹt, dẫn đến trấn thương hay tử vong.
- Mua loại cũi có các khung chắn bên cố định, không mua loại có thể hạ xuống. Nhiều trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh gần đây có liên quan tới việc trẻ mắc kẹt giữa tấm nệm và khung bên khi hạ xuống. Nếu bạn lỡ mua chiếc cũi có khung bên có thể hạ xuống thì hãy liên hệ nhà sản xuất để hỗ trợ mua các bộ phận cần thiết chuyển khung bên di động thành khung cố định.
-
Giữ
cũi
sạch
sẽ
và
thông
thoáng.
Càng
bỏ
nhiều
chăn
gối
mềm
càng
tăng
nguy
cơ
làm
trẻ
ngạt
thở.
Bạn
nên
giữ
cũi
sạch
sẽ
và
không
bỏ
vào
bất
kì
đồ
vật
gì
có
khả
năng
gây
rủi
ro
ngạt
thở
cho
bé.
- Không bỏ thú nhồi bông hay các đồ vật khác vào cũi, và cũng đừng cho trẻ nằm gối. Nếu sợ bị dẹt đầu thì bạn có thể đối phó bằng cách khác.
- Chắc chắn tấm nệm cố định và nằm vừa khít trong cũi, không để khe hở khiến đứa bé có thể tuột xuống đó.
- Chỉ sử dụng ga trải nệm vừa khít. Phải chắc chắn miếng ga vừa vặn với nệm, dây cao su xung quanh chắc chắn và không quá giãn. Nếu dây cao su bị đứt hay lỏng lẻo, tấm ga có thể bật khỏi nệm và cuốn lấy đứa bé gây ngạt thở.
- Không dùng chăn đắp trẻ sơ sinh. Thay vào đó bạn nên dùng túi ngủ nếu lúc đó bé không quấn khăn, túi ngủ an toàn và giữ ấm tốt hơn. Mặc dù chiếc cũi sẽ trông vui mắt hơn khi có trang trí gối và những con thú nhồi bông dễ thương, nhưng bạn nên bỏ chúng ra khỏi cũi khi bé đã ngủ. Khi con bạn lớn hơn, bạn có thể bỏ vào đó một con thú nhồi bông cho bé chơi, nhưng vào thời điểm này an toàn là trên hết.
- Không dùng gối chặn quanh cũi. Nếu bạn thấy cần phải dùng gối chặn quanh cũi thì phải cột chúng sát xuống mặt giường, và nên bỏ ra ngoài khi đứa bé bắt đầu biết lăn và di chuyển. Vì khi lăn bé có thể ép mặt vào sát cạnh giường và đè lên các chiếc gối chặn xung quanh, khiến miệng và mũi không thể thở.
-
Để
bé
nằm
ngủ
thẳng
trên
lưng.
Bạn
nên
để
con
mình
nằm
thẳng
trên
lưng
khi
ngủ,
vì
trẻ
sơ
sinh
không
đủ
mạnh
để
hít
thở
khi
bị
cơ
thể
đè
ở
tư
thế
nằm
sấp.
Chúng
sẽ
không
thể
thở
sâu
và
bị
ngộp.
Đặc
biết
nếu
có
quấn
khăn
thì
bé
nên
nằm
ngủ
thẳng
trên
lưng.
- Tất cả trẻ sơ sinh đều rất cần thời gian nằm chơi trên bụng, đó là quá trình làm cơ tay và cơ cổ cứng cáp hơn, nhưng khi ngủ thì chúng tuyệt đối nên nằm trên lưng. Trẻ sơ sinh không thể lật cơ thể và rất khó xoay đầu từ bên này qua bên kia, do đó khi ngủ trên lưng sẽ giúp mặt của chúng tránh xa nệm và các thứ khác trên mặt giường, từ đó tránh rủi ro gây ngạt thở. Hãy nhớ câu sau "ngủ trên lưng, chơi trên bụng".
- Nếu thấy cần phải đặt bé nằm một bên vì bé thở không tốt, bạn nên nói chuyện với bác sĩ, tốt nhất là bác sĩ nhi về vấn đề này.
-
Cho
ngậm
núm
vú
giả.
Theo
các
nghiên
cứu
mới
đây
của
Viện
hàn
lâm
Nhi
khoa
Hoa
Kỳ
thì
việc
sử
dụng
núm
vú
giả,
đặc
biệt
trong
thời
gian
ngủ
lâu
nhất
vào
ban
đêm,
có
liên
hệ
tới
sự
suy
giảm
tỷ
lệ
mắc
hội
chứng
SIDS.
Hiện
nay
người
ta
vẫn
đang
đi
tìm
nguyên
nhân
của
điều
này,
nhưng
chẳng
có
lý
do
gì
mà
bạn
không
mua
một
chiếc
cho
con
mình
nếu
nó
có
thể
giảm
rủi
ro
tử
vong
cho
bé.
- Tuy nhiên, nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ thì hãy chờ đến khi bé ít nhất đủ 1 tháng tuổi hãy cho ngậm núm vú giả. [2] Vì sử dụng núm vú giả có thể làm trẻ sơ sinh khó học cách bú.
-
Tập
quấn
khăn
an
toàn.
Có
rất
nhiều
thông
tin
sai
lệch
về
vấn
đề
an
toàn
của
việc
quấn
khăn.
Nếu
quấn
khăn
đúng
cách
và
đúng
loại
thì
con
bạn
sẽ
hoàn
toàn
an
toàn
và
thoải
mái.
Bạn
luôn
luôn
để
bé
nằm
trên
lưng
khi
quấn
khăn
(không
nằm
sấp
hay
nằm
nghiêng).
Không
bao
giờ
quấn
khăn
khi
bé
đang
ngậm
núm
vú,
cho
dù
bé
sẽ
nhổ
núm
ra
theo
bản
năng
tự
nhiên
ngay
khi
bắt
đầu
ngủ.
Bạn
nên
chắc
chắn
hông
của
bé
có
thể
di
chuyển
dễ
dàng,
nhưng
nếu
bạn
đang
quấn
cháu
vào
một
tấm
ván
(như
được
làm
ở
một
số
nước)
thì
điều
này
không
thật
sự
thành
vấn
đề.
- Một số người cho rằng việc quấn khăn khiến trẻ sơ sinh khó bừng tỉnh để bắt đầu thở lại, nhưng nhiều nghiên cứu chứng minh điều này không đúng. [3]
- Quấn khăn còn có thể giúp ngăn chặn các mối nguy hiểm khác có liên quan tới trẻ sơ sinh, ví dụ như hội chứng trầm cảm sau sinh của phụ nữ vì nó giúp họ ngủ đủ giấc. [4]
Bảo vệ Tổng quát cho Trẻ[sửa]
- Không bao giờ lắc trẻ nhỏ. Việc lắc trẻ sơ sinh có thể dẫn tới tổn thương não và gây ra tử vong. Trẻ nhỏ rất mỏng manh nên bạn phải bảo vệ cấu trúc xương cổ còn yếu của chúng. Cho dù bé quấy khóc và bạn đang đầu tắt mặt tối thì cũng tuyệt đối không được lắc bé. Nếu không thể quán xuyến hết mọi việc thì bạn nên liên hệ với các tổ chức ở địa phương để nhờ họ giúp đỡ.
-
Không
để
bé
hít
phải
khói
thuốc.
Bạn
không
nên
hút
thuốc
hay
để
ai
đó
hút
thuốc
đứng
gần
con
bạn.[5]
Khói
thuốc
lá
có
thể
làm
suy
chức
năng
phổi
và
tăng
nguy
cơ
tử
vong.
Khói
từ
gỗ
cháy
cũng
gây
ra
vấn
đề,
do
đó
bạn
cần
thông
khí
tốt
cho
nơi
có
lò
hay
bếp
củi.
- Bạn nên gọi điện báo trước nếu dự định tới thăm nhà bạn bè hay người thân có người hút thuốc. Bạn nên hỏi xem những người hút trong trong gia đình họ có thể ra ngoài hút hay vào phòng riêng trong khi bạn và bé ghé thăm không. Nếu họ không sẵn lòng nhượng bộ thì bạn nên yêu cầu họ tới nhà mình. Hãy nhớ rằng bạn chẳng mất gì nhiều nếu không thể gặp họ, trong khi đó sức khỏe và an toàn của bé thì quan trọng hơn.
- Giữ nhiệt độ phòng đồng đều và phù hợp. Không khí quá nóng cũng là một nguyên nhân gây tử vong cho trẻ sơ sinh (cũng như khi quá lạnh). Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức mà chính bạn cũng cảm thấy dễ chịu. Kiểm tra bên trong chăn để đảm bảo nhiệt độ ấm đều và không chất quá nhiều chăn gối vào chỗ ngủ của bé.
- Đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ. Bạn nhớ đưa con mình đi khám sức khỏe đều đặn hoặc khi nghi ngờ có điều gì đó không bình thường. Một số trường hợp mắc hội chứng SIDS có nguồn gốc do di truyền hoặc được chẩn đoán có vấn đề về sức khỏe ngay từ lúc mới sinh. Do đó cảnh giác là cách tốt để bảo vệ con mình. Nếu không có tiền để cho con đi khám bệnh thì bạn nên tìm sự hỗ trợ từ các nguồn lực ở địa phương. Phòng khám nhi thường có thông tin về vấn đề này.
- Cho bú sữa mẹ nếu được. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, mà còn tăng cường sức đề kháng bảo vệ bé chống lại bệnh tật nhờ được bổ sung các kháng thể. [5] Bạn không nên buồn nếu không thể nuôi con bằng sữa mẹ vì đó không phải lỗi của bạn và nó không phản ánh bạn là một người mẹ tồi. Tuy nhiên bạn hãy cố hết sức để có sữa cho bé.
- Đảm bảo con bạn nhận đủ dinh dưỡng. Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh là do thiếu dinh dưỡng và ngộ độc. Điều này có thể vô tình xảy ra nên bạn không nên loại trừ khả năng đó! Bạn cần chắc chắn con mình đang được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn cân đối do bác sĩ chỉ định, đồng thời phải giữ những thứ có thể gây ngộ độc tránh xa bé. Bạn cần chú ý đến thông tin thu hồi của các nhãn sữa bột em bé và cả ngày hết hạn trên lon sữa.
- Chích ngừa cho bé. Đây là một trong những bước quan trọng nhất để bảo vệ trẻ. Hiện nay có rất nhiều thông tin sai lệch về việc chích ngừa, nhưng các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để bảo vệ trẻ là chích ngừa đúng lúc. Người ta đã ghi nhận tỷ lệ tử vong và nhiễm trùng tăng đáng kể đối với một số căn bệnh có thể phòng được vì nhiều phụ huynh bỏ qua việc chích ngừa, đặt con mình vào tình huống rủi ro chưa từng có.
Lời khuyên[sửa]
- Nhờ bác sĩ nhi cho lời khuyên về cách phòng ngừa SIDS!
Cảnh báo[sửa]
- Không để gối, chăn và các miếng đệm chống va chạm gần vị trí bé ngủ, chúng là nguyên nhân tiềm ẩn khiến bé ngạt thở.
- Không nên sử dụng loại cũi có khung chắn bên hạ xuống được, và thực sự thì tất cả các loại cũi này đều đã bị nhà sản xuất thu hồi, vì khung chắn bên có thể rớt xuống và gây chấn thương hay tử vong.
- Chú ý tới thông tin thu hồi sản phẩm vì lý do an toàn. Nhiều cửa hàng có hệ thống email cảnh báo miễn phí để bạn đăng ký nhận thông báo thu hồi sản phẩm.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.nichd.nih.gov/news/releases/Pages/020310-SIDS-linked-serotonin.aspx
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sudden-infant-death-syndrome/basics/prevention/con-20020269
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2768591/
- ↑ http://www.slate.com/articles/double_x/the_kids/2013/03/swaddling_debate_is_swaddling_safe_or_does_it_increase_sids_risk.html
- ↑ 5,0 5,1 http://pediatrics.aappublications.org/content/early/2011/10/12/peds.2011-2284